Các công trình nguồn điện tiêu biểu trong vòng 30 năm qua (Phần II)

Các mốc lịch sử quan trọng của tuabin khí. Có thể rất dễ dàng tìm thấy trên 30 công trình tuabin khí tiêu biểu trong vòng 30 năm qua.

♦Tuabin khí và chu trình kết hợp

Nhà máy điện Baglan Bay

Baglan Bay (Anh), nhà máy chu trình kết hợp loại H đầu tiên, với tuabin khí loại H của GE sử dụng công nghệ làm mát bằng hơi các bộ phận quay.

♦ Nhà máy chu trình kết hợp Cottam (Anh), sử dụng tuabin khí kiểu V94.3A với lò sinh hơi thu hồi nhiệt mới (Heat Recovery Steam Generator - HRSG), bắt đầu vận hành năm 1999. Nguyên mẫu của lò sinh hơi thu hồi nhiệt Benson dòng khói thải đi theo chiều ngang, ống thẳng đứng.

♦ Nhà máy điện GilbertRDK4 (ABB/Alstom). Các nhà máy điện này sử dụng các tuabin khí thương mại đầu tiên có quá trình cháy liên tục. Tuabin khí GT24 đầu tiên được khởi động năm 1995 ở nhà máy điện Gilbert (Mỹ) và tuabin khí GT26 đầu tiên được khởi động năm 1997 tại nhà máy điện RDK4 của công ty EnBW (Đức).

♦ Nhà máy điện Irsching 4 (Đức), sử dụng tuabin loại H của Siemens, làm mát hoàn toàn bằng không khí. Tháng 4/2008, lần đầu tiên nhà máy đạt được công suất ở chế độ phụ tải đáy. Đây cũng là tuabin khí có công suất danh định lớn nhất thế giới đang vận hành: 375 MWe ở chu trình đơn (tần số 50 Hz), triển vọng đạt công suất 570 MWe trong chu trình kết hợp (tần số 50 Hz), hiệu suất trên 60%. Phiên bản 50 Hz của tuabin khí loại J mới của MHI - Mitsubishi Heavy Industries (làm mát bằng hơi một số bộ phận tĩnh) sẽ có công suất danh định còn cao hơn: 460 MW ở chu trình đơn và 670 MW trong chu trình kết hợp (hiệu suất 61,2%). Tuabin loại J đầu tiên của MHI, phiên bản 60 Hz (công suất danh định 320 MWe ở chu trình đơn, 460 MWe trong chu trình kết hợp) sẽ được thử nghiệm kiểm chứng ở nhà máy T Point của MHI vào năm 2011.

Nhà máy điện Kawasaki

♦ Nhà máy chu trình kết hợp Kawasaki (Nhật Bản). Nhà máy sử dụng các tuabin khí M701G2, hiệu suất ròng được xác nhận đạt 59,3% là hiệu suất kỷ lục vào thời điểm nhà máy được bàn giao năm 2009 và theo MHI, đây vẫn là hiệu suất tuabin khí chu trình kết hợp cao nhất đối với các nhà máy đang vận hành. Theo báo cáo của Siemens, hiệu suất theo hợp đồng đối với công trình CCGT mới loại F ở Hemweg 9 (Hà Lan) là 59,4%, còn Alstom cho biết họ đang bàn giao các tổ máy sẽ đạt hiệu suất thực 59,5%.

♦ Nhà máy Chesterfield (Anh) của Virginia Power, sử dụng tuabin khí loại F đầu tiên của GE Energy đưa vào vận hành thương mại năm 1990.

Trạm phát điện và nhiệt kết hợp cực nhỏ và phân tán

♦ Trạm phát điện và nhiệt kết hợp cực nhỏ (microCHP) WhisperGen (Niu Dilân), trên cơ sở sử dụng động cơ Stirling. Đây là lĩnh vực nóng gây nhiều tranh cãi nhưng Whisper Tech có quyền tự khẳng định là doanh nghiệp đưa vào áp dụng tổ máy điện phân tán thương mại đầu tiên có thể thay thế lò hơi gia dụng. Năm 2004, E.On đã ký đơn đặt hàng Whisper Tech chế tạo một số tổ máy phát điện WhisperGen. Tuy nhiên, Honda có quyền tự khẳng định là doanh nghiệp phát triển tổ máy microCHP gia dụng đầu tiên, với hệ thống Ecowill của họ được chào bán thương mại năm 2003, mặc dù tổ máy được thiết kế để lắp đặt bên ngoài. Pin nhiên liệu lắp trên tường trên cơ sở microCHP hiện đang đang được cải tiến, cụ thể là thống hiệu suất cao đang được CFCL phát triển.

Nhà máy điện chạy bằng động cơ xilanh pittông và nhà máy điện nổi

Nhà máy điện Basin Bridge

Basin Bridge và các nhà máy điện chạy bằng động cơ xilanh pittông lớn nhất thế giới. Nhà máy Basin Bridge công suất 200 MW ở thành phố Chennai (Ấn Độ) là nhà máy điện chạy bằng động cơ xilanh pittông lớn nhất thế giới khi nhà máy được đưa vào hoạt động năm 1999, chỉ sau một năm xây dựng. Nhà máy do Hyundai Engineering xây dựng, sử dụng các động cơ Hyundai theo lixăng của MAN BW, được điều khiển bằng hệ thống Metso Automation MAX 1000 + PLUS. Đây là hệ thống theo dõi động cơ và phần thiết bị còn lại của nhà máy. Có bốn động cơ diesel, mỗi động cơ truyền động một máy phát điện công suất 50 MW. Sắp tới đây, Basin Bridge sẽ phải nhường ngôi vị cho nhà máy Aliaga (Thổ Nhĩ Kỳ) – công trình CHP công suất 270 MW trên cơ sở các động cơ Wärtsilä chạy bằng khí đốt, sẽ được đưa vào vận hành hết công suất vào năm 2011.

♦ Nhà máy điện nổi WAK. Năm 1996, khởi công công trình nhà máy điện nổi đầu tiên trên thế giới tại Port Qasim, thành phố Karachi (Pakistan). Các công ty Raytheon và Westinghouse đã giành hợp đồng trị giá 382 triệu USD của chủ đầu tư là công ty WAK Orient Power and Light về xây dựng và bảo trì công trình 450 MW bao gồm 6 tuabin khí Westinghouse 251B11 công suất 50 MW, 6 lò sinh hơi thu hồi nhiệt (HRSG) và 3 tổ máy phát tuabin hơi, toàn bộ lắp trên 6 xà lan. Hợp đồng phần điện do Công ty cung cấp điện Karachi đảm nhiệm và hầu hết công tác chế tạo và gia công lắp ráp do Công ty Marine Energy Systems thực hiện tại xưởng ở Bushey, Mỹ.


  • 19/08/2011 04:34
  • Theo Quản lý ngành Điện
  • 4420