Làm sao để các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp cận năng lượng tái tạo?

Chủ nhà của Hội nghị COP26 năm nay - Vương quốc Anh cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bền vững vì khí hậu.

Việt Nam nằm trong trung tâm của chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cao về cơ sở sản xuất và tạo việc làm. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển và trở thành nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai trên thế giới với tổng doanh thu xuất khẩu hàng dệt may đạt 34 tỷ USD vào năm 2020.

Với tư cách là nước chủ nhà của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi Khí hậu lần thứ 26 (COP26) năm nay, Vương quốc Anh tự hào được hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong việc hỗ trợ phát triển lĩnh vực sản xuất bền vững và thích ứng với khí hậu, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch và cơ sở hạ tầng xanh để hỗ trợ nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong tương lai. Đó là phát biểu của Bộ trưởng, Chủ tịch COP26, Nghị sĩ Alok Sharma nhân chuyến thăm Việt Nam mới đây.

Bộ trưởng, Chủ tịch COP26  Alok Sharma

Hiện nay, là giải quyết vấn đề khí hậu và chuyển sang năng lượng tái tạo là một nhu cầu cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.

Cụ thể, Bộ trưởng, Chủ tịch COP26 Sharma cho biết: Năng lượng tái tạo cung cấp một giải pháp rõ ràng và bền vững cho nhu cầu năng lượng đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu. Việt Nam có những tiềm năng đáng kể như tốc độ gió cao ở miền Nam và lượng bức xạ mặt trời lớn trên phần lớn đất nước. Điều này giúp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc tăng tỷ trọng trên tổng lượng năng lượng tái tạo. Điều quan trọng là các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu cần thể hiện khả năng dẫn đầu trong việc ưu tiên sử dụng năng lượng sạch trên thị trường đang hoạt động”

Theo đó, một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là "Làm sao để các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp cận năng lượng tái tạo?".

Ông Mark Shorrock, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Shire Oak International (SOI) – nhà đầu tư và phát triển năng lượng mặt trời có trụ sở tại Vương quốc Anh nhận định: Việt Nam có tiềm năng phát triển điện mặt trời rất lớn. Ông còn nhấn mạnh vị thế của Việt Nam với tư cách là quốc gia dẫn đầu trong xu hướng sử dụng năng lượng mặt trời toàn cầu. Chính vì vậy, các nhà phát triển và đầu tư như SOI cũng cam kết hỗ trợ những doanh nghiệp quan tâm về tài chính và chuyên môn phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

Với khí hậu nhiệt đới và lượng ánh nắng dồi dào, Việt Nam được thiên nhiên ưu ái cho điều kiện thích hợp để sử dụng năng lượng mặt trời - một loại năng lượng kinh tế và an toàn. Chính vì vậy, những tác động đối với ngành công nghiệp sản xuất ở Việt Nam là rất lớn với năng lượng mặt trời trên mái nhà, vốn đang nổi lên như một công cụ tiên phong để thay thế các nguồn năng lượng hiện tại. Với các nguồn tài nguyên thuận lợi, các nhà sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tiêu thụ 100% năng lượng tái tạo.

Trên thực tế, nhiều công ty đã cam kết thực hiện các sáng kiến RE100 và đang tìm cách giảm tối thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Được biết, sáng kiến RE100 tập hợp các doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới cam kết sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động kinh doanh của họ. Các công ty thành viên của RE100 đã cam kết sẽ bù đắp 100% điện năng được sử dụng trong các hoạt động của họ trên toàn cầu của họ bằng lượng điện sản xuất từ các nguồn được tái tạo, muộn nhất là năm 2050. Một số thành viên có thể kể đến Bitis, New Balance, 3M, H&M và Heineken…

Còn theo ông Giles Cooper, đối tác tại Allens Pte Ltd khẳng định, một tiềm năng khác đến từ Thỏa thuận mua bán điện trực tiếp (DPPA), một thỏa thuận cho phép các công ty có nhu cầu điện tối thiểu 22 kV mua năng lượng trực tiếp từ nhà cung cấp năng lượng gió và năng lượng mặt trời thay vì nhà phân phối của nhà nước là Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Thỏa thuận mang tính bước ngoặt này đã mở ra con đường cho các nhà sản xuất trên khắp Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đảm bảo một tương lai bền vững hơn.

Link gốc


  • 08/06/2021 03:36
  • Nguồn: phapluatplus.vn
  • 836