Các công trình nguồn điện tiêu biểu trong vòng 30 năm qua (Phần I)

Nhà máy điện sinh khối chuyên dụng Alholmens (Phần Lan) lớn nhất thế giới, công suất 240 MW điện cộng với 160 MW nhiệt. Nhà máy tầng sôi tuần hoàn (Circulating Fluidized Bed - CFB) đột phá về công nghệ này đi vào hoạt động năm 2001.

Nhà máy điện sinh khối Alholmens

Than, linhit và sinh khối

♦ Nhà máy điện sinh khối chuyên dụng Alholmens (Phần Lan) lớn nhất thế giới, công suất 240 MW điện cộng với 160 MW nhiệt. Nhà máy tầng sôi tuần hoàn (Circulating Fluidized Bed - CFB) đột phá về công nghệ này đi vào hoạt động năm 2001.

♦ Nhà máy phát điện và nhiệt kết hợp (Combined Heat and Power - CHP) Avedore 2 (Đan Mạch) tiên tiến, đốt nhiều loại nhiên liệu, được đưa vào hoạt động năm 2001, với các thông số hơi rất cao (30 MPa/580°C/600°C). Trên thực tế, trong suốt giai đoạn 1980-2010, chưa có nhà máy điện nào được đưa vào vận hành có áp lực cao hơn 30 MPa, theo mô tả của quan sát viên Alexander Leyzerovich, đây là nhà máy “cực siêu tới hạn” duy nhất trên thế giới hiện đang vận hành.

Ông Leyzerovich bình luận để độc giả chia sẻ các suy nghĩ của ông về các nhà máy siêu tới hạn quan trọng trong vòng 30 năm qua như sau: “Tôi tin rằng một trong những thành tựu nổi bật nhất trong vòng 30 năm qua là đưa vào vận hành các tổ máy điện tuabin hơi nhiên liệu hóa thạch đầu tiên thế hệ mới với áp suất hơi mới siêu tới hạn và nhiệt độ hơi mới và hơi gia nhiệt lại từ 600°C trở lên. Các tổ máy đầu tiên thuộc loại này có các cấp công suất 600 - 700 MW và 1.000 MW đã được đưa vào vận hành ở Nhật Bản từ khoảng năm 1998 trở đi: Misumi 1, Haramachi 2, Tachibanawan 1 và 2, Hitachi-Naka 1, Isogo 1 và 2, Tomato-Atsuma 4, Hirono 5...

Sau các tổ máy này là các tổ máy 1.000 MW ở Trung Quốc, đáng chú ý là Yuhuan (Ngọc Hoàn) 1-4, Zouxian (Trâu Huyện) 7 và 8, Taizhou (Thái Châu) 1 và 2, và các tổ máy 3 và 4 nhà máy Waigaoqiao (Ngoại Cao Kiều) III. Trong thời gian 2009 - 2010, ở châu Âu đã xuất hiện các tổ máy mới đầu tiên loại này: Torrevaldaliga Nord 4 ở Italia, Neurath F và G, Boxberg R và Moorburg A và nhiều tổ máy khác ở Đức. Hơi nước nhiệt độ cao cho phép các tổ máy này đạt mức hiệu suất ròng nhiệt trị thấp (Low Heating Value – LHV) khoảng 46-47%, thậm chí còn cao hơn.”

Nhưng ông cũng lưu ý: “Các tổ máy cực siêu tới hạn thương mại đầu tiên với nhiệt độ hơi mới trên 600°C đã xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 1950 và những năm đầu thập kỷ 1960, mà nổi tiếng nhất ở Mỹ là tại nhà máy Philo (tổ máy 6, công suất 125 MW, thông số hơi 310 bar, 621/565/538°C) và nhà máy Eddystone (tổ máy 2, công suất lắp đặt 325 MWe, thông số hơi 345 bar, 650/565/565°C. Nhà máy hiện thuộc sở hữu của Exelon và vẫn đang vận hành, nhưng theo kế hoạch sẽ ngừng hoạt động vào năm 2012). Các tổ máy điện siêu tới hạn với nhiệt độ hơi nước tăng cao mới hiện nay khác so với các tổ máy trước đây chủ yếu do sử dụng thép ferit/mactensit nhiệt độ cao tiên tiến thay vì thép austenit.”

Nhà máy chu trình hỗn hợp kết hợp khí hóa than Coolwater

♦ Nhà máy chu trình hỗn hợp kết hợp khí hóa than (Integrated Gasification Combined Cycle – IGCC) Coolwater ở Mỹ, công suất 120 MWe, bắt đầu chạy bằng khí đốt tổng hợp tháng 5/1984. Đây là nhà máy IGCC trình diễn đầu tiên. Nhà máy IGCC quy mô thương mại đầu tiên là Buggenum ở Hà Lan, trong khi đó nhà máy IGCC quy mô thương mại đầu tiên ở Mỹ là Polk. Vresova là nhà máy IGCC lớn nhất thế giới đến nay (400 MW) bắt đầu khởi động năm 1996, nhưng vị trí này sẽ rơi vào nhà máy IGCC Edwardsport, công suất 618 MWe, sẽ vận hành thương mại năm 2012.

