• Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

      Xem Quyết định số 1416/QĐ-EVN ngày 08/11/2023 tại đây

    • Quyết định số 2941/QĐ-BCT ngày 08/11/2023 quy định về giá bán điện

      Xem Quyết định số 2941/QĐ-BCT tại đây.

    • Quyết định số 1062/QĐ-BCT ngày 4/5/2023 quy định về giá bán điện

      Xem Quyết định số 1062/QĐ-BCT ngày 04/5/2023 quy định về giá bán điện Tại đây

    • Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

      Xem Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân Tại đây

    • Thông tư số 09/2023/TT-BCT của Bộ Công thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014

      Xem Thông tư số 09/2023/TT-BCT của Bộ Công thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 Tại đây

    • Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân

      Quyết định 02/2023/QĐ-TTg về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân tại đây.

    • Văn bản số 5411/BCT- ĐTĐL về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID- 19

      Văn bản số 5411/BCT- ĐTĐL ngày 06/9/2021 của Bộ Công Thương về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 5 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID- 19 tại đây.

    • Thông tư số 06/2021/TT-BCT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT

      Thông tư số 06/2021/TT-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Bộ Công Thương về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện tại đây.

    • Văn bản số 4748/BCT-ĐTĐL ngày 6/8/2021 về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19

      Xem/tải văn bản số 4748/BCT-ĐTĐL ngày 6/8/2021 của Bộ Công Thương tại đây.

    • Văn bản số 9764/BCT-ĐTĐL ngày 18/12/2020 về hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện do ảnh hưởng dịch COVID-19 đợt 2

      Xem/tải văn bản số 9764/BCT-ĐTĐL ngày 18/12/2020 của Bộ Công Thương tại đây.

    • Văn bản số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 hướng dẫn triển khai thực hiện giảm giá bán điện, tiền điện do ảnh hưởng dịch COVID-19

      Xem/tải văn bản số 2698/BCT-ĐTĐL ngày 16/4/2020 của Bộ Công Thương tại đây

    • Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện

      Xem/tải Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện tại đây

    • Văn bản hợp nhất Thông tư 16/2014/TT-BCT và Thông tư 25/2018/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện

      Xem/tải Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-BCT ngày 16/10/2018 do Bộ Công Thương ban hành, hợp nhất Thông tư số 16/2014/TT-BCT và Thông tư số 25/2018/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện tại đây

    • Quyết định số 4006/QĐ-BCT về giá bán buôn điện cho đơn vị bán lẻ điện tại chợ

      Xem/tải Quyết định số 4006/QĐ-BCT ngày 23/10/2018 quy định về giá bán buôn điện cho đơn vị bán lẻ điện tại chợ tại đây

    • Thông tư 25/2018/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT về thực hiện giá bán điện

      Xem/tải Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 về thực hiện giá bán điện tại đây.

    • Quyết định 4495/QĐ-BTC quy định về giá bán điện từ ngày 1/12/2017

      Chi tiết Quyết định 4495/QĐ-BTC của Bộ Công Thương tại đây

    • Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân

      Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định nguyên tắc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân trên cơ sở: Hằng năm, sau khi kiểm tra giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá bán điện bình quân được xem xét, điều chỉnh theo biến động khách quan thông số đầu vào của tất cả các khâu (phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, điều hành - quản lý ngành và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện) so với thông số được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

      Trong năm, giá bán điện bình quân được xem xét điều chỉnh khi thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện biến động so với thông số đã được sử dụng để xác định giá bán điện bình quân hiện hành.

      Khi các thông số đầu vào theo quy định kể trên biến động làm giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được điều chỉnh giảm. Còn khi các thông số đầu vào biến động làm giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện bình quân tối thiểu là 06 tháng kể từ lần điều chỉnh giá điện gần nhất.

      Cũng theo quyết định này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán điện bình quân trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định.

      Trường hợp giá bán điện bình quân tính toán cao hơn giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến mức điều chỉnh giá bán điện bình quân. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải thực hiện công khai, minh bạch.

      Về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm

      Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg quy định: Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện do Bộ Công Thương ban hành và kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm trước liền kề theo quy định tại Điều 7 Quyết định này, ước kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính toán giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này.

