Lắp đặt điện mặt trời mái nhà: Chọn tấm quang điện thế nào?

Thời gian gần đây, nhiều gia đình có ý định lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà, nhưng còn băn khoăn trong việc lựa chọn tấm quang điện loại nào. Hãy cùng Thế giới điện tìm hiểu sự khác nhau giữa các tấm quang điện mặt trời để có sự lựa chọn hợp lý.

Phổ biến trên thị trường hiện nay là các tấm quang điện: tấm quang điện mono (đơn tinh thể), tấm quang điện poly (đa tinh thể) và tấm quang điện thin-film (màng mỏng). Bảng so sánh dưới đây của 3 loại này hy vọng sẽ giúp người tiêu dùng có thể lựa chọn tấm quang điện phù hợp với điều kiện lắp đặt của gia đình mình.

Cấu tạo của pin mặt trời Mono và Poly

Bảng so sánh 3 loại pin năng lượng mặt trời: mono, poly và thin-film

Tiêu chí

Tấm quang điện mono

Tấm quang điện poly

Tấm quang điện thin-film

Nguyên liệu tạo thành

Được tạo ra từ chất bán dẫn silicon đơn tinh thể dạng ống hình trụ, có độ tinh khiết cao, đều màu và đồng nhất.

Bốn mặt ống được cắt thành các tấm mỏng hình chữ nhật đứng màu đen, xếp liền nhau tạo thành khoảng trống hình thoi.

Được tạo thành từ silicon đa tinh thể, làm nóng chảy và đổ vào khuôn hình vuông rồi làm nguội. Sau đó sẽ cắt thành những mảnh silicon vuông màu xanh đậm, xếp khít với nhau tạo thành một mảng lớn.

- Được làm từ nhiều loại vật liệu, phổ biến nhất là từ cadmium Telluride (CdTe). Các nhà sản xuất sẽ đặt một lớp CdTe giữa các lớp màng dẫn trong suốt giúp thu ánh sáng mặt trời.

- Thường mỏng hơn các loại pin khác, có cả hai màu xanh và đen.

Hiệu suất - Tỉ số giữa năng lượng điện từ và năng lượng ánh sáng mặt trời

Khoảng 22 - 27%.

Khoảng 13 - 16%.

Gần 11%.

Ưu điểm

Vẫn sản xuất ra điện trong điều kiện ánh sáng yếu, ít nắng.

Phù hợp khu vực phía Bắc (nơi cường độ bức xạ mặt trời yếu vào mùa đông), không gian mái nhà hạn chế, cây cối che khuất ánh nắng.

- Phù hợp khu vực phía Nam, nơi cường độ bức xạ mặt trời cao.

- Giá thành thấp hơn so với tấm quang điện mono. 

Có giá thành thấp hơn so với tấm quang điện mono và poly.

Lắp đặt ít tốn công sức hơn vì có trọng lượng nhẹ, giúp việc lắp đặt năng lượng mặt trời ít tốn kém hơn.

Nhược điểm

Giá thành cao vì sử dụng silicon cao cấp, tinh khiết.

Hiệu quả/hiệu suất thấp hơn mono. 

Ít phù hợp trong thực tế ở Việt Nam vì cần quá nhiều diện tích lắp đặt và hiệu suất chuyển đổi thấp.

Giá thành

1.200.000 – 3.000.000 đồng/100Wp.

900.000 – 2.000.000 đồng/100Wp.

Từ  600.000– 1.500.000 đồng/100Wp.

Tuổi thọ

 Trên 25 năm

 

Khi đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà, người dân cũng nên chọn công suất phù hợp với khả năng tài chính cũng như nhu cầu sử dụng điện của gia đình.

Trong trường hợp tài chính còn hạn hẹp, có thể lên kế hoạch đầu tư bổ sung hàng năm cho đến khi hệ thống điện mặt trời của gia đình sản xuất lượng điện đáp ứng đủ nhu cầu, khi dư thừa có thể bán lại cho ngành Điện. 
 


  • 11/01/2021 03:19
  • Theo Tạp chí Điện lực Chuyên đề Thế giới điện
  • 875