♦ Nhà máy điện Isogo (Nhật Bản), tổ máy 1 mới, vận hành thương mại năm 2002 và tổ máy 2 mới, vận hành t hương mại năm 2009. Đây là các tổ máy đốt than bột sạch nhất thế giới. Mức phát thải đạt được: Tổ máy 1 (giá trị cao nhất năm 2009) là 14 ppm NOX, 9 ppm SOX, 1 mg bụi/Nm3; tổ máy 2 (giá trị cao nhất kể từ n gày vận hành thương mại tháng 7/2009 tới tháng 6/2010) là 8 ppm NOX, 5 ppm SOX, 2 ppm bụi.

♦ Nhà máy điện Lagisza (Ba Lan), công suất 460 MWe, vận hành thương mại tháng 6/2009. Đây là nhà máy điện CFB siêu tới hạn đầu tiên trên thế giới, và cũng là nhà máy CFB lớn nhất thế giới cho đến nay. Thiết kế lò hơi của nhà máy sử dụng công nghệ trực lưu Benson lưu khối thấp trong ống thẳng đứng, với ống rãnh xoắn. Công nghệ này sẽ được sử dụng lần đầu tiên cho nhà máy siêu tới hạn đốt than bột ở Longview (Mỹ), sẽ khởi động vào năm 2011. Công nghệ cũng đã được sử dụng cho nhà máy siêu tới hạn Yaomeng (Diêu Mạnh) mới được cải tạo ở Trung Quốc.

♦ Các nhà máy nhiệt điện than siêu lớn MedupiKusile (Nam Phi) gồm 6 khối, công suất mỗi nhà máy 4.800 MWe. Kusile sẽ là nhà máy đầu tiên ở Nam Phi được trang bị công nghệ khử lưu huỳnh trong khói thải (Flue Gas Desulfurization – FGD), còn nhà máy Medupi phải sẵn sàng để trang bị thiết bị FGD, và đây là điều kiện để được Ngân hàng Thế giới cho vay.

♦ Nhà máy NiederaussemK (Đức), vận hành thương mại năm 2002, công suất 965 MWe. Với hiệu suất LHV là 43,2%, thông số hơi 27,5 MPa/580°C/600°C, đây là tổ máy đốt than linhit có hiệu suất cao nhất thế giới, ít nhất là cho đến khi nhà máy Neurath F and G đi vào vận hành năm 2012.

♦ Nhà máy Nordjylland 3 (Đan Mạch) công suất ròng 384 MWe. Với hiệu suất ròng LHV 47%, thông số hơi 29 MPa/582°C/580°C/580°C, đây vẫn là nhà máy điện đốt than antraxit hiệu suất cao nhất thế giới, nhờ sử dụng công nghệ gia nhiệt lại hai lần (vẫn là nhà máy nhiệt điện than duy nhất đang vận hành sử dụng công nghệ này, do chi phí cao) và nhờ vị trí địa lý của nhà máy, với nhiệt độ trung bình của nước biển rất thấp.

♦ Nhà máy Nordjylland 3 do công ty Elsam đầu tư phát triển (giờ đây là công ty Dong, chính là công ty điện lực Đan Mạch đã đầu tư phát triển nhà máy điện Avedøre) và đi vào vận hành năm 1998. Năm 1997, Elsam đã đưa vào vận hành tổ máy siêu tới hạn gia nhiệt lại hai lần, chạy bằng bằng dầu/khí: Tổ máy điện Skærbæk 3.

♦ Nhà máy Sipat (Ấn Độ), công suất 3 x 660 MWe. Đây là công trình siêu tới hạn lớn đầu tiên của Ấn Độ. Bắt đầu vận hành (hai tổ máy đầu tiên) năm 2008 và 2009.

Nhà máy điện  Walsum 10

♦ Nhà máy Walsum 10, công suất 790 MW (Đức). Đây là nhà máy điện đốt than antraxit  siêu tới hạn hiện đại đầu tiên của Đức (thông số hơi 27,4 MPa/600°C/620°C), sau 10 năm gián đoạn. Hiện đang đối mặt với nguy cơ trì hoãn, chủ yếu là do khó khăn về công nghệ hàn hợp kim mới T24, nhưng có thể sẽ bắt đầu vận hành thương mại vào năm 2011.

♦ Nhà máy điện siêu tới hạn mới đầu tiên của Mỹ trong vòng 15 năm nay, tổ máy 4 của Trung tâm năng lượng Walter Scott Jr (trước đây là Council Bluffs), đã được đưa vào vận hành năm 2007. Nhà máy có công suất danh định 790 MW, thông số hơi 25,3 MPa, 566/593ºC.

♦ Nhà máy điện Yuhuan (Ngọc Hoàn), 4 x 1.000 MWe, (Trung Quốc), vận hành thương mại tháng 12/2007. Đây là nhà máy nhiệt điện than siêu tới hạn, với thông số hơi 26,25 MPa/600°C/600°C, và 85% thiết bị vật liệu là của Trung Quốc. Nhà máy được coi là biểu tượng cho vai trò của Trung Quốc vượt lên dẫn đầu trong công nghệ sản xuất điện.


  • 16/08/2011 04:37
  • QLNĐ số 5/2011
  • 5666