      Đối với trường hợp giá bán điện bình quân giảm so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

      Trong trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Tài chính sau khi kiểm tra, rà soát, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      Về cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân trong năm

      Theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, trước ngày 25 tháng đầu tiên Quý II, Quý III và Quý IV, trên cơ sở tổng hợp thông số đầu vào cơ bản trong khâu phát điện của quý trước liền kề, Tập đoàn Điện lực Việt Nam xác định chi phí phát điện của quý trước liền kề, chi phí phát điện cộng dồn từ đầu năm, sản lượng điện thương phẩm thực tế của quý trước và tổng sản lượng điện thương phẩm cộng dồn, ước sản lượng điện thương phẩm các tháng còn lại trong năm, tính toán lại giá bán điện bình quân theo công thức quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này (các thông số khác giữ nguyên không thay đổi).

      Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân tính toán thấp hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

      Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, Tập đoàn Điện lực Việt Nam lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

      Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 5% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

      Trường hợp sau khi tính toán cập nhật, giá bán điện bình quân cần điều chỉnh cao hơn so với giá bán điện bình quân hiện hành từ 10% trở lên hoặc ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Tài chính sau khi kiểm tra, rà soát, Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến

      Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

      Về cơ chế kiểm tra giám sát

      Kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện hàng năm

      Hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của năm trước liền kề. Trong quá trình kiểm tra có thể mời Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội liên quan, các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan tham gia. Bộ Công Thương được mời tư vấn độc lập để thẩm tra báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên;

      Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Bộ Công Thương chủ trì họp báo công bố công khai kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra được công bố công khai trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực;

      Các nội dung kiểm tra, giám sát và công bố công khai bao gồm:

      Chi phí thực tế các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối - bán lẻ điện, quản lý chung, dịch vụ phụ trợ hệ thống điện và các chi phí khác quy định tại Khoản 2 Điều 4 Quyết định này;

      Kết quả kinh doanh lỗ, lãi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

      Các chi phí được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

      Các chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. 

      Các chi phí khác bao gồm cả chênh lệch tỷ giá đánh giá lại chưa được tính vào giá điện các năm trước, nay được đưa vào giá thành sản xuất kinh doanh điện phải được kiểm toán do kiểm toán độc lập thực hiện và lập thành báo cáo kiểm toán riêng để làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát.

      Kiểm tra điều chỉnh giá điện

      Trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định điều chỉnh giá bán điện bình quân theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 5 và Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Quyết định này hoặc trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hồ sơ phương án giá điện theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 và Khoản 5 Điều 6 Quyết định này, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan xem xét kiểm tra các báo cáo, tính toán của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

      Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân;

      Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán điện bình quân.

      Trường hợp vi phạm quy định về điều chỉnh, tính toán giá bán điện bình quân theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 7 Quyết định này được xử lý theo quy định pháp luật quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn và Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP hoặc các văn bản quy phạm pháp luật thay thế (nếu có).

      Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 08 năm 2017, thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

    • Quy định về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng

      Theo đó, một số nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, bao gồm: Sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy trình thực hiện tiếp cận điện năng quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực (sau đây viết là Thông tư số 43/2013/TT-BCT); quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc triển khai thực hiện các nội dung về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

      Đối tượng phải áp dụng quy định này là khách hàng sử dụng điện có đề nghị đấu nối vào lưới điện phân phối; đơn vị phân phối điện; đơn vị phân phối điện và bán lẻ điện; Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Thông tư có hiệu lực từ ngày 16/01/2017.

      Chi tiết Thông tư có file đính kèm.

    • Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện  

      Xem/tải Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 tại đây. 

    • Xử lý nghiêm hành vi vi phạm hành lang bảo vệ lưới điện cao áp

      Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện bao gồm: An toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, sử dụng điện trong sản xuất; bồi thường hỗ trợ nhà ở, công trình, đất và cây trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây điện trên không khi xây dựng các công trình lưới điện cao áp (từ 6kV trở lên).

      Theo quy định tại Nghị định, khi phát hiện hành vi vi phạm về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, đơn vị quản lý phải yêu cầu dừng ngay các hành vi vi phạm. Đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp có trách nhiệm kiểm tra thường xuyên hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạ m vi quản lý của mình. Khi phát hiện hành vi vi phạm, phải yêu cầu đối tượng vi phạm dừng ngay các hành vi vi phạm, báo cáo và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm đó.

      Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp được quy định chi tiết tại Nghị đinh số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ - Ảnh Văn Lương

      Đơn vị quản lý vận hành cũng phải kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện đúng thời hạn quy định; không vận hành quá tải đối với đường dây phía trên nhà ở, công trình xây dựng.

      Đồng thời, thống kê, theo dõi tai nạn điện, các vi phạm đối với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên theo định kỳ 6 tháng, hàng năm; đối với tai nạn điện còn phải thực hiện chế độ báo cáo nhanh đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương, cơ quan cấp trên trong vòng 24 giờ kể từ khi tai nạn xảy ra;

      Người quản lý vận hành, sửa chữa lưới điện phải thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện…

      Nghị định cũng quy định trách nhiệm bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Cụ thể, khi phát hiện lưới điện cao áp bị xâm phạm, bị phá hoại, bị cháy, bị sự cố nghiêm trọng thì đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp, UBND các cấp, công an, lực lượng vũ trang trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp khẩn trương khắc phục để hạn chế thiệt hại và đưa công trình vào hoạt động.

      Chủ tịch UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp trong phạm vi quản lý của mình.

      Căn cứ tình hình ở từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Thành phần và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.

      Nghị đinh số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ có đính kèm file.

    • Nhiều văn bản liên quan đến ngành Điện có hiệu lực từ tháng 12/2013

      Nghị định số 124/2013/NĐ/CP ngày 14/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chính sách ưu đãi, hỗ trợ người đi đào tạo trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

      Nghị định này áp dụng đối với người đi đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử đáp ứng đủ các điều quy định sẽ được miễn học phí và ở ký túc xá miễn phí; được cấp sinh hoạt phí hằng tháng tùy theo hình thức đào tạo ở trong nước, nghiên cứu sinh hoặc đào tạo ở nước ngoài... Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2013.

      Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính thức áp dụng từ ngày 1/12/2013.

      Có nhiều điểm mới trong Nghị định số 134/2013/NĐ-CP so với Nghị định số 68/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ, trong đó có việc quy định đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên được chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nghị định cũng quy định rất chi tiết hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục và thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả...

      Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Nghị định này chính thức được áp dụng từ ngày 10/12/2013.

      Những điểm mới của Nghị định số 137/2013/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành đó là: quy định về thanh toán tiền điện; về Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt; về Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện,quy định, khi thay đổi thiết bị đo đếm điện cũng như việc ghi chỉ số công tơ điện...

      Đồng thời, Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày 17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực sẽ hết hiệu lực từ ngày Nghị định 137/2013/NĐ-CP được áp dụng.

      Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 30/10/2013 của Bộ Công Thương: Quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện được áp dụng từ ngày 15/12/2013. 

      Thông tư quy định trình tự kiểm tra hoạt động điện lực trong các lĩnh vực: Tư vấn chuyên ngành điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng điện, bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện; Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực và các trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện...

      Quyết định số 63/2013QĐ-TTg ngày 8/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ: Quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Quyết định có hiệu lực từ 25/12/2013.

      Theo đó, thị trường điện lực được hình thành và phát triển qua 3 cấp độ:

      Cấp độ 1 - Thị trường phát điện cạnh tranh. Được tiếp tục thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh đến hết năm 2014.

      Cấp độ 2 - Thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Cụ thể, từ năm 2015-2016, thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm; từ năm 2017-2021, thực hiện thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

      Cấp độ 3 - Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh. Cụ thể, từ năm 2021-2023, thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thí điểm; từ sau năm 2023, thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

      Thông tư Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14/11/2013 của Bộ Công Thương: Quy định về điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện được chính thức áp dụng kể từ ngày 25/12/2013,

      Thông tư quy định 3 điều kiện ngừng, giảm mức cung cấp điện đó là: ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp; ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp; ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật...