• Sử dụng điện an toàn

    • EVNSPC đa dạng hình thức tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn, phòng chống cháy nổ

      Cụ thể, EVNSPC đã chỉ đạo các đơn vị điện lực trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng kiểm tra hệ thống, thiết bị điện tại các cơ sở, hộ gia đình, qua đó kịp thời phát hiện vi phạm, không bảo đảm an toàn PCCC trong sử dụng điện để khuyến cáo nguy cơ xảy ra cháy - nổ, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn.

      Đơn cử tại Bình Dương, đơn vị Điện lực đã phối hợp Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH – Công an tỉnh Bình Dương (PC07) kiểm tra kết hợp tuyên truyền, khuyến cáo nguy cơ xảy ra cháy nổ và hướng dẫn các biện pháp an toàn trong sử dụng điện cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Bến Cát.

      Trong quá trình kiểm tra, hai bên đã hướng dẫn doanh nghiệp cách kiểm tra hệ thống điện, cách sử dụng và bảo dưỡng thiết bị điện, quản lý dây dẫn và kết nối điện, kiểm tra hệ thống chống sét và nối đất. Đồng thời còn tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về an toàn điện cho khách hàng trong quá trình vận hành sử dụng điện hàng ngày.

      Trên địa bàn thành phố Bến Cát có 376 cơ sở cần kiểm tra công tác PCCC, đợt này, đoàn công tác Điện lực và PC07 đã phối hợp kiểm tra 45 cơ sở doanh nghiệp. Trong thời gian tới hai bên sẽ tăng cường phối hợp kiểm tra, tái kiểm tra để hoàn thành công tác này theo đúng kế hoạch đề ra.

      Cảnh sát PCCC và Điện lực hướng dẫn người dân kiến thức PCCC

      Còn tại Đồng Tháp, Công ty Điện lực Đồng Tháp đã phối hợp với các đơn vị chức năng, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương chuẩn bị phương tiện chữa cháy tại chỗ, kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra tại khu nhà lồng trung tâm Chợ Cao Lãnh, phường 2 thành phố Cao Lãnh. Đây  là một trong những vực buôn bán sầm uất của Chợ Cao Lãnh, thu hút khoảng 150 tiểu thương với gần 300 quầy sạp kinh doanh.

      Chị Hồ Thị Thùy Trang, tiểu thương tại Chợ Cao Lãnh cho biết: “Hiện tại toàn bộ vốn liếng, tài sản của gia đình đầu tư vào hàng hóa phục vụ cho kinh doanh. Do đó gia đình tôi rất quan tâm đến công tác PCCC. Ngoài việc tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của Ban quản lý chợ, gia đình tôi cũng đường xuyên chú ý đến việc kiểm tra các thiết bị điện sử dụng tại quầy, định kỳ kiểm tra hệ thống đường dây điện theo như khuyến cáo của ngành Điện”

      Thiếu tá Trần Tú Anh, Đội trưởng Đội công tác phòng cháy, Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Thời gian qua, đơn vị phối hợp chặt chẽ với điện lực Đồng Tháp kiểm tra, tuyên truyền về công tác PCCC cho các tiểu thương tại các chợ truyền thống, trung tâm thương mại. Sau những đợt kiểm tra, chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu các hộ kinh doanh mua bán tuyệt đối không tự ý câu mắc điện sẽ dẫn đến hiện tượng quá tải gây cháy… Ngoài công tác tuyên truyền, nhắc nhở; đối với các trường hợp cố ý vi phạm về công tác PCCC, đơn vị phối hợp với Công ty Điện lực Đồng Tháp xử lý theo quy định”.

      Nhân viên Điện lực hướng dẫn an toàn điện cho tiểu thương tại Chợ Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

      Bên cạnh đó, EVNSPC và Hội Điện lực miền Nam cũng đã tổ chức tuyên truyền đến 1.743 đối tượng là nhân sự nòng cốt trong hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể tỉnh, huyện như: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, trưởng khu phố, trưởng thôn, ấp và 1.749 sinh viên, học sinh các trường THPT trên địa bàn 19 tỉnh, thành phía Nam về việc sử dụng điện an toàn tiết kiệm, hiệu quả và ngăn ngừa cháy nổ.

      Với phương châm "Đi từng ngõ, gõ từng nhà", EVNSPC cùng các ngành chức năng và chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người dân đảm bảo an toàn. EVNSPC cũng đa dạng hình thức tuyên truyền, khuyến cáo về an toàn sử dụng điện, đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở, hộ gia đình qua hình thức gửi tin nhắn Zalo, app CSKH và các hình thức thông báo khác gửi cho khách hàng.

      Để đảm bảo sử dụng điện an toàn và phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện, EVNSPC khuyến cáo khách hàng:

      • Thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống, thiết bị điện phải đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và phải đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
      • Lắp đặt cáp dẫn, dây dẫn điện phải đặt trong khay cáp, máng cáp, thang cáp, hộp cáp hoặc rãnh cáp, ống luồn dây chuyên dùng.
      • Lắp đặt thiết bị bảo vệ như cầu chì, cầu dao, apomat, CB… phù hợp với công suất sử dụng đối với từng khu vực, từng thiết bị điện có công suất lớn; tách riêng nguồn điện chiếu sáng, sản xuất kinh doanh, phục vụ chữa cháy và thoát nạn.
      • Các mối nối dây điện phải đảm bảo đúng kỹ thuật, nối so le nhau và phải được cuốn bằng băng keo các điện hạ thế. Không sử dụng dây dẫn có tiết diện nhỏ hơn tiết diện yêu cầu của thiết bị tiêu thụ điện. Dây có cách điện không đảm bảo, không câu mắc đấu nối dây điện tùy tiện.
      • Lắp đặt, sử dụng thiết bị có sinh nhiệt trong khu vực có nhiều chất cháy, môi trường nguy hiểm cháy, nổ, phải đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy, nổ theo quy định.
      • Khi lắp đặt Pano, biển báo, biển hiệu phải cách đường dây dẫn điện cao áp không nhỏ hơn 2 mét, có biện pháp chống nguy cơ đổ vào lưới điện gây cháy nổ. Không để vật dụng, vật tư, hàng hóa, trực tiếp dưới, gần thiết bị tiêu thụ điện, cần đảm bảo khoảng cách an toàn trên 0,5 mét.
      • Không dựng lều, hàng quán dưới đường dây điện, hành lang an toàn lưới điện.
      • Không sạc xe điện, điện thoại, pin, sạc dự phòng, máy tính, khi không có người ở nhà, sạc qua đêm. Ngắt các thiết bị điện cần thiết khi hết giờ làm việc, trước khi đi ngủ hoặc ra khỏi nhà.

       

    • Tạm giữ khẩn cấp 14 người liên quan vụ trộm dây cáp điện ngầm đặc biệt lớn

      Trước đó ngày 8/4, Công an tỉnh Phú Thọ tiếp nhận trình báo của Công ty Điện lực Phú Thọ về việc trong quá trình nghiệm thu khối lượng lắp đặt dây cáp điện của dự án lưới điện trung hạ thế tại TP Việt Trì, đơn vị phát hiện tuyến cáp điện ngầm trên đường Hùng Vương, Nguyễn Tất Thành bị kẻ gian trộm 9.265m, trị giá khoảng 19 tỉ đồng.

      Một số đối tượng trong đường dây trộm cắp bị bắt giữ. Ảnh minh họa

      Xác định số lượng dây cáp điện ngầm bị lấy cắp đặc biệt lớn, có dấu hiệu tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên ngày 15/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra.

      Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, giám đốc Công an tỉnh, đã chỉ đạo cơ quan điều tra xác lập chuyên án truy xét để đấu tranh, làm rõ vụ án trên.

      Ngay sau đó, ban chuyên án đã cử hàng chục tổ công tác đi các tỉnh, thành như Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và các tỉnh phía Nam để xác minh, thu thập chứng cứ.

      Sau 1 ngày, ban chuyên án đã làm rõ được kẻ chủ mưu, cầm đầu và các trường hợp liên quan.

      Trong đường dây này, cơ quan công an xác định Nguyễn Nam Hùng (34 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) là chủ mưu cầm đầu. Đoàn Văn Quang (31 tuổi, ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là người thực hành tích cực.

      Hoàng Đông Quyền (47 tuổi, ở huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội) là người vận chuyển và Nguyễn Thị Phương (55 tuổi, ở huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) là nghi phạm tiêu thụ.

      Đến nay Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã tạm giữ hình sự 14 người liên quan và đang tiếp tục điều tra mở rộng.

      Link gốc

    • Quảng Ngãi: Xe đầu kéo làm gãy 4 cột điện, khiến hàng trăm hộ dân mất điện

      CBCNV Điện lực cùng các lực lượng liên quan tiến hành xử lý sự cố

      Cụ thể, tài xế điều khiển xe đầu kéo BKS 72C - 115.81 kéo theo rơ moóc đi từ Quốc lộ 1A đi vào đường Nguyễn Văn Linh, TP. Quảng Ngãi. Khi xe lưu thông được hơn 400m, phát hiện biển báo cấm, tài xế điều khiển xe đầu kéo quay đầu để đi ra khỏi đường cấm nhưng vướng phải dây điện, kéo 4 trụ điện bị gãy.

      Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an và các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân, xử lý vụ việc. Vụ tai nạn tuy không va chạm phương tiện lưu thông trên tuyến đường và không gây thương tích, tuy nhiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng hạ tầng ngành Điện.

      Ngay khi nhận tin báo, Công ty điện lực Quảng Ngãi đã phối hợp với cơ quan chức năng để kịp thời triển khai công việc khắc phục sự cố điện. CBCNV Điện lực đã tiến hành khoanh vùng sự cố, khôi phục lại cột điện. Trong ngày 12/3, Công ty cơ bản khôi phục cấp điện trở lại, đảm bảo an toàn điện cho các hộ dân trong khu vực.

    • Khởi tố vụ án trộm dây tiếp địa của Trạm phân phối 500kV Sông Hậu (tỉnh Hậu Giang)

      Trong khoảng thời gian từ cuối tháng 9/2023 đến đầu tháng 10/2023, tại Trạm phân phối 500kV Sông Hậu (địa chỉ ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) liên tiếp xảy ra 4 vụ mất trộm dây tiếp địa với tổng chiều dài hơn 500m dây đồng, làm ảnh hưởng đến công tác bảo đảm an toàn hệ thống truyền tải điện 500kV nói chung và của Trạm phân phối 500kV Sông Hậu nói riêng.

      Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Hậu Giang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành các biện pháp xác minh và nhanh chóng làm rõ vụ việc. Qua điều tra, xác định Nguyễn Ngọc Hậu là đối tượng thực hiện các vụ trộm dây tiếp địa của Trạm phân phối 500kV Sông Hậu.

      Cơ quan chức năng kiểm tra tang vật

      Trạm phân phối 500kV Sông Hậu là công trình thuộc Hệ thống truyền tải điện 500kV, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo đảm an ninh năng lượng. Đây là công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Công an tỉnh Hậu Giang đã có đề nghị chủ đầu tư, đơn vị vận hành, đơn vị bảo vệ Trạm phân phối 500kV Sông Hậu tăng cường công tác trực bảo vệ, thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Khi phát hiện sự cố, vụ việc về an ninh, trật tự xảy ra, nhanh chóng phối hợp với cơ quan Công an để làm rõ, xử lý và ngăn chặn kịp thời nhằm đảm bảo an ninh, an toàn Hệ thống truyền tải điện 500kV.

      Đồng thời, cơ quan Công an cũng đề nghị các hộ kinh doanh mua bán phế liệu cần chú ý trong việc thu mua các loại tài sản, thiết bị tương tự nêu trên để tránh tiếp tay cho các đối tượng tiêu thụ tài sản do phạm tội có được.

      Link gốc

    • Quảng Nam: Cắt trộm cáp điện, một đối tượng bị phóng điện gây bỏng nặng

      Khoảng 10h30 ngày 20/7, Điện lực Hiệp Đức – Công ty Điện lực (PC) Quảng Nam nhận được tin báo của người dân về vụ tai nạn điện xảy ra tại trạm biến áp 50kVA - 22/0,4kV thôn An Lâm, xã Thăng Phước, đồng thời nắm thông tin máy cắt đầu nhánh rẽ Bình Lâm bị cắt điện do sự cố.

      Điện lực Hiệp Đức lập tức thông tin tới chính quyền, Công an xã Thăng Phước và cử người đến hiện trường. Tại đây phát hiện một thanh niên bị bỏng rất nặng tại khu vực trạm biến áp. Qua xác minh, người bị nạn là Đ.H.Đ (34 tuổi, trú xã Quế Phong, huyện Quế Sơn). Tại hiện trường, Công an xã Thăng Phước ghi nhận có 01 kìm cộng lực, 01 bao tải đựng các sợi cáp đồng nối đất chống sét van 24kV đã bị cắt rời và một xe máy.

      Một số hình ảnh tại hiện trường vụ tai nạn do trộm cáp điện

      Qua xác minh ban đầu, đối tượng Đ.H.Đ trong khi thực hiện hành vi cắt trộm dây cáp điện đã vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện, bị điện 22kV phóng ngã và kẹt lại trên mặt máy biến áp. Người này may mắn được người dân phát hiện và kịp thời đưa xuống đất để chăm sóc.

      Công an xã Thăng Phước và chính quyền địa phương đã đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời, đồng thời khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ. Điện lực Hiệp Đức đã phối hợp thực hiện các thủ tục liên quan, đồng thời tiến hành cấp điện lại cho khách hàng trong khu vực.

    • Mẹo chọn và sử dụng điều hòa để tiết kiệm điện

       

    • Infographic: Một số khuyến cáo về an toàn điện cho trẻ nhỏ

    • Infographic: 9 thiết bị âm thầm 'ngốn điện' bạn không ngờ tới

    • Vì sao điều hòa nhiệt độ tốn điện hơn vào mùa nắng nóng?

      Nhiệt độ môi trường càng cao, điều hòa nhiệt độ càng tiêu thụ nhiều điện năng - Ảnh minh họa

      Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh) đã xây dựng mô hình đối chứng thí nghiệm về hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ trong các điều kiện thời tiết khác nhau.

      Tiến sĩ Đinh Hoàng Bách, Khoa Điện – Điện tử Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết: Mô hình gồm 2 phòng có kích thước bằng nhau, gắn cùng một loại máy điều hòa nhiệt độ 1HP inverter, có hệ thống đo lường và giám sát tự động, được thiết lập theo chuẩn Smart factory. Phòng 1 làm việc ở môi trường thực tế và phòng 2 - phòng đối chứng có thể điều khiển, thay đổi nhiệt độ môi trường.

      Thực nghiệm sau 8 giờ cho thấy: Cùng cài đặt nhiệt độ máy lạnh ở 20 độ C, nếu nhiệt độ môi trường là 30 độ C thì điện năng tiêu thụ ở cả hai phòng đều là 6,46 kWh.

      Tuy nhiên, khi thay đổi nhiệt độ môi trường hoặc nhiệt độ điều hòa ở phòng 2, sẽ có sự thay đổi rõ rệt về lượng điện năng tiêu thụ. Cụ thể, khi tăng nhiệt độ môi trường lên 35 độ C và 40 độ C thì lượng điện tiêu thụ tương ứng là, 8,51 kWh (tăng 31,7%) và 10,72 kWh (tăng 65,8%). Như vậy, nhiệt độ môi trường càng cao, máy lạnh càng tiêu tốn điện năng nhiều hơn.

      Nếu trong cùng điều kiện nhiệt độ môi trường là 35 độ C, khi cài đặt nhiệt độ điều hòa ở 26 độ C thì điện năng tiêu thụ hết 3,55 kWh, còn cài đặt điều hòa 20 độ C thì điện năng tiêu thụ là 8,51 kWh. Như vậy, để nhiệt độ càng thấp, máy điều hòa càng tiêu thụ nhiều điện năng.

      Biểu đồ điện năng sử dụng của điều hòa nhiệt độ trong phòng đối chứng: nhiệt độ môi trường có điều khiển - Ảnh: ĐVCC

      "Trong những ngày nắng nóng, người dân sử dụng máy điều hòa với thời gian dài hơn và có xu hướng cài đặt nhiệt độ thấp. Cộng với nhiệt độ môi trường cao đã tác động trực tiếp đến dàn nóng, khiến máy lạnh hoạt động nặng nề hơn nên lượng điện năng tiêu thụ gia tăng rất lớn. Điều này cũng xảy ra đối với tủ lạnh, tuy nhiên công suất thấp hơn nên mức độ ảnh hưởng cũng thấp hơn", Tiến sĩ Đinh Hoàng Bách cho hay.

      Còn theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, điều hòa nhiệt độ là thiết bị hao tốn điện năng nhất và chiếm tỉ trọng từ 28 - 64%, có khi đến 80% chi phí điện của cả gia đình. Khi thời tiết nắng nóng 35-40 độ C, nhiều người có thói quen bật điều hòa ở nhiệt độ 18 độ C, lúc này mức tiêu thụ điện của điều hòa có thể tăng lên đến 400% so với những ngày nhiệt độ ở mức trung bình và cài máy lạnh ở mức 26 độ C. Chính vì vậy, các gia đình nên cài đặt máy lạnh ở 26 độ C để vừa đủ mát, vừa giúp tiết kiệm điện và chi phí tiền điện.

    • Nắng nóng diện rộng trên khắp cả nước, EVN khuyến cáo lưu ý về sử dụng điện tiết kiệm

      Từ ngày 05 - 06/5, vùng áp thấp phía Tây phát triển mạnh và mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn nên nắng nóng sẽ mở rộng ra toàn Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 38oC, riêng phía Tây Bắc Bộ và vùng núi các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ có nơi trên 38oC độ; độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 35 - 50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 11 - 17 giờ.

      Đặc biệt, từ ngày 07 - 10/5, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37 - 40oC, có nơi trên 40oC; độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 30 - 45%. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 10 - 18 giờ.

      Tại khu vực các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, từ 03 - 07/5, nắng nóng sẽ xảy ra với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 37oC, có nơi trên 37oC. Thời gian có nhiệt độ trên 35oC từ 11 - 16 giờ.

      Tại khu vực Hà Nội, từ ngày 04 - 06/5, nắng nóng sẽ xảy ra diện rộng với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37oC, có nơi trên 38oC. Từ ngày 07 - 10/5, cường độ nắng nóng tiếp tục gia tăng, nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ phổ biến 37 - 39oC, có nơi trên 40oC.

      Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.

      Với tình hình thời tiết nắng nóng như trên, có thể sẽ dẫn tới nhu cầu sử dụng điện có thể tăng cao do sử dụng nhiều thiết bị làm mát, do vậy EVN khuyến cáo các khách hàng cần lưu ý sử dụng điện tiết kiệm, vừa giảm nguy cơ sự cố điện, vừa tránh được hóa đơn tiền điện tăng cao.

    • EVNHCMC tư vấn khách hàng tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng

      Ông Nguyễn Duy Quốc Việt - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) cho biết, từ đầu tháng 3/2019, TP.HCM bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm, nhiệt độ nhiều thời điểm lên hơn 37 độ C. Dự kiến, nắng nóng sẽ tiếp tục kéo dài trong tháng 4,5,6. Nắng nóng khiến nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh, kéo theo hóa đơn tiền điện cũng tăng cao hơn so với tháng trước đó.

      EVNHCMC khuyến khích khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng.

      Lý giải việc này, ông Nguyễn Duy Quốc Việt cho hay, theo biểu đồ thống kê sản lượng điện từ năm 2014-2018 do Trung tâm Điều độ hệ thống điện TPHCM ghi nhận, sản lượng điện tiêu thụ tháng 3, tháng 4 hàng năm luôn tăng cao so với tháng 2, có năm tăng đến 50%.

      Nguyên nhân, tháng 3 có 31 ngày, tháng 4 có 30 ngày, nhiều hơn số ngày trong tháng 2 (chỉ 28 hoặc 29 ngày), tương ứng gần 10%. Bên cạnh đó, tháng 2 nghỉ Tết dài ngày, các doanh nghiệp tiết giảm sản xuất. Từ cuối tháng 2 trở đi, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ mới đẩy mạnh hoạt động nên sản lượng điện sử dụng cũng tháng 3 cũng tăng hơn tháng 2.

      Ngoài ra, nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng cao. Đáng nói, trong điều kiện nắng nóng, điều hòa nhiệt độ sẽ làm việc với cường độ lớn hơn, nên tiêu thụ nhiều điện hơn so với những ngày bình thường.

      Chính vì vậy, để tiết kiệm chi phí tiền điện hiệu quả, EVNHCMC khuyến cáo, các doanh nghiệp sản xuất cần cân đối bố trí lịch sản xuất theo hướng tiết giảm sử dụng điện trong giờ cao điểm, tăng cường sử dụng điện trong giờ thấp điểm. Đồng thời, đầu tư các thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng và phối hợp với Điện lực theo dõi, kiểm soát chất lượng điện năng.

      Với người dân, nên sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, đúng yêu cầu.

      Khi mua thiết bị điện, nhất là những thiết bị có công suất tiêu thụ lớn, khách hàng nên mua những sản phẩm có dán nhãn tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, người dân cũng cần kiểm tra lại đường dây và thiết bị điện trong nhà để bảo đảm an toàn, cũng như chống thất thoát, tổn hao điện năng.

      Cũng theo ông Nguyễn Duy Quốc Việt, TP HCM nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh, nên tiềm năng sử dụng điện mặt trời là rất lớn. Do vậy, khách hàng có thể liên hệ các nhà cung cấp, lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà để tìm hiểu, lắp đặt cho gia đình, nhằm tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng, đồng thời bảo vệ môi trường do sử dụng nguồn năng lượng sạch.

       

    • Sử dụng điện tiết kiệm trong doanh nghiệp khu vực phía Bắc: Từ ý thức thành hành động

      Đổi mới công nghệ

      Công ty TNHH Thắng Lợi (cụm công nghiệp An Xá, Thành phố Nam Định) là một trong những khách hàng trọng điểm của tỉnh Nam Định, với sản lượng điện tiêu thụ những năm gần đây dao động từ 10-12 triệu kWh/năm .

      Ông Phùng Đình Thông - Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi cho biết, hoạt động trong lĩnh vực đúc thép, chi phí điện năng chiếm từ 7-10% giá thành sản phẩm. Do đó, nếu không có giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả, sức cạnh tranh của Công ty sẽ giảm.

      Dây chuyền đúc tự động Disamatic của Công ty TNHH Thắng Lợi góp phần tiết kiệm điện hiệu quả.

      Bên cạnh việc nâng cao ý thức của CBCNV trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, được sự tư vấn của Công ty Điện lực Nam Định, năm 2018, Công ty TNHH Thắng Lợi đã đầu tư các công nghệ mới, có hiệu suất năng lượng cao như: Dây chuyền đúc tự động Disamatic - Công nghệ Đan Mạch; dây chuyền Alphaset - Công nghệ Anh; Dây chuyền đúc hút chân không; công nghệ đúc CO2...

      “Với lò nấu công nghệ cũ, thời gian đúc một mẻ thép cần đến 2,5 giờ; còn với công nghệ mới, thời gian đúc thép giảm 1/2. Được áp dụng từ tháng 10/2018, theo tính toán sơ bộ, công nghệ lò đúc mới không chỉ nâng cao năng suất mà còn góp phần tiết kiệm 10% điện năng tiêu thụ”, ông Thông cho hay.

      Bên cạnh đó, Công ty TNHH Thắng Lợi cũng luôn nghiên cứu, ưu tiên sản xuất vào giờ thấp điểm, nhằm hưởng giá điện thấp, tiết kiệm chi phí hiệu quả.

      Còn Công ty TNHH Giầy Annora (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) - doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, là doanh nghiệp được Bộ Công Thương trao giải thưởng Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2018.

      Ông Derek Grundy - Phó Giám đốc Nhà máy (Công ty THNH Giày Nanora) cho biết, những năm qua, Công ty đã đầu tư thay thế máy nén khí cũ bằng hệ thống nén khí mới có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng máy sưởi dầu sinh khối; thay thế hệ thống đèn Led chiếu sáng… Đặc biệt, Công ty cũng đã đầu tư hệ thống kiểm soát, tính toán chi tiết tình hình tiêu thụ năng lượng ở từng khu vực, bộ phận.

      EVNNPC đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các DN

      Với tỷ trọng phụ tải điện của khối khách hàng công nghiệp chiếm gần 2/3 tổng sản lượng thương phẩm toàn EVNNPC, việc sử dụng điện của khối khách hàng này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống điện. Chính vì vậy, việc tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn 27 tỉnh, thành phố phía Bắc trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả luôn được Tổng công ty chú trọng.

      Công nhân điện hướng dẫn doanh nghiệp vận hành hiệu quả hệ thống điện.

      Ông Lê Quang Thái - Phó Tổng giám đốc EVNNPC cho biết, những năm qua, song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện trong nhân dân, Tổng công ty cũng đẩy mạnh việc tư vấn các giải pháp tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho các doanh nghiệp… Qua đó, nhận thức về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả của các doanh nghiệp cũng đã được nâng lên. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được rằng, mỗi doanh nghiệp cùng nhau tiết kiệm điện sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho chính mình mà cho cả quốc gia.

      Năm 2019, bên cạnh những hoạt động vẫn triển khai thường niên, EVNNPC sẽ tập trung triển khai chương trình Quản lý nhu cầu điện (DSM) và chương trình điều chỉnh phụ tải điện (DR) theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

      Cụ thể, Tổng công ty sẽ hướng đến đối tượng là các khách hàng lớn (có sản lượng điện năng tiêu thụ từ 1 triệu kWh trở lên) để tuyên truyền, vận động tham gia chương trình DR, tiết giảm phụ tải trong những thời gian cao điểm của hệ thống.

      Tính đến cuối tháng 3/2019, đã có hơn 200 khách hàng thỏa thuận tham gia chương trình DR của EVNNPC, trong đó Samsung Việt Nam là một trong những đơn vị điển hình. Tổng công ty đặt ra mục tiêu, sẽ tiết giảm trên 300 MW trong năm 2019.

      Ông Trịnh Xuân Như - Giám đốc Công ty Điện lực Thanh Hóa cho biết, năm 2019 Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm năng lượng, đổi mới dây chuyền sản xuất... Đồng thời, đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động khách hàng thực hiện chương trình DR và phát triển điện mặt trời áp mái, nhằm giảm áp lực cho hệ thống điện.

      Cùng với sự nỗ lực của ngành Điện, EVNNPC và các đơn vị thành viên, rất cần sự chung tay vào cuộc của người dân, chính quyền các địa phương trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

    • EVNNPC diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

      Buổi diễn tập bắt đầu từ 4 giờ sáng. Trong ảnh: Đội diễn tập phổ biến kế hoạch xử lý sự cố tại đường dây 110 kV Tuần Giáo - Điện Biên

      Tình huống giả định là trong tháng 3/2019, tại tỉnh Điện Biên xảy ra mưa giông, lốc xoáy trên diện rộng kéo theo các hiện tượng sấm sét, sạt lở đất, gây thiệt hại cho hệ thống lưới điện. Cụ thể, cột 191 đường dây 110 kV Tuần Giáo - Điện Biên hỏng 03 chuỗi sứ silicon; vị trí cột số 13 đường dây 22 kV thuộc Điện lực thành phố Điện Biên Phủ quản lý hỏng bộ DCL; nổ chì cao thế 02 pha A và B tại TBA Xí nghiệp Gạch (TP. Điện Biên), cháy MBA, cháy tủ hạ thế…

      Ngoài ra, tình huống giả định về cứu hộ cứu nạn là sự cố một nhân viên trong quá trình vận chuyển thiết bị vào vị trí chân cột 191 trượt chân ngã, nạn nhân bị bong gân và cần sơ cứu y tế.

      Diễn ra từ 4 giờ sáng, các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ, chủ động trong công tác xử lý, ứng phó. Qua đó, giảm tối đa thời gian và phạm vi cắt điện cũng như việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và thiết bị trong quá trình diễn tập.

      Công nhân Điện lực TP. Điện Biên thay máy biến áp tại điểm diễn tập Xí nghiệp Gạch (TP. Điện Biên)

      Ông Đàm Quang Hưng - Phó Trưởng Ban An toàn EVNNPC cho biết, diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, an toàn, xử lý sự cố là một hoạt động thường niên của EVNNPC. Các tỉnh miền núi Tây Bắc được chọn làm điểm diễn tập bởi khu vực này thường xuyên xảy ra những hình thái thời tiết cực đoan trong những năm gần đây. Do vậy, công tác chủ động trong ứng phó, nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại, đồng thời xử lý nhanh sự cố, tái lập điện cho khách hàng rất quan trọng.

      Ngoài ra, đặc thù của lưới điện tỉnh Điện Biên là chỉ có duy nhất 1 đường dây 110 kV độc đạo từ Sơn La cấp điện đến. Nếu có sự cố từ đường dây này, tỉnh Điện Biên sẽ mất điện trên diện rộng. Do đó, trong kế hoạch diễn tập của EVNNPC bao gồm cả việc vận hành các đường dây trung thế mạch vòng từ Lai Châu, Sơn La để đảm bảo điện cho tỉnh Điện Biên. Phương án luyện tập này cũng nhằm tạo sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị trong việc hỗ trợ nhau khi ứng phó với thiên tai.

      Cũng tại tỉnh Điện Biên, năm nay diễn ra rất nhiều sự kiện chính trị, văn hóa quan trọng như: Kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên phủ, 110 năm thành lập tỉnh, 70 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, Lễ hội văn hóa dân tộc Thái toàn quốc,... Do đó, công tác đảm bảo điện an toàn, tin cậy cho tỉnh Điện Biên cũng được EVNNPC nói chung, PC Điện Biên nói riêng quan tâm đặc biệt.

      Ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng giám đốc EVNNPC đánh giá cao công tác chuẩn bị, trình tự công việc trong xử lý diễn tập của các đơn vị tham gia. Từ những bài học kinh nghiệm có được, lãnh đạo EVNNPC yêu cầu các đơn vị chủ động và sẵn sàng ứng phó khi thiên tai xảy ra, trong mọi tình huống không được phép chủ quan.

    • TP.HCM: Tiết kiệm 776 tỷ đồng chi phí mua điện trong năm 2018

      Hội nghị Tổng kết Chương trình gia đình thi đua tiết kiệm điện năm 2018 do Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn triển khai, ngày 10/1. Tổng số có 727.097 hộ gia đình tham gia Chương trình, tăng 10.766 hộ so với năm 2017; trong đó có trên 400.660 hộ đã tiết kiệm từ 10% trở lên.

      Ngoài giá trị quy đổi về chi phí mua điện, kết quả này còn góp phần giảm được 322.083 tấn CO2 phát thải ra môi trường. Tại buổi lễ, Ban Tổ chức cũng đã trao giải “Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu năm 2018” cấp Thành phố cho cho 480 hộ gia đình tiêu biểu nhất.

      Đại diện Ban Tổ chức trao Bằng khen cho các gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu

      Năm 2018, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, Ban Tổ chức đã triển khai nhiều hoạt động, chương trình, mô hình thi đua tiết kiệm điện hiệu quả như: Phong trào “Mỗi tuần một giờ tiết kiệm”; thực hành tiết kiệm điện theo các tiêu chí “4 nhớ - 4 không”; vận động chủ nhà trọ xây dựng “Nhà trọ tiết kiệm điện, đúng giá”,...

      EVNHCMC cũng đã đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng điện mặt trời áp mái. Đến nay, có 902 khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời nối lưới với tổng công suất trên 10.313,6 kWp. 

      Năm 2019, Ban Tổ chức Chương trình đặt mục tiêu vận động toàn thể các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thực hành tiết kiệm điện; với tổng sản lượng điện tiết kiệm đạt hơn 450 triệu kWh.

      Được triển khai nhiều năm qua, Chương trình này đã thu hút đông đảo người dân tham gia, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi tại TP.HCM. Chương trình không những nâng cao ý thức người dân về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả mà còn tiết kiệm chi phí sinh hoạt đáng kể cho mỗi gia đình, giảm áp lực đầu tư nguồn điện mới và góp phần bảo vệ môi trường.

    • Tuyên truyền an toàn điện tại vùng sâu, vùng xa: Trực quan, trực tiếp

      Tại nhiều nơi thuộc miền núi, vùng cao, nhất là những nơi mới được cấp điện, nhận thức về an toàn điện của người dân còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do địa hình, thói quen canh tác, nhiều nơi vẫn trồng cây cao, cây dễ đổ khi mưa bão, vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; tình trạng đốt nương làm rẫy gần đường dây điện, gây sự cố mất điện, ảnh hưởng đến vận hành đường dây vẫn thường xuyên xảy ra… Vì vậy, việc tuyên truyền an toàn điện và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện ở miền núi, vùng sâu, vùng xa... luôn được ngành Điện đặc biệt chú trọng.

      Tuy nhiên, ngành Điện gặp rất nhiều khó khăn do người dân ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa thường sống phân tán, thậm chí có nhiều khu vực, mỗi gia đình ở một quả đồi, cách nhau hàng km; giao thông đi lại khó khăn; người dân đi phát nương, làm rẫy suốt ngày, ít khi có mặt ở nhà. 

      Công nhân Công ty Điện lực Lạng Sơn đến từng gia đình để hướng dẫn người dân vùng cao sử dụng điện an toàn, hiệu quả 

      Anh Tạ Quang Trung - Công nhân Điện lực Cao Lộc, Công ty Điện lực Lạng Sơn chia sẻ, do đặc thù về địa hình cũng như lối sống, rất khó gặp được người dân vào những ngày bình thường. Chính vì vậy, Điện lực thường xuyên phối hợp với chính quyền các thôn/bản; chính quyền xã, lồng ghép tuyên truyền an toàn điện trong các buổi họp, buổi sinh hoạt tập thể, tại các lễ hội... ở địa phương. Đây chính là dịp mà bà con ở các thôn/bản tập trung đông đủ, việc tuyên truyền dễ đạt hiệu quả cao. Tại các buổi lễ hội này, công nhân điện lực không chỉ hướng dẫn lý thuyết, mà còn trực tiếp làm mẫu, hướng dẫn cụ thể, tỷ mỉ, giúp bà con dễ hiểu, dễ nắm bắt và dễ làm theo. 

      Với phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, các đơn vị điện lực cũng phối hợp với chính quyền các địa phương, thường xuyên phát trên loa, đài, những thông tin cảnh báo về an toàn điện; treo, dán các tranh áp phích, phát tờ rơi giới thiệu về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm với các hình ảnh sống động, dễ hiểu tại những khu vực người dân hay qua lại hoặc tập trung đông như nhà văn hóa thôn, xóm…

      Cũng theo anh Trung, với bà con ở các khu vực miền núi, vùng cao, công nhân điện lực ưu tiên hướng dẫn trực tiếp bằng cách “cầm tay, chỉ việc” kèm theo các hình ảnh trực quan, sinh động. Chính vì vậy, khi đi sửa chữa, kiểm tra lưới điện ở các bản vùng sâu, vùng xa, công nhân điện lực luôn mang theo các tờ rơi, sổ tay về an toàn điện, để kịp thời phát và hướng dẫn trực tiếp cho người dân địa phương, phòng khi… “gặp may” bà con ở nhà, không đi rẫy.

      Anh Dương Văn Phong – Công nhân Điện lực Định Hóa (Công ty Điện lực Thái Nguyên) cho biết, do không thể hiểu hết tiếng dân tộc, công nhân điện lực thường xuyên kết hợp với trưởng thôn, trưởng bản hoặc những người trẻ tuổi biết tiếng Kinh cùng tham gia các buổi sinh hoạt, tuyên truyền, hỗ trợ và kiêm phiên dịch. Đặc biệt, việc kết hợp với già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong thôn/bản để tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả là rất hữu hiệu, bởi ở nhiều dân tộc, tiếng nói của trưởng bản, già làng… có “sức nặng” rất lớn.

      Ngoài ra, công nhân điện lực cũng thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của từng dân tộc nơi mình quản lý, từ đó, hiểu hơn và dễ dàng hơn khi giao tiếp với bà con, công tác tuyên truyền vì vậy cũng  đạt hiệu quả cao…

      Khó khăn vẫn còn nhiều, nhưng những người “lính áo cam” ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới vẫn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, góp phần nâng cao nhận thức về an toàn điện cho bà con, bảo vệ an toàn cho khách hàng cũng như an toàn cho lưới điện quốc gia...  

    • Lưu ý an toàn điện trong bếp

      Hệ thống điện phù hợp với công suất thiết bị

      Trong căn bếp hiện đại, có rất nhiều thiết bị điện như bếp từ, tủ lạnh, máy rửa chén, lò nướng, lò vi sóng, nồi cơm điện, máy xay sinh tố,… Các thiết bị này đều có công suất lớn (từ vài trăm W đến vài kW). Do đó, cần phải thiết kế hệ thống điện đảm bảo công suất cho các thiết bị, có dự phòng công suất mua thêm thiết bị sử dụng. Cần sử dụng dây dẫn lớn hơn yêu cầu của mỗi thiết bị.  

      Tuyệt đối không vận hành đồng thời nhiều thiết bị công suất lớn, dễ gây quá tải dẫn đến chập cháy điện.

      Thiết bị điện trong nhà bếp đều là những thiết bị có công suất lớn

      Bố trí các thiết bị điện ở vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn

      Không thiết kế ổ điện ở nơi đặt bình gas, chứa dây dẫn gas hoặc những nơi gần nguồn nước, dễ bị bắn nước. Không để các thiết bị điện gần nguồn nước, lửa, nơi bị ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. 

      Sử dụng ổ điện và phích cắm ba chân

      Với các thiết bị điện có vỏ bọc bằng kim loại như lò nướng bánh, bếp từ, bếp hồng ngoại, tủ lạnh… nhà sản xuất thường dùng phích cắm điện và ổ điện 3 chân. Do đây đều là những thiết bị chúng ta thường xuyên phải tiếp xúc khi sử dụng. Các vỏ bọc bằng kim loại dễ dàng truyền điện ra ngoài khi điện bị rò rỉ,  rất nguy hiểm khi người sử dụng. Chân thứ 3 của ổ cắm sẽ giúp trung hòa dòng điện, truyền dòng điện bị rò rỉ xuống đất, giúp người sử dụng không bị điện giật. 

      Trang bị aptomat chống giật

      Aptomat chống giật có thể bảo vệ người sử dụng khi thiết bị có hiện tượng rò điện. Các thiết bị có công suất lớn như tủ lạnh, bếp nấu, lò nướng có thể dùng aptomat riêng để khi xảy ra quá tải hay đoản mạch, hệ thống sẽ tự ngắt. Aptomat chống rò này chỉ có hiệu quả khi nhà có đường dây tiếp địa. Cần phải kiểm tra hoạt động của dây tiếp địa 6 tháng một lần bằng cách nhấn vào nút check trên aptomat. 

      Cẩn trọng khi sử dụng

      - Khi đun nấu, cần tránh để gió thổi tạt lửa bếp. Tuyệt đối không xịt thuốc diệt côn trùng khi đang nấu bếp vì loại thuốc này có hợp chất gây cháy.

      - Không rời xa bếp khi đang vận hành. Hiện tại, trên thị trường có những loại bếp điện, bếp từ có chế độ hẹn giờ và tự ngắt khi nguồn nhiệt lên cao quá, hoặc khi nước trào ra bếp. 

      - Bếp nấu đặt cách xa các loại khăn, giẻ, giấy… dễ bén lửa. 

      - Trong bếp, nên có bình cứu hỏa. 

    • Đắk Lắk mùa mưa bão: Khó khăn trong đảm bảo an toàn lưới điện

      Sự cố tăng cao 

      PC Đắk Lắk hiện đang quản lý vận hành gần 4.300 km đường dây trung áp, hơn 5.600 km đường dây hạ áp. Lưới điện trải rộng, có nhiều tuyến dây băng qua rừng đặc dụng, núi, đồi… Đặc biệt, bước vào mùa mưa bão, đã xảy ra nhiều sự cố do cây cối ngã, đổ làm ảnh hưởng đến đường dây. Theo thống kê, từ đầu mùa mưa năm 2018 đến nay, số lần sự cố tăng khoảng 50% so với mùa khô, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung cấp điện cho khách hàng.

      Ngoài các nguyên nhân khách quan, việc vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Trong 8 tháng năm 2018, Đắk Lắk có 53 trường hợp nhà cửa, công trình vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện và 990 khoảng trụ có cây cối có nguy cơ ngã, đổ vào hành lang bảo vệ. Các vụ vi phạm tập trung chủ yếu ở các huyện Buôn Đôn, Cư Kuin, Ea Súp, Lắk, Ea H’leo… là các khu vực đi qua các khu rừng đặc dụng, rừng quốc gia và trồng nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.

      Cây trồng vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, gây nguy cơ xảy ra sự cố điện  vào mùa mưa bão

      Khó khăn xử lý vi phạm

      Để đảm bảo an toàn lưới điện, trước mắt, PC Đắk Lắk tập trung xử lý các điểm mất an toàn, thực hiện cải tạo lưới điện, thay một số đoạn dây trần bằng dây có lõi bọc, điều chỉnh tuyến đường dây sao cho giảm bớt vi phạm. Hiện tại, ở Đăk Lắc có hơn 330 vị trí không đảm bảo kĩ thuật an toàn nối đất. PC Đắk Lắk đã yêu cầu các Điện lực nâng cao khoảng cách pha đất tại các vị trí có nhà ở, công trình vi phạm hành lang bằng cách trồng xen trụ, chụp đầu trụ, di chuyển trụ... Các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cũng tăng cường số lần kiểm tra đường dây và bố trí nhân lực chặt tỉa cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện. 

      Đồng thời, PC Đắk Lắk luôn tăng cường kiểm tra, cập nhật thông tin về nhà ở, công trình vi phạm, cây cối có khả năng đổ vào hành lang an toàn lưới điện cao áp… tại Chương trình cấp phiếu tập trung https://ktat.cpc.vn. Trên cơ sở đó, thông báo kịp thời các trường hợp vi phạm đến từng đối tượng, giúp họ hiểu rõ hơn những nguy hiểm tiềm ẩn và khẩn trương tiến hành tháo gỡ cũng như di dời công trình ra khỏi ra khỏi khu vực vi phạm. PC Đắk Lắk cũng thường xuyên thông báo đến chính quyền địa phương các cấp, đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để ngăn chặn kịp thời và giải quyết các trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Công ty cũng in và phát hơn 100.000 tờ rơi tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp… 

      Tuy nhiên, việc giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp theo Nghị định 14/NĐ-CP của PC Đắk Lắk còn gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các chủ sở hữu các công trình nhà ở, các cây trồng nằm dưới hành lang các tuyến đường dây vẫn chưa tích cực phối hợp với ngành Điện. Việc xử lý vi phạm nhiều khi chỉ dừng lại ở mức hàng tháng chặt tỉa bớt cành, hạn chế sự cố, còn việc đốn hạ vẫn không thể thực hiện do các cây này có giá trị kinh tế cao, giá cả đền bù vẫn chưa thống nhất… 

      Vì vậy, để xử lý triệt để các vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, PC Đắk Lắk rất cần sự đồng thuận, phối hợp từ phía khách hàng, cũng như sự hỗ trợ và vào cuộc quyết liệt hơn của chính quyền địa phương. 

    • Bình Định: Phạt 7,5 triệu đồng đối tượng trộm cắp điện

      Trước đó, Điện lực Tuy Phước (Công ty Điện lực Bình Định) kiểm tra và phát hiện khách hàng Nguyễn Văn Cu câu móc điện trực tiếp từ lưới điện hạ thế không qua hệ thống đo đếm, kéo vào nhà để phục vụ sinh hoạt gia đình, làm thất thoát 1.644 kWh điện, tương ứng với số tiền gần 4,9 triệu đồng.

      Theo Điện lực Tuy Phước, gần đây, tình trạng trộm cắp điện trên địa bàn huyện Tuy Phước diễn biến phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, ngành Điện đang tích cực triển khai nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng trên.        

       

    • Nam Định: Người dân vẫn "đùa" với điện

      Từ ngang nhiên vi phạm...

      Có mặt tại một dự án xây dựng đang trong quá trình san lấp mặt bằng nằm ven tuyến đường cao tốc Nam Định-Phủ Lý, thuộc địa bàn xã Mỹ Hưng (Mỹ Lộc-Nam Định), chúng tôi không khó khi nhận ra hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA).

      Không chỉ san lấp ngay dưới đường điện cao thế, xe ben còn húc đổ cột điện

      Theo đó, 3 DN gồm Công ty TNHH Minh Long, Công ty CP TMDV Thanh Tùng, Công ty CP nhựa Mỹ Thịnh (các DN được tỉnh cho thuê đất) khi thực hiện san lấp mặt bằng, không chỉ san lấp phần đất dự án mà còn “tiện tay” san lấp, đổ bê tông toàn bộ diện tích đất hành lang tiếp giáp giữa đất dự án và đường cao tốc. Đáng nói là phần san lấp này nằm ngay dưới đường dây 35 kV chạy qua, với 6 cột điện. Hậu quả, cả 6 cột điện đều bị san lấp từ chân cột (nền ruộng) lên cao gần 4 m, hạ thấp chiều cao an toàn, vi phạm nghiêm trọng  HLATLĐCA quy định tại Nghị định 14/2014-CP của Chính phủ. 

      Theo ông Bùi Văn Hiển, Trưởng Phòng An toàn- Công ty Điện lực Nam Định, vi phạm này bắt đầu diễn ra từ đầu tháng 3/2018, nhưng đến nay vẫn chưa được các DN vi phạm khắc phục, các cá nhân vi phạm cũng chưa bị xử lý. “Quá trình san lấp, xe ben chở đất đá của đơn vị san lấp còn húc đổ, làm gẫy một cột điện cao thế gây sự cố nghiêm trọng” - ông Hiển phản ánh thêm. 

      Tại tuyến đường trục xã Thành Lợi (Vụ Bản), thuộc địa bàn xóm Đông, phóng viên ghi nhận một hình thức vi phạm khác, đó là người dân ngang nhiên xây dựng nhà xưởng ngay sát cột điện và ngay dưới đường điện cao thế. Theo đó, hai hộ Vũ Văn Thu và Vũ Nguyên Bình đã xây nhà xưởng lợp mái tôn ngay dưới đường dây 35 kV (gồm 2 lộ 373+374 E3.1, cung cấp điện cho toàn bộ huyện Nam Trực). Nhà xưởng của hai hộ trên được xây dựng trên hai diện tích đất liền kề. Trong đó, tường nhà xưởng của ông Thu được xây sát vào hai cột điện cao thế, “kết hợp” cùng một công trình phụ bên phía nhà ông Bình bao vây kín cột điện; trong khi mái nhà xưởng chính của ông Bình cao gần trạm đường điện. Khi được hỏi lý do vi phạm, ông Vũ Nguyên Bình thản nhiên nói: “Thấy hàng xóm (ông Thu - phóng viên) làm được thì tôi cũng làm thôi!”.

      Tìm hiểu, phóng viên được biết hành vi vi phạm của hai hộ trên đã được phát hiện từ cuối tháng 5/2018. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có hộ gia đình ông Bình thực hiện tháo dỡ phần nhà xưởng vi phạm; riêng hộ ông Thu... “chưa có gì phải vội”. Liên quan đến sự việc, thông tin với phóng viên, ông Hoàng Văn Xứng, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Công thương huyện Vụ Bản cho biết, đầu tháng 2/2018, phòng này có tham mưu cho UBND huyện ra văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm. Tuy nhiên, cho đến nay sự việc diễn biến ra sao, xử lý thế nào ông Xứng không nắm được, với lý do phòng quản lý đa lĩnh vực trong khi quá ít người...

      Đến thiếu ý thức gây hậu quả nghiêm trọng

      Trên đây chỉ là hai ví dụ điển hình về tình trạng ngang nhiên vi phạm quy định bảo vệ HLATLĐ. Tìm hiểu phóng viên được biết, những năm qua, tình trạng vi phạm HLATLĐ trên địa bàn tỉnh Nam Định rất phổ biến, với nhiều hình thức vi phạm, nhiều vụ gây hậu quả nghiêm trọng.

      Theo thống kê của Công ty Điện lực Nam Định, chỉ mấy năm qua, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 255 vụ vi phạm HLLĐCA.

      Trong số những hành vi vi phạm, thú vui thả diều, thả vật bay là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều sự cố về điện. Theo đó, trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh Nam Định xảy ra 28 vụ sự cố lưới điện; 8 tháng đầu năm 2018 xảy ra 18 vụ sự cố lưới điện đều từ nguyên nhân trên. Cách đây chưa lâu, máy biến áp 110 kV trạm 110 huyện Nam Trực và máy biến áp trung gian 35/10 kV Cổ Lễ (huyện Trực Ninh) cùng lúc bị cháy, tổng thiệt hại lên đến hơn 10 tỷ đồng. Nguyên nhân sau đó được cơ quan chức năng xác định xuất phát từ việc người dân thả diều, để vướng vào đường dây điện. 

      Tương tự, cách đây chưa lâu, điện đột ngột bị mất tại hai huyện Ý Yên, Vụ Bản. Tuy thời gian bị mất điện chỉ kéo dài hơn 20 phút nhưng đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều DN đang hoạt động trên địa bàn, nhất là đối với các DN dệt nhuộm hoạt động trong KCN Bảo Minh (Vụ Bản).

      Theo ông Trần Văn Tuấn, Phó TGĐ Công ty CP dệt nhuộm Thiên Nam Sunrise, thiết bị dệt nhuộm của DN rất hiện đại, hoàn toàn tự động hóa, quy trình dệt, nhuộm sản xuất đều được lập trình từ trước, yêu cầu cao về tính liên hoàn, liên tục trong quy trình sản xuất. Khi đó, sự cố mất điện đột ngột đã khiến nhiều máy biến tần, hàng nghìn chiếc kim dệt, bo mạch bị hư hại; sản phẩm dệt, nhuộm của công ty bị lỗi, phải thải loại; tổng thiệt hại gần 10.000 USD,...  

      Thực tế trên cho thấy, việc vi phạm quy định bảo vệ HLATLĐ dù là cố ý hay vô thức, kém hiểu biết cũng đều gây ra những hậu quả ngiêm trọng, cần phải có các biện pháp ngăn chặn.

    • Bình Định: Tai nạn do câu cá dưới đường điện cao thế

      Cụ thể, lúc 13h30 ngày 23/9, anh Huỳnh Minh Nhân cùng bạn là Nguyễn Anh Luận trú tại thôn Hòa Trung, xã Bình Tường rủ nhau đi câu cá tại hồ gần nhà. Thấy phao chuyển động, anh Nhân giật mạnh cần câu lên cao thì va vào đường dây điện cao thế phía trên cao, lập tức bị điện phóng vào người gây bỏng nặng.

       Anh Luận, người đi cùng với nạn nhân cho biết: “Lúc đó tôi đang đứng kế bên thì nghe tiếng nổ lớn, nghĩ là điện thoại nổ nhưng khi quay lại thấy Nhân ngã xuống, chân và tay cháy xém. Hốt hoảng, tôi cùng với người dân địa phương sơ cứu, rồi chở nạn nhân đi Bệnh viện Đa khoa Thị trấn Phú Phong để cấp cứu”.

      Hiện nay, anh Nhân đã được chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh để chữa trị.

      Tai nạn này nhắc nhở người dân cần tuân thủ quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, đồng thời, các cấp quản lý liên quan cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, tuyên truyền, xử lý các vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

    • Điện và hiệu quả con tôm

      Mới đây, tỉnh Trà Vinh đã đề nghị Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm tiết kiệm điện trong nuôi tôm năm 2018; đồng thời xác định sau khi triển khai thực hiện sẽ tổ chức hội thảo giới thiệu, tuyên truyền rộng rãi nhằm nhân rộng mô hình để doanh nghiệp, người nuôi tôm áp dụng.

      Năm 2017, mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm đã được triển khai thí điểm tại tỉnh Sóc Trăng với 2 giải pháp: “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí oxy) chữ U bằng con lăn trục quay” và “Đồng trục hóa môtơ với trục dẫn dàn quạt kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn khối đỡ chữ U”. Hàng trăm hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng được hỗ trợ chi phí 1,4 tỉ đồng để thực hiện mô hình. Kết quả cho thấy, giải pháp “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo oxy) chữ U bằng con lăn trục quay” tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ. Còn giải pháp thứ 2 tiết kiệm được 38,7% điện năng.

      EVNSPC cho biết, đã chỉ đạo các công ty Điện lực phổ biến để nhân rộng kinh nghiệm thực hiện tiết kiệm điện tại tất cả các tỉnh có khách hàng nuôi tôm công nghiệp; đồng thời đang trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phê duyệt để tiếp tục triển khai Đề án “Giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại các tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh và Bạc Liêu giai đoạn 2018 - 2019”. Đề án này bổ sung thêm các giải pháp thay thế động cơ hiệu suất cao, hộp điều tốc bên cạnh các giải pháp thay gối đỡ con lăn, chỉnh đồng trục dàn quạt đã thí điểm giai đoạn 1 tại tỉnh Sóc Trăng. Đề án cũng sẽ được triển khai tại tỉnh Trà Vinh sau khi EVN phê duyệt.

      Không chỉ giúp người nuôi tôm giảm chi phí, giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm còn góp phần giải tỏa áp lực cung ứng điện thương phẩm cho toàn xã hội trong bối cảnh nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng và còn khắc phục được tình trạng lưới điện bị quá tải trên diện rộng do một số hộ nuôi tôm tự phát nhỏ lẻ sử dụng nguồn điện sinh hoạt để nuôi tôm. Vì vậy, ngoài việc hỗ trợ, để mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm được nhân rộng nhanh, cần có cách thức giới thiệu theo kiểu “mắt thấy, tai nghe” để người nuôi tôm thấy rõ lợi ích thiết thực của mô hình, qua đó tự chủ động áp dụng trên vuông tôm của mình...

    • Quảng Trị: Một khách hàng bị xử phạt 3 lần trộm cắp điện

      Hiện trường trộm cắp điện lần thứ 3 của ông Đ.X.H

      Ông Đ.X.H trú tại phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã 3 lần thực hiện hành vi trộm cắp điện sinh hoạt và bị Điện lực Đông Hà (Công ty Điện lực Quảng Trị) phát hiện, xử phạt. Đây là trường hợp trộm cắp điện khá hi hữu từ trước đến nay trên địa bàn thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

      Cụ thể, vào tháng 12/2017, qua theo dõi sản lượng điện bất thường trên hệ thống thu thập dữ liệu từ xa RF-Spider, Điện lực Đông Hà tổ chức kiểm tra và phát hiện ông Đ.X.H đã tự ý xẻ cáp trước công tơ để trộm cắp điện.

      Đơn vị kiểm tra đã lập biên bản truy thu 1.188 kWh sản lượng điện và yêu cầu ông Đ.X.H. bồi thường 3,3 triệu đồng. Sau đó, UBND thành phố Đông Hà có quyết định xử phạt hành chính 7,5 triệu đồng.

      Đến tháng 5/2018, ông Đ.X.H. tiếp tục có hành vi trộm cắp điện bằng cách lấy điện trực tiếp từ lưới điện hạ áp 0,4 kV. Lần này, ông Đ.X.H phải nộp bồi thường cho ngành Điện 4,9 triệu đồng và UBND thành phố Đông Hà xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng.

      Gần đây nhất, vào ngày 1/9, ông Đ.X.H. tiếp tục thực hiện hành vi trộm cắp điện. Thủ đoạn lần này là thực hiện đấu nối trực tiếp vào hệ thống hộp chia dây trên lưới điện hạ áp.

      Với hành vi trộm cắp điện lần thứ 3, ông Đ.X.H. chịu mức phạt tiền sử dụng điện trái quy định là 1,9 triệu đồng và đang chờ chính quyền địa phương ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.  

    • Xử lý thiết bị điện gia dụng bị ngập nước

      Sau mưa bão hay ngập lụt, cần kiểm tra và thay thế (nếu cần) các thiết bị như dây dẫn có vỏ bọc bằng nhựa, các bản mạch và thiết bị ngắt điện, hộp cầu chì và cầu chì, công tắc, ổ cắm ngoài… Đối với các thiết bị điện tử bị ngập nước, có thể áp dụng một số biện pháp sau: 

      Làm sạch 

      Nước ngập thường làm cho bùn đất bám vào các thiết bị. Do đó, cần phải làm sạch bằng cách tháo vỏ thiết bị ra, dùng nước sạch rửa vết bẩn và dùng khăn sạch lau khô. Nếu còn bùn, sau một thời gian bùn sẽ hút ẩm và làm hỏng thiết bị. 

      Không sử dụng các thiết bị sấy có nhiệt độ cao vì linh kiện bên trong dễ bị hư hỏng. (Ảnh minh họa)

      Làm khô đúng cách

      - Bước 1: Dùng quạt máy thổi luồng gió mạnh vào thiết bị đang bị ẩm để nước bốc hơi.

      - Bước 2: Khi thiết bị đã tương đối khô, dùng máy sấy để sấy khô. Lưu ý: Linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ 50 - 60 độ C, nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và cứ 2-3 phút nên nghỉ 1 lần rồi lại sấy tiếp, cho đến khi thiết bị khô hẳn. 

      - Nếu không dùng máy sấy, có thể làm theo cách sau: Đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng, cho thiết bị điện, điện tử vào trong, bật sáng khoảng 2 - 3 bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn) đặt vào hộp và để khoảng 8 giờ. Nhiệt độ bóng đèn tỏa ra khoảng 50 - 60 độ C có thể giúp làm khô thiết bị từ sâu bên trong. 

      Đo cách điện trước khi cắm

      Sau khi làm khô thiết bị điện, không nên cắm điện chạy thử hay sử dụng ngay. Bởi nếu cắm điện vội vàng, thiết bị sẽ có nguy cơ bốc khói, cháy, nổ do có thể giữa các chi tiết máy vẫn còn ẩm. Vì vậy, cần đo điện trở cách điện, đảm bảo độ cách điện tốt. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng, điện trở cách điện đảm bảo khoảng 0,5M mới được đóng điện. 

      Nếu không tự tin về về kết quả sấy khô thiết bị và không biết rõ về cách dùng đồng hồ đo vạn năng, nên mang các thiết bị đến các trạm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa. 

      Ngoài ra, đối với các thiết bị nhiệt như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng... ngoài việc sấy khô hoàn toàn, đo lại cách điện cần kiểm tra thêm độ cách nhiệt. Nếu bộ phận cách nhiệt bị ẩm, cần phải sấy khô. 

    • Nghệ An: Truy thu 10 tỉ đồng từ hơn 1.000 vụ trộm cắp điện năng

      Theo Công an tỉnh Nghệ An, qua công tác phối hợp với ngành Điện lực, cơ quan chức năng đã phát hiện 1.003 vụ trộm cắp điện năng với tổng điện năng bị trộm lên đến hơn 3,3 triệu kWh, truy thu gần 10 tỉ đồng.

      Đây là kết quả sau gần 3 năm thực hiện Quy chế phối hợp được ký từ tháng 11/2015 giữa Công an tỉnh Nghệ An và Công ty Điện lực Nghệ An, Công ty Lưới điện Cao thế miền Bắc và Truyền tải điện Nghệ An.

      Tại Hội nghị, nhiều đại biểu cho rằng sự phối hợp chặt chẽ giữa công an và các đơn vị thuộc ngành Điện trên địa bàn đã góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả hoạt động chống phá, các hành vi vi phạm pháp luật; đảm bảo an ninh, an toàn ngành Điện. Thông qua việc triển khai quy chế phối hợp đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên của các ngành.

      Hội nghị cũng đánh giá công tác phối hợp giữa các bên liên quan cần được thực hiện thường xuyên hơn và dần đi vào nề nếp sau khi có Quy chế. Đặc biệt là trong trao đổi, xử lý thông tin, tình hình; phối hợp điều tra, bảo vệ tài sản của ngành Điện.

      Do Nghệ An là tỉnh rộng nhất nước nên tài sản của ngành Điện trải rộng khắp các địa bàn, khó quản lý. Bên cạnh đó, âm mưu, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, các đại biểu dự Hội nghị cho rằng công tác đảm bảo an ninh, an toàn ngành Điện trong thời gian tới được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có sự vào cuộc chặt chẽ, sự phối hợp giữa các ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

    • Hà Nội bảo đảm an toàn hành lang lưới điện cao áp

      Hiện nay, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đang quản lý, vận hành 77 tuyến đường dây (ÐD) 110 kV với tổng chiều dài 842 km, trong đó 780 km trên không và 62 km cáp ngầm; một tuyến ÐD 220 kV dài 8,1 km; 45 trạm biến áp (TBA) 110 kV, 1 TBA 220 kV tổng công suất 6.092 MVA.

      Các tuyến ÐD và TBA nằm rải rác trên 30 quận, huyện của TP Hà Nội. Thời gian qua, tình trạng vi phạm hành lang an toàn bảo vệ công trình lưới điện cao áp (LÐCA) trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, các tòa chung cư cao tầng và công trình nhà dân thi công xây dựng, cải tạo trong và gần hành lang LÐCA 110 kV.

      Mặt khác, một số đơn vị, người dân sinh sống ở trong và gần khu vực vẫn cố tình vi phạm, bỏ qua các quy định, không phối hợp, hợp tác với Công ty về các biện pháp an toàn điện theo quy định của Luật Ðiện lực, Nghị định số 14/2014/NÐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy định của thành phố.

      Ðối với công trình cải tạo cơi nới, các hộ dân thường tự ý triển khai các công việc trong phạm vi hành lang lưới điện và chủ yếu làm ban đêm trong thời gian ngắn, nên rất khó phát hiện để ngăn ngừa hành vi vi phạm.

      Ông Phạm Đại Nghĩa - Giám đốc Công ty cho biết, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn đã xảy ra một số sự cố do các đơn vị/người dân tự ý thi công cải tạo cơi nới, vi phạm khoảng cách với lưới điện.

      Các chủ đầu tư, ban quản lý thi công công trình, công trường không chấp hành, bỏ qua các quy định về bảo vệ hành lang an toàn LÐCA dẫn đến phương tiện phục vụ thi công vi phạm khoảng cách, gây sự cố lưới điện. Nhiều hộ dân chưa ý thức rõ mức độ nguy hiểm khi để xảy ra vi phạm, để các loại vật liệu, phông bạt,..., gần ÐZ 110 kV khi thời tiết mưa gió lớn, gây nguy hiểm cho người và công trình LÐCA,...

      Thời điểm này, nhiều cơ sở kinh doanh bánh trung thu đã dựng quầy bánh tạm nằm dưới hành lang LÐCA 110 kV (nhất là dọc đường Phạm Hùng) mà không liên hệ, phối hợp ngành Điện theo quy định. Các quầy hàng này rất dễ dẫn đến sự cố phóng điện khi có giông lốc, mưa lớn ảnh hưởng tính mạng của người dân khi ra vào mua bánh.

      Các vụ vi phạm đã được Công ty lập hồ sơ xử lý, báo cáo ngay từ khi có hành vi vi phạm đến các cấp Ban Chỉ đạo Phát triển điện lực để xử lý kịp thời theo đúng quy định hiện hành, bảo đảm an ninh chính trị, cấp điện ổn định cho TP Hà Nội.

      Theo ông Nghĩa, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành hệ thống điện và tăng năng suất lao động, các TBA của Công ty đã dần được nâng cấp thành TBA không người trực. Để giảm sức lao động của công nhân trong công tác vệ sinh công nghiệp định kỳ, Công ty đã áp dụng công nghệ vệ sinh sứ cách điện online bằng nước áp lực cao. Ngoài ra, Công ty áp dụng nhiều giải pháp công nghệ phục vụ quá trình kiểm tra vận hành thiết bị, kịp thời ngăn ngừa nguy cơ sự cố mất điện.

      Công ty thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ an toàn công trình LÐCA 110 kV như: Thường xuyên triển khai công tác tuyên truyền an toàn điện đến từng hộ dân, doanh nghiệp sinh sống trong và gần hành lang LÐCA 110 kV bằng nhiều hình thức như phát tờ rơi, phối hợp 150 phường, xã tuyên truyền trên loa, bảng tin của các phường xã...; lắp các biển cảnh báo, biển cung cấp thông tin tại công trình lưới điện; làm rào chắn, ba-ri-e, biển cảnh báo hạn chế độ cao phương tiện,...

      Tháng 6 vừa qua, Công ty đã mời 33 chủ đầu tư và các nhà thầu thi công có công trình thi công nằm trong và gần hành lang LÐCA 110 kV để họp bàn đưa ra các giải pháp bảo đảm an toàn điện khi thi công, mời thêm Thường trực Ban Chỉ đạo Phát triển điện lực thuộc Sở Công Thương Hà Nội và Phòng An ninh kinh tế (Công an TP Hà Nội) tham gia. Sau cuộc họp, các chủ đầu tư, nhà thầu thi công đã nhận thức đầy đủ hơn việc bảo đảm an toàn hành lang LÐCA.

      Công ty khuyến cáo, người dân, cơ quan, chủ các công trình không tự ý làm các công việc trong phạm vi hành lang lưới điện, cần liên hệ với ngành Điện để phối hợp, có biện pháp bảo đảm an toàn cho tính mạng và công trình. Khi xây dựng, cải tạo công trình trong hành lang phải thỏa thuận an toàn điện với ngành Điện theo đúng quy định. Không được tập kết vật tư, vật liệu trong hành lang LÐCA vì rất dễ vi phạm khoảng cách an toàn, gây tai nạn cho người và gây sự cố mất điện.

      Công ty kiến nghị cần có sự vào cuộc đồng bộ của các sở, ban, ngành và các cơ quan truyền thông trong công tác bảo vệ an toàn hành lang lưới điện để chủ đầu tư, người dân hiểu rõ các quy định an toàn và mức độ nguy hiểm, hậu quả để lại thường rất nặng nề khi vi phạm khoảng cách an toàn. Trước khi cấp phép thi công, cải tạo, xây dựng, phải yêu cầu chủ đầu tư có thỏa thuận với ngành Điện theo đúng quy định. Ðơn vị cấp phép phải có biện pháp kiểm tra sau cấp phép; cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm giấy phép đã cấp và vi phạm trật tự xây dựng,...

    • Bảo đảm sử dụng điện an toàn cho người dân vùng lũ

      Thợ điện sử dụng loa tay để tuyên truyền việc sử dụng điện an toàn điện trong những thôn xóm ngập nước.

      Nhờ phương án được chuẩn bị trước, cũng như việc cấp điện kịp thời cho người dân, hướng dẫn cụ thể đến từng hộ gia đình để kiểm tra, giám sát thiết bị điện…; đến nay, EVNHANOI đã hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

      Rạng sáng 20/7, mưa kéo dài tiếp tục làm nước dâng cao gây ngập lụt các vùng trũng trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Chủ động ứng phó nhằm bảo đảm an toàn cung ứng điện, 3h sáng cùng ngày EVNHANOI đã ngừng cấp điện đối với các hộ dân bị ngập sâu. Ngày 31/7, mực nước sông Bùi (tại cống Yên Duyệt) là 7,38m (cao hơn mức báo động 3 là 0,38m), lúc này nhiều hộ đã ngập sâu trong nước, nên EVNHANOI tiếp tục ngừng cung cấp điện cho 1.221 hộ.

      Tính đến 8h00 ngày 10/8/2018: Mực nước sông Bùi (tại cống Yên Duyệt) là 5,27m (thấp hơn mức báo động cấp 1 là 0,73m). Hiện chỉ còn 180 hộ chưa thể cung cấp điện do nước ngập mất an toàn. 

      Trước mùa mưa bão, Công ty Điện lực Chương Mỹ đã chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho bà con bằng nhiều hình thức như: Phát tờ rơi, phát trên loa truyền thanh các biện pháp bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp. Đồng thời, xử lý các khu vực có nguy cơ ngập lụt bằng cách thay hệ thống đường dây điện đưa lên cao, xử lý các cột điện bị nghiêng, bị gãy…

      Ông Trần Ngọc Mười - Giám đốc Công ty Điện lực Chương Mỹ: cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng kịch bản “4 tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, bảo đảm chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và "3 sẵn sàng" (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương đạt hiệu quả), phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai, bão lũ. Đồng thời, xây dựng lực lượng ứng trực và đội xung kích xử lý sự cố và phòng chống lụt bão. Rút kinh nghiệm năm 2017, trước mùa mưa bão năm nay, toàn bộ hệ thống lưới điện đã được nâng cao trình, cột điện được cải tạo lại nên đợt úng ngập vừa qua không gây ảnh hưởng tới một công tơ điện nào. Nước rút đến đâu chúng tôi kiểm tra hệ thống đến đó và nếu bảo đảm an toàn là cấp điện trở lại cho người dân. Việc hướng dẫn người dân kiểm tra các thiết bị, dây dẫn an toàn được phổ biến rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh của xã. Cùng với đó, Đội xung kích còn sử dụng loa di động để tuyên truyền tới từng nhà nên giảm thiểu được thiệt hại do ngập úng gây ra”.

      Theo ông Ngô Huy Hoàng, Phó Trưởng ban An toàn EVN HANOI, mục tiêu của Công ty là cấp điện an toàn cho toàn thể người dân trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt trong mùa mưa bão. EVN HANOI đã yêu cầu tất cả đơn vị trực thuộc cung cấp, thống kê các trạm bơm tiêu úng cho Thủ đô để có phương án cấp điện an toàn và có phương án ưu tiên cấp điện cho các trạm bơm để vận hành thông suốt.

      Khi mưa to, gió lớn, ngập úng:

      * Người dân cần tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện đề phòng sự cố.

      * Khi cần, liên lạc với Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (ĐT:19001288 - 024.22222000), chính quyền, hoặc công an địa phương gần nhất để kịp thời xử lý.

    • TP.HCM: Hơn 20.000 hộ dân được khảo sát, tư vấn sử dụng điện

      Công nhân  EVNHCMC sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện cho các hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn

      Tổng công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho Ban quản lý khu phố, tổ dân phố, khu chung cư, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ của địa phương, các hộ gia đình,..., về kỹ năng sử dụng điện an toàn, phòng chống cháy nổ.

      EVNHCMC cũng đã triển khai có hiệu quả các công trình: “Tuyến hẻm có hệ thống điện an toàn, mỹ quan, tiết kiệm”; “Nguồn sáng an toàn văn minh tiết kiệm vì an sinh xã hội”; “Cùng bạn sử dụng điện an toàn và tiết kiệm”; “Chung cư văn minh, sạch đẹp, an toàn”,...

      Cũng trong 7 tháng đầu năm, Tổng công ty đã phát hơn 45 ngàn cuốn “Cẩm nang sử dụng điện an toàn”, hơn 47 ngàn cuốn “Sổ tay phòng cháy chữa cháy điện gia đình”, 772 cuốn “Sổ tay phòng cháy chữa cháy điện cơ sở, sản xuất kinh doanh và công sở” và 4.850 tờ rơi các loại đến các hộ gia đình.

      Với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn điện, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TPHCM không xảy ra các vụ tai nạn điện và sự cố gây cháy nổ nghiêm trọng trong nhân dân.

    • Truyền tải điện Quảng Trị: Chủ động xử lý ngăn ngừa sự cố đường dây 500 kV Bắc - Nam

      Công nhân Đội Truyền tải điện Vĩnh Linh tham gia dập tắt đám cháy cạnh hành lang tuyến ngày 2/8

      Vào lúc 7h40 phút ngày 2/8/2018, người dân đốt bì thực vật gần khoảng cột 1271 – 1272 đường dây 500 kV Bắc – Nam (thuộc địa phận xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

      Nhận thấy nguy cơ đám cháy có khả năng lây lan vào hành lang tuyến đường dây 500 kV, lãnh đạo Truyền tải điện Quảng Trị đã huy động toàn bộ lực lượng công nhân Đội Truyền tải điện Vĩnh Linh và lực lượng bảo vệ các chốt đường dây để xử lý dập tắt đám cháy.

      Sau đó, Truyền tải điện Quảng Trị cũng đã làm việc với chính quyền địa phương và nhân dân trong khu vực để không tái diễn những vụ cháy tương tự trong và ngoài hành lang tuyến.

      Trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia bảo vệ hành lang an toàn lưới điện truyền tải.

    • Chương Mỹ (Hà Nội): Chưa thể cấp điện cho gần 1.000 hộ dân do úng ngập

      Đêm 18/7, bão số 3 đã đổ bộ vào đất liền kèm theo mưa lớn. Riêng khu vực huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mực nước sông dâng cao tràn qua đê Sông Bùi gây ngập lụt nặng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.

      Thợ điện Chương Mỹ kiểm tra các thiết bị điện tại vùng úng ngập, ngày 23/7

      Ông Đào Quang Minh – Phó giám đốc Công ty Điện lực Chương Mỹ cho biết: Rút kinh nghiệm từ đợt ngập úng năm 2017, ngay từ đầu năm 2018, Công ty Điện lực Chương Mỹ đã đầu tư, cải tạo và nâng cấp toàn bộ hệ thống lưới điện hạ thế trong khu vực.

      Chiều 19/7, Công ty Điện lực Chương Mỹ đã huy động 100% CBCNV ứng trực, chuẩn bị vật tư, thiết bị sẵn sàng trong mọi tình huống. Do có sự chuẩn bị chu đáo, khi nước dâng cao tràn đê Sông Bùi gây ngập úng, lưới điện đã được đảm bảo an toàn.

      Hiện nay, nước vẫn có chiều hướng dâng cao, Công ty Điện lực Chương Mỹ vẫn bám sát địa bàn, dùng thuyền đi sâu vào các khu vực ngập úng vừa hỗ trợ các gia đình vận chuyển đồ dùng, thiết bị đến khu vực an toàn. Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân tránh xa các vùng nguy hiểm. 

      Ngay sau khi nước rút, Công ty Điện lực Chương Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra đảm bảo các điều kiện an toàn để cấp điện trở lại cho người dân sớm ổn định cuộc sống.

    • PC Quảng Trị truy thu hơn 220 triệu đồng về vi phạm sử dụng điện

      Số tiền truy thu từ các vi phạm sử dụng điện gần 227 triệu đồng, trong đó có 20 trường hợp trộm cắp điện, truy thu 22.995 kWh sản lượng điện và khách hàng phải bồi hoàn cho ngành Điện gần 65 triệu đồng.

      Theo đó, để thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra giám sát mua bán điện (KTGSMBĐ) của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) giao, hệ thống KTGSMBĐ từ PC Quảng Trị đến các điện lực trực thuộc luôn bám sát nhiệm vụ kế hoạch đã được vạch ra từ đầu tháng, đầu quý với những công việc cụ thể, trong đó tập trung vào các chuyên đề, như: Rà soát lại số liệu các khách hàng có 2 hộ trở lên nhưng có sản lượng điện dưới 100kWh hoặc có sản lượng giảm 50% so với cùng kỳ; khách hàng áp dụng nhiều mức giá bán điện khác nhau, khách hàng thường xuyên thay đổi mục đích sử dụng điện; khách hàng ký kết hợp đồng mua bán điện đồng thời 3 pha sản xuất và 1 pha sinh hoạt (có sản lượng dưới 150kWh hoặc sản lượng giảm 50% so với cùng kỳ) để kiểm tra và áp lại giá bán điện nếu có thay đổi mục đích sử dụng điện hoặc truy thu giá nếu có vi phạm mục đích sử dụng điện.

      Đối với trạm biến áp công cộng có tổn thất điện năng từ 5-6% ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và trên 6% ở khu vực nông thôn cần phân tích số liệu lựa chọn ra số trạm biến áp có khả năng khách hàng tác động vào hệ thống đo đếm làm sai lệch chỉ số công tơ để tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện, qua đó sớm phát hiện các trường hợp có thể xảy ra trộm cắp điện.

      Bên cạnh đó, các đơn vị điện lực trực thuộc thường xuyên sử dụng các chương trình phần mềm dùng chung CEU, CPM, CMIS, MDMS, RF Spider để phục vụ có hiệu quả công tác kiểm tra sử dụng điện.

      Theo kế hoạch KTGSMBĐ, thời gian tới, PC Quảng Trị tiếp tục tăng cường kiểm tra và xử lý triệt để các trường hợp khách hàng vi phạm sử dụng điện; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Sở Công Thương xử lý triệt để các vụ vi phạm trộm cắp điện; tất cả các vụ vi phạm trộm cắp điện phải được chính quyền địa phương xử lý phạt vi phạm hành chính.

       

    • EVNHCMC thông tin ban đầu về sự cố máy biến áp ở huyện Củ Chi

      Sáng ngày 16/7, nhóm công nhân của Công ty Điện lực Củ Chi (thuộc EVNHCMC) nhận nhiệm vụ tăng cường công suất máy biến thế, thay thùng CB hộp bộ, cáp suất và phụ kiện Trạm biến áp Hội Thạnh 3 (ấp Hội Thạnh, xã Trung An) từ 1 x 50 kVA lên 3 x 100 kVA. Nhóm công tác đã tiến hành cắt điện để thực hiện công việc.

      Đến 15 giờ cùng ngày, nhóm công tác tái lập điện để tiến hành đo điện áp tại Trạm. Tuy nhiên, nhận thấy điện áp thấp, chưa đảm bảo để phục vụ cho nhân dân, nhóm công tác quyết định tăng nấc điện áp của máy biến thế. Trong quá trình thao tác cắt dây (pha) điện thì phát nổ và bốc cháy máy biến thế, làm 2 công nhân của Công ty Điện lực Củ Chi bị thương.

    • Tiết kiệm điện - bắt nguồn từ ý thức

      Đa dạng hình thức tiết kiệm điện

      Nhờ linh hoạt trong các hình thức tuyên truyền, Công ty Điện lực Bình Phước đã giúp phong trào TKĐ trên địa bàn tỉnh trở thành hành động, thu hút đông người dân tham gia. Mỗi gia đình đều có những mẹo tiết kiệm tùy vào nhu cầu sử dụng, tạo thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả.

      “Gia đình tôi thực hiện TKĐ từ vài năm trước. Cách làm của gia đình cũng khá đơn giản. Với 4 người, tôi chọn mua tủ lạnh dung tích nhỏ và không mở cửa tủ lạnh liên tục; thay thế các bóng điện trong nhà bằng đèn compact; mua đồ điện có dán nhãn tiết kiệm; hạn chế sử dụng thiết bị điện không cần thiết hoặc sử dụng chế độ hẹn giờ. Mùa nắng nóng nhiệt độ lên đến 37 độ C, mặc dù nhà có máy điều hòa, nhưng tôi mở tất cả cửa lấy gió tự nhiên. Nhờ vậy, mỗi tháng gia đình chỉ dùng hết khoảng 80 kWh. Bình thường đã nên tiết kiệm, lúc kinh tế khó khăn, vật giá leo thang càng phải tiết kiệm. Điều quan trọng chính là ý thức của mỗi cá nhân, bởi TKĐ cũng chính là tiết kiệm một khoản tiền túi hằng tháng không đáng phải bỏ ra, mà qua đó còn đóng góp xây dựng đất nước” - bà Nguyễn Thị Vân Anh ở khu phố 3, phường Long Thủy (Phước Long) chia sẻ.

      Không chỉ tuyên truyền bằng tờ rơi, cẩm nang, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Công ty Điện lực Bình Phước còn phối hợp các hội, đoàn thể, trường học tuyên truyền bằng nhiều hình thức sinh động và nêu gương các mô hình, cách làm hiệu quả của một số gia đình tiêu biểu trong TKĐ. Đi đôi với tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức tiết kiệm, Công ty Điện lực tỉnh còn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, hệ thống đường dây, giảm hao hụt trong truyền tải điện, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, doanh nghiệp.

      Nhiều hộ còn thay thế điện lưới quốc gia bằng các biện pháp hữu hiệu, như tận dụng năng lượng mặt trời, khí biogas... Anh Đỗ Văn Thương (30 tuổi) ở ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương (Bình Long) cho biết: Gia đình nuôi trên 1.000 con heo thịt, chuồng xây khép kín, nhưng ít sử dụng điện lưới vì tôi thường cho heo ăn lúc trời còn sáng, mở cửa thông gió thay quạt máy. Từ nguồn phân heo thải ra, tôi xây dựng hệ thống phát điện chạy bằng khí biogas để nấu ăn và thắp sáng, giúp tiết kiệm 100% chất đốt. Nhờ đó, trung bình 1 năm gia đình tiết kiệm được khoảng 10 triệu đồng.

      Cầm xấp phiếu thanh toán tiền điện hằng tháng trên tay, ông Trịnh Hùng Xuân ở ấp 1B, xã Tiến Thành (Đồng Xoài) khoe: Từ khi sử dụng điện tiết kiệm trung bình mỗi tháng gia đình tôi tiết kiệm khoảng 8-10 kWh so với trước. Người dân trong ấp cũng nhận thấy, nếu sử dụng điện tiết kiệm sẽ mang lại lợi ích thiết thực, trước hết cho chính gia đình mình. TKĐ không chỉ giảm chi phí sinh hoạt mà còn xem như một hình thức giáo dục các con về ý thức trách nhiệm với gia đình và cộng đồng. Hiện chi phí sử dụng điện của gia đình giảm từ 400 ngàn đồng còn 250 ngàn đồng/tháng.

      Lan tỏa đến cộng đồng

      Chị Nguyễn Thị Hải ở thôn 1, xã Long Tân (Phú Riềng) cho biết: Ban đầu chưa hiểu rõ về TKĐ như thế nào, một số hộ còn nghĩ TKĐ là không dùng điện. Qua theo dõi trên báo, đài, tham gia các buổi tuyên truyền ở thôn, người dân hiểu rõ hơn TKĐ nghĩa là hạn chế sử dụng điện, chỉ dùng khi cần thiết. Gia đình tôi thường chọn các thiết bị điện có nhiều nấc tốc độ; thay máy nước nóng sử dụng điện bằng máy sử dụng năng lượng mặt trời để TKĐ. Những năm trước, tháng nào gia đình cũng phải trả 300 ngàn đồng tiền điện, song từ khi nắm bắt được các giải pháp TKĐ từ chương trình truyền thông của ngành điện, thành viên trong gia đình đã ý thức TKĐ bằng những cách làm đơn giản, như: Tắt hết thiết bị dùng điện khi không sử dụng, máy lạnh chỉ bật khi thật cần thiết... Vì vậy, tiền điện mỗi tháng của gia đình chỉ khoảng 150 ngàn đồng.

      Để phong trào TKĐ ngày càng lan tỏa, hằng năm Công ty Điện lực Bình Phước đều phát động phong trào “Hộ gia đình TKĐ, tiết kiệm năng lượng” với nhiều nội dung đổi mới, chú trọng kỹ năng thực hiện tiết kiệm nhằm tạo thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả, coi việc TKĐ là hành động thiết thực trong từng gia đình. Qua đó nâng cao nhận thức, tạo thói quen, kỹ năng sử dụng điện tiết kiệm của mỗi người, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng hướng tới mục tiêu “Nhà nhà TKĐ, người người TKĐ”. Kết quả, năm 2017, Bình Phước tiết kiệm 27,7 triệu kWh, còn 5 tháng đầu năm 2018 tiết kiệm 2,213 triệu kWh.

      Giai đoạn 2018-2020, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đặt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 550 triệu kWh. Để đạt mục tiêu này, tập đoàn đã và đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện toàn diện các giải pháp TKĐ, từ khâu phát điện, truyền tải tới phân phối. Đặc biệt, tập đoàn sẽ tập trung tư vấn TKĐ, hướng tới từng nhóm khách hàng cụ thể, như hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp, bệnh viện, trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp...

       

    • Công ty Điện lực Chương Mỹ: Phối hợp cùng địa phương đảm bảo điện mùa mưa bão 2018

      Thợ điện Chương Mỹ (Hà Nội) phát quang hành lang lưới điện để ngăn ngừa các nguy cơ sự cố có thể xảy ra trong mùa mưa bão - Ảnh: K.Vân

      Người dân xóm Đồng Rạch (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) vẫn chưa thể quên đợt ngập úng lịch sử xảy ra vào tháng 10 năm ngoái, khi mưa lớn kéo dài khiến nước sông Bùi dâng cao, gây ngập úng trên diện rộng các xã Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến và Nam Phương Tiến.

      Ông Đỗ Văn Thăng, trưởng xóm Đồng Rạch chỉ lên bức tường sau nhà, kể lại: Nước ngập tới hơn 3m, cả 30 hộ dân trong thôn đều bị ngập nặng như vậy. Thời điểm ấy, mọi người phải đi sơ tán, chỉ còn khoảng chục người ở lại.

      Lúc đó, thợ điện Chương Mỹ đã có mặt để cắt điện kịp thời, không để sự cố đáng tiếc nào xảy ra. Họ còn mang theo mì tôm, nước uống, đèn dầu… đến cứu trợ người dân. “Chúng tôi rất cảm kích” – ông Thăng cho biết.

      Anh Đặng Xuân Tâm, đội trưởng Đội quản lý điện 2, Công ty Điện lực Chương Mỹ cho biết, đợt mưa lũ lịch sử ấy đã làm nhiều cây cối đổ vào đường dây, sét đánh gây sự cố lưới trung áp, đồng thời nước ngập không đảm bảo an toàn để cung cấp điện. 100% thợ điện của Công ty Điện lực Chương Mỹ được tăng cường ứng trực, nhanh chóng triển khai các phương án đảm bảo an toàn lưới điện và hỗ trợ các lực lượng chức năng thực hiện cứu trợ, cứu nạn người dân trong vùng ngập úng. Không quản ngại ngày đêm, thợ điện dầm mưa bám lưới, tuần canh liên tục trên địa bàn.

       

      Ông Đỗ Đình Chung, Phó chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến:

      Hằng năm, Công ty Điện lực Chương Mỹ luôn phối hợp chặt chẽ với UBND xã trong việc đảm bảo an toàn điện cho nhân dân mỗi khi đến mùa mưa bão.

      Công ty thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân cách sử dụng điện an toàn, hợp lý, tiết kiệm. Tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa bão, thợ điện luôn có mặt kịp thời và khẩn trương xử lý các sự cố. 

      Anh Tâm nhớ lại: Ngay tại khu vực xóm Đồng Rạch này, dù phải sa thải phụ tải do không đảm bảo điều kiện an toàn, nhưng ngay trong đêm, thợ điện đã cấp tốc kéo một đường điện chiếu sáng để đảm bảo cho bà con có thể... bơi thuyền đi sơ tán.

      Trước tình hình mưa lũ năm 2018 sẽ còn diễn biến phức tạp, ông Trần Ngọc Mười - Giám đốc Công ty Điện lực Chương Mỹ cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra, rà soát toàn bộ các khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập úng khi mưa to để cải tạo nâng cao tủ điện, tiến hành duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời những hư hỏng…”.

      Với sự chủ động ứng phó những diễn biến bất thường của thời tiết, Công ty Điện lực Chương Mỹ nói riêng, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã chủ động khắc phục sớm và hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại do bão lũ gây ra, đảm bảo cung ứng điện an toàn và ổn định cho người dân Thủ đô.

      Ông Ngô Huy Hoàng – Phó Ban An toàn Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội: 

      EVNHANOI đã phối hợp với các ngành, UBND các quận, huyện, thị xã kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống cấp điện cho các trạm bơm tiêu úng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nếu cần; bổ sung công suất điện cho các trạm bơm mới được nâng cấp; xây dựng kế hoạch đảm bảo đáp ứng điện cho yêu cầu bơm tiêu khi úng ngập xảy ra;...

      Các đơn vị trong toàn Tổng công ty đều đã có phương án tổ chức lực lượng ứng trực, chuẩn bị tốt hệ thống thông tin liên lạc, vật tư dự phòng; phát huy tốt phương châm “3 sẵn sàng” và “4 tại chỗ”, sẵn sàng xử lý trong trường hợp sự cố xảy ra.  

       

      Khuyến cáo đối với người dân mùa mưa bão

      Trước mưa lũ: 

      Chằng chống lại các công trình để hạn chế tối đa tác hại do mưa bão gây ra cho bà con và tài sản lưới điện.

      Trong mùa mưa bão: 

      - Tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện khi có mưa to, gió lớn, ngập úng;

      Chủ động ngắt cầu dao, aptomat nếu thấy nước ngập trong nhà;

      - Không chạm đến bất kỳ thiết bị, dụng cụ điện nào khi tay còn ướt; không đi chân trần trên nền ẩm ướt đề phòng điện bị rò...

      - Báo ngay cho điện lực gần nhất hoặc gọi đường dây nóng 0242222000 nếu mưa bão gây đứt dây, hoặc sự cố. Cô lập vị trí dây đứt để phòng tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

    • Chong hoa cúc bằng đèn LED giảm đến 75% chi phí điện

      Nông dân trồng hoa cúc ở khu vực Thái Phiên, Trại Mát (thành phố Đà Lạt) từ lâu đã chiếu sáng cho hoa bằng đèn compact (tiết kiệm điện hơn so với bóng sợi đốt). 

      Sau khi thấy được ưu điểm vượt trội từ đèn LED, nhiều hộ gia đình đã tiếp tục thay thế đèn compact bằng loại đèn này.

      Theo ông Nguyễn Hoàng Thành (làng hoa Thái Phiên), vụ trồng hoa cúc vừa qua, gia dình ông sử dụng đèn LED trên diện tích 1.000 m2, lắp đặt mới 120 bóng đèn LED loại 10 W. Khoảng cách giữa các bóng đèn là 3x3m. Mỗi bóng đèn được ráp thêm chóa phản quang, một rơle và bộ hẹn giờ tự động với chu kỳ 15 phút sáng và 15 phút tắt. Thời gian chiếu sáng khoảng 6 giờ/đêm.

      Kết quả, gia đình đã giảm chi phí tiền điện chiếu sáng trên cùng diện tích từ 1,2 - 1,3 triệu đồng (khi sử dụng đèn compact) xuống còn 300 - 500 ngàn đồng. Đối với sinh trưởng của cây hoa, chiều cao của cây đạt từ 1,2 - 1,3 m, màu sắc, kích thước của đóa hoa đều đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. 

      Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tổng số lượng đèn compact loại 20 W trên vùng chuyên canh hoa cúc Đà Lạt hiện có khoảng 2,5 triệu bóng. Mỗi vụ sản xuất hoa cúc, phần sản lượng điện dùng chiếu sáng cho hoa nếu quy ra tiền thì ước khoảng 24 tỷ đồng. Nếu thay thế số lượng đèn compact này sang bóng đèn LED loại 5 W, thì chi phí tiền điện mỗi vụ sẽ giảm xuống 4 lần, còn khoảng 6 tỷ đồng.

      Theo ông Nguyễn Thế Nhuận - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu khoai tây, rau và hoa Đà Lạt (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam), ưu điểm vượt trội của đèn LED là có dải quang phổ hẹp, cây có thể hấp thụ hầu hết lượng điện năng ánh sáng phát ra. Do cấu tạo bằng các chất liệu kim loại và plastic, nên đèn LED chịu lực tác động khá tốt, không bị nứt, bể khi trời mưa hoặc khi nhiệt độ thay đổi đột ngột như các bóng đèn khác có vỏ bằng thủy tinh. 

      Chuyển sang sử dụng bóng đèn LED để tiết kiệm điện hiệu quả nhất đang được các nhà vườn trồng hoa ở Đà Lạt áp dụng, tuy vốn đầu tư ban đầu là khá lớn nhưng về lâu dài thì hiệu quả tiết kiệm vài chục lần so với đèn compact. 

      Ông Nguyễn Phước Đức - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam cho biết, EVNSPC sẽ triển khai Đề án hỗ trợ nông dân sử dụng đèn LED chong hoa cúc tại Lâm Đồng trong quý III/2018.

      Đây vừa là giải pháp tiết kiệm điện hiệu quả cao, vừa mang lại giá trị kinh tế, xã hội, môi trường. Đề án cũng sẽ nâng cao nhận thức về tiết kiệm điện của các hộ sản xuất hoa cúc nói riêng và người dân Lâm Đồng nói chung. 

    • Hà Nội: Vẫn còn trên 200 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp

      EVN HANOI hỗ trợ tháo dỡ công trình vi phạm - Ảnh: Hoa Việt Cường

      Thời gian qua, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, Sở Xây dựng, Công an thành phố Hà Nội kiểm tra về công tác xử lý vi phạm này nhưng tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp. 

      Tổng công ty cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra, tuần canh tại các điểm có nguy cơ vi phạm, nguy cơ úng ngập; phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền trong nhân dân; tham mưu, tư vấn các vấn đề kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn cho các Ban chỉ đạo địa phương trong việc thực hiện xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp.

      Trước mùa mưa bão đang đến, EVNHANOI khuyến cáo tới khách hàng: Khi xây dựng nhà và các công trình không được vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, không thả diều, thả đèn trời, bắn pháo trang kim, chơi đồ chơi đĩa bay gần đường dây và trạm điện.

      Khi phát hiện thấy hiện tượng bất thường xảy ra trên lưới điện như dây điện bị đứt, cột nghiêng, đổ, sứ vỡ, cành cây gãy rơi vào đường dây, trạm điện… cần báo ngay cho Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (ĐT: 19001288 - 22222000), chính quyền hoặc Công an địa phương gần nhất để kịp thời xử lý.

    • Hà Nội: Nửa đêm cắt trộm dây cáp điện trạm biến áp

      Vừa qua, tổ công tác của công an phường Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội trong quá trình làm nhiệm vụ tại đường Hồ Tùng Mậu, phát hiện, bắt quả tang một nam thanh niên đang cắt trộm cáp điện. Nhìn thấy lực lượng công an, đối tượng bỏ chạy, nhưng không thoát. Ngay sau đó, đối tượng bị đưa về cơ quan Công an để đấu tranh làm rõ.

      Tại đây, đối tượng khai nhận là Đặng Hồng Quân (SN 1986, ở Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội). Từng là công nhân chuyên đi cắt cáp thuê, nên Quân luôn mang kìm cộng lực đễ sẵn có ai thuê thì làm việc luôn.

      Đêm 28/6, Quân mang kìm cộng lực đến khu vực trạm điện ở ngõ 66 Hồ Tùng Mậu để cắt trộm dây cáp điện. Khi đang kéo sợi dây cáp điện ở khu vực này xuống nhét vào bao tải thì Quân bị công an phường Mai Dịch bắt quả tang. 

      Thông tin với PV, chỉ huy công an phường Mai Dịch cho biết: Thực hiện các kế hoạch của Ban giám đốc công an Thành phố, Ban chỉ huy công an quận Cầu Giấy trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, công an phường Mai Dịch tăng cường tuần tra đêm, khép kín thời gian và địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những đối tượng phạm pháp, có dấu hiệu gây án.

      Hành vi của đối tượng Đặng Hồng Quân là vô cùng nghiêm trọng, có thể gây mất điện toàn bộ khu vực trạm biến áp cấp điện cho dân cư, gây chập, cháy, nổ, nguy hiểm đến tính mạng và tài sản của người dân... Hiện đối tượng đã được công an phường Mai Dịch chuyển lên công an quận Cầu Giấy để xử lý theo đúng quy định.

       

    • Cẩn trọng khi sửa chữa điện tại nhà

      Nguy cơ tai nạn điện

      Cách đây ít hôm, người hàng xóm nhờ anh T.V.P. (ngụ khu phố 10, phường Hố Nai) lên mái nhà để kiểm tra nguyên nhân vì sao bị mất điện. Chẳng may khi anh P. trèo lên thì bị điện giật chết tại chỗ.

      Người nhà cho biết anh P. không phải thợ điện, cũng không được học bài bản về điện. Do trước kia đã từng làm công việc liên quan đến lắp đặt, sửa chữa điện từ đó có chút kinh nghiệm trong việc này nên anh làm thêm nghề “thợ điện”, chủ yếu là sửa chữa điện sinh hoạt trong gia đình cho bà con hàng xóm. Tai nạn thương tâm cướp đi sinh mạng của anh là sự cố về điện đầu tiên và cũng là cuối cùng anh gặp phải.

      Không chỉ sửa điện tại nhà, hiện nay nhiều người còn khá lơ là trong việc bảo đảm an toàn khi câu móc điện, như trường hợp xảy ra ngày 30/5, bà T.T.K.L. (ngụ ấp 3, xã Tân Hạnh, TP. Biên Hòa) mở cửa chuồng nhốt gà để cho gà ăn thì bị điện giật chết tại chỗ. Nguyên nhân là do sợi dây bóng điện nối giữa chuồng gà và ổ cắm điện trong nhà bị hở gây rò rỉ điện. Lúc đó, cháu Đ.N.P. thấy bà L. nằm dưới đất nên chạy đến kéo bà L. ra thì cũng bị điện giật chết.

      Việc trang trí đèn điện vào mỗi dịp lễ, tết, cũng đã từng xảy ra những tai nạn chết người thương tâm do người dân tự ý giăng dây đèn điện trang trí trên hàng rào sắt bị hở, hoặc có hiện tượng phóng điện do người dùng bất cẩn dựng các cột đèn gần đường điện trung thế… Theo thống kê của Điện lực, số địa phương có tình trạng câu móc điện không bảo đảm an toàn vào mỗi mùa lễ hội là: TP. Biên Hòa, các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán…              

      Cẩn trọng với điện

      Theo đánh giá của Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, những năm gần đây, ý thức của người dân về an toàn trong sử dụng điện cho sinh hoạt, sản xuất... đã dần được nâng lên. Tuy nhiên, tình trạng người dân chủ quan, xem nhẹ vấn đề an toàn như: Tự ý thao tác, sửa chữa điện mà không có hiểu biết, kỹ năng cần thiết; tự kéo, giăng, mắc các dây dẫn điện trong khu vực sinh hoạt, sản xuất mà không đảm bảo các yêu cầu về an toàn... vẫn còn xảy ra.

      Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng các thiết bị, phụ kiện điện không rõ chất lượng, xuất xứ, không được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên… nên nguy cơ xảy ra tai nạn điện vẫn còn cao. Tai nạn về điện thường dẫn đến khả năng chết người rất cao, điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngành Điện mà trên hết là tổn thất, mất mát rất lớn cho gia đình nạn nhân. 

      Để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây thiệt hại về người, tài sản cũng như ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân, ông Đỗ Hữu Hoàng, Phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, khuyến cáo việc xây dựng, lắp đặt hệ thống điện trong gia đình hoặc nơi sản xuất phải được thực hiện bởi người có chuyên môn về điện dân dụng, đảm bảo các yêu cầu, tiêu chuẩn về an toàn điện. Người dân nên sử dụng các vật tư, phụ kiện có nguồn gốc, chất lượng đảm bảo, phù hợp với công suất, điện áp và mục đích sử dụng.

      Trường hợp xảy ra mất điện trong gia đình hoặc nơi sản xuất, nếu không xác định được nguyên nhân cũng như không có hiểu biết và kỹ năng cần thiết để xử lý thì nên thông báo cho đơn vị quản lý vận hành lưới điện tại khu vực hoặc báo qua tổng đài chăm sóc khách hàng để được hỗ trợ.

      Ông Đỗ Hữu Hoàng lưu ý: Khi gặp sự cố về điện, người dân nên gọi tổng đài 19001006 (hoạt động 24/24), ngành Điện sẽ phân công nhân viên đến hỗ trợ xử lý trong thời gian sớm nhất.

      Nếu nguyên nhân gây mất điện nhưng vị trí bị hư hỏng, sự cố ở trước công tơ (thuộc phạm vi quản lý của ngành Điện) thì phải thông báo ngay với ngành Điện để xử lý, tuyệt đối không được tự ý tiếp cận, tác động hoặc sửa chữa các hư hỏng, sự cố này.

    • Mục tiêu tiết kiệm 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc trong giai đoạn 2019 - 2030

      Hội thảo Xây dựng Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, do Bộ Công Thương phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức, sáng 22/6, tại Hà Nội.

      “Chúng tôi kỳ vọng Chương trình này sẽ đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng lượng trong toàn xã hội, giảm cường độ năng lượng của nền kinh tế nước ta, hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính và phát triển bền vững. Đồng thời, sẽ có những đóng góp to lớn trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính tại Thỏa thuận Paris năm 2015”, bà Nguyễn Thị Lâm Giang - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết. 

      Theo đó, Chương trình được thiết kế để tăng cường thực thi Luật sử dụng năng lượng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp quản lý và kỹ thuật, trong đó, tập trung vào các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng có khả năng gây ô nhiễm môi trường, giao thông vận tải và xây dựng; đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình dán nhãn năng lượng bắt buộc, loại bỏ các trang thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng,... 

      Theo nội dung Dự thảo Chương trình, giai đoạn 2019-2030 sẽ tiết kiệm 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng thương mại toàn quốc, tương đương 50-60 triệu TOE; giảm tối thiểu 8% suất tiêu hao năng lượng của các ngành sử dụng nhiều năng lượng...

      Ông Trịnh Quốc Vũ – Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững chia sẻ, trong Chương trình đang được xây dựng, Bộ Công Thương sẽ mạnh dạn đưa ra những đề xuất về cơ chế khuyến khích đối với các cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng trọng điểm cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm giúp các đơn vị trong các ngành nghề kinh tế khác nhau nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.

      “Các cơ chế có thể là thiết lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tiết kiệm năng lượng; hay thúc đẩy thị trường dịch vụ năng lượng ESCO phát triển, nhằm từng bước xây dựng một thị trường tiết kiệm năng lượng bền vững vận hành theo cơ chế thị trường, thu hút được sự tham gia của khu vực tư nhân và nước ngoài, tăng cường hợp tác công – tư vào trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng”, ông Vũ cho hay.

      Tại Hội thảo, các chuyên gia WB cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả từ các quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ..., nhằm giúp Việt Nam rút ra các bài học trong quá trình triển khai.

    • Giữ an toàn điện mùa mưa

      Ông Phạm Quốc Bảo

      Phóng viên: Thưa ông, khu vực phía Nam và TP.HCM đã bước vào mùa mưa bão, EVNHCMC có kế hoạch cấp điện an toàn cũng như phòng tránh tai nạn điện cho người dân?

      Ông Phạm Quốc Bảo: Lưới điện trên địa bàn TP.HCM do Tổng công ty Điện lực TP.HCM quản lý luôn được quan tâm đầu tư, cải tạo theo hướng hiện đại và bảo đảm an toàn cho cung ứng sử dụng điện. Việc kiểm tra lưới điện luôn được tiến hành thường xuyên, bao gồm kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời… để bảo đảm lưới điện vận hành an toàn; tất cả các khiếm khuyết (nếu có) được phát hiện đều được tổ chức xử lý ngay. 

      Từ đầu năm, Tổng công ty đã cho tăng cường kiểm tra, rà soát, nhất là các khu vực dễ bị ảnh hưởng thời tiết cực đoan (mưa, bão, ngập, úng…), để xử lý khắc phục trong tháng 3 và 4. Bên cạnh đó, Tổng công ty đang thực hiện chương trình hiện đại hóa và ngầm hóa lưới điện trong khu vực nội thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng an toàn điện, giảm tối đa tác động từ các yếu tố bên ngoài cũng như ảnh hưởng thời tiết.

      PV: Trong mùa mưa thường xuất hiện gió, lốc xoáy làm cây xanh ngã đổ có thể gây ảnh hưởng hệ thống lưới điện. Ngành Điện có chú ý vấn đề này?

      Ông Phạm Quốc Bảo: Cây xanh ngã đổ do gió, lốc xoáy gây ảnh hưởng hệ thống lưới điện là sự cố không thể tránh khỏi trong mùa mưa. Để hạn chế thiệt hại từ những sự cố này, Điện lực đã triển khai kiểm tra, phối hợp với các khu quản lý đô thị, Công ty Công viên cây xanh nhằm xử lý các nguy cơ cây xanh, bảng quảng cáo, lều, lán… có khả năng ngã đổ, bay vào đường dây, trạm biến áp; lập phương án ứng phó khi có cây ngã, đổ vào đường dây trung, cao thế cho một trong các tuyến dây trọng yếu của từng quận - huyện. Song song đó, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư, nguồn lực để ứng trực và xử lý, khắc phục sự cố nhanh nhất; thực hiện nghiêm phương châm 4 tại chỗ gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.

      Khi có sự cố trên lưới điện do thiên tai sẽ chủ động cắt điện để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản người dân, công nhân thực hiện nhiệm vụ xử lý sự cố và chủ động phối hợp, hỗ trợ khách hàng tái lập điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong thời gian sớm nhất.

      PV: Người dân nên làm gì để giảm thiểu thiệt hại khi sử dụng điện trong mùa mưa?

      Ông Phạm Quốc Bảo: Để phòng tránh các tai nạn điện có thể xảy ra, Tổng công ty khuyến cáo khách hàng sử dụng điện và người dân TP.HCM khi mưa bão, ngập lụt cần thực hiện những lưu ý sau: 

      1. Không đứng trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp. 

      2. Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao… 

      3. Không lên sân thượng, mái nhà nơi có đường dây điện băng qua. 

      4. Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời. 

      5. Nên ngắt nguồn điện (mở cầu dao, CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột). 

      6. Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB). 

      7. Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi mưa to, gió lớn. 

      8. Tuyệt đối không sử dụng công trình điện (trụ điện, tủ điện, trạm điện...) để định vị các phương tiện, vật dụng, công trình dân sinh (mái che mưa, căng dây lều bạt, làm hàng quán…) hoặc neo đậu ghe thuyền. 

      9. Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết; lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã đổ, dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... và báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực TP HCM số điện thoại: 1900 54 54 54. Cuối cùng, gọi đến số 114 (Cảnh sát PCCC - Cứu nạn, cứu hộ TP) khi có tai nạn điện xảy ra. 

    • TP.HCM: Giả mạo thợ điện, thợ ống nước để lừa đảo

      Công an quận 12 (TP.HCM) cho biết vừa ký công văn gửi công an các phường và những cơ quan chức năng trên địa bàn cảnh báo đến người dân về chiêu thức giả danh thợ sửa ống nước, nhân viên điện lực để trộm cắp tài sản.

      Nhiều “chiêu thức” bất ngờ

      Vụ việc mà Công an quận 12 thụ lý đầu tiên là vào lúc 14 giờ ngày 20/3, ông Ngô Văn S. (SN 1943, ngụ phường Tân Thới Nhất) đang ở nhà thì một người đàn ông đến tự xưng là Tâm, chuyên sửa ống nước. Người này nói là bạn của con rể ông và được kêu đến kiểm tra nhà vệ sinh. Tưởng thật, ông S. dẫn Tâm lên kiểm tra nhà vệ sinh ở tầng 1 và tầng 2. Tại đây, Tâm nói ống nước bồn cầu bị hư nên nhờ ông S. xuống nhà vệ sinh ở tầng trệt bấm giùm để kiểm tra. Khi ông S. quay lên thì Tâm tiếp tục nhờ ông xuống kiểm tra thêm lần nữa.

      Sau đó, Tâm xuống tầng trệt nói rằng ra ngoài dẫn xe vào nhà để phòng ngừa trộm cắp. Ra khỏi nhà, Tâm rồ ga chạy mất hút. Thấy biểu hiện đáng ngờ, ông S. lên lầu thì phát hiện phòng ngủ của con gái bị cạy phá. Gọi con về kiểm tra thì phát hiện mất số tài sản gần 500 triệu đồng.

      Tương tự, ngày 23/4, một thanh niên đã đến nhà bà Nguyễn Thị L. (SN 1953, ngụ phường Thạnh Lộc, quận 12) nói rằng con bà kêu đến kiểm tra nhà vệ sinh. Sau khi nam thanh niên rời khỏi nhà, bà L. gọi điện cho con trai về thì tá hỏa khi 200 triệu đồng đã "không cánh mà bay".

      Cuối tháng 5/2018, 3 thanh niên giả danh nhân viên Công ty Ðiện lực An Phú Ðông đến nhà một người dân đòi cắt điện. Do cảnh giác nên khi thấy các thanh niên mặc đồng phục điện lực, người dân đã gọi điện đến Công ty Ðiện lực An Phú Ðông hỏi thì được tư vấn hỏi tên tuổi, chụp hình những thanh niên này lại. Do bị lật tẩy nên nhóm thanh niên lên xe tẩu thoát khi chưa thực hiện hành vi phạm tội.

      Trước đó, Cơ quan CSÐT Công an TP.HCM cũng khuyến cáo người dân về thủ đoạn giả nhân viên công ty điện lực để lừa đảo. Theo đó, kẻ gian đã thu thập thông tin người dùng (ghi rõ họ tên, mã số khách hàng) rồi nhắn tin yêu cầu chuyển tiền điện. Kèm theo tin nhắn, chúng đề nghị chuyển khoản vào tài khoản ngành điện (thực chất là tài khoản lừa đảo), nếu không sẽ cắt điện.

      Nhà nào dễ thành… con mồi?

      Theo thượng tá Lê Quang Trường, Phó trưởng Công an quận 12, trước khi thực hiện hành vi, đối tượng có sự điều tra, nghiên cứu về căn nhà dự kiến sẽ trộm cắp. Bên cạnh đó, đối tượng còn nhắm vào những gia đình có người lớn tuổi ở nhà trong khi con cái đi làm cả ngày. Lợi dụng người già cả và những căn nhà có nhiều tầng, đối tượng vào nhà nêu ra những lý do hợp lý để tạo lòng tin cho gia chủ rồi trộm cắp tài sản.

      Ngoài ra, đối tượng vào nhà thường đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm kèm theo đeo ba-lô trên vai. Khi chủ nhà mở cửa, đối tượng sẽ nhanh chóng di chuyển lên lầu rồi lấy cớ nhờ chủ nhà phụ giúp một số công việc ở tầng trệt. Sau đó, đối tượng lấy tài sản cho vào ba-lô rồi ra ngoài lấy xe tẩu thoát. Thời gian gây án thường là ban ngày, khi những người trẻ đi làm, đi học vắng nhà.

      Ðại diện Tổng công ty Ðiện lực TP.HCM (EVNHCMC) cho biết theo quy định của tổng công ty, công nhân của Tổng công ty đến nhà khách hàng để thực hiện công tác phải mặc trang phục và xuất trình giấy tờ theo quy định.

      Cụ thể, tất cả công nhân phải mặc đồng phục vải jeans, màu xanh truyền thống của EVNHCMC; áo dài tay có khuy và nút cài tay áo; vai áo bên trái có nhãn hiệu logo của EVNHCMC; ngực áo bên trái có logo đơn vị, tên đơn vị, mã số nhân viên và tên công nhân; quần có khuy nút cài ống quần (logo theo quy định). Nhân viên thì mặc trang phục công sở: áo trắng, quần tây sậm màu và đeo bảng tên (có logo đơn vị, mã số nhân viên và tên).

      Khi làm việc với khách hàng, công nhân, nhân viên điện lực phải xuất trình lệnh công tác hoặc phiếu công tác do công ty điện lực cấp. Trường hợp đi kiểm tra sử dụng điện thì phải xuất trình thẻ kiểm tra viên điện lực do Sở Công Thương TP.HCM cấp. 

      Vào cả chung cư

      Ông Lê Văn Ngọc (70 tuổi) ở chung cư Thái An 1 (quận 12, TP HCM) kể, một ngày đầu tháng 6/2018, một nam thanh niên nói muốn vào nhà sửa điện vì hệ thống điện tầng trên bị hư hỏng. Ông Ngọc hỏi vặn lại: “Tầng trên hư thì lên đó mà sửa, dưới này không chung đụng gì”. Thấy ông Ngọc có vẻ cảnh giác, nam thanh niên nhanh chóng ra thang máy rời khỏi chung cư. Người nhà lên tầng trên hỏi thì chủ hộ nói không hề nhờ người sửa hệ thống điện.

    • Cần biết về an toàn điện mùa nắng nóng

      1. Thiết kế, lắp đặt: Cần lắp thiết bị bảo vệ như cầu chì, áp tô mát cho hệ thống điện chung của gia đình, từng tầng, từng nhánh rẽ và trước thiết bị công suất lớn, cũng như ổ cắm điện. Nên nhờ người có chuyên môn điện giúp đỡ thiết kế hệ thống điện gia đình.

      2. Mua thiết bị điện, dây dẫn điện có chất lượng tốt, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có dán nhãn tiết kiệm điện. Lắp đặt và sử dụng thiết bị điện theo hướng dẫn, khuyến cáo của nhà sản xuất, đảm bảo sử dụng thiết bị đạt hiệu quả cao và an toàn.

      3. Kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị điện trong gia đình. Việc làm này sẽ loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn; kéo dài tuổi thọ thiết bị cũng như sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm hơn. Đặc biệt là vào mùa nắng nóng, các thiết bị điện phải làm việc liên tục, nếu không vệ sinh bảo dưỡng định kỳ sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tản nhiệt, có thể gây cháy thiết bị.

      4. Lưu ý khi sử dụng thiết bị điện:

      - Tắt các thiết bị không cần thiết, không sử dụng, khi ra khỏi nhà; cần kiểm tra, rút nguồn điện các thiết bị sinh nhiệt như bàn là, bếp điện khi không có người trông coi hoặc bị mất điện lúc sử dụng.

      - Đối với điều hòa nhiệt độ, nên để chế độ làm mát từ 26 độ trở lên, vì cứ tăng 1 độ C là đã tiết kiệm được 10% điện năng tiêu thụ; định kỳ vệ sinh bảo dưỡng máy điều hòa, rửa sạch lưới lọc bụi sẽ tiết kiệm thêm 5 – 7% điện năng tiêu thụ, đồng thời giảm nguy cơ mất an toàn do sử dụng thiết bị lâu ngày.

      - Đối với tủ lạnh, nên sử dụng tủ lạnh thường xuyên, không nên rút nguồn điện, tắt tủ lạnh trong khoảng thời gian ngắn rồi lại sử dụng vì sẽ làm giảm tuổi thọ thiết bị. 

      - Đối với quạt máy, nên sử dụng loại quạt nhiều số để điều chỉnh tốc độ gió phù hợp nhu cầu sử dụng, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Tránh sử dụng quạt trong thời gian quá dài vì động cơ sẽ bị nóng, dẫn đến nguy cơ cháy nổ. 

      5. Xử lý khi có sự cố chập, cháy điện

      - Đầu tiên khi phát hiện cháy nổ, người dân nên hô hoán thật to để mọi người cùng biết và kịp thời thoát ra hoặc tìm cách giúp đỡ;

      - Nhanh chóng ngắt nguồn điện, gọi điện thoại cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp 114 hoặc Trung tâm Chăm sóc khách hàng của các tổng công ty điện lực;

      - Tùy điều kiện, tình huống, cần khẩn trương tìm cách cứu người bị nạn, cứu tài sản và chữa cháy; 

      - Mỗi hộ gia đình nên trang bị ít nhất một bình chữa cháy và học cách sử dụng, để dập tắt đám cháy khi mới phát sinh, tránh lây lan, bùng phát;

      - Lưu ý, không được sử dụng nước để chữa cháy, nếu chưa ngắt nguồn điện. 

    • Tiết kiệm điện là làm lợi cho chính mình

      Nhà nhà tiết kiệm điện

      Công ty CP Sợi Trà Lý (TP.Thái Bình) hiện có 3 nhà máy kéo sợi (sản lượng 8 vạn cọc sợi và gần 12.000 tấn sợi các loại/năm) và 1 nhà máy xe sợi (công suất trên 1.500 tấn sợi/năm). Mỗi năm, Công ty tiêu thụ khoảng 27 triệu kWh điện, tương đương khoảng 2,2 triệu kWh/tháng.

      Công ty CP Sợi Trà Lý đã thay thế 100% bóng đèn huỳnh quang bằng bóng đèn led tiết kiệm điện

      Ông Bùi Ngọc Long - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Sợi Trà Lý cho biết: “Chi phí tiền điện chiếm trên 12% trong tổng giá thành sản phẩm, nên công tác tiết kiệm điện được Công ty đặc biệt chú trọng. Bởi chúng tôi hiểu rằng, tiết kiệm điện chính là làm lợi cho chính mình, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường”.

      Được sự đồng hành, tư vấn của Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình), năm 2017, Công ty CP Sợi Trà Lý đã mạnh dạn đầu tư một loạt các giải pháp tiết kiệm điện, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

      Cụ thể, Công ty đã thay thế 100% đèn chiếu sáng huỳnh quang bằng bóng đèn led; sử dụng hệ thống bù cosfi (bù công suất phản kháng) cho tất cả các trạm điện trung tâm và một số phụ tải lớn; lắp đặt biến tần cho 100% động cơ không đồng bộ...

      Ngoài ra, Công ty còn nghiên cứu, hạn chế sản xuất vào các giờ cao điểm..., từ đó giảm chi phí tiền điện.

      “5 tháng đầu năm 2018, sản lượng điện tiêu thụ của Công ty CP Sợi Trà Lý đã giảm bình quân 70.000 kWh/tháng so với năm 2017. Tuy chi phí đầu tư các giải pháp ban đầu khá lớn, nhưng chúng tôi đã thấy ngay hiệu quả kinh tế khi đầu tư các giải pháp tiết kiệm điện”, ông Long cho hay.

      Không chỉ ở các doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm điện cũng đã được lan tỏa trong các hộ dân ở Thái Bình. Ông Nguyễn Hữu Kha (đường Lý Bôn, TP. Thái Bình) chia sẻ, với gia đình ông, tiết kiệm điện không chỉ được thực hiện trong mùa hè mà trong suốt cả năm.

      “Được sự tư vấn của nhân viên điện lực, gia đình tôi luôn sử dụng điện với phương châm: An toàn, tiết kiệm và khoa học. Cụ thể, khi mua các thiết bị điện, bà xã nhà tôi luôn chọn các sản phẩm có dán nhãn năng lượng 5 sao; điều hòa nhiệt độ chỉ bật khi thực sự cần thiết và luôn để từ 26 độ trở lên; tận dụng tối đa ánh sáng và nguồn gió mát từ tự nhiên; chỉ cắm cơm trước khi ăn 30 phút...”, ông Kha cho biết thêm

      Tuyên truyền đi vào chiều sâu

      Ông Nguyễn Đức Dương - Phó Giám đốc PC Thái Bình cho biết, những năm qua, công tác tiết kiệm điện luôn được PC Thái Bình chú trọng. Theo đó, Công ty đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc tiết kiệm điện...

      Riêng năm 2018, để phong trào tiết kiệm phát triển rộng khắp và đi vào chiều sâu, PC Thái Bình đã phối hợp với các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tư vấn các giải pháp tiết kiệm điện, cách thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm trong mọi thành phần xã hội, từ các em học sinh, đến các hộ gia đình, doanh nghiệp.

      “Năm nay, việc tuyên truyền, hướng dẫn các giải pháp tiết kiệm điện thông qua Hội phụ nữ các xã - phường được PC Thái Bình đặc biệt chú trọng. Bởi chị em là những người giữ tay hòm chìa khóa của các gia đình, rất có ý thức trong việc tiết kiệm điện cũng như nhắc nhở các thành viên trong gia đình cùng thực hành tiết kiệm”, ông Dương cho hay.

      Không chỉ có vậy, PC thái Bình cũng sử dụng tối đa các phương tiện, kênh tuyên truyền có sẵn như website Công ty, facebook, zalo; kênh tuyên truyền trực tiếp từ các giao dịch viên, công nhân ngành Điện để tuyên truyền, tư vấn tới đông đảo khách hàng các giải pháp tiết kiệm điện đơn giản, hiệu quả...

      Nhờ đó, ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đã từng bước “thấm” vào đông đảo người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, các thiết bị tiết kiệm điện như đèn huỳnh quang T5, T8, đèn led; bình nước nóng năng lượng mặt trời; điều hòa nhiệt độ sử dụng công nghệ biến tần đã được người dân sử dụng nhiều hơn. Các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị cũng đã đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, có hiệu suất năng lượng cao.

      5 tháng đầu năm 2018, tỉnh Thái Bình đã tiết kiệm được hơn 15 triệu kWh, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2017. Qua đó, góp phần tăng cường độ tin cậy cung cấp điện, phục vụ hiệu quả các hoạt động sản xuất – kinh doanh và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

    • TP.HCM: “Siết” an toàn điện trong khu dân cư

      Công nhân EVNHCMC kiểm tra an toàn điện tại các hộ gia đình 

      Còn nhiều bất cập về an toàn điện

      Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, những năm qua, công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong các khu dân cư luôn được Tổng công ty quan tâm chỉ đạo sát sao.

      Năm 2017, Tổng công ty đã phối hợp với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy Chữa cháy (PCCC) TP.HCM và các sở, ngành liên quan, kiểm tra an toàn điện gần 42.000 cơ sở là chung cư, quán bar, vũ trường, khách sạn, khu dân cư, chợ…Qua kiểm tra, đã phát hiện 709 lỗi an toàn điện trên tổng số hơn 10.000 lỗi vi phạm về PCCC.

      Trong số các lỗi điển hình được phát hiện, có rất nhiều lỗi cơ bản về an toàn điện như: Hệ thống điện không đảm bảo an toàn; dây dẫn điện không có vỏ bọc bảo vệ; các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn nhưng vẫn sử dụng chung 01 ổ cắm…

      EVNHCMC cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện khảo sát, tư vấn sử dụng điện cho hơn 15.500 hộ gia đình. Qua đó, Cảnh sát PCCC đã xử lý nghiêm 508 trường hợp hệ thống điện gia đình mất an toàn. Đồng thời, EVNHCMC cũng đã sửa chữa hệ thống điện cho 593 hộ nghèo, gia đình chính sách…

      Có thể nói, sự chủ quan, thiếu kiến thức của người dân về an toàn phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ đáng tiếc. Điển hình, vụ cháy tại căn hộ tầng 8 chung cư Parc Spring (Quận 2, TPHCM) vào ngày 1/4/2018, do chủ hộ sạc pin điện thoại dự phòng nhiều ngày không rút ra khỏi nguồn điện, làm cục sạc sinh nhiệt, phát hỏa. 

      Khảo sát về an toàn điện tại 100% chung cư 

      Ông Phạm Quốc Bảo cho biết, nhằm “siết” chặt hơn nữa vấn đề an toàn điện, năm 2018, EVNHCMC đã và đang phối hợp với chính quyền địa phương, Cảnh sát PCCC tiến hành kiểm tra, tư vấn sử dụng điện cho tất cả chung cư trên địa bàn. Dự kiến, Chương trình này sẽ hoàn thành trong quý 2/2018. Ngoài ra, Tổng công ty cũng đặt mục tiêu kiểm tra, tư vấn an toàn điện cho 23.000 hộ dân trong năm nay.

      Cùng với đó, EVNHCMC còn phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho Ban quản lý các khu dân cư, tổ dân phố, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ địa phương..., góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, phòng chống cháy nổ khi sử dụng điện trong hộ gia đình. Đồng thời, xây dựng bảng tin, dựng pano về tuyên truyền về an toàn sử dụng điện, phòng chống cháy nổ do chập  điện tại khu phố, cầu thang chung cư; tổ chức chương trình “Cùng bạn sử dụng điện an toàn – tiết kiệm” tại trường học, khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao...

      Đoàn Thanh niên EVNHCMC cũng phối hợp với Đoàn Thanh niên quận, huyện thường xuyên tổ chức phong trào thi đua thực hiện các công trình thanh niên như: “Chung cư văn minh, sạch đẹp, an toàn”, “Nguồn sáng an toàn văn minh tiết kiệm vì an sinh xã hội…” đồng thời phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cải tạo hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng tại những chung cư có nguy cơ cháy nổ cao,  tuyến hẻm, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. 

      Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân, cùng với nỗ lực của ngành Điện, lực lượng PCCC và chính quyền các địa phương, EVNHCMC kêu gọi người dân không nên coi thường tính chất nguy hiểm của nguồn điện. Đặc biệt, phải báo ngay cho EVNHCMC qua số 1900545454 khi có sự cố về điện và Cảnh sát PCCC qua số 114 khi có hỏa hoạn xảy ra. 

    • Đắk Lắk: Phát hiện 655 vụ vi phạm giá bán điện

      Tiến hành kiểm tra hệ thống đo đếm để phát hiện các vi phạm về điện

      Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Công ty đã phát hiện 655 vụ vi phạm về giá bán điện, truy thu hơn 500 triệu đồng. Nổi lên trong số đó là các hành vi cố tình thay đổi kết cấu đường dây sau công tơ để sử dụng điện từ công tơ có giá bán điện thấp hơn; tại một địa chỉ sử dụng điện có 2 công tơ dùng cho hai mục đích khác nhau để sử dụng sai so với đăng ký ban đầu…

      Được biết, Công ty Điện lực Đắk Lắk hiện đang trực tiếp bán điện cho hơn 515.000 khách hàng. Trong đó, có hơn 451.000 khách hàng sử dụng điện vào mục đích sinh hoạt và 64.000 khách hàng sử dụng điện vào mục đích sản xuất, hành chính sự nghiệp, kinh doanh dịch vụ…

      Để khắc phục tình trạng trên, góp phần giảm tổn thất, bảo đảm an toàn trong sử dụng điện, ngoài việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đơn vị còn phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, xây dựng nguồn tin báo để theo dõi và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, tuyên truyền để người dân biết được hệ lụy của các hành vi gian lận, việc sử dụng điện không đúng quy định...

    • Thừa Thiên Huế: Thi công đê chắn sóng uy hiếp hành lang an toàn lưới điện

      Theo tìm hiểu, bãi thải đất, bùn trên là sản phẩm của việc thi công Dự án Đê chắn sóng cảng Chân Mây, do Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Khu Kinh tế Công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (Ban QLDA ĐTXD Khu kinh tế công nghiệp tỉnh TT-Huế) làm chủ đầu tư.

      Theo thiết kế, đê chắn sóng cảng Chân Mây giai đoạn 1 có tổng kinh phí hơn 700 tỷ đồng thực hiện từ năm 2018 đến 2020. Chiều dài đê 450 mét, thân đê bằng đá phủ bê tông. Khi thi công phải nạo bùn từ đáy biển ở độ sâu 10-12 mét, với khoảng 870.000 mét khối bùn biển và cát đưa lên bờ. Được biết, hai đơn vị thi công cho hạng mục này bao gồm liên danh Tổng Công ty xây dựng Lũng Lô (LCC) và Công ty Cổ phần Đạt Phương (ĐP).

      Nước dâng cao uy hiếp các TBA, tụ điện tại khu vực cảng Chân Mây

      Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thi công các đơn vị đã bơm nước, bùn, cát, vào bờ quá nhiều, khiến nước ở khu vực này dâng cao uy hiếp hành lang an toàn lưới điện.

      Trước tình trạng đó, ngày 28/5/2018, Giám đốc Điện lực Phú Lộc (thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế) phải gửi công văn đến các cơ quan liên quan như Ban QLDA ĐTXD Khu kinh tế công nghiệp tỉnh TT-Huế, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Liên danh các nhà thầu thi công công trình đê chắn sóng cảng Chân Mây để báo cáo tình hình khẩn cấp trên.

      Nội dung công văn nêu rõ: Nguyên trạng trạm biến áp (TBA) kiểm soát Biên phòng Chân Mây được xây dựng ở vị trí khô ráo, loại trạm treo trên 1 cột, trạm được thiết kế đúng tiêu chuẩn ngành Điện. Tuy nhiên thời gian qua các đơn vị Liên danh nhà thầu ĐP-LCC... thi công bờ bao bãi đổ đất nạo vét đã bơm nước vào khu vực có TBA kiểm soát Biên phòng Chân Mây đang vận hành làm xảy ra tình trạng ngập nước đến sát đáy tủ hạ thế gây mất an toàn điện đối với người dân, thiết bị điện và vật nuôi. Với tình trạng đó, Điện lực Phú Lộc phải cắt áp tô mát tổng của TBA để đảm bảo an toàn. Qua đó, điện lực Phú Lộc cũng đã đề nghị các đơn vị thi công phải có phương án xử lý khi thi công để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến công trình điện.

      Khi trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo đồn biên phòng Chân Mây cho biết: Trước đây, dây sau công tơ từ trạm TBA đến đồn biên phòng được thực hiện ngầm dưới đất, tuy nhiên sau khi các đơn vị thi công gây ngập nước, nhận thấy nguy hiểm chúng tôi không còn bắt điện ngầm nữa. Sự cố trên buộc chúng tôi phải mắc tạm điện các đơn vị xung quanh trong vài ngày. Về lâu dài đề nghị các đơn vị liên quan nên tìm phương án an toàn để cung cấp điện cho các đơn vị, người dân sử dụng điện.

      Công ty Long Đại Thịnh múc đất gây nguy hiểm hệ thống móng cột từ  VT 86-90 xuất tuyến 474

      Tiếp đến, trong ngày 29/5/2018, Giám đốc Điện lực Phú Lộc gửi công văn cho Ban QLDA ĐTXD Khu kinh tế công nghiệp tỉnh TT-Huế và Công ty TNHH Long Đại Thịnh (Đơn vị thi công gói thầu San lấp mặt bằng khu lưu thông hàng hóa tại cảng Chân Mây) về việc đảm bảo an toàn xuất tuyến 474 Cầu Hai từ vị trí 86 đến vị trí 90. Nội dung công văn nêu, trong quá trình thi công đã đào múc đất gây ảnh hưởng đến hệ thống móng cột từ VT 86-90 thuộc XT 474 Cầu Hai, vi phạm nghiêm trọng hành lang an toàn lưới điện, tiềm ẩn nguy cơ cao gây gãy đổ cột. Sau đó, Điện lực Phú Lộc thực hiện đình chỉ đơn vị thi công.

      Ông Đinh Xuân Biên – Giám đốc Điện lực Phú Lộc cho biết: Xuất tuyến 474 Cầu Hai – cảng Chân Mây được xây dựng từ năm 2000, mục đích chính là phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Chân Mây, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, người dân dọc trục đường chính đi vào cảng, tức là đường dây điện này có trước khi các công trình này thi công. Tuy nhiên, khi thực hiện thi công các đơn vị này không có một thông báo gì phối hợp với ngành điện để tháo gỡ vướng mắc. Gần đến mưa mưa bão, nếu sự cố xảy ra thì hậu quả thiệt hại vô cùng lớn. Do vậy, để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện đề nghị chủ đầu tư dự án, liên danh các nhà thầu cùng Điện lực Phú Lộc họp bàn đưa ra phương án giải quyết căn cơ vấn đề này, ông Biên cho biết thêm.

    • Xóa điện câu đuôi khu vực phía Nam: Còn lắm gian nan

      Công nhân điện lực tổ chức tuyên truyền về an toàn điện tại ấp Láng Tượng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

      Nỗi lo về an toàn điện

      Mặc dù số hộ dân nông thôn thuộc EVNSPC quản lý được sử dụng điện đã đạt tỷ lệ 99,2%, nhưng vẫn còn 0,8% số hộ dân trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố chưa được sử dụng điện lưới quốc gia, tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đó  là những khu vực thuộc vùng sâu, vùng xa, phần lớn diện tích là đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, các hộ dân sống thưa thớt, việc kéo điện lưới về gặp rất nhiều khó khăn do chi phí quá lớn. 

      Đã gần chục năm sử dụng điện câu đuôi, ông Bùi Xuân Trường (ấp Láng Tượng, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) chia sẻ, xã Tân Hưng Đông có điện lưới quốc gia từ năm 2009, nhưng ấp Láng Tượng thuộc diện vùng sâu, vùng xa, điện lưới vẫn chưa thể đến được. Các hộ dân ở đây đều phải kéo điện từ công tơ của gia đình đã có điện lưới. Giá điện phải trả cho chủ công tơ rất cao, từ 5.000 đồng đến 7.000 đồng/kWh. Hộ nào ở càng xa công tơ, tiền điện hàng tháng càng nhiều, do hao tổn điện năng lớn. Nhưng nỗi lo lớn nhất là vấn đề an toàn điện. 

      Theo quan sát của phóng viên, đường điện hầu hết đều do người dân tự kéo treo trên các cột gỗ hoặc trên các nhánh cây trong vườn. Thậm chí, có gia đình còn để đường dây điện đi là là gần mặt đất, rất nguy hiểm. Ông Trường cho biết: “Đường dây điện đi qua các vườn cây, dễ bị bong tróc vỏ cách điện; lâu ngày không được kiểm tra, thay thế, nên rất nguy hiểm. Vẫn biết là mất an toàn, nhưng để có điện sử dụng, chúng tôi vẫn phải liều. Rất mong chính quyền các cấp sớm bố trí nguồn vốn xây dựng hệ thống điện, giúp người dân ở đây được mua điện trực tiếp từ ngành Điện, theo giá quy định của Nhà nước, đảm bảo an toàn khi sử dụng điện”.

      “Bài toán” huy động vốn

      Trong 2 năm 2016 - 2017, EVNSPC đã đầu tư 295 tỷ đồng xóa điện câu phụ cho 13.212 hộ dân. Tổng công ty ưu tiên xóa câu đuôi ở những xã nông thôn mới, nhất là tại khu vực gần trung tâm các xã. Hiện nay, trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố phía Nam còn 293.077 hộ dân sử dụng điện qua hình thức câu phụ. 

      Để xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này, giai đoạn 2018-2020, EVNSPC cần khoảng 6.200 tỷ đồng. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty, bởi nguồn vốn đầu tư xây dựng của EVNSPC rất hạn hẹp, chỉ đủ trang trải xóa hộ câu phụ tại các khu vực có chi phí thấp. Đó là chưa kể, nhiều khu vực xóa câu phụ đang nằm trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 - 2020 (Chương trình 2081), nên việc xóa câu phụ cũng làm ảnh hưởng đến khối lượng đầu tư và phụ thuộc vào tiến độ của chương trình này. 

      Theo ông Nguyễn Phước Đức - Phó tổng giám đốc EVNSPC, trước mắt, năm 2018, Tổng công ty tiếp tục cân đối các nguồn vốn để bổ sung cho các công ty điện lực thực hiện xóa câu phụ tại các khu vực có suất đầu tư thấp (dưới 4 triệu đồng/hộ). Dự kiến năm 2018, Tổng công ty sẽ bố trí 190 tỷ đồng, xóa 48.000 hộ câu phụ. Nhưng sau năm 2018, khi suất đầu tư xóa các hộ câu phụ lên đến từ 40 đến 50 triệu đồng/hộ thì EVNSPC gặp nhiều khó khăn và thực sự rất cần sự hỗ trợ của EVN, các bộ, ngành, địa phương...

       

    • EVNHANOI xây dựng giải pháp PCTT&TKCN trước mùa mưa bão

      Thợ điện Hà Nội phát quang hành lang lưới điện, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục trong mùa mưa bão

      Tổng công ty đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc kiểm tra toàn diện hành lang lưới điện cao áp, rà soát toàn bộ các khu vực trũng thấp có nguy cơ ngập úng khi mưa to để cải tạo nâng cao tủ điện;

      Kiểm tra, rà soát toàn bộ hệ thống cung cấp điện cho các trạm bơm tiêu úng để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa; bổ sung công suất điện cho các trạm bơm mới được nâng cấp, xây dựng kế hoạch đảm bảo đáp ứng điện cho yêu cầu bơm tiêu khi úng ngập xảy ra.

      Bên cạnh đó, tổ chức lực lượng ứng trực, chuẩn bị tốt hệ thống thông tin liên lạc, vật tư dự phòng…

      Ngoài ra, EVNHANOI đã chủ động tuyên truyền, phổ biến cho người dân về công tác an toàn điện mùa mưa bão như: Tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện khi có mưa to, gió lớn, ngập úng; trong trường hợp nhà bị ngập nước, cần cắt ngay cầu dao điện, aptomat tổng, rút phích cắm điện, đồng thời kê cao các thiết bị điện; Không chạm đến bất kỳ thiết bị, dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền ẩm ướt đề phòng điện bị rò,...

      Khi xảy ra sự cố về điện, người dân cần báo ngay cho Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội qua tổng đài 19001288 - 22222000, hoặc thông báo tới chính quyền, công an địa phương gần nhất để kịp thời xử lý. 

    • Xe bơm bê tông mất lái đâm hư hỏng TBA trên đảo Cát Bà

      Cụ thể, vào hồi 20 giờ 05 phút tối 30/5, chiếc xe bơm bê tông khi xuống dốc chợ Cát Bà bị mất phanh đã tông vào 1 xe máy, đâm tiếp vào 2 TBA, sau đó lao vào 1 trụ sở kinh doanh nước. Vụ tại nạn làm 3 người chết, hư hỏng 2 TBA và gây mất điện của 92 trạm biến áp phân phối cấp điện cho 5.400 khách hàng trên Đảo. 

      Ngay sau khi xảy ra sự cố, Điện lực Cát Hải thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng đã có mặt tại hiện trường để xử lý phân đoạn sự cố. Hơn 30 cán bộ, công nhân Điện lực đã được huy động, thức trắng đêm triển khai phương án khắc phục; đồng thời phối hợp cùng với các cơ quan chức năng huyện Cát Hải kéo xe gây sự cố ra khỏi hiện trường.

      Đến 22h10 đêm 30/5, Điện lực Cát Hải đã cấp điện trở lại cho 4.421 khách hàng (hơn 80% số khách hàng bị ảnh hưởng). Dự kiến, các khách hàng còn lại sẽ được cấp điện trong tối nay (31/5). 

    • Vi phạm hành lang an toàn lưới điện tại Quảng Nam: Khó xử lý dứt điểm

      Vi phạm gia tăng và ngày càng phức tạp

      Thông tin từ Phòng An toàn Công ty Điện lực Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có gần 1.200 km đường dây điện không đảm bảo an toàn kỹ thuật vận hành lưới điện do người dân trồng cây cối có chiều cao vì phạm khoảng cách HLATLĐ.

      Đáng chú ý, số vụ vi phạm HLATLĐ ở các ở huyện miền núi như Hiệp Đức, Phước Sơn, Đông Giang, Bắc Trà My, Nam Trà My… có xu hướng tăng và ngày càng phức tạp. Ở nhiều địa phương, người dân cố tình trồng các loại cây có chiều cao như bạch đàn, keo lá tràm… ngay dưới đường dây điện gây nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng. Điển hình, ngày 28/2/2018, ông Hồ Văn Huynh (trú thôn 1, xã Phước Chánh, Phước Sơn) khai thác keo lá tràm để cây đổ vào đường dây gây mất điện hàng giờ cho khách hàng tại 4 xã thuộc huyện Phước Sơn.

      Ngày 20/3/2018, ông Nguyễn Văn Phương (trú thôn Khánh An, xã Tam Dân, Phú Ninh) là chủ vườn keo lá tràm, khi khai thác cũng làm cây đổ vào đường dây làm mất điện cả 3 huyện Tiên Phước, Bắc Trà My và Nam Trà My.

      Mới đây, ngày 10/5/2018, gió lốc đã làm gẫy đổ cây bạch đàn có đường kính 40 cm của ông Tô Đình Trị (trú thôn 1, xã Bình Lãnh, Thăng Bình) vào đường dây 374E152 gây mất điện cả huyện Hiệp Đức và Phước Sơn…

      Khó khăn trong phối hợp xử lý

      Ông Trần Ngọc Anh - Trưởng phòng An toàn Công ty Điện lực Quảng Nam cho biết, việc xử lý dứt điểm các vụ vi phạm luôn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn người dân vẫn biết là vi phạm nhưng vì kinh tế nên họ không hợp tác khi Điện lực vận động chặt bỏ những cây trồng nằm trong khu vực HLATLĐ. Cứ mỗi khi phát quang hành lang tuyến, tìm chủ cây đã khó, vận động họ chặt bỏ càng khó hơn.

      “Theo quy định của Luật Điện lực và Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ, khi phát hiện vi phạm, chúng tôi chỉ được phép lập biên bản rồi bàn giao cho chính quyền địa phương xử lý theo quy định. Có nhiều trường hợp vi phạm, chúng tôi đã lập biên bản cả chục lần nhưng đến nay vẫn chưa thể xử lý dứt điểm” - ông Trần Ngọc Anh cho biết thêm.

      Theo ông Nguyễn Minh Tuấn - Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Nam, để giải quyết triệt để tình trạng vi phạm HLATLĐ, thời gian tới, Điện lực rất cần sự chung tay ủng hộ từ phía khách hàng, đặc biệt là sự quan tâm, vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc quản lý chặt chẽ đất đai và trật tự xây dựng, khai thác cây cối dọc hành lang lưới điện.

      Ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết thêm, sắp tới Công ty Điện lực Quảng Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn tỉnh; xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm, trồng cây gần hành lang tuyến có khả năng ngã đổ vào đường dây gây sự cố lưới điện; kiên quyết không để phát sinh các điểm vi phạm mới, tập trung giải quyết dứt điểm các “điểm đen” ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn vận hành lưới điện đang tồn tại ở địa bàn, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của người dân và sự vận hành ổn định liên tục của hệ thống lưới điện. 

    • EVNSPC diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018

      Công nhân các công ty điện lực diễn tập khắc phục sự cố điện sau bão - Ảnh: Đình Hoàng

      Đợt diễn tập nhằm chủ động ứng phó, khắc phục thiệt hại do thiên tai trong mùa mưa bão sắp tới của EVNSPC. 

      Tình huống giả định là bão mạnh cấp 9 xảy ra lúc 15h00 ngày 29/5, quét qua địa phận các xã Tân Bình, Tân Thạnh Tây, Hưng Khánh Trung A của huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre, làm đường dây 110 kV Mỏ Cày 2 - Chợ Lách bị sự cố.

      Ngay khi bão đi qua, các đơn vị đã lập tức rà soát, kiểm tra lưới điện 110 kV tại khu vực huyện Mỏ Cày Bắc và đưa ra phương án khắc phục, tái lập nguồn điện cho khu vực.

      Các lực lượng của địa phương như công an, dân phòng, chữa cháy, cứu thương và người dân trong khu vực… cũng được huy động đến hiện trường, hỗ trợ Điện lực xử lý thiệt hại do bão gây ra.

      Buổi diễn tập diễn ra với sự phối hợp tích cực của các đơn vị, theo đúng tiến độ kế hoạch, đồng thời có tổ chức rút kinh nghiệm xử lý trực tiếp ngay tại hiện trường - ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Bắc cho biết.

      Ông Sơn cũng đề nghị Điện lực và các lực lượng tại địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mùa mưa bão năm nay.

    • Giảm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp: Còn lắm gian truân

      Hơn 3.000 vụ vi phạm

      Theo thống kế của Ban An toàn EVN, tính đến cuối năm 2017, còn tồn tại 3.220 vụ vi phạm HLBVATLĐCA trên toàn quốc. Ông Đại Ngọc Giang – Phó Trưởng ban An toàn EVN cho rằng, nguyên nhân chính là do người dân không tuân thủ khoảng cách an toàn theo đúng quy định. Nhiều tổ chức, cá nhân cố tình lấn chiếm hành lang để cơi nới, xây dựng công trình, nhà ở, lắp đặt biển quảng cáo… Những hành vi này thường được tiến hành vào ban đêm hoặc ngày nghỉ, nên khó phát hiện và xử lý kịp thời.

      Ngoài ra, một số địa phương chưa thành lập Ban chỉ đạo xử lý vi phạm HLBVATLĐCA dẫn đến việc phối hợp giải quyết vi phạm không hiệu quả. Một số địa phương trồng cây lâu năm, cây phát triển cao dẫn đến vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, nhưng chủ vườn không phối hợp với ngành Điện để chặt tỉa, dẫn đến nguy cơ gây sự cố lưới điện và dẫn đến những hậu quả khôn lường.

      Đối với lưới điện truyền tải, ông Giang cho rằng, địa phương không kịp thời bố trí quỹ đất tái định cư để di chuyển người dân trong hành lang lưới điện siêu cao áp 500 kV; một số cá nhân đòi tiền bồi thường cao gấp nhiều lần so với quy định hiện hành, một số nơi quy định về đơn giá chặt tỉa cây chưa phù hợp với thực tế,... dẫn đến nhiều vụ vi phạm kéo dài, rất khó giải quyết dứt điểm.

      Dẫn chứng thêm những nguyên nhân vi phạm, ông Vũ Ngọc Minh - Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho rằng, việc bồi thường giải phóng mặt bằng tại nhiều dự án truyền tải thực hiện chưa dứt điểm, vẫn tồn tại nhiều công trình, nhà ở, cây cối… trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại thời điểm đóng điện công trình. Đặc biệt, có nhiều hộ dân và chủ công trình đã nhận tiền đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy định, nhưng vẫn không chịu di dời. Có những hộ dân tự ý làm nhà, trồng cây trái phép trước khi triển khai thực hiện dự án nên không được bồi thường hỗ trợ. Vì vậy, các hộ dân đã cản trở, không cho thi công cũng như không chịu tháo dỡ công trình vi phạm.

      Xây dựng nhà xưởng ngay trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại tỉnh Bắc Ninh

      Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân

      EVN đưa ra mục tiêu năm 2018 giảm 20% số vụ vi phạm còn tồn tại từ năm 2017 và kiên quyết không để phát sinh vi phạm mới. Để đạt được mục tiêu này, ngoài việc áp dụng các giải pháp kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp, hạ ngầm lưới điện, từng bước xóa các vụ vi phạm, EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức của người dân.

      Ông Vũ Ngọc Minh - Tổng giám đốc EVNNPT cho biết: “Đối với địa phương có điểm “nóng” là các khu vực hay thả diều, thả đèn trời… có khả năng gây ra sự cố cho đường dây tải điện, EVNNPT tiếp tục phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, Đoàn Thanh niên, các trường học… tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân. Đồng thời, Tổng công ty cũng triển khai dựng pano tại các điểm công cộng như UBND xã, trường học, nhà văn hóa... 

      Còn với Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, năm 2017, đã phối hợp với chính quyền địa phương phát khoảng 30.000 tờ đến tận tay người dân, đặc biệt là người dân sống gần hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, giới thiệu về các giải pháp “Bảo vệ HLATLĐCA trên địa bàn Thành phố” kèm các khuyến cáo về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Năm nay, Tổng công ty sẽ đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân không bắn pháo tráng kim loại, thả diều, thả đèn trời… gần đường dây điện.

      Ông Đại Ngọc Giang cho biết: “Để giảm dần số vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, tuyên tuyền là một trong những giải pháp quan trọng nhất. EVN đã chỉ đạo các đơn vị duy trì và tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn kịp thời cho người dân, nâng cao nhận thức, hiểu biết về những thiệt hại và nguy hiểm có thể xảy ra khi vi phạm HLBVATLĐCA. Cùng với đó, EVN mong muốn chính quyền địa phương quyết liệt xử lý những trường hợp người dân cố tình vi phạm hành lang để mục tiêu đến năm 2020, trên toàn quốc, cơ bản không còn vi phạm HLBVATLĐCA”. 

      Số vụ vi phạm tại các Tổng công ty trong năm 2016-2017:

      Đơn vị

      Năm 2016

      (số vụ)

      Năm 2017

      (số vụ)

      Tỷ lệ tăng/giảm so với năm 2016 (%)

      EVNNPC

      2.350

      1.621

      -31

      EVNCPC

      565

      475

      -16

      EVNSPC

      154

      41

      -73

      EVNHANOI

      688

      381

      -45

      EVNHCMC

      0

      0

      -0

      EVNNPT

      962

      702

      -27

      EVN

      4.719

      3.220

      -32

       

      Theo quy định quy định của pháp luật, người vi phạm HLBVATLĐCA sẽ bị:

      - Phạt tiền thấp nhất là 1 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

      - Các hình thức phạt bổ sung như tịch thu phương tiện vi phạm, bồi thường thiệt hại, khôi phục lại hiện trạng ban đầu, đồng thời buộc chấm dứt hành vi vi phạm…

      - Xử lý hình sự: Đối với những hành vi vi phạm có tính chất và mức độ nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính một lần mà vẫn tiếp tục vi phạm…

      (Điều 15, Nghị định 134 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả)

    • Hậu Giang: Báo động nạn trộm công tơ điện

      Cán bộ, nhân viên Công ty Điện lực Hậu Giang hướng dẫn người dân cách nhận biết công nhân ngành Điện và tuyên truyền phương thức, thủ đoạn của các đối tượng trộm thiết bị điện

      Ngoài việc làm tổn thất vật tư ngành Điện thì việc này còn gây ra nhiều phiền hà cho người dân bị mất trộm. “Tôi tính đâu Điện lực cúp điện, ai ngờ 3 cái công tơ treo trụ sát bên nhà bị trộm lấy mất, mà mất hồi nào mình đâu có biết, không có điện xài chúng tôi thấy phiền dữ lắm”, đó là lời kể đầy bức xúc của ông Lâm Văn Thắng, ngụ xã Đông Phú, huyện Châu Thành, khi ông và hai hộ khác là nạn nhân trong vụ mất trộm công tơ điện vào cuối tháng 4/2018.

      Đáng nói hơn, trụ điện lắp 3 công tơ của các hộ dân này cách nhà chưa đầy 5m. “Tôi không nghĩ là mất đâu. Tại vì, mấy công tơ này kế bên nhà mình mà. Lúc sáng lên báo Công an xã thì mấy công tơ đã mất lâu rồi. Chúng tôi thấy bức xúc tình trạng này quá, bất tiện nữa”, chị Trần Thị Mười, ngụ cùng xã Đông Phú, bộc bạch.

      Cũng cùng tâm trạng như ông Thắng, ông Trương Văn Nhiều, ngụ ấp Phú Nhơn, xã Đông Phú tiếp chuyện với chúng tôi cũng đầy bức xúc: “Công tơ điện nhà tôi lắp phía trước nhà kìa, rồi đêm đó tôi nhớ gần sáng gì đó tự nhiên cúp điện, tôi nghĩ là mấy đứa nhỏ trong xóm chọc phá cúp cầu dao. Đến 4 giờ sáng, tôi ra tập thể dục thì thấy công tơ mất lúc nào không hay. Từ lúc được lắp mới lại công tơ, tôi thường xuyên theo dõi, kiểm tra và bảo quản kỹ hơn”. Cũng theo ông Nhiều, từ lúc ông về sinh sống tại xã Đông Phú hơn 20 năm, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này.

      Qua tìm hiểu được biết, có đến 12 công tơ điện 1 pha treo ở trụ điện của người dân ở xã Đông Phú bị mất cùng trong đêm 23/4/2018.

      Ông Đỗ Anh Hoài, Phó Giám đốc Điện lực Châu Thành (thuộc Công ty Điện lực Hậu Giang), cho biết: “Các công tơ thường bị mất vào ban đêm lúc người dân ngủ, nghỉ tập trung ở những khu nhà trọ, khu dân cư đông người và kể cả vắng người cũng có. Trên một tuyến thường có khi mất đến 9 cái, một trụ có thể mất từ 2 đến 3 công tơ. Khách hàng nghĩ rằng việc mất điện là do sự cố của ngành Điện nên để đến sáng hôm sau báo lại thì lúc này các đối tượng trộm đã biến mất cùng các công tơ trộm được”.

      Đến nay, tất cả 76/76 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có điện, trong đó có khoảng 30 đến 40% số công tơ treo trụ. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 16 vụ mất trộm công tơ điện với hơn 100 công tơ 1 pha treo tại trụ điện bị mất. Địa điểm tập trung chủ yếu ở huyện Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp và thị xã Long Mỹ. Việc bảo vệ các công tơ điện trở nên phức tạp khi các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi hơn trước. Ngoài việc lợi dụng trời tối, khu vực vắng người, các đối tượng thậm chí còn giả dạng nhân viên ngành Điện để trộm cắp công tơ, thiết bị điện làm cho người dân nghĩ rằng mất điện là do sự cố.

      Ông Nguyễn Viết Thọ, Giám đốc Công ty Điện lực Hậu Giang, lưu ý: Để ngăn ngừa loại tội phạm này, Điện lực đề nghị quý khách hàng cần lưu ý một số đặc điểm và phối hợp như sau: Về đặc điểm nhận dạng công nhân Điện lực: Có nón bảo hộ lao động màu vàng, phía trước nón có logo và chữ EVN; quần, áo màu vàng cam, trên vai trái có logo và ở dưới có chữ EVNSPC PC HAU GIANG, trên ngực trái có thêu tên Điện lực và tên cá nhân.

      Ngoài ra khi công tác, công nhân Điện lực đều có phiếu công tác hay lệnh công tác và luôn mang theo Thẻ an toàn điện do Công ty Điện lực Hậu Giang cấp. Khi xảy ra mất điện đột xuất, khách hàng nên kiểm tra ngay công tơ treo trụ nếu phát hiện công tơ bị mất hay có đối tượng khả nghi không phải là nhân viên Điện lực thông qua các đặc điểm nhận dạng nêu trên thì khách hàng dò hỏi, trường hợp thấy nghi ngờ thì báo ngay công an địa phương và báo cho Công ty Điện lực.

      Để có được mạng lưới điện rộng rãi như hiện nay là cả một quá trình nỗ lực của tỉnh nói chung và ngành Điện nói riêng. Nếu nạn trộm công tơ điện cứ tiếp diễn như thế này, thiệt hại không chỉ có ngành Điện mà còn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân và an ninh trật tự tại địa phương.

      “Lực lượng công an và Điện lực Châu Thành tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, lồng ghép trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động bà con bảo quản tài sản, thường xuyên kiểm tra thiết bị điện, công tơ điện của nhà mình ở khu vực xung quanh nhà có những vấn đề gì hư hỏng, mất cắp kịp thời báo cáo cho cơ quan chức năng ở địa phương để kịp thời xử lý. Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tăng cường tuần tra vũ trang khép kín địa bàn, kịp thời thông tin những phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng trộm thiết bị đến bà con”, thượng tá Trần Đoan Hùng, Phó Trưởng Công an huyện Châu Thành, cho biết.

    • Nắng nóng diện rộng: EVN khuyến cáo người dân triệt để tiết kiệm điện

      Thợ điện Nam Định (thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc) đang thi công công trình chống quá tải cho mùa nắng nóng 2018

      Vào mùa nắng nóng, do nền nhiệt tăng cao nên các thiết bị làm mát đặc biệt là điều hòa nhiệt độ, được sử dụng thường xuyên hơn, dẫn tới điện năng tiêu thụ nhiều hơn.

      Bên cạnh đó, nhiệt độ ngoài trời cao cũng khiến dàn nóng của các thiết bị làm lạnh phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo hiệu quả làm mát cho dàn lạnh, nên sẽ tiêu hao nhiều điện hơn.

      Do vậy, để tiết kiệm điện hiệu quả, khách hàng nên để điều hòa nhiệt độ ở mức 25 - 26 độ C vào ban ngày27 - 28 độ C vào ban đêm; lắp thêm các thiết bị theo dõi và kiểm soát nhiệt độ tự động cho hệ thống điều hòa không khí.

      Để tăng hiệu quả làm mát, nên đóng kín các cửa khi bật điều hòa; bảo dưỡng, bảo trì và vệ sinh các thiết bị làm mát trước mùa nắng nóng để thiết bị chạy ổn định và tiết kiệm điện hơn.   

      Lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn ngôi sao năng lượng hoặc nhãn năng lượng (càng nhiều sao càng tiết kiệm); tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng đèn LED thay thế đèn huỳnh quang compact... cũng là những giải pháp giúp tiết kiệm điện.

      EVN cũng đề nghị khách hàng sử dụng điện, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nên tận dụng sản xuất – kinh doanh vào giờ thấp điểm, vừa giảm áp lực cho hệ thống điện vừa tiết kiệm chi phí tiền điện.

      Trong mấy ngày đầu tháng 5/2018 cũng đã xuất hiện đợt nắng nóng gay gắt đầu tiên ở Bắc bộ và Trung bộ (vào các ngày 7 và 8/5). Sản lượng điện tiêu thụ điện toàn quốc đã đạt tới 649 triệu kWh vào ngày 8/5 - đây là mức tiêu thụ điện trong ngày cao nhất từ trước đến ngày 8/5 vừa qua. 

      Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nay đến hết tuần, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam, kết hợp với hiệu ứng gió phơn nên nắng nóng sẽ xảy ra ở miền Bắc, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Phú Yên.

      Đợt nắng nóng diện rộng đầu tiên của năm nay sẽ kéo dài ít nhất hết tuần và chỉ giảm nhiệt từ ngày 20/5 ở Bắc bộ và từ ngày 21/5 ở Trung bộ.

      Một số khu vực có thể xuất hiện nắng nóng gay gắt như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội và vùng núi từ Thanh Hóa đến Phú Yên (nhiệt độ có thể đạt 37 - 38 độ C), các khu vực còn lại sẽ phổ biến từ 35 - 37 độ C.

      Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng nhận định, cao điểm mùa nắng nóng 2018 sẽ còn tiếp diễn trong các tháng 5, 6, 7. 

    • “Đẩy mạnh, xây dựng Văn hóa an toàn trong lao động sản xuất”

      Ông Mai Quang Hùng - Trưởng ban An toàn EVNNPC cho biết, hưởng ứng Tháng hành động về VSATLĐ, Tổng công ty đã và đang triển khai rất nhiều hoạt động như: Xây dựng văn hóa an toàn lao động tại các đơn vị; tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong toàn Tổng công ty; phát động phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ trong các phân xưởng, tổ, đội…

      Các đại biểu đạp xe cổ động, tuyên truyền về Tháng hành động ATVSLĐ

      Một trong những điểm nhấn của Lễ hưởng ứng là chương trình đạp xe cổ động với sự tham gia của các khách mời đến từ Bộ Công Thương, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng gần 500 CBCNV các đơn vị trực thuộc EVNNPC. Qua đó, vừa tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện các qui định về công tác ATVSLĐ trong Tổng công ty, vừa tuyên truyền đến người dân về đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp,...

      Đầu tháng 5 vừa qua, EVNNPC cũng được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc góp phần vào thành công của Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2017. 

      Tập thể CBCNV EVNNPC quyết tâm "Nói không với tai nạn lao động"

      Cũng theo EVNNPC, trong 4 tháng đầu năm 2018, Tổng công ty đã hoàn thành xây dựng phần mềm quản lý an toàn phân hệ kiểm soát công tác trên lưới điện bằng hình ảnh, dự kiến đưa vào ứng dụng trong tháng 5; triển khai thu thập đầu số điện thoại của CBCNV để xây dựng qui định quản lý rủi ro và ứng cứu khẩn cấp. 

      Tổng công ty cũng thực hiện kiểm tra hiện trường công tác, kiểm soát các công việc trên lưới điện hàng tuần thông qua google drive, điện thoại trực tiếp tới các đơn vị; thực hiện in và cấp phát 60.000 quyển cẩm nang an toàn điện để tuyên truyền cho CBCNV và bà con nhân dân các khu vực có đường điện cao áp đi qua..

      Bức tranh mang thông điệp về an toàn lao động được vẽ bằng dấu vân tay lớn nhất Việt Nam

      Cũng tại Lễ hưởng ứng này, EVNNPC được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng chứng nhận “Bức tranh mang thông điệp về an toàn lao động do các cán bộ - nhân viên ngành Điện thực hiện được ghép bằng nhiều dấu vân tay lớn nhất Việt Nam”. Đây là bức tranh được vẽ bằng 5.000 dấu vân tay, đại diện cho 27.778 cán bộ công nhân viên Tổng công ty đồng sức, đồng lòng "Nói không với tai nạn lao động".

    • Sóc Trăng: An toàn điện cho hộ nuôi tôm

      Mất an toàn vì... quá chủ quan

      Tại vuông tôm của gia đình anh Nguyễn Văn Khởi ở xã Thạnh Phú (huyện Mỹ Xuyên), cột điện đã bị nghiêng; đường dây điện quanh vuông tôm chằng chịt được treo trên cột gỗ, không có sứ cách điện; mô tơ điện không có tiếp đất... Tuy nhiên anh Khởi coi đây là việc rất... bình thường, bởi xung quanh, gia đình nào cũng làm như vậy. Gia đình anh nuôi tôm từ năm 2013 và hiện nay đã có 4 vuông tôm, mỗi năm doanh thu từ 700-800 triệu đồng. Để phục vụ nuôi tôm, anh kéo điện từ nhà mình ra các vuông tôm. 

      Đường điện nhà anh Khởi vốn đã rất tạm bợ, lại sử dụng lâu ngày nên đã xuống cấp trầm trọng. Dù đã được ngành Điện đến tận nơi tuyên truyền, phổ biến về an toàn điện, nhưng gia đình anh Khởi vẫn tiếp tục sử dụng đường điện cũ. Chỉ đến khi được được thông báo cụ thể về những vụ tai nạn điện xảy ra trên địa bàn, anh Khởi mới thực sự lo lắng và dự định sẽ nhờ công nhân điện lực tư vấn, thay thế đường dây điện đã cũ trong thời gian tới. 

      Ông Trần Nghĩa Lợi - Chuyên viên Phòng An toàn, Công ty Điện lực Sóc Trăng (PC Sóc Trăng) cho biết, không chỉ riêng gia đình anh Khởi, đa số các hộ dân nuôi tôm nhỏ lẻ, tự phát trong tỉnh Sóc Trăng đều không đăng kí mua điện ba pha mà tự kéo điện sinh hoạt từ nhà mình ra các vuông tôm. Đáng nói, khi kéo điện, các hộ dân không tuân thủ kỹ thuật an toàn điện đối với đường dây, thiết bị sau công tơ. Để giảm chi phí, các hộ dân thường sử dụng vật tư, thiết bị điện kém chất lượng; hay chỉ sử dụng 1 pha đóng te; mô-tơ điện trong quá trình sử dụng không được kiểm tra bảo dưỡng, bảo quản đúng quy trình kĩ thuật, thiết bị điện không được nối đất an toàn dẫn đến tình trạng rò điện; đường dây sau công tơ không đúng tiêu chuẩn, không được kiểm tra, thay thế kịp thời… Chính vì vậy, chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn, là có thể xảy ra tai nạn nguy hiểm dẫn đến chết người.

      Cột điện do hộ dân tự dựng ở ao tôm. Công nhân PC Sóc Trăng đang chỉ rõ những điểm mất an toàn điện cho người dân

      Sẽ có chế tài mạnh

      Ông Huỳnh Minh Hải - Giám đốc PC Sóc Trăng cho biết, thời gian qua, PC Sóc Trăng đã thường xuyên tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng điện tại các khu vực nuôi tôm, đồng thời tranh thủ tối đa các phương tiện truyền thông đại chúng từ trung ương đến địa phương, tuyên truyền, hướng dẫn, cảnh báo về tai nạn điện… Tuy nhiên, các vụ tai nạn điện rất thương tâm vẫn liên tiếp xảy ra. Chính vì vậy, trong năm 2018, PC Sóc Trăng sẽ phối hợp với Cơ quan quản lý về điện tại địa phương triển khai các đợt kiểm tra, phúc tra đồng thời tham mưu cho Sở Công Thương có những giải pháp, chế tài mạnh đối với các hộ còn để tình trạng mất an toàn sử dụng điện trong nuôi tôm. Đặc biệt, Công ty cũng sẽ đưa ra các điều kiện bắt buộc với các hộ nuôi tôm. Cụ thể, nếu đường dây chưa đảm bảo an toàn,  sẽ ngừng cấp điện, vì tính mạng con người là quan trọng nhất… 

      Bên cạnh đó, PC Sóc Trăng cũng phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình của tỉnh, xây dựng các video clip, phản ánh những vụ tai nạn điện thương tâm đã xảy ra trên địa bàn; hướng dẫn phương pháp cấp cứu khi bị tai nạn điện... Các video clip này sẽ được phát trên truyền hình địa phương; trình chiếu trong các buổi họp buôn, ấp, các cuộc họp định kỳ các cấp hội, các cấp chính quyền, đoàn thể…, góp phần cảnh báo đến người dân một cách trực quan, cụ thể và sống động.

      Cũng theo ông Huỳnh Minh Hải, trong năm 2018, Công ty sẽ phối hợp chính quyền các địa phương tổ chức tuyên truyền trực tiếp đến từng hộ dân. Cụ thể, cán bộ điện lực sẽ đến từng vuông tôm hướng dẫn thực hành tại chỗ cách kéo dây, lắp đặt thiết bị điện, các thiết bị bảo vệ an toàn điện, cách nối đất cho mô tơ… trong vuông tôm, giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quy trình kĩ thuật điện.

      Hiện nay, PC Sóc Trăng cũng đang thí điểm phát tờ rơi, cẩm nang tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong vùng nuôi tôm bằng hai thứ tiếng (tiếng Việt, tiếng Khmer)… tại thị xã Vĩnh Châu. Sau thời gian thí điểm, nếu đạt hiệu quả cao, Công ty sẽ nhân rộng ra các huyện có sử dụng điện nuôi tôm.

      Tuy nhiên, cùng với nỗ lực của ngành Điện, để hạn chế các tai nạn điện trong nuôi tôm, quan trọng nhất vẫn là người dân phải tuân thủ đúng các quy định về an toàn điện, bảo vệ tính mạng của mình và người thân… 

    • Hiệu quả mô hình nuôi tôm tiết kiệm điện

      Hiệu quả rõ rệt

      Trên cơ sở thí điểm thành công bước đầu chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đẩy mạnh mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (ESCO) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

      Ông Nguyễn Phước Lập, Phó Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản miền Nam (tại Khu công nghiệp Trà Nóc, TP Cần Thơ) phấn khởi kể về dự án đầu tư tiết kiệm điện theo mô hình ESCO sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời cho nước nóng để vệ sinh nguyên liệu do Tổng công ty Điện lực miền Nam giới thiệu. 

      Công ty ông chuyên chế biến cá tra xuất khẩu sang EU, Trung Quốc, một số nước Trung Mỹ... với công suất 60 tấn nguyên liệu/ngày. Từ tháng 3/2017, sử dụng mô hình tiết kiệm này đã mang lại hiệu quả rõ rệt. 

      "Nếu như trước, chúng tôi sử dụng bình nước nóng, tiêu thụ khoảng 20.000 kWh trong một tháng thì nay, với mô hình này, đã tiết kiệm được 90% điện năng, còn 2.000 kWh. Tổng chi phí dự án là 1,1 tỷ đồng, nhưng doanh nghiệp chỉ phải trả 100 triệu đồng đầu tư, còn lại khấu trừ hằng tháng trong 5 năm" - ông Lập cho biết.

      Còn tại tỉnh Sóc Trăng, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tiếp tục được khẳng định là một thế mạnh, song quá trình nuôi, việc sử dụng quạt nước để tạo ô xy tiêu tốn nhiều điện năng.

      Theo Công ty Điện lực Sóc Trăng, riêng năm 2017, sản lượng điện tiêu thụ trong nuôi tôm của tỉnh đạt mức 245 triệu kWh, chiếm hơn 20% tổng sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn. Do vậy, việc sử dụng gối đỡ con lăn trục quay thay thế gối đỡ chữ U để giảm chi phí điện năng đã, đang được EVNSPC vận dụng. 

      Theo ông Nguyễn Phước Đức, Phó Tổng giám đốc EVNSPC, qua khảo sát thực tế tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các hộ nuôi tôm đang sử dụng công nghệ quạt nước kiểu truyền thống (sử dụng ma sát trượt) chiếm đến hơn 60%. Tổn thất điện năng và hao phí năng lượng lớn từ việc vận hành các hệ thống quạt lá tạo ô xy cho tôm tác động tiêu cực đến mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 

      Để giúp hộ nuôi tôm tiết kiệm chi phí đầu tư; tiết kiệm điện sử dụng, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, EVNSPC đã nghiên cứu thiết kế cải tiến một phần hệ thống dàn quạt tạo ô xy nuôi tôm nhằm tăng hiệu suất sử dụng cho dàn quạt... 

      Theo ông Đức, việc thay đổi, cải tiến được tiến hành từ dàn quạt bằng cách đưa động cơ điện và hộp số xuống ao và đặt trên hệ thống phao, thay đổi cách đặt động cơ có trục truyền động chưa đồng trục với trục quay hệ thống quạt nước sang cách đặt đồng trục với trục quay của hệ thống quạt nước. Đồng thời, chuyển đổi từ sử dụng ổ trục ma sát trượt (chữ U) sang sử dụng ổ trục ma sát lăn (gối đỡ con lăn) đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong tiết kiệm điện.

      Tiếp tục triển khai 

      Trong giai đoạn 2016-2017, EVNSPC đã tuyên truyền, vận động được 161 hộ nông dân tại Sóc Trăng tham gia chương trình mô hình hỗ trợ tiết kiệm điện; tiền điện tiết kiệm hằng năm của 161 hộ này là gần 2,5 tỷ đồng. Trong năm 2017, sau khi triển khai chương trình, EVNSPC đã hỗ trợ 889 hộ nuôi tôm ở các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu được 543,67ha với 26.378 gối đỡ con lăn (loại đỡ và loại treo). Tổng chi phí hỗ trợ 1,4 tỷ đồng. 

      Còn với mô hình ESCO, từ năm 2015 đến nay, EVNSPC đã thực hiện đầu tư và đưa vào vận hành 6 công trình tại Thủy sản Caseamex, Thủy sản miền Nam, khách sạn Ninh Kiều - TP Cần Thơ; Khách sạn Cửu Long (tỉnh Vĩnh Long); Khách sạn Phoenix (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)... góp phần tiết giảm được 795.618 kWh cho hệ thống điện và giúp khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.

      Năm 2018, EVNSPC đã ban hành Chương trình số 602/CTr-EVN SPC ngày 22/1/2018 về tiết kiệm điện. Theo đó, năm 2018, EVNSPC phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về tiết kiệm 1,5% điện năng so với sản lượng điện thương phẩm và hoàn thành các chương trình tiết kiệm điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giao. Đồng thời, nâng cao hiệu quả truyền thông về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả trong toàn khu vực quản lý kinh doanh điện của EVN SPC; gắn kết truyền thông sử dụng điện an toàn, tiết kiệm với nâng cao công tác dịch vụ khách hàng. 

      Cụ thể, tại một số chương trình tiết kiệm điện đặc thù, EVNSPC sẽ thực hiện hỗ trợ tiết kiệm điện cho các đảo chưa nối lưới điện quốc gia; trồng hoa cúc, tưới tiêu tại Lâm Đồng; nuôi trồng thủy sản tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; hỗ trợ kiểm toán năng lượng cho khách hàng phụ tải công nghiệp; triển khai các dự án đầu tư năng lượng mặt trời tại nhà điều hành các đơn vị trực thuộc và trạm 110 kV thuộc EVNSPC quản lý theo chỉ đạo của EVN.

    • EVNSPC: Đảm bảo an toàn cho người lao động

      Triển khai nhiều giải pháp

       Ông Hồ Quang Ái, Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho biết: Trong năm 2018, Tổng công ty sẽ tập trung hoàn thiện bộ video clip huấn luyện, phê duyệt ban hành và phổ biến đến các đơn vị áp dụng vào công tác huấn luyện an toàn lao động; hướng dẫn nhận diện mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro và tổ chức quản lý rủi ro trong EVNSPC; đưa vào vận hành phần mềm “Giám sát an toàn”, đảm bảo 100% công tác trên lưới điện phải được kiểm tra giám sát; xây dựng đề án “Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thiết bị dụng cụ an toàn và thi công giai đoạn năm 2018 - 2023” nhằm cải thiện điều kiện làm việc và giảm nhẹ sức lao động cho công nhân; rà soát và đánh giá lại tiêu chuẩn thiết kế, thi công và sử dụng loại trụ dự ứng lực, đà composite, nhất là các vị trí chịu lực ngang lớn trên lưới điện.

      EVNSPC luôn chú trọng công tác an toàn lao động - Ảnh: Minh Ngọc

      Hiện EVNSPC đang rà soát, sửa đổi và ban hành lại các quy chế quản lý nội bộ về công tác an toàn nhằm phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đảm bảo mỗi lĩnh lực công tác chỉ có một quy định; rà soát các tiêu chuẩn kỹ thuật lưới điện trung, hạ áp, hệ thống đo đếm lắp đặt trên trụ điện để sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo an toàn trong vận hành và sửa chữa, bảo trì.

      Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị về việc thực hiện quy chế, quy trình, quy định và tiêu chuẩn về an toàn lao động, đặc biệt là chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của kỹ sư an toàn điện lực/chi nhánh điện cao thế theo “Quy định tiêu chuẩn - chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của bộ máy làm công tác an toàn”. Tổng công ty cũng tổ chức các lớp đào tạo về an toàn trong công tác sửa chữa điện nóng (hotline) cho lực lượng làm công tác an toàn tại các đơn vị. Về phía đơn vị sẽ rà soát và bổ sung đưa vào giáo trình bồi dưỡng nghề, nâng giữ bậc nội dung đào tạo về kỹ năng thi công công trình: trồng trụ, lắp dây chằng, lắp đà, rải dây, kéo căng dây… nhằm nâng cao tay nghề cho công nhân.

      An toàn luôn được ưu tiên hàng đầu

      Để nâng cao ý thức đảm bảo an toàn cho người lao động, các cấp quản lý các điện lực/chi nhánh điện cao thế thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong sinh hoạt hằng ngày chiếu các hình ảnh về các vụ tai nạn lao động, video clip về những tình huống công việc, tránh lý thuyết suông để thu hút sự chú ý của người lao động; đồng thời luôn nhắc nhở người lao động “Đảm bảo an toàn lao động, vì người lao động là vốn quý nhất”.

      “Trong bất kỳ tình huống nào, an toàn luôn được ưu tiên hàng đầu, không có công việc nào quá khẩn cấp và quan trọng để không thể thực hiện một cách an toàn. Vì vậy, người lao động có quyền và phải biết từ chối không chấp hành mệnh lệnh khi phát hiện vị trí hay phương tiện làm việc chưa đảm bảo an toàn”, ông Ái cho biết.

      Các đơn vị nghiên cứu quy định hình thức khen thưởng cụ thể, đủ tác động vào tâm lý, vinh dự của cá nhân và tập thể cũng như đời sống vật chất, tinh thần để động viên kịp thời các tấm gương thực hiện tốt công tác an toàn lao động. Ngoài ra, kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ quản lý, người lao động không thực hiện đúng, đầy đủ quy trình, biện pháp an toàn, biện pháp kỹ thuật khi làm việc.

    • Mùa tôm Sóc Trăng

      Con tôm làm đầu cơ nghiệp

      Gày, đen sắt, lúi húi lấp xấp bên dàn con lăn dưới vuông tôm, nhìn thật khó ai ngờ được đó là một trong những chủ tôm trẻ triển vọng có tiếng ở phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ở tuổi 35, anh Nguyễn Văn Khởi có đến năm vuông tôm, mỗi vuông rộng chừng 300-500 m2.

      Chuyện làm ăn bắt đầu từ năm 2013, nghe về nghề nuôi tôm thấy ham quá, Khởi tính vun vốn khởi nghiệp nuôi tôm. Ban đầu từ 1 ha của gia đình và mạnh dạn thuê thêm 1 ha nữa để làm thành năm vuông nuôi tôm thẻ. Mỗi vụ tôm thẻ chân trắng nuôi khoảng 100 ngày. Chi phí cho nuôi chủ yếu là trả tiền điện 10%-15%, mua thức ăn và giống 30%, thuê nhân công tầm 4-5 triệu đồng/người/tháng, còn lại là lợi nhuận, mỗi vụ được từ 80 đến 100 triệu đồng. Dân ở đây bảo nhau, ai nuôi tôm trúng vài năm là giàu hết.

      Nghe bán tín bán nghi, nhưng thử tính nhẩm, 3 tháng lãi trung bình 90 triệu đồng, một năm mà suôn sẻ được 4 vụ tôm, lãi thu về từ 320 triệu đến 400 triệu đồng/năm là bình thường. Thế nào, Khởi cứ giản dị cười hiền thế thôi mà giờ trong tay gia sản cũng kha khá. Người chủ trẻ tuổi này còn đang quyết tâm chuyển hết sang dùng thiết bị tiết kiệm điện trong nuôi tôm để giảm mức chi phí đang chiếm khá cao trong chi phí chung. Với Khởi chắc chỉ ít lâu nữa thôi, con số năm vuông tôm sẽ được nâng lên cho thỏa chí làm ăn.

      Những ông chủ trẻ như Khởi đang được truyền động lực làm ăn từ những người gây dựng cơ đồ thành tỷ phú nhờ tôm ở trong vùng. Cách không quá xa nhà Khởi là cơ ngơi của người nổi danh Sóc Trăng, ông Huỳnh Khánh Lượng ở ấp Nhà Thờ, xã Trung Bình, huyện Trần Đề. Bắt đầu từ năm 2005, giờ đây ông Lượng có 12 héc-ta nuôi tôm, tức gấp sáu lần diện tích của anh Khởi. Tính sơ sơ, mỗi năm ông bỏ túi ít nhất cả trăm cây vàng. Quy mô của ông Lượng không chỉ nằm ở những vuông tôm rộng ngút tầm mắt, mà còn ở cơ sở sản xuất…

      Chuyện của ông Lượng thú vị ở chỗ, ông vốn đi học đại học mà tốt nghiệp không làm theo nghề được đào tạo mà về đắm đuối vào nuôi tôm. Ông không hề ngại chia sẻ kinh nghiệm, với ông càng nhiều người thành công từ tôm càng mừng thôi. Trời có lẽ cũng chiều lòng người hào sảng ấy, năm 2017 ông trúng lớn, thu được 180 tấn tôm, trung bình cứ 5-9 tấn/ao.

      Việc áp dụng công nghệ nuôi tôm tiết kiệm điện không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi mà còn giúp bảo đảm an toàn lưới điện

      Chuyện ngược đời của người mua, người bán

      Sở dĩ có chuyện ngược đời ở đây là bởi trong khi đa số các chủ tôm tạm bằng lòng với mức chi phí cho điện chiếm một tỷ lệ không quá cao trong chi phí sản xuất thì các “ông ngành điện” lại cứ lọ mọ tìm đến thuyết phục họ thay đổi thiết bị để giảm chi phí điện xuống thấp hơn nữa!? Nói không chưa thuyết phục được lại còn làm mô hình mẫu, cung cấp thiết bị để kiểm chứng từ thực tế nhằm khuyến khích, hỗ trợ người nuôi tôm chú trọng đến tiết kiệm điện.

      Nhưng cái sự tưởng như vô lý này lại có lý. Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền nam (EVNSPC) Nguyễn Phước Đức cho biết, trong thời gian qua, ngoài việc sử dụng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, các hộ dân đã kết hợp sử dụng điện để phục vụ sản xuất, tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản, đặc biệt giai đoạn năm 2010-2013 phong trào nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp bắt đầu phát triển rất mạnh ở một số tỉnh ven biển khu vực phía nam. Bắt đầu lan rộng việc nuôi trồng theo hình thức nhỏ lẻ tự phát bằng cách sử dụng điện từ nguồn điện phục vụ ánh sáng sinh hoạt, dẫn đến tình trạng lưới điện bị quá tải, người dân tự kéo dây từ nơi cấp điện sinh hoạt đưa đến các ao tôm để sản xuất, không bảo đảm kỹ thuật, an toàn điện, do đó, chất lượng điện không bảo đảm và gây ra nhiều tai nạn điện đáng tiếc.

      Để bảo đảm cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp tại các tỉnh ven biển khu vực phía nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã cân đối và thu xếp nguồn vốn để ưu tiên đầu tư tại một số tỉnh có mật độ nuôi tôm lớn với tổng số vốn là 876 tỷ đồng để thực hiện chống quá tải, kết hợp cung cấp điện cho một số khu vực đã có quy hoạch nuôi tôm. Tuy tình hình được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng đối với các hộ nuôi nhỏ lẻ không tập trung, phát triển tự phát, quá tải lưới điện trên diện rộng không chỉ còn là nguy cơ. Đó là lý do ngành Điện phải thay đổi lại cách tiếp cận vấn đề tiết kiệm điện đối với các hộ nuôi tôm.

      Trở lại với Sóc Trăng, địa phương có đến 60% hộ trong tổng số hộ nuôi tôm hiện đang sử dụng công nghệ quạt nước kiểu truyền thống (sử dụng ma sát trượt). Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng Huỳnh Minh Hải phân tích, đây là nguyên nhân gây tổn thất điện năng và hao phí điện lớn, giải nút thắt này, EVNSPC đã nghiên cứu đến việc thiết kế cải tiến một phần hệ thống dàn quạt tạo ô-xi nuôi tôm nhằm tăng hiệu suất sử dụng. Đây thật sự là một giải pháp cần thiết và hiệu quả nhằm tiết kiệm điện và nâng cao chất lượng sản phẩm tôm.

      Qua khảo sát hộ nuôi tôm tại ấp Cảng Buối, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu thuộc Chương trình thí điểm cho thấy, trước khi áp dụng giải pháp tiết kiệm điện, hộ này phải trả chi phí điện hơn 84 triệu đồng/vụ, sau khi được ngành Điện hỗ trợ (vật tư và nhân công) để thực hiện giải pháp tiết kiệm điện, chi phí tiền điện đã giảm được gần 11 triệu đồng trong vụ tôm, chiếm 13,1% so với chi phí điện và chiếm tỷ trọng 0,98% so với tổng chi phí sản xuất trong vụ nuôi tôm.

      Trong năm 2017, sau khi triển khai Chương trình, EVNSPC đã hỗ trợ cho 889 hộ dân nuôi tôm ở các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu được 543,67 ha với 26.378 gối đỡ con lăn (loại đỡ và loại treo), tổng chi phí hỗ trợ là 1,4 tỷ đồng.

      Hai mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt chữ U bằng con lăn trục quay” và “Đồng trục hóa mô-tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U” được triển khai thí điểm tại 161 hộ dân nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng). Sau một năm, cả hai đã mang lại hiệu quả thiết thực.

      Thực tế luôn là bài học sinh động nhất, người dân từ miễn cưỡng đã tự chủ động tính chuyện tiết kiệm điện trong nuôi tôm. Còn ngành Điện giảm áp lực và nhẹ gánh đầu tư hơn khi nhìn về dài hạn trong cung ứng điện ở những điểm nóng như Sóc Trăng. Cách thức “suy nghĩ và đồng hành cùng người mua điện” đang cho thấy một sự đổi mới sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của ngành Điện, bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được chú trọng đúng mức bên cạnh những con số doanh thu.

      Mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt chữ U bằng con lăn trục quay” giúp 161 hộ dân tiết kiệm 15,2% điện năng tiêu thụ, tương đương 757 triệu đồng/năm.

      Mô hình “Đồng trục hóa mô-tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U” tiết kiệm tới 38,7% điện năng, tương ứng 1,9 tỷ đồng/năm.

       

    • Tiền Giang: Thi công bất cẩn gây mất điện trên diện rộng

      Ngay sau sự cố xảy ra, Điện lực Mỹ Tho (thuộc Công ty Điện lực Tiền Giang) đã tiến hành lập biên bản và xác định nguyên nhân do xe cần cẩu thi công không đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây trung thế, gây hiện tượng phóng điện, dẫn đến ngắt mạch, làm mất điện tạm thời 11/17 phường- xã của thành phố.

      Mặc dù không có thiệt hại về người, nhưng sự cố mất điện này đã khiến khoảng 21.900 tổ chức, cá nhân dùng diện ở 11/17 phường, xã của Tp. Mỹ Tho bị mất điện trong 12 phút (từ 10 giờ 58 phút đến 11 giờ 10 phút).

      Sự cố này nhắc nhở các cấp quản lý cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, đồng thời các tổ chức, cá nhân cần tuân thủ quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.

       

    • Giai đoạn 2018-2020: Tiết kiệm tối thiểu 550 triệu kWh

      Ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng Ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, sản lượng điện tiết kiệm này chưa bao gồm các dự án dịch vụ năng lượng (ESCO), các dự án pin năng lượng mặt trời (NLMT) áp mái phát triển cho khách hàng.

      Để đạt được mục tiêu, EVN sẽ chọn lọc, triển khai các chương trình, giải pháp tiết kiệm điện có tính cộng đồng, lan tỏa sâu rộng, ưu tiên thực hiện qua các kênh truyền thông có hiệu quả cao. Song song với tuyên truyền, trong giai đoạn này, EVN sẽ tập trung vào tư vấn, hướng tới từng nhóm khách hàng cụ thể như: Tiết kiệm điện trong hộ gia đình, trong nuôi tôm, sản xuất nông nghiệp, bệnh viện, trường học, khu chế xuất, khu công nghiệp...

      Nhiều năm qua, Tập đoàn luôn được Chính phủ, Bộ Công Thương đánh giá là đơn vị tiên phong trong thực hiện các chương trình tiết kiệm điện. Nổi bật như các chương trình nghiên cứu phụ tải; kiểm toán năng lượng; thay đèn sợi đốt bằng đèn compact; tiết kiệm điện cho thanh long, hoa cúc, nuôi tôm; tiết kiệm điện trong gia đình, trường học, công sở… đều đạt kết quả tốt, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng trong sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.

    • Cao điểm mùa khô: Điện lực miền Nam khuyến cáo người dân sử dụng điện hợp lý

      Doanh nghiệp, người dân chung tay sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả sẽ góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện

      Ông Nguyễn Phước Đức - Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho biết: “Theo Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn Trung ương, sắp tới tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng có xu hướng tăng cao bất thường, nhất là từ cuối tháng 4 và trong tháng 5/2018. Nhu cầu sử dụng điện có thể tăng mạnh là một thách thức không nhỏ đối với Tổng công ty trong việc đảm bảo cung ứng điện mùa khô cho 21 tỉnh, thành phía Nam”. 

      Cũng theo ông Nguyễn Phước Đức, mặc dù đã chuẩn bị đồng bộ các giải pháp đảm bảo điện cho những tháng mùa khô còn lại và cả năm 2018, Tổng công ty rất cần sự chung tay của khách hàng trong việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, để góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện.

      Đối với khách hàng lớn, hệ thống mái che nhà xưởng nên sử dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên, đồng thời bố trí sản xuất hợp lý và khoa học. Một trong những gợi ý để góp phần nâng cao ý thức thực hiện tiết kiệm điện là gắn chủ trương tiết kiệm điện với quy định thưởng, phạt nội bộ trong mỗi doanh nghiệp, đơn vị.

      Các khách hàng cũng nên lựa chọn các thiết bị điện có hiệu suất cao, có dán nhãn năng lượng. Đặc biệt, việc sử dụng các thiết bị điện theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách và đúng nhu cầu) cũng sẽ giúp khách hàng giảm thiểu được chi phí hóa đơn điện hằng tháng. Đơn cử, khi nắng nóng, các gia đình nên cài đặt điều hòa nhiệt độ ở chế độ tối ưu, từ 26 độ C trở lên để tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo được nhu cầu làm mát.

      Dự kiến, sản lượng điện thương phẩm của EVNSPC trong quý II/2018 sẽ đạt hơn 19 tỷ kWh, tăng trưởng 9,32% so với cùng kỳ năm 2017. Tính đến thời điểm này, EVNSPC vẫn đang đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng.  

      Tính từ đầu năm đến nay, sản lượng điện ngày lớn nhất của EVNSPC đạt trên 207 triệu kWh (ngày 20/3), tăng 10,83% so với cùng kỳ 2017. Theo EVNSPC, nhu cầu sử điện tăng đột biến như vậy dễ dẫn đến nguy cơ quá tải lưới điện cục bộ, do đó rất cần người dân, doanh nghiệp cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả.

    • Tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại Sóc Trăng: Vừa ích nước, vừa lợi nhà…

      Tiết kiệm tới 38,7% điện năng 

      Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển rất nhanh, chiếm hơn 75% diện tích nuôi tôm của cả nước. Nếu cuối năm 2011, ĐBSCL có 580.000 ha nuôi tôm thì đến tháng 7/2017 đã tăng lên gần 630.000 ha. Một số địa phương đã lập quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó có ngành nuôi tôm. Trên cơ sở đó, ngành Điện cũng đã nỗ lực bố trí vốn hợp lý, đầu tư các dự án nguồn, lưới điện. 

      Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình nuôi tôm nhỏ lẻ tự phát, chạy theo nhu cầu của thị trường, sử dụng nguồn điện sinh hoạt để nuôi tôm dẫn đến lưới điện bị quá tải trên diện rộng. Trong khi đó, EVNSPC chưa thể tiến hành nâng cấp nguồn điện 1 pha phục vụ sinh hoạt lên thành điện 3 pha phục vụ nuôi tôm do nguồn vốn đầu tư xây dựng không đáp ứng được nhu cầu. 

      Trước thực trạng đó, nhằm giảm áp lực cung ứng điện cho các hộ nuôi tôm, EVN và EVNSPC đã nghiên cứu, triển khai thí điểm hai mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm gồm: “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” và “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U”.

      Mô hình tiết kiệm điện giúp các hộ dân tiết kiệm tới 38,7% lượng điện tiêu thụ hàng tháng 

      Sau một năm thí điểm tại 161 hộ dân nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng), 2 mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” đã giúp các hộ nuôi tôm tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ, tương đương 757 triệu đồng/năm. Mô hình “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U”, tiết kiệm tới 38,7% điện năng, tương ứng 1,9 tỷ đồng/năm.

      Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Thành viên Hiệp hội Nuôi tôm huyện Mỹ Thanh chia sẻ, đây là mô hình mang lại “lợi ích kép” cho các hộ nuôi tôm. Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, mô hình còn góp phần giảm sự cố các thiết bị, giúp việc hòa tan ôxy trong ao tôm ổn định hơn, tạo môi trường sống tốt cho tôm.

      Ông Nhiệm cho biết: “Gia đình tôi cũng như nhiều hộ gia đình khác, mỗi tháng chi phí tiền điện dành cho nuôi tôm lên tới hàng trăm triệu đồng, thì việc giảm từ 38-40% sản lượng điện tiêu thụ hàng tháng là rất lớn, giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí để tái đầu tư”.

      Theo ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng vụ Nuôi trồng Thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT,  ông cũng thực sự ấn tượng với mô hình này, bởi tính khả thi rất cao, người dân dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, với nghề nuôi tôm, việc giảm được 38,7% điện năng tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

      Cần sớm được nhân rộng

      Những năm qua, nhằm đảm bảo cung cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản, EVNSPC đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống lưới điện tại các địa phương có mật độ nuôi tôm cao. Giai đoạn 2015-2016, EVNSPC đã đầu tư 876 tỷ đồng, thực hiện chống quá tải và cung cấp điện cho một số khu vực đã có quy hoạch nuôi tôm.

      Theo khảo sát, trong những năm tới, nhu cầu phụ tải điện cho nuôi tôm tiếp tục tăng mạnh. Dự kiến, giai đoạn 2017-2020, EVNSPC cần hơn 5.110 tỷ đồng, cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi tôm. 

      Đại diện Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh các loại năng lượng truyền thống như, thủy điện, điện khí… đã đạt tới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, việc huy động vốn đầu tư các dự án điện gặp nhiều khó khăn, thì tiết kiệm điện là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, giúp EVN giảm áp lực đầu tư nguồn và lưới. 

      Ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, toàn tỉnh có khoảng 53.000 ha nuôi tôm, mỗi năm tiêu thụ khoảng 221 triệu kWh điện, tương ứng khoảng 20% sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh - một tỷ lệ rất lớn. Tỉnh Sóc Trăng rất mong mô hình này sớm được nhân rộng, người dân và ngành Điện cùng được hưởng lợi. Tỉnh Sóc Trăng cam kết, sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ ngành Điện kêu gọi các hộ dân nuôi tôm áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện…

      Với những lợi ích mà mô hình này mang lại, Tập đoàn đã chỉ đạo EVNSPC và Công ty Điện lực Sóc Trăng tiếp tục nghiên cứu, mở rộng, nâng cấp mô hình. Hiện nay, EVNSPC đã và đang tiếp tục triển khai thí điểm đợt hai mô hình tiết kiệm điện tại Sóc Trăng, với việc hỗ trợ cấp phát con lăn cho 672 hộ dân, tổng chi phí gần 750 triệu đồng.

      Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý nhằm nhân rộng mô hình này không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà còn ở các tỉnh phía Bắc, EVN đề nghị các Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ NN&PTNT sớm công bố rộng rãi kết quả mô hình này, từ đó chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền để các hộ dân áp dụng… Cùng với nỗ lực của ngành Điện, EVN rất cần sự đồng hành của các bộ, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương, các hiệp hội trong việc tuyên truyền, kêu gọi các hộ nuôi tôm sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. 

      Trong năm 2018, EVNSPC sẽ triển khai giải pháp “Thay động cơ điện hiệu suất cao, điều tốc kết hợp với thay con lăn và chỉnh đồng trục dàn quạt với trục động cơ”. 

      Đây là sự kết hợp giữa mô hình mới và hai mô hình trên, nhằm khuyến khích các hộ nuôi tôm thay thế các loại động cơ cũ (không rõ nguồn gốc, động cơ quấn lại) bằng động cơ hiệu suất cao kết hợp bộ giảm tốc và sử dụng con lăn cho dàn quạt tạo ôxy.


       

    • Quảng Trị: Trộm dây cáp điện trên hệ thống điện 22 kV đang vận hành

      Mới đây, tại thôn Huỳnh Công Tây, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, Điện lực Vĩnh Linh phát hiện một đoạn dây cáp tổng dẫn từ đầu máy biến áp đến tủ hạ thế bị kẻ gian cắt trộm. Ngay sau đó, Công an huyện Vĩnh Linh đã vào cuộc điều tra nhưng chưa tìm được thủ phạm.

      Trước đó, vào đầu tháng 2/2018, một vụ cắt trộm cáp tương tự xảy ra tại Trạm biến áp T1 Trần Bình Trọng, thuộc thành phố Đông Hà. Kẻ gian đã đột nhập cắt trộm đoạn cáp tổng từ đầu cục máy biến áp đến tủ hạ thế gây thiệt hại hàng chục triệu đồng.

      Việc trộm cắp dây cáp điện của hệ thống điện 22 kV đang vận hành là rất nguy hiểm. Không chỉ đe dọa tính mạng người cắt cáp điện, hành vi này còn gây mất điện trên diện rộng, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và sản xuất của người sử dụng điện.

      Được biết, vừa qua, Công ty Điện lực Quảng Trị đã gửi thông báo về tình trạng mất cắp dây cáp điện trên hệ thống điện 22 kV đang vận hành đến Công an tỉnh và Ban chỉ đạo Bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh. Đề nghị lực lượng chức năng tập trung điều tra, làm rõ các vụ việc.

    • Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy tại công trường xây dựng

      Để chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC), đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thi công xây dựng các dự án, Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1222/CT-EVN ngày 15/3/2018 về việc rà soát, tăng cường công tác quản lý an toàn, phòng chống cháy nổ tại các dự án đầu tư xây dựng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

      Đồng thời yêu cầu nhà thầu chính, các nhà thầu phụ (đặc biệt là thi công xây dựng các nhà máy điện) rà soát lại biện pháp/phương án thi công từng hạng mục công trình, những hạng mục công trình có nguy cơ cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng phải tăng cường nhân sự giám sát liên tục tại khu vực có nguy cơ cháy nổ cao và các nhà thầu phải tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật.

      Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện; Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định an toàn lao động, phòng chống cháy nổ đối với phần việc do mình thực hiện.

      EVN yêu cầu các Ban Quản lý dự án, đơn vị tư vấn giám sát thi công phải tăng cường công tác giám sát thi công tại công trường đặc biệt là những vị trí có nguy cơ cháy nổ cao; kiểm tra, rà soát, phát hiện sớm và củng cố ngay các thiếu sót, vi phạm về an toàn, phòng chống cháy nổ; tăng cường tổ chức kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về PCCC.

      Đồng thời đình chỉ thi công khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động. Yêu cầu nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trước khi cho phép tiếp tục thi công.

       

    • TP.HCM: Ngăn cháy nổ do sự cố điện

      Tăng cường kiểm tra an toàn điện

      Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc, người phát ngôn EVNHCMC cho biết: Theo quy định của Luật Điện lực, ngành Điện có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra hệ thống điện đến trước công tơ điện, từ công tơ điện trở về sau là thuộc trách nhiệm của người sử dụng điện. Tuy nhiên, để góp phần bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện tại hộ gia đình, năm 2017, EVNHCMC đã khảo sát hệ thống điện cho 15.507 hộ trên địa bàn. Kết quả khảo sát, 13.489/15.507 hộ đạt yêu cầu cơ bản về sử dụng điện an toàn (chiếm 86,98%), số hộ còn lại vẫn có thiếu sót trong hệ thống sau điện kế có thể gây mất an toàn trong sử dụng. Đặc biệt, nhiều hộ có thói quen sử dụng điện trong sinh hoạt không đúng cách, có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

      Sau khi phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra gần 42.000 điểm ở khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản xuất quy mô lớn… EVNHCMC phát hiện nhiều lỗi vi phạm về sử dụng điện có nguy cơ dẫn đến cháy nổ.

      Trong quá trình kiểm tra, EVNHCMC đã kịp thời phối hợp xử lý các trường hợp hệ thống điện gia đình mất an toàn; tư vấn để đơn vị thay thế, sửa chữa lại hệ thống điện nội bộ. Đồng thời, báo cáo kết quả và gửi danh sách hộ gia đình, các khu dân cư, chung cư... có nhiều điểm mất an toàn trong sử dụng điện đến UBND các cấp và cơ quan cảnh sát PCCC để theo dõi, kiểm tra, phúc tra nhằm ngăn ngừa các trường hợp tái diễn mất an toàn hệ thống điện.

      Song song đó, Tổng công ty cũng thường xuyên thực hiện tuyên truyền an toàn điện trong cộng đồng. Phát đến các hộ sử dụng điện 792.381 quyển "Cẩm nang sử dụng điện an toàn", 114.068 quyển "Sổ tay PCCC điện gia đình" và 229.233 tờ rơi. Bổ sung các nội dung cam kết bảo đảm an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện vào 332.797 hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức 319 lượt tuyên truyền, huấn luyện để nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong hộ gia đình; đưa nhiều đoạn phim an toàn điện trình chiếu tại 145 vị trí gắn màn hình LCD tại những khu vực đông người (khu vực tiếp dân của địa phương, khu vực chờ khám bệnh, khu vực mua sắm…) nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, mở rộng đối tượng tuyên truyền.

      Kéo giảm và ngăn ngừa cháy nổ

      Theo ông Phạm Quốc Bảo, năm 2018, EVNHCMC đặt mục tiêu kéo giảm số vụ cháy và ngăn ngừa các vụ cháy nổ có nguyên nhân do sử dụng điện trên địa bàn. Không để xảy ra cháy nổ nghiêm trọng trên lưới điện, gồm trạm biến áp, thiết bị điện, tủ điện, dây và cáp điện…

      Để thực hiện mục tiêu này, tổng công ty đã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng điện an toàn; kiểm tra an toàn điện trong địa bàn dân cư và khu vực sản xuất; đề xuất và phối hợp xử lý các điểm có nguy cơ mất an toàn điện, cháy nổ.

      Song song đó, Tổng công ty thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền như xây dựng bảng tin khu phố về an toàn sử dụng điện; tổ chức thực hiện chương trình Cùng bạn sử dụng điện an toàn, tiết kiệm tại các trường học, khu dân cư… Tiếp tục khảo sát, tư vấn về sử dụng điện an toàn cho ít nhất 20.000 khách hàng ở các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao do sử dụng điện. Tiến hành cải tạo mạng điện trong nhà không bảo đảm an toàn cho các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo.

      Đối với công tác bảo đảm phòng chóng cháy nổ liên quan đến hệ thống điện, tổng công ty phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của địa phương để không xảy ra các trường hợp lấn chiếm, tụ tập buôn bán gần, dưới trụ điện, trạm điện. Không để phát sinh mới nhà, công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; không để xảy ra sự cố do công trình xây dựng trong hoặc gần hành lang an toàn lưới điện cao áp, vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện… 

    • Công ty Điện lực Gia Lâm kịp thời phối hợp chữa cháy, bảo vệ lưới điện trung áp

      Cụ thể, vào khoảng 13h00 ngày 25/3, ngọn lửa bùng lên từ kho chứa gỗ của Công ty cổ phần BEEPRO. Đám cháy nhanh chóng lan rộng khiến cho nhiều người dân sinh sống gần khu vực rất hoảng hốt.

      Đám cháy cũng nguy cơ đe dọa an toàn vận hành lưới điện trung áp nổi và cáp ngầm cạnh kho hàng, tại vị trí cầu dao ranh giới lộ 481 E1.2 giữa Long Biên - Gia Lâm.

      Hiện trường đám cháy gây nguy cơ đe dọa an toàn vận hành lưới điện - ảnh chụp chiều 25/3

      Nhận được tin báo của Phòng Cảnh sát PCCC số 11 và quần chúng nhân dân, các CBCNV của Công ty Điện lực Gia Lâm đã có mặt kịp thời, phối hợp tham gia chữa cháy.

      Đến 17h cùng ngày, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Do được phát hiện và khoanh vùng kịp thời nên đã đảm bảo an toàn cho người, thiết bị, hành lang vận hành an toàn lưới điện và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

      CBCNV PC Gia Lâm tích cực phối hợp cùng lực lượng PCCC

      Trực tiếp chỉ huy lực lượng của Công ty tham gia chữa cháy, ông Bùi Duy Dương – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lâm cho biết Công ty tổ chức bồi huấn kỹ năng, nghiệp vụ PCCC và tìm kiếm cứu nạn cho CBCNV đều đặn hằng năm, vì vậy đơn vị luôn sẵn sàng và chủ động trong phong trào “Toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy” tại địa phương. 

    • Tổng rà soát lưới điện ở chung cư, chợ

      Nỗi lo từ chung cư cũ

      Cựu chiến binh Bùi Bá Đạt về ở tại chung cư 145 Nguyễn Trãi (phường Bến Thành, quận 1) gần 18 năm qua và được bà con tín nhiệm bầu làm tổ trưởng dân phố. Mang tiếng được sống tại “con đường hàng hiệu” lớn nhất TPHCM, nhưng ông không khỏi nơm nớp trước nỗi lo "bà hỏa" viếng thăm.

      Chung cư 145 xây trước năm 1975, gồm 1 hầm và 7 tầng, nay có gần 70 hộ sinh sống. Lý do khiến ông và nhiều cư dân ở đây không yên tâm vì chung cư đã quá xuống cấp. Bao nhiêu hộ là bấy nhiêu máy bơm nước, chằng chịt như một mạng nhện.

      Dãy điện kế ở từng tầng tại chung cư 145 Nguyễn Trãi (quận 1) với mạng dây điện chằng chịt

      Ông Đạt kể: “Riêng phần điện, các điện kế đều được lắp cho từng tầng, khá an toàn, nhưng dây nhợ sau điện kế mới là mối lo. Tường ẩm ướt, dây điện âm tường đã cũ kỹ. Lại thêm mớ mạng nhện dây thông tin, truyền hình cáp lùng nhùng, nhìn thấy mà ớn”.

      Có lần suýt xảy ra hỏa hoạn từ đám dây thông tin, ông Đạt vác đơn đi kêu cứu, các nhà mạng mới xuống bó gọn lại. Đưa chúng tôi tham quan các tầng, tại mỗi chân cầu thang đều có hộp dây phòng cháy nhưng bên trong rỗng tuếch, ông Đạt ngán ngẩm: “Hư hết rồi, không có gì cả. Tháng 9/2016, chung cư có tổ chức kiểm định chất lượng và biên bản khẳng định có nguy cơ cháy nổ cao”. 

      Chung cư 145 chỉ là một trong số 161 chung cư hiện tại ở quận 1 và quận 3. Trong số 161 chung cư này, có 112 chung cư xây dựng trước năm 1975.

      Trao đổi với chúng tôi về lưới điện tại các chung cư cũ, ông Hoàng Đình Ấn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn, cho biết: “Hầu hết các chung cư cũ đều có trạm biến thế riêng, phụ tải chỉ hoạt động ở mức 80%; lịch kiểm tra 3 tháng/lần cùng với việc đo tải từ xa qua hệ thống thông minh. Trong mùa nắng, công nhân còn đi đo nhiệt từng trạm, nơi nào quá nhiệt là xử lý ngay. Điện kế trong chung cư được gắn cho từng hộ, có cầu dao tổng và CB cho từng điện kế nên khá yên tâm. Lo là lo “mạng nhện” sau điện kế, cùng với dây thông tin dẫn vào các hộ. Lần nào đi kiểm tra, chúng tôi đều có khuyến cáo các ban quản lý chung cư. Trong tuần này sẽ kiểm tra các chợ và chung cư, chỗ nào không ổn là chấn chỉnh ngay”. 

      Nỗi lo “mạng nhện” trong chung cư là có thật. Như địa bàn 2 quận Bình Thạnh và Phú Nhuận có đến 123 chung cư cũ, trong đó các lô ở chung cư Thanh Đa là một điển hình với “mạng nhện” rồng rắn len theo từng dãy hành lang, mà chỉ bất cẩn một chút là hậu quả khó lường. 

      Chung cư mới không ngoại lệ

      Trong khi các chung cư cũ đều có trạm biến thế riêng (trạm phòng), thì hầu hết các chung cư mới đều lắp đặt trạm biến thế ở tầng hầm. Ông Ấn thông tin: Tất cả máy biến thế lắp đặt ở tầng hầm đều là máy khô, không có dầu như máy cũ, có thiết bị bảo vệ và hệ thống tự động làm mát… Các tủ điện gắn trong chung cư đều làm bằng composite chống cháy, cùng nhiều lớp CB bảo vệ. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là an toàn 100%.

      Trong đợt kiểm tra đang diễn ra hiện nay, ngành Điện lực sẽ tổng rà soát các trạm điện, lối ra vào chung quanh trạm và có những khuyến nghị cần thiết. Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TPHCM, cho rằng máy biến thế khô là máy thế hệ mới, khá an toàn, tuy nhiên chỉ phù hợp với những nơi hạn chế về mặt bằng.

      Ông khuyến nghị các chủ đầu tư chung cư, nếu có mặt bằng thì nên lắp đặt trạm biến thế riêng (trạm phòng) tách biệt, cạnh khu vực cây xanh theo chuẩn quy hoạch của TPHCM để dễ kiểm soát, an toàn về cháy nổ. Điều ông Bảo lo lắng là thiết kế hệ thống điện âm tường bố trí trong các chung cư mới hiện nay không có cơ quan nào thẩm duyệt, nên khó quy trách nhiệm khi rủi ro xảy ra. “Kiểm tra, rà soát là một lẽ, vấn đề hàng đầu vẫn là ý thức phòng cháy của người dân”, ông Bảo nói.

      Theo số liệu của ngành Điện lực, trong năm 2017 đã thực hiện 1.349 lượt rà soát, kiểm tra an toàn điện tại các chung cư và tư vấn sử dụng điện cho hơn 15.000 hộ gia đình, phát hiện hàng trăm lỗi vi phạm sử dụng điện như câu mắc không an toàn, dây điện không có ống nhựa bảo vệ, thiết bị có công suất lớn nhưng chỉ sử dụng một ổ cắm, bố trí nhiều vật dụng gần các ổ cắm điện…

      Trong 3 tháng đầu năm nay, ngành Điện tiếp tục tư vấn sử dụng điện cho hơn 6.000 hộ gia đình và đang tiếp tục thực hiện rộng khắp các quận - huyện. Các vụ cháy nổ xảy ra liên tiếp thời gian qua tại nhiều địa bàn, gây thiệt hại lớn về người và tài sản là điều đáng báo động, đặc biệt đang vào mùa khô, nắng nóng, nguy cơ cháy nổ lại càng cao. Phòng cháy, không chỉ từ phía cơ quan chức năng, mà cần sự hợp tác của người dân: phải nâng cao ý thức phòng cháy. 

    • Mũ bảo hộ “thông minh” cảnh báo an toàn điện

      Hai tác giả “mũ bảo hộ cảnh báo an toàn điện”

      Theo nhóm nghiên cứu, tai nạn điện trong lao động sản xuất là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Dù đã có nhiều quy trình, giải pháp phòng chống tai nạn điện trong sản xuất, nhưng thực tế, tai nạn điện vẫn thường xảy ra. Để giảm thiểu tai nạn điện, manh nha ý tưởng từ năm 2016, 2 nữ sinh Bảo Quỳnh và Thanh Nhàn đã bắt tay nghiên cứu nguyên lý hoạt động, thiết kế, lắp mạch điện từ, hoàn thiện kết cấu sản phẩm mũ bảo hộ và tiến hành thử nghiệm. 

      Nguyên lý hoạt động của mũ khá đơn giản. Khi mũ di chuyển đến gần dòng điện, cuộn dây sẽ cảm ứng từ trường biến thiên và trong cuộn dây xuất hiện dòng điện xoay chiều cảm ứng. Dòng điện xoay chiều này sau đó được biến đổi thành dòng 1 chiều, chạy qua loa điện áp trong mũ, phát ra âm thanh cảnh báo cho người sử dụng. 

      Cụ thể, khi để mũ bảo hiểm ở trong nhà với nguồn điện là 220 V, khoảng cách loa bắt đầu phát tín hiệu âm thanh là 30 cm. Khi để mũ ở gần điện lưới ngoài trời (điện thế là 220 V), khoảng cách loa bắt đầu cảnh báo bằng âm thanh là 50 cm. Còn với điện thế là 380 V, khoảng cách loa bắt đầu cảnh báo bằng âm thanh là 200 cm.

      Em Thanh Nhàn cho biết: “Ưu điểm cơ bản của loại mũ bảo hộ này là phát hiện được dòng điện xoay chiều ở một giới hạn nhất định với  độ nhạy, độ chính xác cao, qua đó đảm bảo an toàn cho người sử dụng”.

      Hiện nay trên thị trường đã có một số loại mũ bảo hộ dành riêng cho người lao động ngành Điện và các ngành có liên quan đến điện, nhưng chỉ có khả năng ngăn không cho dây điện chạm trực tiếp vào phần đầu của người lao động; hoặc sử dụng “Máy dò điện từ trường” nhưng không có loa cảnh báo và không thể đội trên đầu để cảnh báo sớm khoảng cách an toàn điện,  giá bán lại quá cao (khoảng 3 triệu đồng/ mũ). 

       “Mũ bảo hộ cảnh báo khoảng cách an toàn điện” vừa có chức năng bảo hộ lao động vừa cảnh báo khoảng cách an toàn điện một cách chính xác, qua đó đảm bảo được sự an toàn điện cho người sử dụng. Sản phẩm có thiết kế đơn giản, linh kiện dễ kiếm, dễ lắp đặt với chi phí thấp, khả năng nhân rộng rất cao. Đặc biệt, tất cả các linh kiện tạo thành mũ bảo hộ đều được tận dụng từ những vật liệu phế thải như, bộ mạch điện của màn hình vi tính loại CRT đời cũ, công tắc cũ… không tốn nhiều chi phí. Em Thân Thị Thanh Nhàn cho biết: “Trong quá trình thiết kế mũ cảnh báo an toàn điện, chi phí duy nhất chúng em phải mua đó là mũ bảo hộ lao động với giá 50.000 đồng”.

      Thầy giáo Nguyễn Sỹ Nông, giáo viên hướng dẫn đề tài cho biết, mũ cảnh báo an toàn điện đã tích hợp công nghệ cảm ứng điện từ trường do các em tự thiết kế và lắp đặt, có khả năng phòng chống tai nạn điện cao. Nhà trường sẽ tiếp tục hỗ trợ các em hoàn thiện sản phẩm, mong sớm được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất của ngành Điện. 
       

    • Nỗi lo an toàn điện mùa lễ hội

      Nguy cơ cháy nổ cao

      Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa có công văn đề nghị không đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Đây được coi là động thái tích cực, góp phần bài trừ mê tín dị đoan, chống lãng phí nguyên liệu giấy, mực và dễ phát sinh hỏa hoạn. Dù vậy, những ngày qua, tại nhiều nơi, tình trạng đốt vàng mã vẫn diễn ra khá phổ biến. Mới đây nhất, ngay trong mùng 5 Tết đã xảy ra một vụ cháy lớn tại đền Mẫu (Lạng Sơn), thiêu rụi khu vực các quầy bán hàng mã. Dù liên tục được lực lượng phòng cháy chữa cháy tuyên truyền, nhắc nhở, nhưng các khu vực lễ hội vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ hỏa hoạn và chập cháy điện. 

      Theo đánh giá của cơ quan quản lý, điểm chung là các hàng quán kinh doanh dịch vụ tại các lễ hội thường mang tính thời vụ, xây dựng khá sơ sài. Hệ thống điện tại đây cũng mang tính tạm bợ, tình trạng câu móc, đấu nối tùy tiện, xung quanh lại chứa nhiều đồ vàng mã dễ bắt lửa. Nếu xảy ra chập điện dễ có thể dẫn đến cháy lớn. Bên cạnh đó, ý thức của người tham gia lễ hội chưa cao, đặc biệt là khi thắp hương, đốt vàng mã, hút thuốc… Ngoài ra, điều kiện giao thông cũng như nguồn nước tại các khu vực lễ hội không đảm bảo thuận tiện cho việc tiếp cận đám cháy. 

      Công nhân Công ty Điện lực Mỹ Đức kiểm tra tình trạng vận hành thiết bị tại khu di tích Hương Sơn

      Cần tăng cường phối hợp, đẩy mạnh tuyên truyền

      Để đảm bảo an toàn điện tại khu di tích chùa Hương (Mỹ Đức, Hà Nội), ông Nguyễn Hồng Hải – Giám đốc Công ty Điện lực Mỹ Đức cho biết, trước mỗi mùa lễ hội, Công ty đã phối hợp với các chủ hộ kinh doanh, tổ chức rà soát, tính toán phụ tải điện và lắp đặt điện cho các chủ hộ kinh doanh, đảm bảo an toàn. Công ty còn bố trí lực lượng thường xuyên rà soát, túc trực tại những khu vực có nguy cơ chập điện cao. Đặc biệt, Công ty đã phối hợp với Ban quản lý di tích danh thắng Hương Sơn tuyên truyền vận động khách thập phương  đốt vàng mã đúng nơi quy định, đề phòng nguy cơ chập cháy điện.

      Còn tại Rừng Quốc gia Yên Tử, ông Phạm Văn Dược, Phó Ban Quản lý di tích cho biết, trung bình, hội xuân Yên Tử hằng năm thu hút hơn 1 triệu lượt khách tham quan. Ngoài ra, các di tích đều nằm trong rừng quốc gia với diện tích gần 3.000 ha, địa hình phức tạp, trên núi cao, các nguồn nước tại chỗ rất khan hiếm, việc đưa nước lên di tích cũng vô cùng khó khăn. Nếu xảy ra cháy, hậu quả sẽ rất khó lường. 

      Vì vậy, ngay trước mùa lễ hội, Ban Quản lý di tích và Rừng quốc gia Yên Tử chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, Cảnh sát PCCC&Cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Ninh, Điện lực Uông Bí, xây dựng kế hoạch PCCC. Đặc biệt, tại các chùa lớn, Ban Quản lý đã bố trí 3-4 cán bộ, nhân viên thường trực, chủ động quản lý các nguồn nhiệt, nguồn lửa và nhắc nhở du khách chấp hành nghiêm nội quy PCCC. Trường hợp nào vi phạm nội quy PCCC, kiên quyết xử lý nghiêm.

      Bắc Ninh cũng là địa phương có nhiều lễ hội, di tích, danh thắng. Công ty Điện lực Bắc Ninh đã tập trung kiểm tra, bảo dưỡng, nâng cấp toàn bộ lưới điện và trạm biến áp tại các vị trí xung yếu diễn ra lễ hội, quyết tâm không để xảy ra bất kỳ sự cố kỹ thuật nào gây mất điện. Bên cạnh đó, Công ty còn đẩy mạnh tuyên truyền trên các đài phát thanh/ truyền thanh địa phương về các biện pháp an toàn sử dụng điện với tần suất 5 lượt/ngày, góp phần nâng cao ý thức của người dân, du khách trong việc phòng chống cháy nổ, sử dụng điện an toàn. 
       

    • Hà Nội dành hơn 11 tỷ đồng cho Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2018

      Theo kế hoạch số 63 vừa ban hành, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội được UBND thành phố giao nhiệm vụ phối hợp tuyên truyền, vận động tiết kiệm điện trong các hộ gia đình - Ảnh: Thành Trung. 

      Theo kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 13/3/2018, 5 nhiệm vụ chính trong Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Hà Nội năm nay gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động cộng đồng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường; Phát triển, phố biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp; Thúc đẩy bảo tồn năng lượng trong các hoạt động công nghiệp và xanh hóa nguồn sản xuất, phân phối điện năng; Sử dụng năng lượng hiệu quả trong khu vực tòa nhà và chiếu sáng công cộng; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực giao thông vận tải.

      Một trong những mục tiêu đặt ra trong năm nay, Hà Nội sẽ xây dựng mô hình điển hình sử dụng năng lượng hiệu quả, thúc đẩy phổ biến cho doanh nghiệp xây dựng chỉ số hiệu quả năng lượng, áp dụng công nghệ “công nghiệp thế hệ 4.0” trong quản lý, vận hành đảm bảo sử dụng năng lượng hiệu quả, tăng cường tiết kiệm điện trong sản xuất kinh doanh…

      Mức tiết kiệm năng lượng năm 2018 của Hà Nội được dự kiến từ 2% - 3% mức tiêu thụ năng lượng so với dự báo nhu cầu. 

    • TP.HCM: Gần 4.000 hộ dân được khảo sát, tư vấn sử dụng điện an toàn

      Theo đó, EVNHCM đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho Ban quản lý khu phố, tổ dân phố, khu chung cư, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ các địa phương... về an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong hộ gia đình.

      Tổng công ty cũng xây dựng các bảng tin, pano tại các khu dân cư; kiểm tra an toàn điện, phòng chống cháy nổ tại các cơ sở sản xuất, cây xăng, trung tâm thương mại, máy ATM, khu vui chơi, bảng quảng cáo ngoài trời... để tăng cường hiệu quả tuyên truyền. 

      Các nội dung cam kết đảm bảo an toàn điện, an toàn phòng chống cháy nổ do sử dụng điện cũng đã được bổ sung vào hợp đồng mua bán điện sinh hoạt. Với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn TP.HCM không phát sinh mới trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện; không có tai nạn lao động, tai nạn điện ngoài nhân dân và sự cố gây cháy nổ nghiêm trọng.

      Năm 2017, EVNHCMC đã khảo sát, tư vấn sử dụng điện an toàn cho 15.756 hộ dân, đạt 116% kế hoạch năm. Trong năm 2018, công tác này sẽ tiếp tục được Tổng công ty và các đơn vị thành viên triển khai, nhằm ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ do sử dụng điện, nâng cao ý thức về sử dụng điện an toàn trong nhân dân.

       

       

    • Sử dụng bình nóng lạnh an toàn, hiệu quả

      Chọn mua:

      - Chọn dung tích bình phù hợp với nhu cầu sử dụng: Với hộ gia đình có 4 người, 2 phòng tắm thì chỉ cần lắp loại bình 20l. Đối với hộ độc thân, nên lựa chọn dòng sản phẩm có dung tích nhỏ hơn.

      - Không nên ham rẻ chọn mua các thương hiệu không uy tín: Bạn không nên mua những sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ bởi chúng tiềm ẩn các nguy cơ mất an toàn.

      Lắp đặt:

      - Cần treo bình nóng lạnh cố định trên tường, khoảng cách từ bình đến sàn nhà tắm khoảng 1,5m và khoảng cách tới bồn tắm là từ 2m trở lên. 

      - Lắp đặt thêm aptomat chống giật riêng chỉ sử dụng cho bình nóng lạnh. 

      - Công tắc điện ngoài tầm với của trẻ.

      Sử dụng:

      - Bật bình nóng lạnh 10-15 phút trước khi tắm và tắt rồi mới tắm: Việc này vừa tiết kiệm điện vừa tránh cho thiết bị phải hoạt động quá tải. Sẽ rất nguy hiểm nếu tắm trong lúc bình vẫn cắm điện và bị rò.

      - Hạ nhiệt độ làm nóng nước cho bình: khi giảm độ nóng của nước đi 50 độ C, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được 3 - 5% tiền điện hàng tháng khi sử dụng bình nóng lạnh; đồng thời an toàn nếu nhà có trẻ nhỏ.

      - Sử dụng kết hợp với máy nước nóng năng lượng mặt trời: Lắp đặt bình nóng lạnh kết hợp với máy nước nóng năng lượng mặt trời là rất cần thiết và rất tiết kiệm. Ngay cả khi ít trời nắng, nước trong máy nước nóng năng lượng mặt trời luôn có nhiệt độ cao hơn môi trường từ 5-10 độ C, nếu lắp kết hợp với bình nóng lạnh sẽ giảm thời gian đun sôi nước của bình nóng lạnh, đồng thời tiết kiệm điện tiêu thụ.

      - Tránh bật bình nóng lạnh 24/24h: Nhiều người có quan niệm sai lầm, bình nóng lạnh đã có rơle ngắt điện, nên yên tâm cắm điện suốt 24/24h. Thực tế, rơle này có nhiệm vụ điều khiển nhiệt độ nước của bình. Khi sử dụng, nhiệt độ nước thấp thì rơle tự động cấp điện, nhiệt độ nước cao rơle tự động cắt điện. Do đó, chỉ nên bật bình nóng lạnh khi có nhu cầu sử dụng, vừa đảm bảo an toàn vừa tránh lãng phí điện năng. 

      Kiểm tra và bảo trì:

      - Dùng bút thử điện quệt vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước, nếu phát hiện có điện thì phải ngắt nguồn và kiểm tra đường dây điện vì có thể điện bị dò. 

      - Nên kiểm tra và bảo dưỡng tối thiểu 3 tháng một lần. Đặc biệt, mùa đông sử dụng nhiều, nên kiểm tra mỗi tháng 1 lần để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.

    • EVN chú trọng công tác phòng chống cháy nổ dịp Tết Nguyên đán

      Theo đó, EVN yêu cầu các đơn vị chủ động tổ chức và phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan chức năng có liên quan của địa phương tổ chức tuyên truyền đến người dân về những nguy hiểm khi sử dụng pháo có dây kim tuyến ở gần lưới điện cao áp như: Gây sự cố, làm gián đoạn cung cấp điện; nguy cơ tai nạn điện do vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. 

      Tăng cường kiểm tra, rà soát, phát hiện kịp thời và củng cố ngay các thiết sót, vi phạm về an toàn, phòng chống cháy nổ. Kiểm tra các hệ thống báo cháy, chữa cháy, phương tiện chữa cháy về số lượng, chất lượng để đảm bảo hoạt động tốt. Duy trì và đảm bảo nguồn nước dự trữ để chữa cháy, các điều kiện đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ tại các nhà máy điện, TBA và trụ sở, văn phòng làm việc. Đồng thời tổ chức trực, bảo vệ 24/24h, sớm phát hiện và sẵn sàng ứng phó với các tình huống, sự cố cháy nổ xảy ra đặc biệt vào những ngày trước và trong dịp Tết.

      EVN yêu cầu các đơn vị báo cáo nhanh tình hình an toàn, phòng chống cháy nổ từng ngày Tết từ ngày 14/2-20/2/2018 (tức từ ngày 29 tháng Chạp năm Đinh Dậu đến ngày 5 tháng Giêng năm Mậu Tuất). Báo cáo tổng hợp tình hình an toàn, phòng chống cháy nổ trước, trong và sau Tết Nguyên đán, những vấn đề xung đột, phát sinh cần quan tâm, kiến nghị những công việc trọng tâm cần chỉ đạo điều hành sau Tết gửi trước 8h ngày 21/02/2018.

    • Hà Nội cảnh báo nguy cơ cháy nổ điện dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất

      Nguy cơ cháy nổ điện dịp Tết Nguyên đán ở Hà Nội là rất cao khi mà một số người dân chưa có ý thức trong việc đốt pháo tráng kim, thả đèn trời, hóa vàng, đồ chơi đĩa bay,... làm mắc vào đường dây và trạm biến áp, gây gián đoạn việc cung cấp điện, hỏa hoạn.

      Cùng với đó, dịp cuối năm nhu cầu đấu nối, lắp đặt điện mới cho các công trình được các chủ đầu tư, gia đình thực hiện nhiều cũng là nguyên nhân dẫn tới nguy cơ chập cháy điện.

      Để hạn chế chập cháy điện, tai nạn điện, gây gián đoạn cấp điện trong dịp cuối năm và dịp Tết Nguyên đán cổ truyền, ông Nguyễn Đăng Thiện - Phó Trưởng ban An toàn điện, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo người dân cần lưu ý một số điều cần thiết về sử dụng điện trong gia đình như: Dùng dây dẫn điện có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tiết diện dây phù hợp với công suất sử dụng để tránh bị quá tải gây sự cố đứt hoặc làm chập cháy, dẫn đến tai nạn, cháy nhà; cầu dao, cầu chì, áptômát, công tắc, ổ cắm trong gia đình nên dùng loại đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng, lắp đặt ở nơi khô ráo, nên đặt ở vị trí cao hơn nền nhà 1m4 để an toàn cho trẻ nhỏ và tránh khả năng ngập nước.

      Đối với việc sửa chữa, người dân chỉ thực hiện khi đã cắt nguồn điện. Đối với những mối nối giữa hai dây dẫn phải nối chắc chắn, băng cách điện kỹ để tránh bị nước và hơi ẩm xâm thực gây rò điện; khi lắp đặt dụng cụ, máy móc sử dụng điện phải thực hiện đúng hướng dẫn của nhà chế tạo, lưu ý phải nối đất an toàn cho vỏ thiết bị máy bơm nước, bình nước nóng lạnh dùng điện, tủ lạnh, lò vi sóng, bếp điện...

      Trong trường hợp mạng điện của gia đình bị ngập nước, người dân không chạm đến bất kỳ dụng cụ điện nào khi tay còn ướt hoặc đi chân trần trên nền nhà.

      Ông Nguyễn Đăng Thiện nhấn mạnh, dịp cuối năm do thời tiết lạnh một số người dân lao động Thủ đô thường tổ chức đốt lửa để sưởi ấm gần các khu vực cột điện, dây điện là rất nguy hiểm. Chỉ cần sơ ý để lửa bén vào đường dây dẫn điện là gây hậu quả không lường. Do vậy người dân tuyệt đối không được thực hiện đốt lửa, hay lợi dụng việc bán hàng quán vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện dẫn đến dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho bản thân và cộng đồng.

      Trong trường hợp người dân phát hiện dây tải điện bị đứt, cây cối đổ vào đường dây, trạm điện, cột điện bị đổ, vỡ sứ, phóng điện, trạm điện bị ngập nước, cần báo ngay cho EVNHANOI qua số điện thoại "nóng" 19001288 hoặc 024.22222000, để xử lý cắt điện. 

    • Dọn “mạng nhện” trên phố

      Công nhân điện lực thu dọn những “mạng nhện” dây cáp thông tin

      Dọn từ khu trung tâm đến vùng ven

      Thấy các công nhân điện lực đang loay hoay cắt từng sợi cáp dây thông tin trong bó cáp to đùng, chị bán hàng ăn tại mặt tiền đường Trần Quốc Toản (phường 8, quận 3), vui mừng nói: “Khu này đã có cáp ngầm, ai cũng mong bó cáp thông tin sẽ được gỡ lẹ, cho đẹp mặt tiền nhà. Bó cáp to quá, ghì muốn oằn cả cây trụ điện, vậy mà cứ để hoài. Dọn bó cáp, tết này đường phố đẹp rồi!”. 

      Anh Hoàng Vũ, phụ trách công tác kỹ thuật thuộc Công ty Điện lực Sài Gòn, cho biết: “Cả tháng nay, anh em công nhân liên tục đi cắt dọn cáp thông tin trên nhiều tuyến đường đã lắp đặt cáp ngầm, để bà con kịp đón Tết Mậu Tuất. Riêng trong tháng 1/2018, trên tuyến đường Trần Quốc Toản, công ty đã thu hồi 41 trụ điện cũ, cắt dọn toàn bộ cáp thông tin trên suốt tuyến đường dài hơn 850m. Nếu tính luôn đợt xóa “mạng nhện” trên toàn địa bàn quận 1 và quận 3 ở các tuyến đường Nguyễn Đình Chiểu, Trần Hưng Đạo, Hàm Nghi, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Võ Văn Kiệt, Bùi Viện…, thì đến nay công ty đã nhổ gần 500 trụ điện cũ, thu hồi nhiều tấn cáp “mạng nhện” trên chiều dài hơn 6 km đường.

      Về kế hoạch dọn “mạng nhện” trước tết, ông Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Công ty Điện lực Tân Phú, cho biết: “Ngoài 2 tuyến đường đã được hạ ngầm cáp điện là Lũy Bán Bích và Lê Trọng Tấn, những tuyến đường đang hạ ngầm cáp điện là Trương Vĩnh Ký, Độc Lập, Gò Dầu…, có khối lượng “mạng nhện” còn khá lớn. Từ tháng 10/2017, 2 gói công trình được công ty chạy nước rút thi công là chỉnh trang dây điện, cáp thông tin trên các tuyến đường Âu Cơ, Huỳnh Thiện Lộc, Trịnh Đình Trọng, Khuông Việt, Thoại Ngọc Hầu, Hoàng Xuân Nhị (thuộc địa bàn các phường Tân Sơn Nhì, Hòa Thạnh, Phú Trung, Tân Thành, Hiệp Tân, Phú Thạnh) và các tuyến đường Phú Thọ Hòa, Tô Hiệu, Tân Kỳ Tân Quý (thuộc phường Phú Thọ Hòa, Hiệp Tân, Tân Quý, Sơn Kỳ, Tây Thạnh). Chỉ riêng 2 gói công trình này đã thu hồi gần 1.500 trụ điện cũ, bó gọn 33km cáp thông tin”. 

      Lưới điện an toàn cho ngày tết

      Trong khi phần lớn địa bàn ở các quận khu vực trung tâm (quận 1 và quận 3) đã được hạ ngầm, ở các quận vùng ven như Tân Phú, Bình Tân…  còn nhiều lưới cáp nổi, do vậy việc đảm bảo an toàn cháy nổ dịp tết được đặc biệt quan tâm. Tại quận Tân Phú, các bó cáp dây thông tin đã được bó gọn, cắt bỏ các dây không còn hoạt động, việc này được thực hiện không chỉ ở trên các trục đường lớn, mặt tiền, mà còn vào tận từng ngõ hẻm. Công nhân đã bó gọn “mạng nhện” trong 26 hẻm ở đường Gò Dầu, 12 hẻm ở đường Tân Hương, 9 hẻm ở đường Khuông Việt, 10 hẻm ở đường Trịnh Đình Trọng.

      Về an toàn điện ngày tết, ông Phạm Quốc Bảo, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM, cho biết, Tổng công ty đã chỉ đạo các đơn vị thành viên lập kế hoạch vận hành chi tiết để đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhân dân. Các đơn vị tổ chức kiểm tra toàn bộ lưới điện, đặc biệt kiểm tra kỹ đối với các địa điểm diễn ra lễ hội, xử lý toàn bộ các tồn tại trên lưới điện trước tết, kiên quyết không để xảy ra sự cố chủ quan, xử lý ngay khi phát hiện các thiếu sót, nguy cơ gây sự cố cháy nổ.

      Trong thời gian nghỉ tết (từ ngày 14/2-20/2), EVNHCMC không thực hiện cắt điện thi công, ngoại trừ các trường hợp xảy ra sự cố hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

      Các đơn vị điện lực bố trí đủ bộ phận trực vận hành sửa chữa điện 24/24, sẵn sàng có mặt khắc phục sự cố, tái lập điện trong thời gian sớm nhất cho khách hàng.

      Khi xảy ra sự cố điện, người dân thông báo cho ngành điện qua số điện thoại của Tổng đài Chăm sóc khách hàng: 1900.545454 để được kịp thời xử lý, khắc phục.

      Dịp tết này, công ty đã gửi thông báo đến các phường, khu phố, tổ dân phố, hướng dẫn cách sử dụng điện an toàn, các biện pháp phòng ngừa cháy nổ từ điện, khuyến cáo người dân không bắn dây kim tuyến lên lưới điện.

      Công ty cũng đã rà soát, thường xuyên đo nhiệt các trạm biến thế, thay thế hơn 100 trạm, hoán chuyển và cân tải để đảm bảo hệ số vận hành an toàn.

    • Nhân rộng mô hình gia đình tiết kiệm điện

       Hơn 15.000 hộ tiết kiệm điện

      Theo EVNHCMC, trong năm 2017, đơn vị đã triển khai nhiều chương trình và tiếp tục vận động người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm. Chương trình tiết kiệm điện được thực hiện thành công nhờ sự phối hợp đồng bộ của EVNHCMC với Ủy ban MTTQVN TP. HCM, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn, Liên đoàn Lao động TPHCM… 

      Lãnh đạo EVNHCMC trao giải cho các tập thể và cá nhân tham gia thực hiện tốt chương trình Thi đua gia đình tiết kiệm điện năm 2017

      Trao đổi kinh nghiệm tại Lễ tổng kết chương trình Thi đua gia đình tiết kiệm điện năm 2017 tổ chức mới đây, đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ TP. HCM nhấn mạnh, để những người phụ nữ thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả thì phải tuyên truyền đơn giản, linh hoạt, dễ hiểu qua các hình thức như hội thi, tọa đàm… và những gương người thật việc thật cụ thể. Với những gia đình kinh tế khá giả, hội phụ nữ địa phương khuyến khích họ chuyển sang sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường…

      Chị Minh ở quận Tân Phú cho biết, khi tham gia chương trình tiết kiệm điện, gia đình đã thực hiện các việc đơn giản như sắp xếp tủ lạnh hợp lý, không để thức ăn nóng và vệ sinh tủ lạnh thường xuyên; tập trung xem tivi chung chứ không xem riêng, chỉ sử dụng máy lạnh khi thật sự cần thiết và vệ sinh định kỳ 6 tháng/lần; sử dụng năng lượng mặt trời… Nhờ vậy, chi phí sử dụng điện của gia đình chị Minh đã giảm từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/tháng xuống còn 800.000 - 900.000 đồng/tháng.

      Hơn 15.000 hộ dân được trao quyết định gia đình tiết kiệm điện cấp quận, huyện và 480 hộ dân vinh dự nhận bằng khen của Thành phố về gia đình tiêu biểu tiết kiệm điện trong năm 2017. Các mô hình thi đua như: Mỗi giờ một tuần tiết kiệm, chiến dịch Giờ Trái đất cùng với việc sử dụng điện an toàn, hiệu quả… đã phần nào tác động tới ý thức của người dân.

      Song song đó, ngành Điện TPHCM cũng có nhiều chương trình cải tạo hệ thống điện miễn phí cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo; áp dụng điện giá rẻ giúp công nhân, sinh viên và người lao động thuê nhà giảm bớt được phần nào khó khăn. Đáng chú ý, EVNHCMC đã cùng các đơn vị ký kết liên tịch phối hợp tuyên truyền tại 696 khu phố, tổ dân phố các nội dung về an toàn - tiết kiệm điện với gần 55.000 lượt người tham dự.

      Tổ chức in thông báo về chương trình để treo hoặc dán tại bảng thông báo ở trụ sở UBND các phường, bản tin khu phố, tổ dân phố; phối hợp với các đơn vị liên quan phát tờ thông báo về chương trình Thi đua gia đình tiết kiệm điện năm 2017 đến hơn 2 triệu hộ gia đình. Đoàn Thanh niên EVNHCMC phối hợp với Thành đoàn TPHCM tổ chức các hoạt động hưởng ứng sự kiện “Giờ Trái đất năm 2017” và triển khai nhiều chương trình tiết kiệm điện vì an sinh xã hội, như “Tuyến hẻm có hệ thống điện an toàn, mỹ quan, tiết kiệm”, đã cải tạo hệ thống lưới điện, lắp đặt đèn chiếu sáng dân lập tại 62 tuyến hẻm với tổng chiều dài thực hiện 18.241m, lắp mới hơn 772 bộ đèn chiếu sáng dân lập; công trình “Nguồn sáng an toàn văn minh tiết kiệm vì an sinh xã hội” đã cải tạo hệ thống điện cho 942 hộ khó khăn trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận, huy động 1.532 lượt đoàn viên thanh niên tham gia; công trình “Chung cư văn minh, sạch đẹp, an toàn” đã cải tạo hệ thống lưới điện hành lang, lắp các bộ đèn chiếu sáng dân lập tại 10 khu chung cư xuống cấp, có nguy cơ cháy nổ cao trên địa bàn TPHCM với tổng chiều dài 7.650m, lắp mới 758 bộ đèn chiếu sáng dân lập…

      Hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội

      Theo ông Nguyễn Phương Đông - Phó Giám đốc Sở Công thương TP. HCM, đại diện Ban Chỉ đạo cung ứng, tiết kiệm và an toàn điện TP. HCM, chương trình đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế - xã hội, giúp giảm khí thải ô nhiễm ra môi trường và giảm bớt áp lực đầu tư của ngành Điện.

      Còn theo ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC, từ khi thực hiện chương trình gia đình tiết kiệm điện, đến nay, tỷ lệ điện tiết kiệm tăng đều qua từng năm. Có được kết quả này là nhờ sự phối hợp tích cực của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, cùng sự thực hiện hiệu quả của các hộ gia đình tham gia chương trình. 

      EVNHCMC cũng dự báo nhu cầu điện thương phẩm trong năm 2018 ở TPHCM khoảng 24,2 tỷ kWh, tăng khoảng 5,7% so với năm 2017. Chính vì vậy, yêu cầu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là rất cần thiết. Để đạt được mục tiêu trên, ông Nguyễn Văn Lý cho hay, các đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo...

      Các hình thức tuyên truyền sẽ được thực hiện trực quan sinh động, phong phú đa dạng để thu hút nhiều người dân tham gia, đặc biệt tại các trường học và khu dân cư… “Năm 2018, EVNHCMC đặt mục tiêu vận động tất cả hộ gia đình trên địa bàn thực hành tiết kiệm điện; phấn đấu sản lượng tiết kiệm điện qua chương trình đạt hơn 350 triệu kWh”, ông Lý cho biết.

      EVNHCMC cũng sản xuất video clip với nội dung phổ biến chủ trương, chính sách, kiến thức về sử dụng điện an toàn - tiết kiệm điện, các dịch vụ về điện và phim thông báo về chương trình để phát tại các phòng giao dịch của đơn vị trực thuộc, khu vực công cộng, khu đông dân cư, trên internet thông qua Trang thông tin điện tử của EVNHCMC (www.hcmpc.com.vn), website chăm sóc khách hàng (www.cskh.hcmpc.vn). 

       

    • Sóc Trăng: Nâng cao năng lực cạnh tranh cho tôm nhờ tiết kiệm điện

      Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Sóc Trăng có tiềm năng lợi thế trong phát triển kinh tế biển, nhất là trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Nhiều năm qua, tôm nước lợ tiếp tục được khẳng định là một thế mạnh và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Sóc Trăng với hai đối tượng chủ lực là tôm sú và tôm thẻ chân trắng, mang lại giá trị kinh tế và thu nhập cao cho người dân.

      Theo ông Huỳnh Minh Hải – Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, để đáp ứng kịp thời nhu cầu nuôi tôm của các hộ dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua, ngành Điện đã triển khai nhiều dự án cấp điện phục vụ ngành nuôi tôm của tỉnh Sóc Trăng.

      Tiêu biểu như, Dự án Cấp điện cho các khu vực nuôi tôm nước lợ huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu có tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng.

      Hay như Dự án thành phần cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 3 (DPL3) có tổng vốn đầu tư 187,5 tỷ đồng. Dự án này cải tạo và xây dựng mới 139,4 km đường dây trung thế; 408,1 km đường dây hạ thế, 338 trạm biến áp có tổng dung lượng 38.185 kVA.

      “Đồng thời, ngành Điện Sóc Trang cũng tự cân đối các nguồn lực hiện có để thực hiện các giải pháp điều hòa dung lượng các trạm biến áp quá tải mùa vụ cũng như cấp điện cho khách hàng nuôi tôm có nhu cầu lắp trạm biến áp riêng”- ông Hải cho biết.

      Việc triển khai các dự án trên đã mang lại nhiều hiệu quả đầu tư tích cực, thể hiện qua diện tích thả nuôi tôm nước lợ không ngừng tăng trưởng. Cụ thể năm 2016 đạt 47.730 ha, tăng 2,7% so với năm 2015; năm 2017 đạt 53.133 ha, tăng 14,2% so với năm 2016.

      Theo ông Hải, trong nuôi tôm, quá trình nuôi có sử dụng quạt nước để tạo oxy là khâu chủ yếu sử dụng điện nên cần quảng bá các giải pháp tiết kiệm điện, góp phần giảm áp lực về cung cấp điện.

      Thực hiện điều đó, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã triển khai điểm trình diễn Mô hình Tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu; giới thiệu đến các hộ nuôi tôm 2 giải pháp: Sử dụng gối đỡ con lăn thay thế gối đỡ chữ U cho dàn quạt; xử lý trục quay của dàn quạt đồng trục với trục quay của động cơ.

      Ngoài ra, Công ty đã hỗ trợ cho 889 hộ dân nuôi tôm ở các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu được 543,67 ha với 26.378 gối đỡ con lăn (loại đỡ và loại treo) tổng chi phí 1,4 tỷ đồng.

      Đánh giá về hiệu quả công tác tiết kiệm điện trong nuôi tôm, ông Hải cho rằng: “Chương trình “Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh Nam bộ giai đoạn 2016-2018” không những tiết kiệm năng lượng mà còn tiết kiệm điện sử dụng, giảm chi phí đầu vào cho hộ nuôi tôm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản”.

    • Đắk Nông: Truy thu hơn 1,5 tỷ đồng từ vi phạm sử dụng điện

      Theo đánh giá của PC Đắk Nông, thời gian qua, tình trạng trộm cắp điện trên địa bàn tỉnh Đắk Nông diễn ra phức tạp. Một số đối tượng sau khi bị lực lượng chức năng phát hiện hành vi trộm cắp điện, lập biên bản xử lý đã có thái độ bất hợp tác, thách thức với lực lượng chức năng.

      Trên tổng số 1.427 vụ vi phạm sử dụng điện bị phát hiện, ngành chức năng đã phát hiện và xử lý 21 trường hợp trộm cắp điện, truy thu sản lượng 46.046 kWh tương ứng với số tiền hơn 130 triệu đồng; 2 vụ vi phạm công suất; 1.054 vụ vi phạm giá điện; các vi phạm khác 350 vụ. Đồng thời chuyển sang cơ quan thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực với số tiền 144 triệu đồng.

      Đa số các vụ vi phạm sử dụng điện chủ yếu ở đối tượng khách hàng sử dụng điện mục đích sinh hoạt, sản xuất, tập trung nhiều ở khu vực huyện Krông Nô và Đắk Rlấp, Tuy Đức.

      Để hạn chế việc vi phạm sử dụng điện, Công ty Điện lực Đắk Nông thực hiện ký kết quy chế phối hợp bảo vệ an ninh, an toàn trong hoạt động điện lực với Công an tỉnh Đắk Nông và Quy chế phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông để được hỗ trợ kiểm tra, xử lý vi phạm sử dụng điện...

    • Kĩ thuật sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm

      * Dây dẫn

      - Sử dụng dây bọc cách điện hoặc cáp bọc cách điện. Tiết diện dây phù hợp với công suất nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5 mm2. Riêng đường dây dài trên 50 m, tiết diện không nhỏ hơn 4 mm2 với dây nhiều sợi và không nhỏ hơn 7 mm2 với dây một sợi.

      - Phải kéo đủ cả dây nóng và dây nguội.

      - Không để hoặc kéo dây tải điện chạy ngầm trong ao. Nếu kéo dây dẫn ngầm, phải sử dụng cáp chuyên dùng.

      * Nối dây dẫn

      - Dùng kẹp hoặc ống nối. Phải nối so le và dùng băng keo cách điện bọc kín mối nối.

      - Khi nối 2 dây dẫn được làm bằng 2 kim loại khác nhau/có tiết diện khác nhau phải dùng kẹp nối chuyên dùng. 

      - Không nối dây dẫn ở chỗ võng nhất của khoảng cột.

      * Cột và bố trí dây trên cột

      - Sử dụng cột chắc, vững, tránh xa khu vực xói lở, không cản trở người, phương tiện giao thông.

      - Mắc dây trên sứ cách điện, độ võng thấp nhất so với mặt đất từ 2,5 m trở lên.

      - Cần dẫn nguồn điện từ cột về nhà, lán trại qua 1 Aptomat (AT) tổng. Sau đó, tùy theo yêu cầu của từng ao/đầm mà phân ra các AT nhánh. 

      - Nghiêm cấm kéo điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây nguội đấu xuống giếng, ao hồ, đường ống nước.

      * Lắp đặt thiết bị

      - Cầu dao, Aptomat, công tắc, ổ cắm đặt tại nơi khô ráo, trong nhà, chòi hoặc trong hộp nhựa, tránh mưa gió làm ẩm. 

      - Bố trí các thiết bị đóng cắt hợp lý (đầu nhánh đường dây, gần mô-tơ…) thuận tiện khi cô lập.

      - Đèn chiếu sáng trong các ao, đầm phải sử dụng máng che bảo vệ, tránh nước mưa làm ẩm, gây dẫn điện.

      * Mô-tơ

      - Lựa chọn công suất phù hợp, do nhà sản xuất uy tín cung cấp. 

      - Đặt tại một vị trí cố định, nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước.

      - Nguồn điện đấu vào mô-tơ phải qua cầu dao riêng, để chủ động ngắt khi có sự cố; sử dụng dây nối đất an toàn, giảm nguy hiểm. 

      * Kiểm tra, bảo trì

      - Kiểm tra hệ thống điện định kỳ (1 tháng/lần) và sau mỗi đợt thiên tai, sự cố.

      - Kịp thời thay thế, sửa chữa thiết bị, đường dây khi có hiện tượng bất thường. 

    • Cảnh báo tai nạn điện trong nuôi tôm

      Nguy cơ rình rập

      Tháng 2/2017, tại xã Lai Hòa (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) xảy ra vụ tai nạn điện làm anh Đặng Minh N. chết tại chỗ. Nguyên nhân, khi lắp đặt quạt chạy oxy cho ao tôm, anh N. vô tình chạm vào dây dẫn điện bị tróc vỏ. Tháng 7 vừa qua, ông Trần Văn Nhỏ (xã Dân Thành, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) cũng bị điện giật tử vong do vô tình chạm vào vỏ mô-tơ khi xuống ao lấy máy cho tôm ăn.

      Ông Đoàn Chí Dũng - Trưởng Ban An toàn, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cho biết, việc người dân ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… chủ quan khi lắp đặt, sử dụng điện trong nuôi tôm đã dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm. Riêng tỉnh Sóc Trăng, 7 tháng đầu năm 2017, đã xảy ra 18 vụ tai nạn điện, trong đó có tới 12 vụ liên quan đến khu vực nuôi tôm.

      Kết quả khảo sát cho thấy, người dân thường sử dụng vật tư, thiết bị kém chất lượng làm đường dẫn điện ra ao nuôi tôm. Cụ thể, nhiều dây điện kéo từ bình hạ thế hoặc từ đồng hồ điện trong nhà đến các ao nuôi tôm rất dài, nhưng không có cột xi măng hoặc cột gỗ chắc chắn mà chỉ sử dụng gỗ tạp hoặc treo trên cây xanh, không có sứ cách điện. Nhiều nơi, dây điện còn treo lòng thòng trên đầu người, thậm chí rải dây điện trên mặt đất dọc theo bờ ao tôm. Dây điện cũng không được kiểm tra, thay thế kịp thời khi bị bong tróc vỏ bọc, có nơi lõi dây đồng lộ ra ngoài… 

      Nguy hiểm hơn, nhiều hộ gia đình chỉ sử dụng điện bằng một dây nóng, còn dây nguội được dẫn xuống đất để tiết kiệm chi phí. Mối nối giữa các dây điện không được quấn băng cách điện, rất nguy hiểm nếu vô tình chạm vào. Đa số các hộ nuôi tôm sử dụng mô-tơ kém chất lượng và khi lắp đặt không sử dụng dây nối đất an toàn. Mô-tơ để ở nơi ẩm thấp, không được che chắn, bảo quản nên dễ bị hư hỏng, rò điện. Hơn nữa, cầu dao cắt điện ở quá xa, việc ngắt điện khi xảy ra sự cố hoặc tại nạn không kịp thời…

      Để bảo vệ tính mạng và sức khỏe chính mình và người thân, các hộ gia đình nuôi tôm cần nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, hiệu quả

      Cần một chế tài xử phạt đủ sức răn đe 

      Thời gian qua, để nâng cao ý thức về an toàn điện trong nuôi tôm, các đơn vị thuộc EVNSPC đã tích cực đi sâu tuyên truyền, vận động các hộ nuôi tôm sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. Nội dung và hình thức tuyên truyền rất đa dạng, phong phú; làm rõ nguyên nhân vi phạm cũng như mức độ nghiêm trọng khi sử dụng điện không an toàn. Ngành Điện cũng phối hợp với chính quyền các cấp lồng ghép giới thiệu về kĩ thuật an toàn điện trong các buổi họp tổ dân phố, khu phố; nhân rộng các gương điển hình về sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm… 

      Theo ông Nguyễn Văn Hợp - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc EVNSPC, ngoài việc tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, hiện nay chưa có quy định cụ thể nào về các hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm sử dụng điện an toàn. Vì vậy, EVNSPC đã phối hợp với Sở Công Thương, kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn điện.

      Thời gian tới, trong quá trình khảo sát cấp điện và thực hiện hợp đồng mua bán điện, các công ty điện lực cũng yêu cầu khách hàng ký cam kết sử dụng điện an toàn, tiết kiệm. 

      Tuy nhiên, nếu chỉ có sự vào cuộc của ngành Điện và chính quyền địa phương thì chưa đủ. Để giảm tai nạn điện hiệu quả, vai trò của người dân vô cùng quan trọng. Người dân cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng điện an toàn, hiệu quả, đúng các hướng dẫn của ngành Điện khi kéo điện ra các ao tôm. 

    • Cần sớm nhân rộng mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại Sóc Trăng

      Tiết kiệm tới 38,7% điện năng

      Hai mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm gồm: “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” và “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U” được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) nghiên cứu, triển khai thí điểm tại 161 hộ dân nuôi tôm ở thị xã Vĩnh Châu, huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và huyện Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng).

      Mô hình tiết kiệm điện giúp các hộ dân có thể tiết kiệm tới 38,7% sản lượng điện tiêu thụ hàng tháng.

      Sau một năm thí điểm, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” đã giúp 161 hộ dân tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ, tương đương 757 triệu đồng/năm; còn mô hình “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U”, tiết kiệm tới 38,7% điện năng, tương ứng 1,9 tỷ đồng/năm.

      Ông Nguyễn Văn Nhiệm - Thành viên Hiệp hội nuôi tôm huyện Mỹ Thanh chia sẻ, đây là một mô hình mang lại lợi ích kép cho các hộ nuôi tôm. Ngoài việc tiết kiệm chi phí điện năng, mô hình còn góp phần giảm thiểu hư hỏng các thiết bị, giúp việc hòa tan ôxy trong ao ổn định hơn, tạo môi trường sống tốt cho tôm.

      “Với gia đình tôi cũng như nhiều hộ gia đình khác, mỗi tháng chi phí tiền điện dành cho nuôi tôm lên tới hàng trăm triệu đồng, thì việc giảm từ 38-40% sản lượng điện hàng tháng là rất lớn, giúp chúng tôi tiết kiệm được chi phí để tái đầu tư. Do đó, tôi rất mong muốn các bộ, ngành và ngành Điện xem xét, sớm nhân rộng mô hình này, để nhiều hộ dân nuôi tôm cùng được hưởng lợi”, ông Nhiệm cho hay.

      Mô hình ích nước – lợi nhà

      Chủ trì buổi họp đánh giá Mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm với đoàn công tác liên bộ sau chuyến khảo sát thực địa, ông Đặng Huy Cường – Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) khẳng định: Đây thực sự là sáng kiến ích nước, lợi nhà.

      Đoàn công tác liên bộ khảo sát mô hình tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

      “Chi phí đầu tư ít nhưng có thể tiết kiệm được tới 38% điện năng tiêu thụ, mô hình này có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới. Hiện nay, trong bối cảnh tiềm năng các loại năng lượng như thủy điện, điện khí… đã đạt tới hạn, điện hạt nhân tạm dừng, việc huy động vốn để đầu tư các dự án điện gặp nhiều khó khăn, thì tiết kiệm điện là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, giúp EVN giảm áp lực đầu tư nguồn và lưới. Không chỉ có vậy, mô hình này còn mang lại chính lợi ích cho các hộ gia đình nuôi tôm”, ông Cường khẳng định.

      Cũng theo ông Cường, “Ngay từ bây giờ, chúng ta cần thực hiện các giải pháp để nhân rộng mô hình này, bởi lợi ích mà mô hình mang lại đã rất rõ ràng”.

      Còn ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho hay: “Đi khảo sát mô hình, tôi thực sự ấn tượng. Tính khả thi của mô hình này rất cao, bởi nó đơn giản, người dân dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt, với nghề nuôi tôm, việc giảm được 38,7% điện năng tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường”.

      Cùng đánh giá cao mô hình này, đại diện Bộ KH&CN và VECEA cũng nhận định, đây là hai mô hình có cơ sở khoa học và có ý nghĩa cao, hoàn toàn có thể nhân rộng trong thực tiễn.

      Về phía tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, mỗi năm, điện dành cho nuôi tôm ở Sóc Trăng chiếm khoảng 221 triệu kWh, tương ứng khoảng 20% sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh – một tỷ lệ rất lớn. Chính vì vậy, chúng tôi rất mong mô hình này sớm được nhân rộng. Tỉnh Sóc Trăng cam kết sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ ngành Điện kêu gọi các hộ dân nuôi tôm áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện…

      Ông Võ Quang Lâm - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, với những lợi ích mà mô hình này mang lại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo EVNSPC và PC Sóc Trăng tiếp tục nghiên cứu, mở rộng, nâng cấp mô hình này. “Để có cơ sở pháp lý nhằm nhân rộng mô hình này không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà còn ở các tỉnh phía Bắc, EVN đề nghị các Bộ Công Thương, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ NN&PTNT sớm công bố rộng rãi kết quả mô hình này, từ đó chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền để các hộ dân áp dụng…”, ông Lâm kiến nghị.

      Được biết, hiện nay, EVNSPC đã và đang tiếp tục triển khai đợt thí điểm thứ hai mô hình này tại tỉnh Sóc Trăng, với việc hỗ trợ cấp phát con lăn cho 672 hộ dân, tổng chi phí gần 750 triệu đồng. 

      Ngoài ra, trong năm 2018, EVNSPC sẽ triển khai một giải pháp mới theo đề án “Giải pháp tiết kiệm điện trong nuôi tôm tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau – giai đoạn thí điểm 2017 - 2018”. Cụ thể, giải pháp được áp dụng là: “Thay động cơ điện hiệu suất cao, điều tốc kết hợp với thay con lăn và chỉnh đồng trục dàn quạt với trục động cơ”. Sự kết hợp giữa mô hình mới và hai mô hình trên, nhằm khuyến khích các hộ nuôi tôm thay tế các loại động cơ cũ (không rõ nguồn gốc, động cơ quấn lại) bằng động cơ hiệu suất cao kết hợp bộ giảm tốc và sử dụng con lăn cho dàn quạt tạo ôxy.

    • Đắk Lắk: Báo động vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp

      Theo thống kê của Công ty Điện lực Đắk Lắk từ đầu năm đến nay, tại địa phương có 114 công trình, nhà ở vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Các hành vi vi phạm chủ yếu là lợp mái tôn bao quanh cột điện cao áp, nếu xảy ra sự cố cháy nổ hoặc phóng điện trong mùa mưa rất nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện ở những khu vực rừng đặc dụng, vườn cây cao su, cà phê, hồ tiêu xảy ra khá phổ biến.

      Ông Bùi Khắc Dũng - Trưởng phòng Kỹ thuật An toàn, Công ty Điện lực Đắk Lắk cho biết, năm nay, toàn tỉnh đã xử lý được 26 trường hợp vi phạm, chủ yếu là do ngành Điện chủ động thực hiện. Số còn lại đã lập biên bản gửi đến từng hộ vi phạm, đồng thời yêu cầu chính quyền cơ sở phối hợp khắc phục, nhưng hiện vẫn còn 88 hộ chưa chấp hành. Cùng với biện pháp tuyên truyền, vận động, ngành Điện cũng đã lập kế hoạch khắc phục trong thời gian tới.

      Ông Dũng cho biết: “Phần lớn các vụ giảm được đều do ngành Điện chủ động đưa vào các dự án sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ và xây dựng cơ bản, bằng cách dời ra, cải tạo, nâng lên, di chuyển hướng khác hoặc thay lại dây bọc. Còn sự phối hợp của người dân thì vẫn còn hạn chế”.

    • EVN giúp người nuôi tôm tiết kiệm hàng tỷ đồng tiền điện

      2 mô hình này được triển khai thí điểm từ tháng 1/2017, thuộc Đề án “Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL và các tỉnh Nam Bộ giai đoạn 2016 - 2018” của EVN và EVNSPC.

       Đề án đã thu hút được 161 hộ nuôi tôm tại các huyện, xã thuộc tỉnh Sóc Trăng tham gia, nhiều hơn so với dự kiến ban đầu của chương trình là 51 hộ.

      Mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay” giúp các hộ dân nuôi tôm tiết kiệm tiền điện hiệu quả - Nguồn ảnh: EVNSPC

      Với mô hình “Thay thế gối đỡ trục dàn quạt (tạo khí ô-xy) chữ U bằng con lăn trục quay”, EVNSPC đã hỗ trợ miễn phí 10.134 bộ con lăn đỡ trục quay dàn quạt tạo khí ô-xy cho các hộ nuôi tôm, phí nhân công lắp đặt, tuyên truyền và hướng dẫn sử dụng. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình này đã giúp 161 hộ dân tiết kiệm được 15,2% điện năng tiêu thụ so với khi chưa áp dụng giải pháp, tương đương 757 triệu đồng/năm.  

      Với mô hình “Đồng trục hóa mô tơ với trục dẫn dàn quạt, kết hợp sử dụng con lăn đỡ trục quay thay thế con lăn gối đỡ chữ U”, điện năng tiết kiệm được là 38,7% so với khi chưa áp dụng giải pháp, tương ứng 1,9 tỷ đồng/năm

      Kết quả trên đã được các Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng đánh giá tích cực.

      Với việc triển khai thành công Đề án “Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL và các tỉnh Nam Bộ giai đoạn 2016 - 2018”, EVN đang chỉ đạo EVNSPC tiếp tục nghiên cứu các mô hình, giải pháp tiết kiệm điện mới để tuyên truyền, giới thiệu và nhân rộng áp dụng cho các hộ nuôi tôm tại các tỉnh ĐBSCL và Nam Bộ.       

      Đồng thời, Tập đoàn cũng đã có kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các hệ thống, thiết bị và máy móc áp dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp để tiến tới hiệu suất sử dụng điện là cao nhất.

      Bên cạnh đó, EVN cũng kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, ban ngành liên quan thuộc khu vực các tỉnh ĐBSCL và Nam Bộ tăng cường tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả, trên địa bàn, đặc biệt là tuyên truyền sử dụng các loại mô tơ có dán nhãn năng lượng phục vụ trong sản xuất nông nghiệp, thay vì các loại mô tơ cũ , hiệu suất thấp, không an toàn...đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

      Ngoài ra, các địa phương cũng cần tăng cường công tác kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói riêng.

    • Đề phòng tai nạn chết người vì hầm biogas

      Biogas là năng lượng tái sinh từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường thiếu không khí. Rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, xử lý nước... là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất biogas. Sử dụng biogas vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

      Đối với ngành chăn nuôi, việc sử dụng máy phát điện chạy bằng biogas đang được các chủ trang trại quan tâm vì sẽ làm giảm được chi phí đầu vào. Tuy nhiên, nếu sử dụng hầm biogas không đúng cách cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn chết người. Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là ôxít cácbon (CO). Đặc tính của CO là không màu, không mùi, là sản phẩm của sự phân hủy các chất hữu cơ như phân, rác mục.

      Kỹ sư Tạ Đức Trung - Công ty Hưng Việt, Khu CN Hiệp Hòa, Bắc Giang (công ty cung cấp hầm, lắp đặt hầm biogas) đưa ra một số lưu ý sau đây, giúp các người dân có thể sử dụng, lắp đặt và vệ sinh hầm biogas an toàn. 

      - Ngày 24/7/2017, một cháu bé ở Hà Tĩnh bị rơi xuống hồ chứa biogas của trại chăn nuôi tử vong. 

      - Trước đó ngày 11/5/2017, 3 người ở Hải Dương đã tử vong do ngạt khí biogas khi tự ý xuống hố gas để sửa chữa. 

      Tiêu chí

      Lưu ý khi sử dụng

      Lựa chọn hầm

      Nên sử dụng hầm biogas bằng công nghệ composite, vừa bền, tiện lợi hơn so với hầm biogas xây bằng gạch.

      Lưu ý khi lắp đặt

       

      - Tại nơi có khí thoát ra ngoài do đường ống hở cần tuyệt đối cấm lửa, hút thuốc, dùng đèn dầu.

      - Khi dùng bếp cần chú ý đưa lửa tới gần rồi mới mở van cho khí ra. Bếp gas có thể dùng bếp thủ công và bếp công nghiệp tuỳ theo điều kiện của mỗi gia đình.

      Lưu ý khi sử dụng

       

      - Nguồn phân, nước phân sử dụng không pha trộn các hóa chất.

      - Phân thải cần được nạp đều đặn hằng ngày.

      Ðối với trường hợp dùng hầm biogas để phát điện:

      - Cần sử dụng các thiết bị điện phù hợp với công suất của máy phát điện để nhằm tránh tình trạng bị quá tải, khiến điện chập chờn.

      - Không sử dụng chung với điện lưới của quốc gia.

      - Nên sử dụng máy phát điện ở ngoài trời, tránh dùng trong nhà vì dễ xảy ra cháy nổ.

      - Ðể máy ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt.

      - Khi không sử dụng, khóa gas để tránh lượng khí dư làm hư hỏng bộ phận chế hòa khí của máy phát điện.

      Những bước vệ sinh hầm

       

      - Lấy toàn bộ phân ra ngoài và chờ bể phân huỷ khô;

      - Ðợi cho khí gas thoát ra hết. Có thể dùng cành cây hoặc dùng quạt thổi không khí bên ngoài vào để đẩy khí gas ra.

      - Làm thông thoáng phía dưới hầm bằng cách thả một cành cây to thật nhiều lá xuống phía đáy hầm, rút lên - thả xuống nhiều lần, để tạo sự thông thoáng trước khi xuống hầm.

      - Kiểm tra dưới hầm có khí độc hay không bằng cách thắp một ngọn nến, thòng dây thả dần xuống sát mặt nước dưới đáy hầm. Nếu ngọn nến vẫn sáng bình thường, chứng tỏ hầm đủ oxy.

      - Người xuống hầm phải buộc dây để người ở trên thường trực kịp thời kéo lên khi gặp sự cố, nếu thấy mùi khí lạ, khó thở phải lên ngay.

      Sơ cứu người bị ngạt khí

      Kéo người bị ngạt ra nơi thoáng mát, thoáng khí, nhanh chóng hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt, bóp bóng...) để họ thở dễ dàng, nhanh hồi tỉnh.

    • Sóc Trăng: Báo động tình trạng sử dụng điện thiếu an toàn

      Tai nạn điện tăng đột biến

      Theo ông Lê Thành Thanh, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, nếu năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn điện, làm chết 14 người; năm 2016 xảy ra 8 vụ, làm chết 6 người thì chỉ trong 10 tháng năm 2017 đã xảy ra 28 vụ, làm chết 28 người. Như vậy, số vụ tai nạn điện của năm nay tăng đột biến so với các năm trước và cao nhất từ trước đến nay. 

      Đầu tháng 10/2017, một vụ tai nạn điện nghiêm trọng đã xảy ra tại ấp Tân Hưng (xã Vĩnh Hiệp, TX.Vĩnh Châu), làm ông Lê Văn Lợi thiệt mạng. Được biết, khi ông Lợi đi đóng cầu dao để chạy quạt ô xy ở ao tôm nhưng động cơ không hoạt động, ông liền cắt cầu dao để kiểm tra. Do cầu dao bị hỏng, dù đã cắt nhưng vẫn còn mang điện nên ông bị điện giật, chết tại chỗ.

      Chỉ trong ngày 23/10, tại phường 1 (TX.Vĩnh Châu) và xã Tham Đôn (H.Mỹ Xuyên) đã xảy ra liên tiếp 2 vụ tai nạn điện tại ao nuôi tôm, làm 2 người chết tại chỗ. Còn tại ấp Bình Du A, xã An Thạnh 2 (H.Cù Lao Dung), vào ngày 26/10 đã xảy ra chập điện làm ông Phan Quốc Phong tử vong. Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là trong quá trình sửa dàn quạt chạy ô xy nuôi tôm, ông Phong vô ý chạm vào ống trục lăn của quạt bị rò điện từ nắp hộp đấu nối nguồn điện của mô tơ, dẫn đến bị điện giật.

      Đường dây điện kéo trên cột tre

      Theo ông Huỳnh Minh Hải, Giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng, nguyên nhân chủ yếu xảy ra các vụ tai nạn điện trong dân là do sử dụng điện không an toàn, như hệ thống điện sau công tơ khách hàng tự đầu tư, tự câu kéo chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.

      Các hộ nuôi thủy sản nhỏ lẻ câu kéo điện sử dụng theo mùa vụ, không quan tâm đến vấn đề an toàn, chủ yếu kéo điện sao cho ít tốn chi phí nhất. Qua thời gian sử dụng, người dân không thay thế, sửa chữa kịp thời dẫn đến rò điện ra vỏ mô tơ hoặc dàn quạt. Bên cạnh đó, bà con còn tự ý sửa chữa điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất nhưng không có kiến thức về an toàn điện; sử dụng thiết bị điện không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

      Nhiều hộ nuôi tôm do muốn giảm chi phí nên chỉ kéo một dây (dây nóng) để đấu nối vào mô tơ điện chạy quạt ô xy, dây còn lại (dây nguội) được dẫn xuống đất. Trong quá trình kéo lưới bắt tôm hay lội xuống ao vô tình chạm vào dây dẫn điện ghim dưới ao và bị điện giật chết tại chỗ như trường hợp ông Lý Thiên Liên (ngụ ấp Trà Teo, xã Hòa Đông, TX.Vĩnh Châu) xảy ra vào tháng 9 vừa qua.

      Ngoài các nguyên nhân trên, theo ông Hải, có trường hợp bị điện giật do chủ quan, như kéo đường dây cấp điện cho mô tơ bơm nước, thu hồi dây điện ngoài ao tôm nhưng quên cắt điện, dùng dây điện bẫy chuột hay trong quá trình sửa chữa không cắt điện...

      Còn theo ông Lê Thành Thanh, trong số các vụ tai nạn về điện thì có khoảng 80% là do rò rỉ mô tơ bởi bà con sử dụng mô tơ kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn. Trong quá trình sử dụng, mô tơ không được bảo quản tốt, che chắn kỹ lưỡng, vị trí lắp đặt ở nơi ẩm thấp rất dễ dẫn đến bị hư hỏng, rò điện, chạm chập. Nhiều hộ nuôi tôm lắp đặt mô tơ không sử dụng dây nối đất an toàn để giảm nguy hiểm khi có sự cố xảy ra, nên dễ xảy ra tai nạn điện cho người dân, nhất là vào mùa mưa bão. Bên cạnh đó, đường dây điện thường được kéo trên các cột tre, bạch đàn, là là mặt đất, mặt nước, rất dễ vướng vào người qua lại.

    • Làm rõ nhóm trộm cắp thiết bị trạm biến áp tại Thái Nguyên

      Trong tháng 8 và tháng 9/2017, hàng loạt trạm biến áp ở địa bàn thị xã Phổ Yên đã bị kẻ gian cắt trộm các dây nối đất trung tính và dây nối đất chống sét. Điều này đã làm thiệt hại về kinh tế cho ngành Điện cũng như mất an toàn hệ thống điện sinh hoạt của nhân dân.

      Quá trình điều tra, Công an thị xã Phổ Yên đã làm rõ 4 đối tượng, trong đó cầm đầu là Nguyễn Xuân Hiến, sinh năm 1985, trú xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, 3 đối tượng còn lại gồm: Trương Tiểu Phong trú thành phố Sông Công, Nguyễn Quang Hiền và Trần Hoài Thăng cùng trú thị xã Phổ Yên. Hiến cùng 3 đối tượng trên đã thực hiện 28 vụ trộm cắp dây trung tính, dây chống sét của trạm biến áp.

      Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thị xã Phổ Yên đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Nguyễn Xuân Hiến về hành vi “trộm cắp tài sản”, đồng thời tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng còn lại trong vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.

    • Xử lý vi phạm HLBVATLĐCA: Làm gì để không “bắt cóc bỏ đĩa”?

      Không giảm mà còn… tăng 

      Theo số liệu của Ban An toàn EVN, tình hình vi phạm HLBVATLĐCA ngày càng diễn biến phức tạp, mặc dù EVN và các đơn vị thành viên đã nỗ lực giải quyết dứt điểm các vi phạm nhưng tình hình vi phạm có chiều hướng phức tạp hơn, số vụ vi phạm tăng lên.

      Trao đổi về nguyên nhân tình trạng trên, ông Đại Ngọc Giang - Phó Trưởng ban An toàn EVN cho biết, nhiều người dân thực sự không quan tâm đến quy định về khoảng cách an toàn lưới điện. Nhiều tổ chức, cá nhân cố tình lấn chiếm hành lang an toàn, cơi nới, xây dựng công trình, nhà ở. Chính quyền tại một số địa phương chưa phối hợp tốt với đơn vị quản lý vận hành trong việc giải quyết vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Một số công trình được xây dựng từ trước khi chưa có quy định về đền bù, giải phóng mặt bằng, nay người dân khiếu kiện đòi bồi thường, hoặc đòi di dời đến nơi ở khác.

      Đối với lưới điện truyền tải, địa phương không kịp thời bố trí quỹ đất tái định cư, di chuyển người dân đang sinh sống trong hành lang bảo vệ an toàn  lưới điện cao áp 500 kV. Có một số cá nhân đòi tiền bồi thường cao gấp nhiều lần so với quy định hiện hành, một số nơi lại đưa ra đơn giá chặt tỉa cây chưa phù hợp với thực tế,... dẫn đến nhiều vụ vi phạm kéo dài, rất khó giải quyết dứt điểm.

      Ông Đại Ngọc Giang đánh giá, công tác quản lý, kiểm tra, tuyên truyền và giải quyết vi phạm về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của một số đơn vị còn chưa tốt, mang tính hình thức. Đặc biệt, vẫn còn để xảy ra nhiều sự cố và tai nạn điện trong dân do vi phạm hành lang.

      Tình trạng vi phạm HLBVATLĐCA vẫn diễn ra hết sức phức tạp

      Cần giải pháp đồng bộ

      Để đạt được mục tiêu đến hết năm 2017 chỉ còn tồn tại khoảng 2.500 trường hợp vi phạm HLBVATLĐCA là một mục tiêu đầy thách thức, cam go, đòi hỏi sự nỗ lực lớn từ các đơn vị trong ngành Điện. EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên thực hiện một số giải pháp cụ thể, trong đó tiếp tục phối hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương, vận động các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm và không để phát sinh các vụ vi phạm mới.

      Đối với các dự án xây dựng đường dây 220/500 kV mới, cần thực hiện một cách quyết liệt, không cho tồn tại công trình, nhà ở trong HLBVATLĐCA 500 kV và những điểm vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện 220 kV khi đưa công trình vào vận hành. Các Ban quản lý dự án  công trình điện ở các miền và nhiều đơn vị quản lý vận hành tiếp tục phối hợp, khẩn trương giải quyết dứt điểm những vụ vi phạm HLBVATLĐCA còn tồn lại và kiên quyết không để phát sinh mới. 

      Ông Đại Ngọc Giang cho biết, EVN yêu cầu các đơn vị rà soát các điểm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm trong quá trình sửa chữa, nâng cấp lưới điện. Đối với những đường dây cao áp được xây dựng quá lâu, hiện không có hồ sơ lưu trữ về hành lang tuyến, các đơn vị chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương, lập lại hồ sơ, làm cơ sở giải quyết khi phát sinh vi phạm hành lang.

      Ngoài ra, EVN còn áp dụng các giải pháp kỹ thuật, cải tạo, nâng cấp, hạ ngầm lưới điện, xóa các vụ vi phạm hành lang. Đồng thời duy trì các biện pháp tuyên truyền, ký cam kết không vi phạm, hướng dẫn, giải thích kịp thời cho người dân hiểu, góp phần nâng cao nhận thức cho người dân về những thiệt hại có thể xảy ra cũng như các mối nguy hiểm khi vi phạm HLBVATLĐCA, qua đó giảm số vụ sự cố và tai nạn điện trong dân do vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. 

      Số vụ vi phạm HLBVATLĐCA: 

      - Năm 2016: Hơn 4.700 vụ, gây ra 282 vụ sự cố và 73 vụ tai nạn trong dân. 

      - 6 tháng đầu năm 2017: Hơn 4.900 vụ, gây ra 122 vụ sự cố và 52 vụ tai nạn điện trong dân.

    • Đề phòng cháy nổ điện trong gia đình

      Ông Nguyễn Tiến Đạt, Trưởng Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Công an thành phố Hà Nội cảnh báo: “Đến nay, không ít người vẫn chưa thực sự quan tâm đến hệ thống điện gia đình. Từ khâu lắp đặt hệ thống điện cho tới quá trình sử dụng các thiết bị điện, do thiếu kiến thức cơ bản về an toàn điện, nhiều gia đình đã để xảy ra cháy chập điện, gây hỏa hoạn, thiệt hại tài sản và tính mạng”.

      Cũng theo ông Nguyễn Tiến Đạt, các gia đình cần hiểu rõ một số nguy cơ và cách phòng tránh cháy nổ cơ bản dưới đây:

      Tình huống

       

      Nguyên nhân

       

      Cách phòng tránh

       

      Chập điện

       

      Hiện tượng chập mạch xảy ra, nhiệt độ của dây dẫn và thiết bị điện sẽ tăng lên, làm cháy lớp cách điện hoặc vỏ của các thiết bị điện gây cháy.

       

      - Ngắt nguồn điện khi không sử dụng.

      - Ðể những vật dễ bắt lửa tránh xa nguồn điện.

      - Kiểm tra thường xuyên các thiết bị, đường dẫn điện để đảm bảo an toàn.

      - Không sử dụng dây thép, đinh... để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.

      Quá tải

       

      Sử dụng các thiết bị điện công suất lớn, nhưng hệ thống điện gia đình hoặc khu dân cư chưa đáp ứng được về công suất.

       

      - Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.

      - Không dùng nhiều thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.

      - Ngoài actomat tổng của hộ gia đình, cần có aptomat dùng riêng cho các thiết bị có công suất lớn.

      Tự cháy hoặc bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt

       

      - Dây dẫn điện của các thiết bị điện tỏa nhiệt trong  gia đình như bàn là, bếp điện, bóng đèn... quá hạn, quá tải sẽ nóng lên, gây cháy chập điện.

      - Bắt lửa từ các thiết bị điện tỏa nhiệt.

      - Không nên để các thiết bị tỏa nhiệt như bàn là, bếp điện ở gần những vật dễ bắt lửa (giấy, can xăng, dầu...).

      - Rút nguồn điện các thiết bị bàn là, bếp điện khi không sử dụng.

      - Không dùng vật liệu dễ cháy để che chắn nơi có nguồn nhiệt.

      - Không dùng bóng đèn điện sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm.

      Các mối nối dây dẫn điện không chặt

       

      - Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên, làm điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề.

      - Khi mối nối lỏng, hở, sẽ có hiện tượng tia lửa điện phóng qua không khí

      - Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn.

      - Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn.

      - Không để gỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.

      - Chọn mua những thiết bị ổ cắm phích cắm có chất liệu nhựa cách điện, chịu nhiệt tốt, không dễ bắt lửa, loại ổ cắm với phích cắm phải tương thích với nhau.

      - Khi cắm phích vào ổ điện, nên cắm dứt khoát.

      Cháy do phóng giông sét

       

      - Sét đánh vào đường dây điện.

      - Ðường dây  mắc qua hoặc vắt lên cây to càng dễ bị bắt sét đánh.

      - Dựng cột thu lôi chống sét.

      - Khi có giông sét, không đứng dưới cây cao, công trình cao không có thu lôi, không đứng trên đồi cao, gò cao, trên bãi trống.

    • Gia Lai: Liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp dây điện

      Sáng 31/10, ông Trần Điển, Giám đốc Điện lực Kbang, tỉnh Gia Lai, cho biết, trên địa bàn huyện liên tiếp xảy ra các vụ trộm cắp trộm dây tiếp địa, dây trung tính tại các trạm biến áp điện, gây thiệt hại lớn cho ngành Điện và người dân địa phương.

      Theo thống kê của Điện lực huyện Kbang, từ tháng 8 đến nay, kẻ gian đã liên tục cắt dây tiếp địa và dây trung tính tại 35 trạm biến áp trên địa bàn huyện. Việc cắt trộm này đã gây thiệt hại rất lớn cho ngành Điện và người dân.

      Lần gần đây nhất là vào ngày 22/10, kẻ gian đã cắt trộm dây trung áp của trạm biến áp ở Tổ dân phố 3, thị trấn Kbang, làm tăng áp lên 380V, gây cháy đồng loại nhiều thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, ti vi, máy giặt, quạt của 65 hộ dân.

      Đối với các trường hợp máy móc của người dân bị thiệt hại do kẻ gian trộm dây điện, ôngTrần Điển, Giám đốc Điện lực Kbang khẳng định sẽ tiến hành thuê các đơn vị có chuyên môn kỹ thuật tiến hành sửa chữa, khắc phục.

      Điện lực Kbang cũng đã báo cáo các vụ trộm dây điện lên Công ty Điện lực Gia Lai để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người dân. Đồng thời, đơn vị đã có văn bản gửi Công an huyện Kbang để tiến hành điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp.

      Theo Công ty Điện lực Gia Lai, tình trạng trộm cắp dây tiếp địa không chỉ diễn ra ở huyện Kbang mà đã từng xảy ra ở các huyện, thị xã như Đắk Pơ, An Khê. 

      Để đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản, Công ty Điện lực Gia Lai có văn bản đề nghị Công an tỉnh Gia Lai chỉ đạo đơn vị liên quan điều tra, làm rõ vụ việc để thu hồi tài sản, xử lý kẻ trộm.  

    • 200 thí sinh tham dự Hội thi Cán bộ an toàn giỏi EVNNPC năm 2017

      Hội thi Cán bộ an toàn giỏi của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) diễn ra từ ngày 7 - 9/11 với 4 phần thi: Trắc nghiệm, chào hỏi, bình luận video clip và phần tự luận. 200 thí sinh đến 27 Công ty Điện lực, Công ty Lưới điện cao thế miền Bắc và Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc của Tổng công ty.

      Lãnh đạo EVNNPC tặng Cờ lưu niệm và hoa cho các đơn vị tham dự cuộc thi

      Ông Lê Minh Tuấn - Phó Tổng giám đốc EVNNNPC cho biết: Với Hội thi, EVNNPC mong muốn nâng cao hơn nữa ý thức an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên trong Tổng công ty, qua đó giảm thiểu tai nạn lao động trong sản xuất, trong tham gia giao thông; thúc đẩy phong trào học tập, rèn luyện kỉ cương, quy trình, quy phạm an toàn trong toàn đơn vị.

      Việc tuân thủ quy trình, quy phạm trong lao động, sản xuất chính là tự bảo vệ mình, bảo vệ đồng nghiệp - ông Lê Minh Tuấn nhấn mạnh.

      Các phần thi diễn ra ngay sau Lễ khai mạc. Trong ảnh là màn chào hỏi của các thí sinh đến từ Công ty Điện lực Hà Giang với chủ đề về sự chủ quan trong thao tác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

      “Sau Hội thi này, chúng ta phải thực hiện được slogan: Nói không với tai nạn lao động” - ông Đại Ngọc Giang, Phó Trưởng ban An toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam, phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc.

      Cũng theo ông Giang, để công tác an toàn trong mỗi đơn vị ngày càng tốt hơn, toàn hệ thống từ người công nhân đến lãnh đạo đơn vị, tổ chức công đoàn cần phải phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho lực lượng chịu trách nhiệm thực thi nhiệm vụ này. 

    • Tiết kiệm năng lượng có thể không cần vốn đầu tư

      Ông Markus Bissel - Trưởng bộ phận Hiệu quả năng lượng, dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng cho biết, mục đích của Mạng lưới là kết nối các công ty để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thông qua các hoạt động chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Toàn bộ quy trình sẽ được lên kế hoạch và cấu trúc rõ ràng với sự điều phối của các chuyên gia Đức về hiệu quả năng lượng. Các công ty sẽ được kiểm toán năng lượng cũng như tư vấn của các chuyên gia tư vấn Việt Nam... 

      Mạng lưới được đánh giá là cách tiếp cận mềm mại hơn trong việc đưa luật tiết kiệm năng lượng vào thực tiễn, ông Nguyễn Hải Dũng - đại diện Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - cho rằng, năm 2010 Việt Nam đã có luật sửa đổi về tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm năng lượng. Trong khuôn khổ hợp tác với GIZ, Bộ Công Thương đưa ra cách tiếp cận mới về triển khai tiết kiệm năng lượng ở Việt Nam. Đó là tăng cường chia sẻ cách thực hành tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất của DN thông qua xây dựng một đầu mối. Các thành viên ở nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ có kinh nghiệm riêng trong vận hành cùng hạ tầng năng lượng và tăng cường hợp tác. 

      Ông Hoàng Đăng Phái - Cán bộ quản lý năng lượng Xí nghiệp Casumina Bình Dương (Tổng công ty Cao su miền Nam) - chia sẻ, từ khi có Nghị định của Chính phủ về sử dụng năng lượng hiệu quả, xí nghiệp đã thực hiện kiểm toán năng lượng. Kết quả, suất tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm đã giảm xuống gần 40%. Trước kia, suất tiêu hao là 0.24kWh trên một kg đơn vị sản phẩm, hiện nay chỉ còn 0.18 kWh.

      "Theo mô hình này, mỗi mạng lưới chỉ có 10 - 15 doanh nghiệp, để các công ty tham gia có nhiều cơ hội thảo luận và chia sẻ. Các mạng lưới này sẽ giúp các công ty giảm thiểu chi phí năng lượng, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh. Đồng thời giúp sử dụng năng lượng và các số liệu liên quan được minh bạch hơn, cũng như thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo trong tất cả các ngành" - ông Markus Bissel nhấn mạnh.

    • Khánh Hòa: Phát hiện gần 700 vụ vi phạm sử dụng điện trong 10 tháng qua

      Theo đó, sản lượng điện truy thu là 48.699 kWh, tương ứng hơn 453 triệu đồng.

      Trong các vụ vi phạm được phát hiện, có nhiều vụ mổ cáp đường dây trục chính để câu móc sử dụng điện không qua công tơ hoặc mổ cáp vào trước công tơ đo đếm, câu móc tại chân đấu nối công tơ để trộm cắp điện.

      Đại diện PC Khánh Hòa cho biết, để phát hiện kịp thời các vụ vi phạm sử dụng điện, Công ty đã tăng cường kiểm tra hệ thống đo đếm điện năng, rà soát những trường hợp bất thường hoặc các khu vực tập trung sản xuất, cho thuê nhà trọ,...

      Bên cạnh đó, các bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sử dụng điện trong toàn Công ty được tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm hằng quý. Lãnh đạo PC Khánh Hòa cũng khen thưởng kịp thời cho những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong công tác này.  


       

    • EVNHANOI phối hợp tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả giai đoạn 2017 – 2020

      Mục đích của chương trình nhằm tăng cường sự phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị với EVNHANOI, trong việc thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 07/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện. Đồng thời, nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ và tạo sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng về việc sử dụng điện an toàn và hiệu quả, vì sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.

      Đại diện các đơn vị: EVNHANOI, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị cùng ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền sử dụng điện an toàn, hiệu quả giai đoạn 2017 - 2020

      Theo đó, EVNHANOI phối hợp với các đơn vị xây dựng các chương trình sinh hoạt ngoại khóa tại các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn TP Hà Nội với nội dung giảng dạy về kỹ năng sống cho học sinh như: “Kỹ năng sử dụng điện an toàn”, “Kỹ năng sử dụng điện tiết kiệm”, “Kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp”… 

      Bên cạnh đó, còn tổ chức các cuộc thi về ngành Điện như: “Vẽ tranh về các ý tưởng tiết kiệm điện”, thi viết truyện về “Người hùng ánh sáng”; lập quỹ “EVN HANOI - Thắp sáng ước mơ” với các hình thức: Tài trợ đồ dùng học tập, giảng dạy, trao tặng học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

      Bà Trịnh Thị Chung Thủy – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Tân cho biết: Ngay sau lễ ký kết, nhà trường sẽ tổ chức tuyên truyền cho các em học sinh về việc sử dụng các thiết bị điện an toàn. Đồng thời, các thầy cô giáo cũng sẽ lồng ghép nội dung tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm trong các tiết học để học sinh được trang bị kiến thức đầy đủ nhất và dễ dàng làm theo.

      Trong những năm qua, EVNHANOI đã tích cực triển khai các chương trình tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng điện an toàn, hiệu quả trên địa bàn Thủ đô cho học sinh, sinh viên và các tổ dân cư, góp phần vào việc đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.

    • EVNHANOI tư vấn sử dụng điện an toàn mùa mưa bão

      Thợ điện Công ty Điện lực Chương Mỹ (thuộc EVNHANOI) hỗ trợ sửa chữa, thay thế bóng đèn bị hư hỏng tại Trường Tiểu học Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) sau sự cố mưa lũ  gây ngập một số vùng trũng của địa phương hồi đầu tháng 10/2017 - Ảnh: Hoa Việt Cường

      Trả lời câu hỏi của độc giả Nguyễn Văn Long (27 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) về cách phòng tránh tai nạn điện đáng tiếc khi mưa bão xảy ra, theo ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), người dân nên nắm rõ những kiến thức cơ bản về an toàn điện, nhận biết yếu tố nguy hiểm, cách cấp cứu và sơ cứu đối với người bị điện giật.

      Khi mưa to gió lớn, người dân không nên ra đường. Nếu đang ở ngoài đường, không nên đứng dưới đường dây điện, không đứng cạnh và sờ vào cột điện/tủ biến áp/tủ điện ở ven đường. 

      Nước là môi trường dẫn điện rất tốt. Do đó, trong trường hợp nhà có nguy cơ bị nước tràn/ngập, người dân nên ngắt cầu dao, chuyển các thiết bị điện lên vị trí không bị ngập. Đối với khu vực xảy ra tình trạng ngập úng hoặc có bất thường về điện, người dân tuyệt đối không đến gần mà cần thông báo cho EVNHANOI qua đường dây nóng 19001288, hoặc công an gần nhất để được trợ giúp.

      Độc giả Tiến Đạt (35 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội) phản ánh, trong đợt giông lốc vừa qua có tình trạng một số vật dụng cá nhân của các hộ sinh sống tại khu chung cư cao tầng đã bị cuốn bay lên đường dây, gây nổ lớn và mất điện. Vậy, ngành Điện có khuyến cáo gì để đảm bảo an toàn cho người dân?

      Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Anh Dũng cho hay, về phía ngành Điện đã khuyến cáo các chủ đầu tư trong quá trình xây dựng công trình phải có biện pháp che chắn, chằng buộc kiên cố và không sử dụng các phương tiện thi công về phía đường dây. Đối với các tòa nhà đã có người dân sinh sống, ban quản lý tòa nhà cần thường xuyên nhắc nhở các hộ gia đình không phơi chăn màn, quần áo hoặc các vật liệu dễ rơi vào đường dây để đảm bảo an toàn khi giông lốc xảy ra.

      Bên cạnh đó, ông Nguyễn Anh Dũng còn khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ đối với các mạch điện trong gia đình, kịp thời phát hiện các khiếm khuyết để có biện pháp xử lý kịp thời.

      Hằng năm, trước mùa mưa bão, EVNHANOI thường phát tờ rơi về giải pháp phòng tránh tai nạn điện cũng như cách sử dụng điện an toàn cho người dân. Đồng thời, tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng, hệ thống đài phát thanh phường/xã, tuyên truyền tại các trường học, tổ dân phố.

      Tổng công ty còn phối hợp với Sở Công Thương TP Hà Nội tập huấn quy trình kỹ thuật an toàn điện cho thợ điện địa phương, xử lý vi phạm hành lang lưới điện cao áp. 

    • Đắk Lắk: Nguy cơ mất an toàn điện từ những chiếc xe phun bê tông tươi

      Hiểm họa rình rập

      Một xe phun bê tông tươi vi phạm khoảng cách an toàn về điện trong quá trình hoạt động

      Trên nhiều tuyến đường tại TP. Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận, rất dễ thấy hình ảnh những xe phun bê tông tươi đứng bên đường, vươn vòi qua những đường dây điện cao hạ áp để phun bê tông cho những công trình xây dựng dân dụng. Người điều khiển các xe này không hề có chút kiến thức nào về khoảng cách an toàn về điện; khi thực hiện vươn vòi để phun bê tông thì cần bơm của xe rất dễ vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp, gây nguy hiểm cho người, thiết bị và sự cố lưới điện.

      Trong khi đó, tại hiện trường thi công xây dựng thường tập trung đông người, tiếp xúc với cần xe đa số là những vật liệu dẫn điện như sắt, thép, nước xi măng… Các biện pháp cảnh giới cho cộng đồng tham gia giao thông và những khu vực xung quanh, yêu cầu tối thiểu về an toàn điện là nối đất khung gầm xe cũng không có. Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp bị phóng điện thì hậu quả sẽ không lường hết được.

      Trước những hiểm họa rình rập đó, trong các năm qua, Công ty Điện lực Đắk Lắk thường xuyên kiểm tra, phát hiện và cảnh báo các đơn vị cung cấp dịch vụ bê tông tươi này. Cụ thể như: Ngày 1/8/2014, đoàn kiểm tra an toàn vệ sinh lao động Công ty Điện lực Đắk Lắk đã phát hiện xe cung cấp bê tông tươi của Công ty TNHH MTV Bê tông Thành Công đang phun bê tông tại số nhà 80 Lê Duẩn (TP. Buôn Ma Thuột) vi phạm khoảng cách an toàn điện của đường dây 22 kV tại khoảng cột 61÷62 (ĐD475E48). Tại vị trí trên, cần bơm bê tông tươi vượt qua đường dây điện 22 kV và cách dây dẫn của lưới điện 22 kV khoảng 0,7 m.

      Gần đây nhất, vào ngày 11/10/2017, cũng trên đường Lê Duẩn, đoạn cổng số 1 thuộc địa bàn phường Tân Thành (TP. Buôn Ma Thuột), Công ty Điện lực Đắk Lắk đã phát hiện xe phun bê tông tươi của Công ty TNHH MTV Bê tông Thành Công vươn vòi luồn qua dây dẫn giữa 2 pha của đường dây 477E48, vi phạm khoảng cách an toàn nghiêm trọng.

      Khó khăn trong xử lý

      Khi phát hiện các trường hợp vi phạm xảy ra, Công ty Điện lực Đắk Lắk đều cảnh báo hoặc đề nghị dừng thi công, di chuyển cần bơm bê tông để bảo đảm khoảng cách an toàn. Tuy nhiên, hầu hết những người điều khiển xe bơm bê tông của các đơn vị đều bỏ qua và không hợp tác. Lý do đưa ra chủ yếu là họ chỉ là những người làm thuê và đề nghị Điện lực làm việc với công ty chủ quản. Thậm chí, để bảo đảm “yếu tố phong thủy”, ngày giờ đẹp thi công, chủ của công trình xây dựng nhiều khi còn gây áp lực hoặc có những hành vi đe dọa, xua đuổi người của ngành Điện đang thực hiện nhiệm vụ ra khỏi khu vực thi công, gây khó khăn cho đơn vị trong quá trình xử lý.

      Theo quy định, để bảo đảm an toàn về điện cho cộng đồng khi bơm bê tông tươi có liên quan đến hành lang an toàn lưới điện cao áp, các đơn vị cung cấp dịch vụ phun bê tông tươi cần cử người có chuyên môn về điện để giám sát an toàn điện trong suốt quá trình thực hiện công việc, phải nối đất khung gầm xe. Cùng với đó, khoảng cách an toàn điện từ tất cả các bộ phận của xe bơm bê tông tươi đến đường dây điện theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5863:1995) với khoảng cách không được nhỏ hơn 2 m đối với đường dây điện có cấp điện áp 22 kV và 4 m đối với đường dây điện có cấp điện áp 35 kV.

      Tuy vậy, dù Công ty Điện lực Đắk Lắk đã nhiều lần gửi văn bản khuyến cáo đến các công ty cung cấp bê tông tươi trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở Công thương tổ chức họp tuyên truyền nhưng tình trạng này vẫn không có chuyển biến tích cực. Để hạn chế hiểm họa xảy ra, thiết nghĩ cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các doanh nghiệp, chính quyền địa phương các cấp cũng như các đơn vị có liên quan nhằm nâng cao hơn ý thức chấp hành quy định của những đơn vị trực tiếp kinh doanh dịch vụ này.

    • Báo động về tai nạn điện sinh hoạt

      Hiểm họa luôn rình rập

      Coi thường các cảnh báo, sử dụng đường dây, thiết bị điện không an toàn, bất cẩn trong sử dụng điện... là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vụ tai nạn điện thương tâm.

      Đầu tháng 10/2016, tại ấp Tân Hưng, xã Vĩnh Hiệp (TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã xảy ra tai nạn điện làm một người chết. Khi đóng cầu dao để chạy động cơ quạt ôxy ở ao tôm nhưng động cơ không chạy, ông Lê Văn Lợi cắt cầu dao để kiểm tra. Tuy nhiên, do cầu dao bị hư hỏng, dù đã cắt nhưng vẫn còn mang điện nên ông Lợi bị điện giật, chết tại chỗ.

      Trước đó, cuối tháng 2/2017, tại ấp Xẻo Su, xã Lai Hòa (TX. Vĩnh Châu) cũng xảy ra một vụ tai nạn về điện làm anh Đặng Minh N. chết tại chỗ, bỏ lại vợ và 2 con nhỏ. Bà Phan Thị Tuyến, mẹ anh N. kể lại: “Gia đình tôi sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm, với trên 3 ha, đào thành 10 ao. Để chuẩn bị lắp quạt chạy ôxy cho vụ nuôi tôm năm 2017, con trai tôi phát quang cây cối và vô tình chạm vào dây dẫn điện bị tróc vỏ...”.

      Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ diện tích nuôi tôm, tai nạn do sử dụng điện nuôi tôm cũng gia tăng, nhất là ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau… Thống kê của Công ty Điện lực Sóc Trăng cho thấy, 9 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ tai nạn liên quan sử dụng điện không an toàn làm 25 người chết. Trong khi đó, năm 2014 xảy ra 11 vụ, làm chết 11 người; năm 2015 có 14 vụ làm chết 14 người, năm 2016 có 8 vụ làm chết 6 người.

      Ông Lê Văn Chí - Phó giám đốc Công ty Điện lực Đồng Tháp cho biết, tình trạng người dân câu móc sau công tơ điện và sử dụng điện bừa bãi, không đảm bảo kỹ thuật an toàn diễn ra rất phổ biến, trong đó có cả việc dùng điện bẫy chuột, bắt cá... Hậu quả là rất nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra.

      Ngày 14/4 vừa qua, ông Lê Văn Long (SN 1971) ở ấp 2A, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) sử dụng dây điện và dây kẽm để bẫy chuột ở ruộng sau nhà. Khoảng 23 giờ đêm, do bất cẩn, ông Long chạm vào dây đang mang điện, tử nạn tại chỗ. Trước đó một ngày, ông Nguyễn Văn Hiếu (SN 1973), ấp 4, xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười cũng đã tử vong do bất cẩn chạm vào “lưới điện” bẫy chuột do chính ông dựng lên quanh đám ruộng sau nhà.

      Theo thống kê của Công ty Điện lực Đồng Tháp, năm 2016, trên địa bàn tỉnh này đã xảy ra 25 vụ tai nạn điện trong dân làm 24 người chết, 7 người bị thương. Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn là do sử dụng mô tơ điện, thiết bị điện cầm tay bị chạm chập (11 vụ); sử dụng điện rà cá, bẫy chuột (3 vụ); bất cẩn trong sử dụng điện (11 vụ). Trong 9 tháng đầu năm 2017 đã xảy ra 13 vụ tai nạn điện trong dân làm 14 người chết.

      Sử dụng điện nuôi tôm không an toàn tiềm ẩn nhiều rủi ro

      Rùng mình với điện “câu đuôi”

      Nhiều tháng trôi qua nhưng bà con ấp Bình Linh, xã Bình Thạnh, Cao Lãnh (Đồng Tháp) vẫn chưa quên cái chết tức tưởi của hai cha con người nuôi cá trong một buổi chiều. Anh Phạm Tấn Tài kéo dây điện từ trong nhà ra bè cá với chiều dài khoảng 500 m để sử dụng cho bè cá nhà mình, đồng thời “chia hơi” cho các bè cá lân cận câu móc sử dụng. Tuy nhiên, dây dẫn không được mắc vào các trụ sứ nên đã chạm chập vào khung sắt của bè cá nhưng không ai hay biết. Chiều cuối ngày 19/5/2017, con trai anh Tài là cháu Phạm Hiểu Nhân (sinh năm 2003) ra bè vớt cá thì bị điện giật. Thấy vậy, anh Tài nhảy xuống bè để cứu con và cũng bị điện giật. Cả hai đều tử vong.

      Vụ tai nạn kể trên là một trong rất nhiều vụ tai nạn do câu móc điện bừa bãi xảy ra tại khu vực ĐBSCL. Hầu hết các địa phương, nhất là ở vùng sâu vùng xa nơi điện lưới quốc gia chưa phủ kín, đều xuất hiện tình trạng điện “câu đuôi” khiến đường dây cung cấp luôn bị quá tải, thậm chí gây cháy nổ công tơ dẫn đến những tai nạn rất thương tâm. Ông Trần Quyền Dự - Giám đốc Công ty Điện lực Bạc Liêu nói: “Người dân vẫn biết điện là nguy hiểm nhưng họ nghĩ rằng đường dây này, trụ điện tạm bợ kia không nguy hiểm đến mình nên cứ thế… xài tạm. Nhưng bà con không hình dung được rằng lâu ngày nó hỏng hóc và có thể gây ra sự cố đáng tiếc bất cứ lúc nào”.

      Đến xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú (tỉnh Sóc Trăng) chúng tôi gặp cảnh điện “câu đuôi” (người dân tự câu móc sau điện kế) chằng chịt. Những trụ điện người dân tự cắm đều không đảm bảo an toàn. Những trụ điện ngả nghiêng, có trụ dựa sát vào hàng cây xanh. Nhiều trụ được làm bằng sắt, tre hoặc cây gỗ tạp…không trụ nào có cục sứ, dây điện được gắn trực tiếp vào đầu trụ.

      Anh Bùi Thanh Bền, ở ấp Phước Thọ C (xã Mỹ Phước), cho biết, hàng trăm hộ dân ở các ấp Phước Ninh, Phước Thuận, Phước Thọ C, xã Mỹ Phước chưa được nhà nước đầu tư kéo điện đến tận nhà nên từ nhiều năm nay đã hùn nhau tự làm đường dây kèm điện câu đuôi về dùng với giá 4.000-5.000 đồng/kW, thậm chí cao hơn. Ông Phạm Minh Kết - Chủ tịch UBND xã Mỹ Phước bày tỏ: “Việc kéo điện câu đuôi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, bởi trụ điện không đảm bảo quy cách, dây điện cũng không đảm bảo an toàn. Cách kéo điện tự phát nên dễ dẫn tới tình trạng chập, cháy nổ hay rò rỉ điện vô cùng nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa bão”.

      Làm liều

      Để tiết kiệm chi phí, ông Lý Thiên Liên ở ấp Trà Teo, xã Hòa Đông, TX. Vĩnh Châu (Sóc Trăng) dùng điện một pha, còn dây nguội đấu xuống xuống ao. Cuối tháng 9 vừa rồi, ông Liên xuống ao hái rau muống, vô tình chạm vào mối nối hở của cọc te (cọc tiếp địa) và bị điện giật chết. “Ngành Điện đã liên tục tuyên truyền về an toàn điện, cũng như cảnh báo các nguy cơ tai nạn điện, nhưng người dân vẫn cứ làm liều”, ông Huỳnh Minh Hải - Giám đốc Điện lực Sóc Trăng nói.

      Ông Hải cho biết, nguyên nhân chủ yếu của các tai nạn điện trong dân là do sử dụng điện không an toàn như hệ thống điện sau công tơ khách hàng tự đầu tư, tự câu kéo chưa đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, các hộ nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ câu kéo điện sử dụng theo mùa vụ, không quan tâm đến vấn đề an toàn, chủ yếu là câu kéo điện làm sao cho ít tốn chi phí nhất, không đúng kỹ thuật, không đảm bảo an toàn.

      Qua thời gian sử dụng người dân không thay thế, sửa chữa kịp thời dẫn đến rò điện ra vỏ mô-tơ hoặc dàn quạt. Nhiều trường hợp để tiết kiệm chi phí chỉ kéo 1 dây nóng, dây nguội đấu xuống đất, ao hồ. Trong quá trình kéo lưới bắt tôm, vô tình chạm vào dây dẫn điện ghim dưới ao tôm và bị điện giật. Tự ý sửa chữa điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất nhưng không có kiến thức về an toàn điện. Sử dụng thiết bị điện (máy khoan, máy mài...) không rõ nguồn gốc, kém chất lượng…

      Ngoài các nguyên nhân nêu trên, theo ông Hải, có những trường hợp bị điện giật do chủ quan, như kéo đường dây điện cấp điện cho mô-tơ bơm nước nhưng quên không cắt điện, hay khi thu hồi dây điện ngoài ao tôm nhưng không ngắt điện, hoặc dùng dây điện bẫy chuột, trong quá trình sửa chữa quên không cắt điện.

      Tổng công ty Điện lực Miền Nam cho biết, năm 2016 tại 21 tỉnh phía Nam đã xảy ra 153 vụ tai nạn điện làm 125 người chết, 51 người bị thương. Trong đó 15 người chết do lưới điện cao áp và 117 người chết do lưới hạ áp. Đặc biệt, lưới điện sau điện kế chiếm tỉ lệ lớn, làm 110 người chết (trên 71% số vụ tai nạn). 9 tháng đầu năm 2017, có 13 vụ tai nạn trong sử dụng lưới hạ áp khiến 14 người chết. 
    • PC Đà Nẵng phát hiện gần 2.400 vụ vi phạm sử dụng điện trong tháng 9

      Trong các vụ vi phạm sử dụng điện (VPSDĐ) được phát hiện, có 2 vụ trộm cắp điện, 449 vụ vi phạm giá điện và 1.933 vụ vi phạm khác. Sản lượng điện bồi thường là 9.837 kWh, tổng số tiền truy thu gần 114 triệu đồng.

      Ông Ngô Tấn Cư, Giám đốc PC Đà Nẵng cho biết, thời gian qua, nhờ triển khai lắp đặt công tơ điện tử tới gần 81% khách hàng và ứng dụng hiệu quả phần mềm đọc chỉ số từ xa (RF-SPIDER), PC Đà Nẵng dễ dàng phát hiện các trường hợp sử dụng điện bất thường để kịp thời xử lý vi phạm.

      Điển hình, ngày 11/9, qua khai thác chương trình RF- SPIDER và theo dõi sản lượng điện bất thường, Điện lực Thanh Khê phát hiện khách hàng L.Q.H tại đường Hà Huy Tập (quận Thanh Khê) đã có hành vi sử dụng điện trái phép với sản lượng điện phải bồi thường là 248 kWh.

      Tiếp đó, ngày 25/9, Điện lực Liên Chiểu phát hiện hành vi mổ cáp trước công tơ để sử dụng điện sinh hoạt mà không qua hệ thống đo đếm tại đường Tôn Đức Thắng (quận Liên Chiểu) của gia đình khách hàng T.M.T. Sản lượng điện truy thu là 9.589 kWh, tương đương số tiền thu hồi gần 27,3 triệu đồng.

      Các hành vi VPSDĐ được Điện lực lập biên bản vi phạm tại hiện trường, đồng thời chuyển hồ sơ qua cơ quan chức năng xử lý.

      Cũng theo ông Ngô Tấn Cư, PC Đà Nẵng đã tổ chức phối hợp rất tốt với Sở Công Thương Thành phố. 100% các vụ vi phạm khi chuyển qua Sở Công Thương đều được xử lý nhanh chóng. 

    • EVNNPC diễn tập về công tác an toàn trong xử lý sự cố điện

      Cuộc diễn tập nhằm rèn luyện kỹ năng chuyên môn, tác phong chuyên nghiệp trong việc xử lý an toàn, nhanh chóng mọi sự cố phát sinh khi vận hành hệ thống lưới điện, qua đó ngăn ngừa tai nạn lao động đối với cán bộ, công nhân viên của Tổng công ty.

      Đây cũng là dịp để các đơn vị trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý vận hành; thực hiện các quy trình, quy định về an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt trong phối hợp xử lý sự cố.

      Các đơn vị giám sát việc điều khiển xử lý sự cố tại Phòng Điều độ Công ty Điện lực Phú Thọ

      Ông Mai Quang Hùng - Trưởng ban An toàn EVNNPC cho biết: Với tình huống giả định là mưa bão gây sự cố lưới điện 110 kV và 35 kV tại 5 khu vực thuộc hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, cuộc diễn tập được triển khai đúng phương án đề ra, các lực lượng tham gia rất nghiêm túc khi xử lý sự cố đảm bảo chất lượng công việc và an toàn tuyệt đối. Do thời tiết có mưa lớn trong những ngày qua, nên cuộc diễn tập càng sát thực với thực tế.

      Công nhân Công ty Điện lực Phú Thọ xử lý tình huống trong quá trình diễn tập 

      Tại buổi tổng kết rút kinh nghiệm tổ chức tại Công ty Điện lực Phú Thọ và được truyền hình trực tuyến, các đơn vị trực tiếp thực hiện diễn tập cũng như các đơn vị tham gia giám sát đã cùng đánh giá lại quá trình triển khai đối với từng sự cố, từ đó, đưa ra những kiến nghị cụ thể, sát thực để xử lý nhanh, hiệu quả các sự cố nhưng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.

    • Làm thế nào để sử dụng điện an toàn trong nuôi tôm?

      Riêng tại Sóc Trăng, trong 7 tháng đầu năm 2017 có 18 vụ tai nạn điện, trong đó có tới 13 vụ tai nạn xảy ra trong khu vực nuôi tôm.

      Lắp đặt, sử dụng tùy tiện

      Theo các công ty điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), qua khảo sát tại các vùng nuôi tôm, nhiều trường hợp đường dây điện kéo từ bình hạ thế hoặc từ đồng hồ điện trong nhà đến các ao nuôi tôm rất dài nhưng người dân không sử dụng các cột xi măng, cột gỗ chắc chắn để làm trụ đỡ mà chỉ sử dụng những cây gỗ tạp hoặc treo móc trên cây xanh. Trong khi đó, dây điện được mắc trực tiếp vào trụ đỡ, không có sứ cách điện, nhiều nơi để dây điện treo lòng thòng trên đầu người, thậm chí rải dây điện trên mặt đất dọc theo bờ ao tôm.

      Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình chỉ sử dụng điện bằng một dây (dây nóng), còn dây nguội được dẫn xuống đất để tiết kiệm chi phí dây điện. Dây điện không được kiểm tra, thay thế định kỳ mà để bong tróc, có nơi chỉ còn lõi dây đồng. Mối nối giữa các dây điện không được quấn băng keo cách điện cẩn thận, rất nguy hiểm do vô tình chạm phải.

      Đa số các hộ nuôi tôm khi lắp đặt mô-tơ điện không sử dụng dây nối đất an toàn để giảm nguy hiểm khi có sự cố xảy ra. Sử dụng mô-tơ kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn. Mô-tơ điện trong quá trình sử dụng không được bảo quản tốt, che chắn không kỹ, vị trí đặt lắp đặt ở nơi ẩm thấp rất dễ dẫn đến bị hư hỏng, chạm chập, rò điện. Hơn nữa, việc lắp đặt cầu dao ngắt điện ở nơi quá xa, khiến cho việc xử lý khi có tại nạn xảy ra không kịp thời.

      Biện pháp sử dụng điện an toàn trong vùng nuôi tôm

      Theo ông Đoàn Chí Dũng - Trưởng Ban An toàn EVNSPC, để phòng tránh tai nạn điện, sử dụng điện được an toàn trong nuôi tôm, cần tuân thủ một số quy định sau:

      - Đường dây sau công tơ phải dùng dây bọc cách điện.

      - Tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2.5 mm2. Trường hợp đường dây dài trên 50 m, tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng không được nhỏ hơn 4 mm2 đối với dây nhiều sợi, không nhỏ hơn 7 mm2 đối với dây một sợi.

      - Phải kéo đủ 2 dây nóng và nguội có cùng tiết diện để bảo đảm dòng điện cung cấp cho phụ tải. Không để hoặc kéo dây tải điện chạy ngầm trong ao với bất cứ lý do gì.

      - Khi nối dây dẫn phải dùng kẹp hoặc ống nối. Kỹ thuật nối dây phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dây. Không được nối dây dẫn ở chỗ võng nhất của khoảng cột vì sẽ tích tụ nước tại mối nối. Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và quấn kín băng cách điện.

      - Cột đỡ dây điện có thể làm bằng thép, bê tông cốt thép, gỗ hoặc tre già. Đường dây phải mắc trên sứ cách điện, độ võng thấp nhất của dây dẫn cách mặt đất từ 2,5 m trở lên nhằm tránh người đi dưới đường dây có thể chạm vào. Lắp đặt đường dây, thiết bị cần dẫn nguồn điện từ cột về nhà, lán trại qua 1 Aptomat (AT) tổng. Sau đó, tùy theo yêu cầu của từng ao đầm mà phân ra các AT nhánh. Tùy vào phụ tải mỗi thiết bị và máy móc cụ thể mà chọn dây thích hợp.

      - Tất cả các thiết bị điện sau khi lắp đều phải để nơi khô ráo, trong nhà, chòi hoặc trong hộp nhựa (nếu để ngoài trời), tránh mưa gió làm ẩm nước. Các thiết bị đóng cắt (cầu dao, AT) phải bố trí hợp lý để thuận tiện cho thao tác, cô lập. Nghiêm cấm kéo điện, dùng điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây nguội đấu xuống giếng, ao hồ, vào đường ống nước. Khi lắp đèn chiếu sáng trong các ao, đầm phải sử dụng máng che bảo vệ nhằm tránh nước mưa làm ẩm ướt gây dẫn điện.

      - Sử dụng mô-tơ phù hợp với công suất sử dụng, do nhà sản xuất uy tín cung cấp. Nên đặt mô tơ tại một vị trí cố định, nguồn điện đấu vào mô tơ phải qua cầu dao riêng (hoặc AT) để chủ động ngắt nguồn điện khi có sự cố. Khi sử dụng mô-tơ điện nên lắp đặt thiết bị chống giật; cần sử dụng dây nối đất an toàn cho thiết bị để giảm nguy hiểm khi có sự cố về điện xảy ra. Cần bảo quản tốt, che chắn kỹ mô-tơ điện, vị trí đặt máy ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước.

      - Các chủ hộ nuôi tôm phải kiểm tra định kỳ mỗi tháng 1 lần. Ngoài ra phải thực hiện kiểm tra ngay sau mỗi đợt thiên tai, sự cố đường dây (cháy, chạm chập…). Kịp thời thay thế, sửa chữa thiết bị, đường dây nếu thấy có hiện tượng bất thường để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

    • Hà Nội đã thi công hạ ngầm đường dây trên 36 tuyến phố

      Sở Xây dựng cho biết: 6 tuyến đã cơ bản hoàn thành là Hoa Lư, Võ Thị Sáu, Trần Khát Chân, Châu Long, Ngọc Hà, Đội Cấn.

      Để tiếp tục thực hiện kế hoạch chỉnh trang đô thị, hiện Sở đã phối hợp với Sở TT&TT và UBND các quận đề xuất danh mục 124 tuyến phố hạ ngầm đợt 2. Hiện Liên ngành đã tổng hợp được 42 tuyến có các doanh nghiệp đăng ký và Sở đang xin ý kiến để tiến hành hạ ngầm đợt 2 trong năm 2017.

      Những năm trước đây, mạng lưới đường dây như truyền hình cáp, điện lực, thông tin, viễn thông, internet phát triển mạnh và phần lớn là treo tự phát. UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch và xây dựng hệ thống công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật đô thị để hạ ngầm các đường dây cáp đi nổi.

      UBND thành phố đã đầu tư kinh phí để thanh thải, hạ ngầm các đường dây này. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chưa đủ để hạ ngầm trên nhiều tuyến phố và các ngõ trên địa bàn các quận/huyện.

      Để giải quyết khó khăn trên, thời gian qua, UBND thành phố Hà Nội đã ký hợp tác đầu tư với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội để cùng hạ ngầm hệ thống đường dây tại một số tuyến phố trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 - 2020.

      Việc thực hiện này sẽ theo hình thức xã hội hóa nhằm phấn đấu đến hết năm 2020 sẽ cơ bản hạ ngầm xong các đường dây trên địa bàn 4 quận nội thành cũ (khoảng 320 tuyến phố) và tiếp tục thực hiện các quận còn lại.

      Theo UBND Thành phố, tổng mức đầu tư để hạ ngầm hệ thống đường dây giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 3.500 tỷ đồng. 

    • Xóa “mạng nhện” từ đường lớn đến ngõ sâu

      Đến 2020: Ngầm hóa 100% lưới điện nội thành

      Nếu trước đây, tình trạng dây điện, cáp viễn thông vây quanh cột điện gây mất mỹ quan đô thị diễn ra tại hầu hết các tuyến phố ở TP.HCM, thì hiện nay, cảnh “nhện giăng tơ” đã được xóa bỏ trên nhiều tuyến phố chính. 

      Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết, từ năm 2009 đến nay, Tổng công ty đã tập trung ngầm hóa lưới điện trung thế, hạ thế trên các tuyến đường thuộc quận 1, 3, 5, 10, 11, Gò Vấp... Riêng giai đoạn 2016 - 2020, EVNHCMC sẽ ngầm hóa 650 km lưới điện trung thế, 1.150 km lưới điện hạ thế ở các quận, huyện trực thuộc. Tính đến nay, việc ngầm hóa đã đạt trên 60% kế hoạch. 

      Theo ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, dự kiến đến năm 2020, lưới điện khu vực trung tâm quận 1, quận 3 sẽ được ngầm hóa 100%, các khu vực khác đạt 50-80%; đến năm 2025, cơ bản hoàn tất ngầm hóa lưới điện tại các quận, trung tâm hành chính các huyện, các khu đô thị mới, khu công nghiệp…

      Không chỉ ngầm hóa lưới điện tại các trục đường chính, các đơn vị của EVNHCMC cũng sẽ ngầm hóa lưới điện ở các ngõ, hẻm. Tuy nhiên, việc ngầm hóa này sẽ được thí điểm tại quận 1, quận 3 trước khi nhân rộng ra toàn Thành phố. 

      EVNHCMC quyết tâm “xóa mạng nhện” trên các tuyến phố - Ảnh sưu tầm

      Còn đó những khó khăn…

      Theo thông tin từ EVNHCMC, trong quá trình ngầm hóa lưới điện hạ thế, các đơn vị cũng gặp nhiều khó khăn. Việc thực hiện các thủ tục thỏa thuận tuyến, thẩm tra thiết kế, cấp phép xây dựng;... vẫn còn kéo dài, do vỉa hè một số tuyến phố khá hẹp, không đủ mặt bằng bố trí, lắp đặt thiết bị sau ngầm hóa. Ngoài ra, việc phối hợp hạ ngầm dây thông tin của các doanh nghiệp viễn thông còn có những vướng mắc, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thu hồi trụ điện sau ngầm hóa. 

      Hơn nữa, mặc dù ủng hộ việc ngầm hóa, nhưng một số người dân lại không đồng tình việc lắp đặt các tủ điện phân phối trên vỉa hè, vì cho rằng, ảnh hưởng đến người đi bộ và mỹ quan đô thị. Về vấn đề này, theo Tổng công ty Điện lực TP.HCM, tủ điện phân phối là bộ phận kết nối từ lưới điện ngầm vào điện kế của khách hàng (thông thường, mỗi tủ điện phục vụ từ 8 khách hàng trở lên). Do đó, khi ngầm hóa lưới điện, phải có các tủ phân phối này. 

      Để không  ảnh hưởng đến người đi bộ và đảm bảo mỹ quan đô thị, EVNHCMC đang phối hợp cùng các đơn vị sản xuất, nghiên cứu thiết kế các tủ điện theo hướng nhỏ gọn và đồng nhất; đồng thời xem xét lắp đặt ở những vị trí như gần bồn cây, giáp ranh, sát vách giữa 2 hộ gia đình; bố trí các thông tin tuyên truyền tiết kiệm điện bên ngoài tủ phân phối… 

      EVNHCMC cũng đã kiến nghị Sở Công Thương nghiên cứu, đề xuất trình UBND Thành phố cơ chế khuyến khích, xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng ngầm để cho thuê lắp đặt cáp ngầm điện và viễn thông. 

    • Ngành Điện lực Phú Yên chủ động ứng phó mùa mưa bão

      PV: Ông có thể dự báo tình hình mưa bão năm nay sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc cấp điện trên địa bàn?

      Ông Lê Minh Trung, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên

      Ông Lê Minh Trung: Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa mưa bão năm 2017 sẽ phức tạp, khó lường.

      Đây là năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện El Nino chỉ sau một thời kỳ tương đối ngắn chuyển sang pha lạnh. Dự báo mùa mưa bão năm 2017 có khoảng 13-15 cơn bão trên biển Đông, đặc biệt là tính bất thường, khó dự đoán gia tăng.

      Ngoài ra, tính bất quy luật của bão sẽ tăng cao, gây nhiều khó khăn cho công tác dự báo. Do vậy, việc ứng phó với mưa bão cũng ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.

      Riêng địa bàn tỉnh Phú Yên thường chịu nhiều ảnh hưởng diễn biến bất thường của thời tiết như lụt, bão, hạn hán, nắng nóng gây thiệt hại cho công trình, tài sản của ngành Điện.

      Những năm gần đây, khả năng bão mạnh, siêu bão lớn, yêu cầu đơn vị phải rất tích cực, chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn cho người và cơ sở vật chất, hạn chế tối đa thiệt hại do bão lũ gây ra.

      PV: Trước tình hình trên, Công ty Điện lực Phú Yên đã triển khai công tác phòng chống lụt bão như thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi có mưa bão, thưa ông?

      Ông Lê Minh Trung: Ngay từ đầu năm, Công ty Điện lực Phú Yên đã kiện toàn Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), thành lập Đội xung kích PCTT-TKCN Công ty và các tiểu ban tại các đơn vị trực thuộc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để sẵn sàng ứng phó.

      Đơn vị cũng triển khai các phương án PCTT-TKCN, phương án cấp điện khi xảy ra thiên tai theo thực tế lưới điện và phụ tải; tổ chức diễn tập PCTT-TKCN; phương án xử lý sự cố với nhiều tình huống giả định cụ thể, sát thực tế để các điện lực ứng phó, khôi phục cấp điện nhanh nhất và đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai.

      Đến nay, các đơn vị đã hoàn thành việc kiểm định định kỳ trạm biến áp; xử lý dứt điểm các tồn tại sau kiểm định các trạm biến áp; kiểm tra đường dây, trạm biến áp và xử lý kịp thời các khiếm khuyết của mối nối dây, sứ cách điện; đề phòng đứt dây, vỡ sứ cách điện gây mất an toàn và sự cố lưới điện...

      Mọi công tác chuẩn bị cho mùa mưa lũ đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng ứng phó với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

      PV: Lưới điện luôn có những vị trí xung yếu, thường xuyên gặp nguy hiểm khi vào mùa mưa lũ. Vậy ngành Điện xử lý những vị trí này như thế nào để hạn chế tối đa thiệt hại khi mưa lũ xảy ra?

      Ông Lê Minh Trung: Hiện nay, ở mỗi địa bàn đều có những vị trí xung yếu nhất định. Trong đó, các điện lực ven biển như Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Đông Hòa thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, ngập lụt và triều cường, xâm thực; các điện lực ven sông như Tây Hòa, Đông Hòa thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, ngập lụt; các điện lực miền núi như Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh khi có bão thường có lũ quét và sạt lở đất.

      Ngay từ đầu năm, Công ty Điện lực Phú Yên đã yêu cầu tất cả các điện lực phải tổng kiểm tra, rà soát, phát hiện có 6 điểm xung yếu trên lưới điện ở các điện lực Sơn Hòa, Sông Hinh, Tuy Hòa, Đông Hòa... Công ty đã chỉ đạo, hỗ trợ các điện lực kết hợp với công tác diễn tập PCTT-TKCN để xử lý dứt điểm các điểm yếu trên.

      Bên cạnh đó, các điện lực cũng liên tục rà soát và khắc phục các vị trí có khả năng ngập lụt, sạt lở; các cột điện bị nghiêng, mất thanh giằng, dây néo cột, xói lở móng cột, thay thế các thùng công tơ cũ, hỏng bằng thùng composite, xử lý các dây dẫn quá tải, đặc biệt chú trọng đến các cột điện ở triền dốc, bờ sông, các đường dây mới đưa vào vận hành... để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa bão.

      PV: Mùa mưa bão, cũng là thời điểm nguy cơ gia tăng vi phạm an toàn lưới điện và tai nạn điện đối với người dân. Công ty Điện lực Phú Yên có khuyến cáo gì cho người dân để hạn chế tình trạng trên?

      Ông Lê Minh Trung: gay từ trước mùa mưa bão, ngành Điện tăng cường công tác tuyên truyền an toàn điện trong nhân dân bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng; vận động nhân dân phối hợp với chính quyền địa phương phát quang hành lang tuyến điện (kể cả cao và hạ áp), củng cố đường dây điện sau công tơ… để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong mùa mưa bão.

      Ngành Điện khuyến cáo người dân nên thận trọng khi sử dụng điện trong mùa mưa; đặc biệt là những vị trí bị ngập nước, thấm nước; không nên tự ý leo lên mái nhà hay sửa chữa đường dây điện vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thay vào đó, người dân có thể phản ánh cho ngành Điện để được hỗ trợ sửa chữa một cách an toàn, hiệu quả.

      Ngoài ra, các địa phương và các đơn vị liên quan trong việc quản lý đường dây đi chung trên trụ điện cần phối hợp chặt chẽ với ngành Điện để ngăn ngừa tai nạn điện xảy ra do đứt dây, rò điện. Các địa phương cần có trách nhiệm quản lý đường dây truyền thanh; những vị trí không sử dụng phải tháo dỡ thu hồi.

      Đối với các đường dây cáp quang khác của đơn vị ngoài đi trên cột điện có khả năng gây mất an toàn như không đảm bảo khoảng cách an toàn với đường dây điện, có khả năng va quẹt vào đường dây điện khi gió lớn, các phương tiện giao thông có khả năng vướng mắc vào đường dây làm đứt dây gãy cột điện… thì các điện lực sẽ có thông báo cho đơn vị quản lý yêu cầu khắc phục ngay để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

      PV: Xin cảm ơn ông!

    • Bạc Liêu: Kiên quyết xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện

      Theo đó, tỉnh Bạc Liêu nghiêm cấm tuyệt đối tình trạng xây nhà, công trình, các hành vi làm ảnh hưởng đến đường điện cao áp; theo dõi, kiểm tra, thay thế, gia cố đường dây, vị trí cột có nguy cơ gây ra sự cố. Các đường dây vượt sông, vượt đường giao thông được kiểm tra và nâng cao độ võng đảm bảo tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn; cải tạo, nâng cấp hệ thống chống sét của lưới điện... 

      Trong sản xuất, kinh doanh người dân đấu nối, mắc điện sử dụng đúng kỹ thuật, an toàn, tiết kiệm, đặc biệt lưu ý đấu nối, kéo điện trong nuôi trồng thủy sản phải hết sức thận trọng, bởi tai nạn điện trong nuôi tôm công nghiệp luôn tìm ẩn nguy cơ cao. 

      Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Minh Chiến, những năm qua trên địa bàn liên tiếp xảy ra tai nạn chết người do điện, không chỉ thiệt hại về người, tài sản, làm gián đoạn việc vận hành lưới điện. Điều đó ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt của người dân, mà nguyên nhân chính là do một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành pháp luật, vi phạm an toàn hành lang lưới điện… 

      Cụ thể, hàng năm trên địa bàn có người chết do tai nạn điện, và số vụ số người chết đang có chiều hướng tăng. Riêng trường họp vi phạm, trừ các trường hợp vi phạm hiện hữu từ trước, thì chỉ tính từ năm 2014 đến hết tháng 6/2017, ngành Điện đã kiểm tra, phát hiện và lập biên bản khoảng 30 trường hợp vi phạm, trong đó nhiều nhất là địa bàn thành phố Bạc Liêu và thị xã Giá Rai. 

      Theo các địa phương, thời gian qua công tác bảo vệ hành lang an toàn cho các công trình lưới điện nói chung và lưới điện cao áp nói riêng trên địa bàn gặp không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là ngành điện thiếu nguồn vốn nâng cấp, sửa chữa đường dây để vận hành an toàn; một bộ phận người dân thiếu ý thức chấp hành các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, xem thường tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình. 

      Theo thống kê của Ban Chỉ đạo bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp tỉnh Bạc Liêu, trên địa bàn có hơn 10.780 nhà dân xây dựng nằm trong hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp, trong đó có 2.800 trường hợp thuộc tình trạng nguy hiểm. Tại hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, thời gian qua đều có trường hợp xây dựng các công trình, nhà ở, trồng cây xây vi phạm hành lang an toàn bảo vệ các công trình lưới điện cao áp. 

      Qua kiểm tra, các trường hợp vi phạm đã được ngành điện chuyển đến ngành chức năng xử phạt hành chính theo thẩm quyền phân cấp.

      Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp vi phạm đều chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính, còn các công trình xây dựng thì hộ dân vẫn lén lút tiến hành, chỉ đến khi có tai nạn phóng điện gây thương tích hoặc chết người thì mới chịu dừng thi công.

    • Hiểm họa diều bay bên lưới điện

      Những sự cố diều dính vào đường dây điện gây ra thiệt hại rất lớn, tùy vào đường dây đó đang cung cấp cho đơn vị nào. Có những thiệt hại về kinh tế không thể tính nổi" - ông Đinh Nho Hợi, Phó Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3 cho biết. 

      Không chỉ ở Thái Nguyên, rất nhiều làng quê phía Bắc có thú chơi này, kể cả vùng ngoại ô thủ đô Hà Nội. Bất luận mùa nào, cứ có gió là diều lên, đủ con to con nhỏ. Đã có nhiều sự cố diều vướng đường điện cao thế nên thợ truyền tải điện còn có thêm nhiệm vụ... canh diều, đuổi diều.

      Nguy cơ mất an toàn lưới điện

      Những người thợ ở Truyền tải điện Đông Bắc 3 ai cũng ngán ngẩm khi nhắc đến tình trạng thả diều và sự cố do diều gây ra. “Mùa gió, diều rợp kín trời. Ban đêm, diều được gắn đèn led nên trông như một trời sao. Mùa hè thì đông như hội” - ông Đinh Nho Hợi, Phó Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3, nói.

      Truyền tải điện Đông Bắc 3 đóng tại tỉnh Thái Nguyên, quản lý vận hành và sửa chữa lưới truyền tải điện 220 kV và 500 kV trên địa bàn các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Giang và huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội).

      Làm việc ở Đội Truyền tải điện Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội) 17 năm, anh Trần Văn Võ nói làm điện khu vực này có gió là khổ vì cứ gió lên là diều lên, không kể mùa nào. “Nhất là mùa hè thì diều nhiều không kể, bởi đồng ruộng đã thu hoạch, trẻ con lại được nghỉ học. Ban đêm nằm ngủ nghe tiếng sáo diều đến nỗi nhiều người không ngủ nổi” - anh Võ nói.

      Diều ở đây chủ yếu là diều lớn, có những cánh diều rộng 5 - 6 m, phải chở bằng xe tải nhỏ để thả. Dây thả diều có cái đến cả ngàn mét. Sáo diều to bằng bắp chân, các ống sáo làm bằng nhựa ống nước, âm thanh vang cả một vùng.

      Anh Võ cho biết có một người dân ở xã Nam Tiến, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên nghiện tới mức bán cả con trâu 15 triệu đồng mua diều về thả. Diều càng to, càng đẹp thì càng hãnh diện với mọi người. Có người còn mang cả chõng ra giữa đồng ngồi uống trà, thả diều. Đã ra đây đều là... người nghiện diều, bất kể trẻ hay già.

      Bản thân anh Trần Văn Võ đã hai lần tham gia xử lý sự cố do diều gây ra, mà lần nghiêm trọng dẫn tới sự cố mất điện khoảng bốn giờ. Đó là chưa kể những lần gỡ diều ở đâu bay về trạm. Diều được gắn đèn led, dây bằng kim loại, đèn điện nhiều nên càng nguy hiểm.

      Anh Đỗ Hồng Minh - Đội trưởng Đội Truyền tải điện Sóc Sơn cho biết cánh anh em truyền tải điện mỗi lần nghe tiếng sáo diều là thót tim, dáo dác nhìn lên trời rồi... đi tìm diều, không dám lơ là phút nào.

      Ông Hoàng Văn Sử - Bí thư Đảng ủy xã Hợp Thịnh (huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) - cho biết thú chơi diều ở đây có từ hàng trăm năm nên bây giờ “không dễ bỏ ngay được”. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận đến nay tình trạng chơi diều đã giảm rất đáng kể, bà con cũng hiểu ra những nguy cơ xảy ra khi thả diều ở khu vực hành lang lưới điện.

      Thợ truyền tải kiêm... người trông diều

      Những năm trước, ngoài công việc chính của người làm điện, mỗi ngày anh Trần Văn Võ và đồng nghiệp còn phải túc trực ở các vị trí điện canh chừng diều lên. Cứ cách tầm 4 km lại có hai người gác. Hễ thấy diều lên là đi tìm chỗ neo diều để kêu người dân kéo diều xuống.

      Từ mấy năm nay, Truyền tải điện Đông Bắc 3 ký hợp đồng với UBND các xã, vận động bà con không thả diều nên các anh nhẹ gánh phần nào. Nếu phát hiện người thả diều trong vùng có nguy cơ xảy ra sự cố điện, các anh sẽ ra vận động người dân thu diều về, hoặc gọi UBND xã đến thuyết phục.

      Ông Vũ Tiến Lên - Phó chủ tịch HĐND xã Hợp Thịnh cho biết hồi ông còn làm Trưởng công an xã đã thu hàng trăm con diều của bà con. “Từ khi ký kết với đơn vị truyền tải điện, được vận động, giải thích, bà con nghe xong cũng giảm chơi diều. Từng có câu lạc bộ diều được thành lập nhưng nay đã giải thể. Thấy gió lên là chúng tôi đi kiểm tra, phát hiện diều thì đến thuyết phục bà con” - ông Lên nói.

      Cán bộ, công nhân ở đội truyền tải điện cũng đến tận từng nhà vận động, giải thích cho người dân và thuyết phục họ ký vào bản cam kết. Rồi đến các trường học, phối hợp với nhà trường phát tờ rơi tuyên truyền cho học sinh.

      Trong các nội dung thường có cả những hình ảnh bị bỏng điện khi đi thả nhiều, không may diều chạm vào dây điện gây phóng điện để cảnh báo người dân.

      Thiệt hại không thể kể nổi

      Ông Đinh Nho Hợi - Phó Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3 - kể về một sự cố điện do diều gây ra từ mấy năm trước. Lúc đó tầm 17h, nhận được thông báo về sự cố đường dây, toàn bộ lực lượng được tập hợp tìm kiếm sự cố. 

      Số anh em tan sở về nhà cũng được huy động ra hiện trường. Sự cố được phát hiện ở vị trí 25 thuộc xã Trung Thành, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, do một cánh diều đứt dây bay vào chuỗi sứ. Cánh diều lớn làm bằng nilông cháy và bám trên bề mặt chuỗi sứ gây phóng điện, mất điện cả khu vực.

      Ngay sau đó, đơn vị quản lý vận hành phải xin cắt điện đường dây để xử lý. Vì vị trí nằm giữa đồng ruộng nên việc vận chuyển vật tư, phương tiện, dụng cụ phải nhờ vào sức người. Chuỗi sứ néo (sứ nằm ngang) bị hư hỏng nên phải thay toàn bộ chuỗi sứ để tránh gây phóng điện. Đến 21h cùng ngày, đường dây được đóng điện trở lại sau hơn bốn giờ sửa chữa. 

      “Những sự cố diều dính vào đường dây điện gây ra thiệt hại rất lớn, tùy vào đường dây đó đang cung cấp cho đơn vị nào. Có những thiệt hại về kinh tế không thể tính nổi” - ông Hợi nói. Quả vậy, nếu một mẻ luyện gang hay thép đang nóng chảy gặp lúc mất điện thì thiệt hại thật khó lường.

      Hợp tác với dân, mối nguy đã giảm

      Ông Vũ Tất Thành - Giám đốc Truyền tải điện Đông Bắc 3 - cho biết đã ký hợp đồng tuyên truyền, ngăn chặn thả diều với 11 xã trong khu vực đờng dây, trạm biến áp đi qua gồm: Trung Giã, Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn), Đắc Sơn (huyện Phổ Yên), Tân Đức, Tân Thành, Tân Kim, Bảo Lý (huyện Phú Bình, Thái Nguyên), Linh Sơn, Huống Thượng, Nam Hòa (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên), Cao Ngạn (TP Thái Nguyên).

      Đồng thời ký hợp đồng bảo vệ hành lang lưới điện (trong đó có nội dung thả diều) với 48 xã khác. Các hình thức tuyên truyền, vận động như loa phát thanh, tờ rơi, trực tiếp đến tận từng nhà vận động đều được áp dụng. Trong 3-4 năm trở lại đây, người dân chơi diều đã ít hơn. Nhưng để triệt để, đội ngũ “lính truyền tải điện” vẫn luôn phải sát sao để tránh sự cố xảy ra. 

    • Người sử dụng điện tiết kiệm mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng

      Tổng sản lượng điện tiết kiệm đạt được 6.124 triệu kWh

      Tại Hội nghị tổng kết công tác tiết kiệm điện giai đoạn 2011-2016 và định hướng nhiệm vụ 2017-2020 vừa được tổ chức mới đây, Phó Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức cho biết: “Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, chi phí bỏ ra để tiết kiệm được 1 kWh điện chỉ bằng 1/4 so với chi phí đầu tư để sản xuất ra lượng điện năng đó. Trong những năm qua nhờ áp dụng những mô hình tiết kiệm điện, đã giúp ngành Điện giảm áp lực về nguồn điện, trong khi người sử dụng điện tiết kiệm mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng ”, ông Đức nói.

      Trong 5 năm (2011-2016), mục tiêu của EVNSPC thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tiết kiệm hàng năm là 1,5-2% điện năng so với sản lượng điện thương phẩm do EVN giao hàng năm; nâng cao hiệu quả truyền thông về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; tăng cường gắn kết các hoạt động tuyên truyền tiết kiệm điện; gắn kết các hoạt động truyền thông tiết kiệm điện và tối ưu hóa chi phí và hiệu quả truyền thông. Nhờ đó, trong 5 năm, tổng sản lượng điện tiết kiệm đã đạt được 6.124 triệu kWh, tỷ lệ lượng điện thương phẩm tiết kiệm được ngày càng tăng lên, từ 1,23% năm 2011, lên 2,35% năm 2016.

      “Trong ngành điện do EVNSPC quản lý, có lẽ chưa có một hoạt động nào được khách hàng, chính quyền địa phương và các đoàn thể hưởng ứng mạnh mẽ như chương trình tiết kiệm điện. Ngoài việc truyền đạt các chủ trương, văn bản có nội dung về chương trình tiết kiệm điện, tổ chức hội thảo, hội nghị, để học hỏi kinh nghiệm; trong những năm qua tại các cơ sở đã hình thành những phong trào tiết kiệm điện gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân rất thiết thực và mang lại hiệu quả cao” – ông Đức chia sẻ.

      Đa dạng các chương trình tiết kiệm điện

      Trong những năm qua, EVNSPC đã triển khai đến các đơn vị thực hiện nhiều Chương trình/Đề án tiết kiệm điện và đạt được nhiều kết quả rõ nét.

      Đơn cử như các chương trình “Ấp/Khu dân cư văn hóa Tiết kiệm điện” và “Tuyến phố tiết kiệm điện”, trong 5 năm qua điện lực các tỉnh phối hợp với Uỷ ban MTTQ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn, các Đoàn thể khác cùng UBND ở các tỉnh/thành phố phát động phong trào này với tiêu chí là có trên 50% hộ dân trong ấp/khu dân cư hoặc tuyến phố đạt chỉ tiêu tiết kiệm điện từ 5% trở lên so với mức sử dụng điện năm trước, và kết quả nhiều địa phương đã đạt được nhiều hơn mục tiêu đã đề ra.

      Ông Phạm Hữu Khải - Giám đốc Công ty Điện lực Đồng Tháp (PC Đồng Tháp) cho biết: Các chương trình mà PC Đồng Tháp triển khai đã được hiệu quả khá lớn. Đơn cử như chương trình các hộ gia đình tham gia thay đổi cách thức sử dụng các thiết bị điện “An toàn - Tiết kiệm - Hiệu quả”, sau khi áp dụng, 120/120 hộ đã giảm 5-8% sản lượng điện sử dụng so với tháng trước. “Chỉ sau một tháng thực hiện, điện năng tiết kiệm được của 120 hộ dân là 3.952 kWh, tương đương 6 triệu đồng/ tháng, bà con ai nấy đều phấn khởi”, ông Hải nói.

      Năm 2014, EVNSPC đã thay thế toàn bộ đèn sợi đốt trong chiếu sáng sinh hoạt (97.920 đèn). Đến nay, trên địa bàn các tỉnh phía Nam đã cơ bản hoàn thành mục tiêu “khách hàng không còn sử dụng đèn sợi đốt trong chiếu sáng sinh hoạt”.

      Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia EVNSPC đã thực hiện bàn giao 17.722 máy nước nóng và năng lượng mặt trời.

      Đối với Chương trình hỗ trợ nông dân thay đèn sợi đốt chong thanh long bằng đèn compact tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang, EVNSPC đã thực hiện đổi được 2.065.269 đèn, giúp nông dân tiết kiệm điện được 54.523 MWh/năm, tương ứng hơn 82 tỷ đồng/năm. 

      Theo ông Nguyễn Phước Đức, để chương trình tiết kiệm điện trở thành phong trào rộng rãi trong cộng đồng, mục tiêu năm 2017 của EVNSPC là thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tiết kiệm điện hàng năm trên 1,5% điện thương phẩm; thiết lập được tiêu chí tiết kiệm điện vào chương trình thi đua Ấp/Khu phố văn hóa, Gia đình văn hóa tại địa bàn 21 tỉnh/thành phố do EVNSPC quản lý; xây dựng được chương trình và bộ tài liệu tuyên truyền tiết kiệm điện học đường cho khối học sinh tiểu học và trung học cơ sở bắt đầu thí điểm áp dụng tại Cần Thơ và nhân rộng tất cả 21 tỉnh/TP; tuyên truyền tăng 25-30% số lượng trường học trên địa bàn mỗi năm bắt đầu năm 2018; tuyên truyền, quảng bá và sử dụng thiết bị hiệu suất cao tại tất cả trụ sở các đơn vị trực thuộc, bao gồm phát triển hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại văn phòng đơn vị; duy trì công tác phối hợp với các đoàn thể tại địa phương để nâng cao hiệu quả và tầm ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền; phấn đấu mỗi năm 20% Ấp/Tuyến phố và 10% số hộ gia đình tham gia đăng ký chương trình tại 21 tỉnh/thành phố khu vực phía Nam; sản lượng điện tiết kiệm đạt 100 triệu kWh/năm trong giai đoạn 2017-2020 và tất cả các hộ gia đình là khách hàng sử dụng điện tại 21 tỉnh/thành phố khu vực phía Nam.

    • Tỉnh Ninh Bình: Nhức nhối nạn trộm cắp phá hoại thiết bị điện

      Theo PC Ninh Bình, các vụ trộm cắp, phá hoại thiết bị lưới điện ở các trạm biến áp tại huyện Yên Khánh, thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư. 

      Tại Trạm biến áp Mỹ Lộ, thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, kẻ trộm đã cắt 5m đường dây trung tính cáp mặt từ máy biến áp xuống tủ phân phối hạ thế. Việc mất đường dây này đã khiến các thiết bị điện của 17 hộ dân ở thị trấn Thiên Tôn bị chập cháy, có gia đình bị cháy hoàn toàn hệ thống điện và các thiết bị điện tử như tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy tính ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. 

      Ông Nguyễn Xuân Lân, Trưởng phòng An toàn, PC Ninh Bình cho biết: Hầu hết các vụ mất cắp chủ yếu là mất dây dẫn bằng đồng từ mặt máy biến áp xuống các tủ phân phối hạ thế (dây trung tính).

      Việc mất dây trung tính từ máy biến áp xuống là nguyên nhân gây ra sự cố điện làm hư hỏng các phụ tải như: Động cơ điện, ti vi, tủ lạnh, máy tính... của người dân. 

      Trước tình trạng này, PC Ninh Bình đã có văn bản gửi Công an tỉnh Ninh Bình về việc phối hợp ngăn chặn trộm cắp, phá hoại thiết bị điện; đảm bảo an ninh an toàn hệ thống điện; tạo điều kiện để Công ty phục vụ đầy đủ, kịp thời, an toàn cho nhân dân trong tỉnh.

      Những vụ trộm cắp, phá hoại thiết bị điện đã và đang được cơ quan Công an điều tra, xác minh truy tìm thủ phạm. 

      Ngành Điện Ninh Bình cũng kêu gọi khách hàng và mọi người dân chung tay góp sức ngăn chặn hành vi trộm cắp dây điện, phá hoại thiết bị điện, tạo điều kiện để Công ty phục vụ khách hàng và người dân ngày càng an toàn và hiệu quả hơn.

      Khách hàng và người dân khi phát hiện các hiện tượng, hành vi khả nghi như: Nguồn điện bỗng dưng bị chập chờn, hoặc đang bình thường đột ngột bị mất điện mà không có thông báo của Ngành, khi thấy những đối tượng khả nghi đi vào khu vực trạm điện mà không mặc quần áo ngành Điện, nhất là trong thời điểm chập tối, ban đêm thì nên tố giác kịp thời về các số điện thoại thường trực tại các điện lực hoặc phòng Điều độ của Công ty với số máy 02292492002 hoặc cơ quan Công an gần nhất.

      Đồng thời, người dân cũng có thể kết hợp với lực lượng dân phòng, công an, chính quyền địa phương để ngăn chặn kẻ gian trộm cắp thiết bị điện, hỗ trợ giúp đỡ lực lượng Công an sớm tìm ra thủ phạm.

    • Xử lý nghiêm các trường hợp trộm cắp điện

      Diễn biến phức tạp

      Trộm cắp điện là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử lý nặng. Tuy nhiên, người sử dụng vì cái lợi trước mắt vẫn cố tình vi phạm, trong đó ngành Điện phát hiện nhiều vụ tái phạm.

      Theo đánh giá của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), nạn trộm cắp điện gần đây ở khu vực phía Nam chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực dùng điện sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm, gia súc.

      Ngoài một số người dân “tiết kiệm tiền” thông qua hành vi trộm cắp điện, gần đây, không ít doanh nghiệp cũng là đối tượng trộm cắp điện.

      Đơn cử, Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều nhất nước (chiếm 28%); trong đó, chỉ riêng diện tích dùng nuôi tôm là 278.642 ha, có 10.755 hộ sử dụng điện để nuôi tôm.

      Trong nửa đầu năm 2017, điện thương phẩm dùng trong nuôi tôm đạt 73,6 triệu kWh, chiếm tỷ trọng 98,7% trong thành phần nông - lâm - thủy sản và chiếm 12,24% sản lượng điện thương phẩm của toàn tỉnh.

      Phó Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau Nguyễn Ngọc Đáng cho biết, từ năm 2016 đến nay, ngành Điện lực và Sở Công Thương tỉnh Cà Mau đã tổ chức trên 30 hội nghị  tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả cho người dân tại 27 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh nhưng tình trạng mất an toàn về điện, trộm cắp điện dẫn đến tử vong vẫn tiếp tục xảy ra.

      “Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2017, tại Cà Mau đã xảy ra 26 vụ tai nạn về điện, làm 23 người tử vong; trong đó có 6 vụ nuôi tôm, làm 6 người tử vong. Nguyên nhân xảy ra tai nạn về điện là do số lượng khách hàng nhiều, địa bàn rộng, lực lượng kiểm tra viên còn ít, đặc biệt là ý thức của người dân về an toàn trong sử dụng điện chưa cao”, ông Đáng nói. Một chuyên gia của Ban Kiểm tra giám sát mua bán điện (thuộc EVNSPC) cũng cho biết, nhiều trường hợp do đấu nối trộm không an toàn nên khi bất cẩn sẽ dẫn đến tử vong. “Có trường hợp tử vong vì câu trộm điện khi đang thực hiện đấu nối, hoặc đấu dây không đủ độ an toàn”, vị cán bộ này cho biết.

      Trong khi đó, xác định hành vi trộm cắp điện ngày càng tinh vi, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP HCM Nguyễn Văn Lý cho rằng, hành vi trộm cắp điện thô sơ bây giờ ít sử dụng, thay vào đó, họ dùng nam châm vĩnh cửu rất nhỏ đặt lên công tơ; khi đó, dù công tơ cơ hay công tơ điện tử đều quay chậm. Việc phát hiện cũng cực kỳ khó khăn do đặc thù ở TP HCM công tơ đặt trong nhà khách hàng. Khi nhân viên ngành Điện đến kiểm tra, khách hàng liền giấu nam châm vĩnh cửu nên không thể bắt tận tay được.

      Thậm chí, có những trường hợp đối tượng trộm cắp là người có trình độ, có chuyên môn, tay nghề cao về điện, đã dày công nghiên cứu làm thay đổi kết cấu hệ thống đo đếm. Để phát hiện, bắt quả tang đối tượng trộm cắp này, ngành Điện lực phải phối hợp với các cơ quan liên ngành và tốn rất nhiều thời gian, công sức mới truy tìm được thủ phạm.

      Xử lý chưa đủ sức răn đe

      Theo Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) Nguyễn Phước Đức, trong tháng 7/2017, đơn vị đã kiểm tra và phát hiện 73 vụ trộm cắp điện, sản lượng tính toán truy thu 312.532 kWh, tương ứng số tiền hơn 979 triệu đồng. Trong các vụ vi phạm, có 30 vụ tác động trước công tơ, 30 vụ tác động sau công tơ và 13 vụ tác động gián tiếp vào công tơ.

      Tính chung, trong 7 tháng đầu năm 2017, khu vực phía Nam đã phát hiện 423 vụ trộm cắp điện, sản lượng tính toán truy thu 1.504.907 kWh, tương ứng số tiền 4 tỷ 626 triệu đồng; đã xử lý 409 vụ, truy thu được 1.391.622 kWh, tương ứng số tiền 4 tỷ 262 triệu đồng.

      Trong 21 đơn vị thành viên do EVNSPC quản lý, tỉnh Đồng Nai phát hiện nhiều nhất với 147 vụ, chiếm 34,75% ở khu vực phía Nam. Tiếp theo là tỉnh Kiên Giang với 42 vụ,  Cà Mau 39 vụ, Cần Thơ 37 vụ, Bình Thuận, Ninh Thuận mỗi địa phương phát hiện 3 vụ.

      “So với cùng kỳ năm 2016, nạn trộm cắp điện giảm 183 vụ nhưng vẫn còn diễn ra trên diện rộng và mức độ vi phạm ngày càng tinh vi. Mặc dù ngành Điện và các cơ quan chức năng không ngừng tuyên truyền “ăn cắp điện là vi phạm pháp luật”, song vấn nạn này vẫn tiếp tục gây nhức nhối cho ngành Điện và xã hội”, ông Nguyễn Phước Đức chia sẻ.

      Theo Phó Trưởng ban Thanh tra - Bảo vệ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Lê Quang Đức, trong quá trình giải quyết triệt để tình trạng trộm cắp điện, đơn vị gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, nguyên nhân từ việc truy thu sản lượng điện bị mất trộm và xử phạt bằng tiền hiện nay (thấp nhất 2 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng) chưa đủ sức răn đe.

      Chưa kể, việc xử lý hình sự hành vi này còn nhiều bất cập do những quy định không thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật. Trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, để xử lý về tội trộm cắp tài sản cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu giám định tư pháp, xác định thời gian, số lượng điện năng để truy cứu trách nhiệm hình sự.

      Năm 2016, có 74 vụ trộm cắp trên 20.000 kWh, ngành Điện chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng đề nghị xử lý hình sự 25 vụ; tuy nhiên, không có vụ nào được khởi tố. Do đó, giải pháp trước mắt EVN kiến nghị là cần áp dụng thêm các hình thức phạt bổ sung như gửi tên người vi phạm về chính quyền địa phương hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên loa truyền thanh của xã phường.

      “Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân về việc sử dụng và bảo vệ nguồn điện quốc gia. Do đó, ngành Điện rất cần sự phối hợp tích cực của các cấp chính quyền, hội, đoàn thể trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, ngành Điện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân; không tiếp tay cho các hành vi trộm cắp điện; đồng thời, kịp thời phát hiện và tố giác các trường hợp vi phạm”, ông Đức cho biết.

    • Tăng cường tiết kiệm điện trong nuôi tôm

      Quá tải trên lưới điện

      Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm tại ĐBSCL phát triển rất nhanh, chiếm hơn 75% diện tích nuôi tôm của cả nước. Mặc dù Chính phủ đã chỉ đạo chính quyền địa phương quy hoạch theo từng giai đoạn cụ thể cho các vùng nuôi tôm, nhưng do nhu cầu đầu tư tự phát để cải thiện kinh tế của các hộ dân nên việc quy hoạch và kiểm soát vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Nếu cuối năm 2011, ĐBSCL có 580.000 ha nuôi tôm thì đến tháng 7/2017 đã tăng lên gần 630.000 ha. 

      Tại một số địa phương, UBND tỉnh đã lập quy hoạch phát triển nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nuôi theo hình thức nhỏ lẻ tự phát, sử dụng điện từ nguồn điện phục vụ sinh hoạt dẫn đến tình trạng lưới điện bị quá tải. Thêm vào đó, việc tự ý kéo dây từ nơi cấp điện sinh hoạt đến các ao tôm không đảm bảo kỹ thuật, an toàn đã gây ra các tai nạn điện đáng tiếc.

      Mô hình nuôi tôm tiết kiệm điện tại Sóc Trăng

      Theo ông Nguyễn Phước Đức, Phó Tổng giám đốc EVNSPC, để đảm bảo cung cấp điện phục vụ nuôi thủy sản, Tổng công ty đã ưu tiên đầu tư tại một số tỉnh ven biển phía nam có mật độ nuôi tôm lớn, với tổng số vốn 876 tỉ đồng. Điển hình như Dự án cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện thuộc dự án DPL3 vay vốn World Bank thực hiện trong năm 2015, hoàn tất đưa vào sử dụng trong quý 1/2016, tổng vốn đầu tư 597 tỉ đồng, triển khai tại 4 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh.

      Bên cạnh đó còn có các công trình thực hiện bằng nguồn vốn tự có và đối ứng của tỉnh, với tổng giá trị đầu tư 279 tỉ đồng. Tại một số địa phương, UBND tỉnh đã lập quy hoạch phát triển nuôi thủy sản. Tuy nhiên, nhiều hộ dân nuôi theo hình thức nhỏ lẻ tự phát, sử dụng điện từ nguồn điện phục vụ sinh hoạt dẫn đến tình trạng lưới điện bị quá tải. Thêm vào đó, việc tự ý kéo dây từ nơi cấp điện sinh hoạt đến các ao tôm không đảm bảo kỹ thuật, an toàn đã gây ra các tai nạn điện đáng tiếc.

      Đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện

      Qua đánh giá số liệu sử dụng điện của khách hàng và tiến hành khảo sát tình hình cung cấp điện cho mô hình nuôi tôm của một số hộ tại 3 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng, có thể thấy nhu cầu điện phục vụ nuôi tôm đang tăng rất mạnh. Khả năng không đáp ứng được nguồn điện cho các hộ nuôi tôm có thể xảy ra nếu không có những giải pháp quản lý hiệu quả và thực hiện tiết kiệm điện.

      Do đó, EVNSPC định hướng trong giai đoạn 2017 - 2020, ngoài việc đầu tư cấp điện mới cho các hộ nuôi tôm, cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương. Ông Đức cho biết riêng về hoạt động tiết kiệm điện, EVNSPC sẽ tiếp tục triển khai các đề án thí điểm tuyên truyền, quảng bá và hỗ trợ một phần cho hộ nuôi tôm.

      Đề án thí điểm “Hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL và một số tỉnh Nam bộ giai đoạn 2016 - 2018” được triển khai tại Sóc Trăng từ tháng 12/2016, với chi phí 1,4 tỉ đồng. Giải pháp được lựa chọn là thay thế gối đỡ chữ U bằng gối đỡ con lăn; đồng thời tuyên truyền, vận động hộ nuôi tôm kết hợp chỉnh đồng trục động cơ và dàn quạt tạo ô xy nuôi tôm để tiết kiệm điện. Với việc sử dụng đồng thời các giải pháp này, theo tính toán có thể tiết kiệm được 35-40% lượng điện năng tiêu thụ.

      Ngoài ra, EVNSPC còn triển khai đề án thí điểm “Hỗ trợ nâng cao hiệu suất thiết bị điện cho các hộ nuôi tôm tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng giai đoạn 2017 - 2018”, nhằm khuyến khích các hộ thay thế các loại động cơ cũ bằng động cơ hiệu suất cao kết hợp bộ giảm tốc và sử dụng con lăn cho dàn quạt tạo ô xy.

      Thực hiện chủ trương của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), EVNSPC sẽ tiếp tục liên kết với các doanh nghiệp uy tín nhằm giới thiệu và hỗ trợ cho người dân sử dụng thiết bị tiết kiệm điện trong nuôi tôm công nghiệp, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm có dán nhãn năng lượng và chất lượng cao được sản xuất trong nước.

      Qua khảo sát, để thực hiện cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi thủy sản tại 6 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang) đến năm 2020 còn cần khoảng 1.494,8 tỉ đồng. Riêng năm 2017, EVNSPC đã bố trí 303 tỉ đồng để đầu tư cấp điện phục vụ nuôi tôm, với tiêu chí ưu tiên các khu vực cấp bách có diện tích ao nuôi phát triển mạnh.

       

    • Cảnh giác nguy cơ cháy nổ do điện

      Kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ bảo đảm an toàn lưới điện - Nguồn ảnh: Báo Hà Nội Mới

      Cháy do sự cố điện chiếm hơn 55%

      Theo Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP. Hà Nội, trong 7 tháng vừa qua, trên địa bàn thành phố đã có 282 vụ cháy xuất phát từ sự cố về điện, chiếm hơn 55% tổng số vụ cháy. Ngoài sự cố điện gây cháy, chỉ tính riêng trong tháng 7, trên địa bàn thành phố còn có 59 vụ chập điện trên cột. 

      Cháy do sự cố điện không chỉ gây thiệt hại về người mà còn gây thiệt hại lớn về tài sản. Điển hình như vụ cháy xảy ra rạng sáng 13/7 trên địa bàn phường Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm) làm thiệt mạng cả 4 người trong một gia đình. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội xác định, nguyên nhân cháy là do chập điện quạt treo tường trong bếp rồi lan sang các đồ vật khác.

      Trước đó, rạng sáng 22/6, khoảng 2.000 m2 nhà kho chứa xe đạp điện của Công ty cổ phần United Motor Việt Nam trong Khu công nghiệp Nội Bài (huyện Sóc Sơn) đã bị thiêu rụi do chập điện. Thiệt hại về tài sản ước tính lên tới khoảng 65 tỷ đồng. 

      Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố khuyến cáo, vào đỉnh điểm mùa nắng nóng, nguy cơ cháy nổ do sự cố điện rất cao vì nhu cầu sử dụng các thiết bị điện của người dân để làm mát và phục vụ sản xuất, kinh doanh tăng mạnh trong khi hệ thống điện nhiều gia đình không bảo đảm an toàn. Đặc biệt, thời tiết có mưa dông, sấm sét cũng làm tăng khả năng xảy ra các vụ cháy, nổ.

      Tuy vậy, dù nguy cơ dẫn đến các vụ hỏa hoạn đã được cảnh báo nhiều, song người dân còn rất chủ quan khi sử dụng thiết bị điện. Chị Nguyễn Thị Nữ (trú tại Khu tập thể Kim Liên, quận Đống Đa) cho biết, gia đình chị đã nhiều phen hốt hoảng khi ổ điện trong nhà chập cháy do cùng lúc sử dụng nhiều thiết bị điện công suất lớn. Nhưng với nhu cầu làm mát trong mùa nắng nóng, gia đình chị không thể dừng hoạt động các thiết bị này. Còn với bà Lưu Thị Khánh (trú tại phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai) vẫn hằng ngày nấu ăn bằng bếp than tổ ong ngay phía dưới đường dây diện, dây cáp viễn thông chạy ngang qua nhà vì không gian nhà ở quá chật chội. 

      Nâng cao ý thức phòng cháy

      Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Hà Nội Nguyễn Anh Dũng cho biết, từ đầu năm đến nay, Tổng công ty đã kịp thời thông tin vụ cháy, phối hợp cắt điện 567 lượt phục vụ cho công tác chữa cháy, bảo đảm an toàn cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, người dân tham gia tổ chức chữa cháy. 

      Để giảm thiểu sự cố chập cháy đường dây, Tổng công ty đang tiếp tục thực hiện hạ ngầm đường dây trên địa bàn thủ đô. Đến hết năm 2018, sẽ cơ bản hoàn thành hạ ngầm đồng bộ đường điện tại các tuyến phố chính trong 4 quận nội thành là: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Ngoài ra, các công ty điện lực thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố cũng tổ chức kiểm tra trên hệ thống lưới điện bằng súng đo nhiệt độ, camera chụp ảnh nhiệt nhằm phát hiện, ngăn ngừa các nguy cơ phát sinh nguồn nhiệt của các thiết bị điện, kịp thời thông báo cho các đơn vị quản lý ngăn chặn, xử lý.

      Tuy nhiên, ngoài nỗ lực của cơ quan chức năng, người dân cũng cần trang bị kiến thức an toàn khi sử dụng điện. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố khuyến cáo, mỗi gia đình phải lắp thiết bị tự ngắt cho hệ thống điện chung, từng tầng, từng nhánh và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn. Hàng hóa dễ cháy không được để gần bóng điện, ổ cắm… Bảng điện phải đặt cách xa vật dễ cháy tối thiểu là 0,5 m. Ngoài ra, khi sử dụng bàn là, bếp điện,… phải có người trông coi, không cắm nhiều thiết bị tiêu thụ điện vào một ổ cắm. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết để bảo đảm an toàn... 

      Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội cho biết, thực hiện quy chế phối hợp giữa hai ngành, từ đầu năm đến nay, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố đã cùng Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy trong sử dụng điện tại khu dân cư ở 30 quận, huyện, thị xã. Qua đó kịp thời phát hiện, khuyến cáo và đề ra giải pháp phòng cháy, chữa cháy đối với các cơ sở được kiểm tra. Thời gian tới, Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cùng Tổng công ty Điện lực Hà Nội tiếp tục phối hợp tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và an toàn trong sử dụng điện đến từng khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các địa bàn có nguy cơ cháy cao.

    • Hà Nội: Cột điện 'cháy nổ như pháo hoa' xuất phát từ hệ thống dây viễn thông

      Cụ thể, vào hồi 9h45 ngày 11/8, xảy ra cháy tại cột số 3 thuộc lưới điện hạ thế sau TBA Văn Quán 6 trên đường Chiến Thắng, quận Hà Đông. Ngay sau khi nhận được thông báo, Công ty Điện lực Hà Đông đã phối hợp với Cảnh sát PCCC số 9 - Hà Đông thuộc Cảnh sát PCCC TP Hà Nội và nhân dân địa phương tổ chức chữa cháy.

      Đến khoảng 10h cùng ngày đã dập tắt toàn bộ đám cháy. Tại hiện trường, toàn bộ hệ thống điện, hộp kỹ thuật cháy trơ lõi thép. Nguyên nhân được xác định là do xuất phát từ hệ thống dây viễn thông gây cháy lan lên hệ thống cấp điện sinh hoạt.

      Đến khoảng 15h cùng ngày, toàn bộ các hộ dân bị mất điện do sự cố đã được cấp điện trở lại.

    • Dự án CPEE: Vì sao chỉ đạt 70% mục tiêu tiết kiệm năng lượng?

      Được thực hiện từ năm 2012, Dự án CPEE đặt mục tiêu tiết kiệm được 360,4 nghìn TOE (tấn dầu quy đổi) và giảm phát thải 1,25 triệu tấn CO2 vào năm 2017. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai, Dự án không thể “cán đích” mục tiêu này. 

      Lý giải nguyên nhân, đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, trên thế giới, các thể chế, chính sách kỹ thuật và tài chính hỗ trợ rất đắc lực cho các doanh nghiệp TKNL. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nguồn hỗ trợ này chưa nhiều và doanh nghiệp rất khó tiếp cận. 

      Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, kéo theo mức độ tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị sản phẩm vẫn rất lớn. Về mặt thể chế, Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp TKNL, nhưng chưa có chế tài ràng buộc, xử phạt đối với các doanh nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về mặt tài chính, kĩ thuật còn hạn chế khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn khi muốn thay đổi công nghệ cũng như tiếp cận các nguồn vốn để thực hiện TKNL.

      Theo ông Trịnh Quốc Vũ - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Tiết kiệm năng lượng (Tổng cục Năng lượng - Bộ Công Thương), để thay đổi công nghệ có hiệu suất năng lượng cao, doanh nghiệp cần nguồn vốn tương đối lớn. Tuy nhiên, kinh phí của Dự án lại hạn hẹp, nên quá trình triển khai các hoạt động và hỗ trợ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn... Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục huy động nguồn vốn từ ngân sách, các tổ chức quốc tế để các hoạt động TKNL đạt hiệu quả cao hơn.

      Ông Nguyễn Đình Hiệp - Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam cho rằng, thời gian tới, cần có những chế tài mạnh, buộc các doanh nghiệp phải tham gia tích cực hơn vào hoạt động TKNL. Đặc biệt, cần phải có sự cam kết và vào cuộc một cách đồng bộ của các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp, hoạt động TKNL mới đạt hiệu quả cao… 

      Mặc dù Dự án không đạt mục tiêu, nhưng theo các chuyên gia, nhìn một cách tổng thể, đây vẫn là một dự án thành công vì đã hoàn thành được rất nhiều mục tiêu khác và đáp ứng tốt các yêu cầu của Bộ Công Thương về triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 

      Theo đó, 3 Thông tư về kế hoạch hành động và định mức tiêu thụ năng lượng/đơn vị sản phẩm được ban hành cho 3 ngành: Hóa chất, Đồ uống và Nhựa. Riêng Thông tư về kế hoạch hành động và định mức tiêu hao năng lượng cho ngành Giấy và Bột giấy, dự kiến sẽ ban hành trong năm 2017. 

      Dự án CPEE:

      - Do Ngân hàng Thế giới và Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, Bộ Công Thương chủ trì thực hiện. 
      - Triển khai từ năm 2012 - 30/06/2017.
      - Tổng kinh phí thực hiện: Hơn 4 triệu USD
      - Gồm 3 hợp phần: 
      + Xây dựng kế hoạch hành động năng lượng hiệu quả cho các ngành công nghiệp trọng điểm;
      + Phát triển các nhà cung cấp dịch vụ năng lượng; 
      + Xây dựng năng lực cho quản lý chương trình, giám sát và đánh giá kết quả. 

    • Bí quyết tiết kiệm điện cho hộ chăn nuôi

      Theo chuyên viên kỹ thuật Phạm Lam Minh, Công ty Thiết bị dụng cụ chăn nuôi Minh Phát Huy (Đồng Nai), trong lĩnh vực chăn nuôi, để sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, chủ hộ cần quy hoạch chuồng trại phù hợp với diện tích, triệt để sử dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên, hạn chế sử dụng các loại bóng đèn sợi đốt để chiếu sáng và sưởi ấm trong các trang trại chăn nuôi. Đồng thời, cần xây dựng và phát triển công trình, thiết bị khí sinh học (biogas) để xử lý chất thải chăn nuôi, tạo nguồn năng lượng sinh học cần được chú trọng.

      Chuyên gia đưa ra những lời khuyên dưới đây, giúp các chủ trang trại giảm điện năng tiêu thụ hàng tháng:

      Lời khuyên

      Lý giải

      - Lựa chọn quạt có hiệu suất cao, sắp xếp theo dây chuyền;

      - Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng quạt.

      - Bổ sung một số quạt hướng trục có bệ đỡ xung quanh chuồng trại; 

      - Nhằm tận dụng được sức gió từ vị trí này sang vị trí khác; giúp giảm số lượng quạt, đồng thời mở rộng không gian chuồng trại và tiết kiệm năng lượng.

      - Giúp thông gió, cung cấp khí tươi, tăng hiệu quả của hệ thống thông gió trên cao, nhất là đối với những khu chuồng trại thiếu diện tích và điều kiện lắp đặt nhiều quạt thông gió.

      Ưu tiên thông gió tự nhiên

      Cần tận dụng tối đa lợi thế tự nhiên ngay từ khi quy hoạch, tránh đầu tư tốn kém lắp đặt thiết bị thông gió sau này. Ví dụ như chú ý nhiều hơn đến độ dày và vật liệu xây tường, vị trí các mái hắt, cửa sổ, cửa ra vào. Các đường ống thông gió cũng cần được làm sạch thường xuyên.

      Đối với những khu chuồng trại thiết kế theo dạng mở (không đủ 4 mặt tường), phần không có tường cần hướng về phía mặt trời, giúp quá trình thông gió được dễ dàng hơn. Có thể thiết kế hệ thống thông gió trên mái nhằm giảm bớt chi phí năng lượng, đặc biệt ở những vùng có khí hậu nóng ẩm.

      - Sử dụng đèn sưởi hồng ngoại thay thế hệ thống sưởi tổng hợp.

      - Nên lắp đặt thêm các bộ điều nhiệt

      Có tác động hiệu quả sinh học cao, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của vật nuôi; sưởi ấm cho vật nuôi và làm giảm độ ẩm chuồng nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.

      Giúp hiệu quả năng lượng của chuồng trại được nâng cao.

      - Hệ thống chiếu sáng nên lựa chọn các đèn LED có hiệu suất cao, vị trí lắp đặt hợp lý.

      - Cần sử dụng linh hoạt công tắc tổng và công tắc riêng cho từng khu vực chuồng trại

      Do tiết kiệm điện từ 40-60% so với các loại đèn khác. Nếu biết kết hợp số lượng đèn Led và đèn sưởi hồng ngoại hợp lý, sẽ tối ưu được chi phí lắp đặt hệ thống chiếu sáng, sưởi ấm, đồng thời tiết kiệm điện năng sử dụng.

       

       

      Tận dụng nguồn chất thải hữu cơ từ vật nuôi làm nhiên liệu sản xuất điện năng

       

      Chỉ với quá trình phân hủy yếm khí đơn giản, có thể thu được một hỗn hợp khí chứa tới 60% mê-tan - một loại nhiên liệu sạch và không gây ô nhiễm môi trường.

    • EVNNPC: Chủ động ứng phó thiên tai

      Chủ động trong mọi tình huống

      Công nhân PC Nam Định kiểm tra máy biến áp cấp điện cho Trạm bơm Cốc Thành (huyện Vụ Bản)

      Ông Hồ Mạnh Tuấn - Phó Tổng giám đốc EVNNPC cho biết, địa hình do EVNNPC quản lý có tới 2/3 diện tích là vùng rừng núi và hơn 830 km đường biển, với khí hậu bốn mùa đa dạng, hệ thống lưới điện thường bị tác động bởi bão lũ, sạt lở đất, lốc xoáy, băng tuyết… Chính vì vậy, Tổng công ty luôn yêu cầu các đơn vị chủ động các phương án PCTT &TKCN, quán triệt yêu cầu “Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, hiệu quả, an toàn” và phương châm “4 tại chỗ”, nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất các thiệt hại do thiên tai gây ra.

      Tại công trình Thủy điện Nậm Toóng thuộc Công ty TNHH MTV Thủy điện Sa Pa (xã Bản Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai), công tác PCTT&TKCN rất được chú trọng. Ông Nguyễn Kỳ Quang - Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy điện Sapa cho biết, ngay từ khâu khảo sát, tư vấn đã phải tính toán kỹ những tác động của thiên tai, bão lũ, từ đó lựa chọn phương án tối ưu, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai. 

      Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên tổ chức diễn tập các phương án PCTT&TKCN; tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên trên công trường cũng như người dân địa phương nâng cao nhận thức, chủ động phòng tránh thiên tai;thực hiện tốt công tác chuẩn bị, sẵn sàng ứng phó khi có bão, mưa lũ, sạt lở đất xảy ra…

      “Nhờ đó, từ khi khởi công xây dựng công trình đến nay, chưa có thiệt hại nào lớn do thiên tai xảy ra đối với Công trình Thủy điện Nậm Toóng”, ông Quang cho hay.

      Khắc phục khẩn trương

      Ông Mai Quang Hùng - Trưởng Ban An toàn EVNNPC cho biết, từ đầu năm 2017 đến nay, bão lũ, lốc xoáy, sạt lở đất đã gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho lưới điện ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai… Tuy nhiên, nhờ sự chủ động, chuẩn bị tốt công tác PCTT&TKCN, các đơn vị trực thuộc EVNNPC đã nhanh chóng khắc phục các sự cố, kịp thời cấp điện trở lại cho khách hàng một cách nhanh nhất.

      Điển hình, trong bão số 2, mặc dù hệ thống lưới điện toàn tỉnh Nghệ An bị thiệt hại, nhưng chỉ trong vòng 1 tuần, Công ty Điện lực Nghệ An đã cơ bản khắc phục xong các sự cố, cấp điện trở lại cho khách hàng

      Còn tại Nam Định, nỗ lực trong việc đảm bảo điện phục vụ các trạm bơm tiêu úng được các cấp, các ngành đánh giá cao. Ông Nguyễn Doãn Lâm - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Nam Định cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao sự chủ động của PC Nam Định trong việc tu bổ, nâng cấp hệ thống lưới điện cấp điện cho các trạm bơm. Nhờ đó, trong cơn bão số 2 vừa qua, các trạm  bơm được cấp điện ổn định, góp phần “cứu” hàng ngàn ha lúa khỏi ngập úng”.

       

    • Bình Phước: Trăn trở nỗi lo mất an toàn lưới điện vùng trồng cây cao su

      Vi phạm hàng lang bảo vệ an toàn lưới điện ở vùng trồng cây cao su vẫn tái diễn trên địa bàn tỉnh Bình Phước - Ảnh: Thành An

      Thực tế, từ đầu năm đến nay, lưới điện 22 kV do Công ty Điện lực Bình Phước quản lý đã xảy ra 5 vụ sự cố đường dây mà nguyên nhân chủ yếu là lốc xoáy làm cho cây cao su nằm ngoài hành lang bảo vệ an toàn lưới điện ngã, đổ vào đường dây.

      Bình Phước được mệnh danh là "thủ phủ" của cây cao su, với diện tích khoảng 234.974 ha, tính đến cuối năm 2016. Trồng cây cao su được đánh giá là góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, với chiều cao từ 20 - 30 mét và rất dễ gãy, đặc biệt vào mùa mưa thường xuyên xảy ra lốc xoáy làm cho cây cao su ngã, đổ vào đường dây, làm gián đoạn cung cấp điện.

      Theo ông Đặng Xuân Trường - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Phước, để đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp như: Tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn; lắp đặt bảng pano tuyên truyền ở những nơi đông người. Công ty đã tổ chức phát quang được 630,92 km đường dây, vận động các đơn vị, người dân tự nguyện chặt bỏ 528 cây cao su có nguy cơ đổ vào lưới điện và hàng nghìn nhánh cây cao su có khả năng chạm vào lưới điện. 

      "Cây cao su mang lại nguồn thu lớn và được trồng trên phần đất của nhân dân, nhưng để đảm bảo an toàn lưới điện quốc gia và phòng tránh những tai nạn điện đáng tiếc xảy ra trong mùa mưa bão, ngành Điện rất cần sự đồng thuận hơn nữa của nhân dân" - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Bình Phước cho biết. 

      “Người dân cũng không nên trồng cây cao su gây ảnh hưởng đến khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện. Khi cần chặt cây hoặc lắp mới, tháo dỡ các công trình có khả năng ảnh hưởng tới lưới điện, người dân cần liên hệ với đơn vị quản lý vận hành để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp an toàn”, ông Đặng Xuân Trường khuyến cáo.

      Bên cạnh đó, để định hướng cho nhân dân trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm gần hành lang lưới điện, Công ty Điện lực Bình Phước còn kiến nghị Sở Công Thương tham mưu cho UBND tỉnh Bình Phước sớm ban hành quy định phạm vi giải tỏa và các loại cây cấm trồng hoặc hạn chế trồng mới trên phần diện tích đất tiếp giáp với hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp trên không theo Điều 12 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện. 

      Hội đồng xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp các huyện (thị xã) trên địa bàn tỉnh cũng cần tích cực phối hợp với ngành Điện tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

    • Diễn tập phòng cháy chữa cháy quy mô lớn tại Nhiệt điện Phú Mỹ

      Phun nước chữa cháy từ xe thang trong buổi diễn tập tại Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 - Nguồn ảnh: QĐND

      Tình huống giả định vào hồi 9 giờ ngày 14/7/2017, trong khi Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.1 đang sản xuất thì bất ngờ có mưa giông, một tia sét đột ngột đánh trúng bồn chứa dầu DO1.

      Tại thời điểm này, hệ thống tiếp địa chống sét của các bồn chứa dầu đang tạm dừng hoạt động để bảo dưỡng nên không có tác dụng bảo vệ. Do vậy, sét đánh trúng bồn gây nổ hỗn hợp hơi dầu với không khí hình thành trong khoảng không tự do của bồn chứa DO1.

      Quá trình nổ hỗn hợp hơi đã phá hủy mái bồn chứa và xé rách một phần thành bồn, làm dầu chảy tràn xuống lòng đê bao, tạo thành đám cháy trên bồn chứa và cháy lan xuống chân bồn tạo thành đám cháy thứ hai có diện tích khoảng 70 m2.

      Giông lớn, gió thổi rất mạnh, ngọn lửa trên bề mặt bồn càng bốc cháy dữ dội, cao khoảng 10 m, cùng với đám cháy dưới lòng đê bao tỏa khói đen mù mịt và bức xạ nhiệt rất lớn, đe dọa làm sụp bồn bị cháy DO1 và lan sang các bồn DO2, DO3 lân cận.

      Để xử lý tình huống này, lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cơ sở lập tức báo động toàn khu vực Nhà máy và triển khai phương án ứng cứu. Sét đánh gây ra vụ nổ đã phá hủy hệ thống chữa cháy bằng bọt và hệ thống phun nước làm mát cố định của bồn DO1. Hệ thống phun nước làm mát của hai bể chứa DO2 và DO3 đã được lực lượng PCCC cơ sở kích hoạt. Lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận được tin đến hiện trường tiến hành tổ chức trinh sát, cứu người, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

      Trong giai đoạn đầu, lực lượng PCCC cơ sở triển khai các hoạt động chữa cháy, xử lý sự cố theo quy trình ứng cứu của Công ty. Giai đoạn tiếp theo, lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai làm mát, bảo vệ thành bồn chống biến dạng cho bồn bị cháy, ngăn cháy lan sang các bồn và khu vực lân cận, đồng thời báo cáo Cục Cảnh sát PCCC và CNCH huy động lực lượng, phương tiện của các địa phương lân cận chi viện...

      Giai đoạn cuối cùng, khi lực lượng, phương tiện chi viện của các tỉnh lân cận tập kết đầy đủ, triển khai đội hình chiến đấu theo lệnh của Chỉ huy chữa cháy, tiếp tục làm mát, sau đó thay đổi chiến thuật sang tổng tiến công dập tắt hoàn toàn đám cháy. Sau gần 1 giờ, cuộc diễn tập thành công tốt đẹp, đáp ứng các yêu cầu đề ra. 

    • PC Quảng Trị: Ngăn chặn tình trạng trộm cắp điện tăng cao

      Ông Phan Văn Vĩnh cho biết, nổi cộm nhất hiện nay là hành vi trộm cắp điện sinh hoạt trong dân. Đặc biệt, các thủ đoạn trộm cắp điện rất tinh vi. Trong đó, kẻ gian thường xẻ cáp để đấu nối vào dây dẫn trước hệ thống đo đếm điện; đấu nối trực tiếp trên trục chính hệ thống điện hạ thế; một số trường hợp phá niêm chì hộp để can thiệp trực tiếp tại hệ thống đo đếm như làm hỏng, làm sai lệch chỉ số đo đếm điện năng... PC Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương phải mật phục ngày đêm mới bắt được quả tang đối tượng có hành vi trộm cắp điện.

      PV: Với nạn trộm cắp điện tinh vi đang có chiều hướng gia tăng, PC Quảng Trị sẽ có những giải pháp gì để ngăn chặn, thưa ông?

      Ông Phan Văn Vĩnh: Trước tình trạng trộm cắp điện đang ngày càng gia tăng, Công ty Điện lực Quảng Trị đã tăng cường các giải pháp trên phương diện kỹ thuật cũng như tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sử dụng điện. 

      Cụ thể, về mặt kỹ thuật, chúng tôi tăng cường cải tạo, củng cố lưới điện, tiến tới loại bỏ dây dẫn kim loại trần không bọc cách điện trên lưới hạ thế; tiếp tục đầu tư hệ thống đo đếm điện tử theo phương thức RF-Spider nhằm phát huy lợi thế kiểm soát những biến động phụ tải của khách hàng.

      Với hệ thống đo đếm hiện tại, Công ty củng cố các thùng, hộp công tơ, hệ thống niêm kẹp chì để ngăn ngừa sự tác động của kẻ gian. Công tác kiểm tra giám sát định kỳ, đột xuất được triển khai nhiều hơn để phát hiện sớm các hành vi trộm cắp điện,... Công ty cũng chỉ đạo các đơn vị điện lực tăng cường tuần canh, kiểm tra sử dụng điện tại các khu vực có tổn thất cao, dễ xảy ra tình trạng trộm cắp. 

      Chúng tôi cũng chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ công nhân, đặc biệt là đội ngũ làm công tác kiểm tra giám sát mua bán điện ở các cấp; thực hiện tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân, phối hợp với địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan.    

      PV: Để ngăn chặn nạn trộm cắp điện, chỉ có sự vào cuộc của ngành Điện là không đủ. Ông có kiến nghị gì với các cấp chính quyền địa phương trong việc chung tay xử lý tình trạng này?

      Ông Phan Văn Vĩnh: Thời gian vừa qua, chúng tôi đánh giá cao sự phối hợp của các cấp chính quyền cũng như các cơ quan thông tin đại chúng trong việc chung tay với ngành Điện tuyên truyền, cảnh báo và xử lý các vụ vi phạm sử dụng điện tại địa phương. 

      Thời gian tới, chúng tôi mong muốn sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, đồng thời xử lý nghiêm các vụ trộm cắp điện để giáo dục, răn đe kịp thời các đối tượng có ý định sử dụng điện bất hợp pháp. 

      PV: Xin cảm ơn ông!

    • Nạn mất cắp cấu kiện cột điện cao thế

      Qua các cuộc kiểm tra định kỳ, Phân xưởng Đường dây - Chi nhánh điện cao thế Quảng Trị đã kịp thời phát hiện tại nhiều vị trí cột bị mất cắp bộ bulong chân trèo. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2017 đến nay, tại khu vực thôn Tà Rùng thuộc xã Húc đã xảy ra ít nhất 2 vụ mất cắp.

      Gần đây nhất, ngày 4/5/2017, tại vị trí 33, cột đỡ đã bị mất 52/55 bộ bulong chân trèo. Tình trạng mất cắp thường xuyên xảy ra đã gây không ít khó khăn cho công tác quản lý vận hành lưới điện.

      Ông Hoàng Quốc Ân - Quản đốc Phân xưởng Đường dây - Chi nhánh điện cao thế Quảng Trị cho biết: Chân trèo này gắn trên cột giúp cho người công nhân trèo lên trèo xuống khi cần thao tác, đảm bảo theo quy định về an toàn. 

      Thống kê cho thấy có 9 vị trí cột với hơn 500 bộ bulong chân trèo đã bị mất cắp. Có những vị trí cột mất cắp gần như toàn bộ. Cho đến nay, Chi nhánh điện cao thế Quảng Trị đã tiến hành khắc phục lắp đặt lại 7 vị trí, còn 2 vị trí cột vẫn chưa thể khắc phục được do chưa có thiết bị thay thế.

      Trước tình hình mất cắp cấu kiện tại các vị trí cột đường dây cao thế, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác tuần tra, phòng ngừa các đối tượng xâm hại đến hệ thống cột để đảm bảo an toàn cho đường dây.

      Ông Hồ Văn Chung - Trưởng Công an xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị cho biết: Trong thời gian vừa rồi đã xảy ra tình trạng trộm cắp ở một số vị trí cột điện, lực lượng công an xã đã phối hợp với Chi nhánh điện để đi kiểm tra, nắm chắc đối tượng đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân ngăn ngừa trộm cắp thiết bị điện.

      Tuyến đường dây cao thế 110 kV đoạn qua tỉnh Quảng Trị nói chung, đoạn Khe Sanh - Tà Rụt nói riêng có nhiệm vụ hết sức quan trọng, bên cạnh đảm bảo cung cấp điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn, còn tiếp nhận điện từ các dự án thủy điện, điện gió trên địa bàn Hướng Hóa và Đakrông hòa vào lưới điện quốc gia, đồng thời còn truyền tải cung cấp điện cho nước bạn Lào.

      Chính vì vậy việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ đường dây đảm bảo an toàn, chống mất cắp các cấu kiện cần được quan tâm chú trọng.

      Ông Nguyễn Văn Chinh - Phó Giám đốc Chi nhánh điện cao thế Quảng Trị cho biết: Chúng tôi đã phối hợp với với các cấp, báo cáo với địa phương, huyện, xã, công an để điều tra làm rõ. Tình trạng trộm cắp này gây ảnh hưởng nhiều đến công tác vận hành an toàn lưới.

      Trước tình trạng trộm cắp các cấu kiện một cách ngang nhiên như vừa qua, thiết nghĩ, lực lượng chức năng cần sớm điều tra xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp, tuyên truyền vận động nhân dân ở nơi có tuyến đường dây đi qua cùng chung tay bảo vệ vì sự an toàn của tuyến đường dây huyết mạch này.

    • EVNNPT: Giảm 25% số vụ vi phạm HLBVATLĐ mỗi năm

      Ông Nguyễn Tuấn Tùng

      PV: Tính đến cuối năm 2016, EVNNPT vẫn còn 962 vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (HLBVATLĐCA), chiếm 20% trong Tập đoàn. Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này, thưa ông?

      Ông Nguyễn Tuấn Tùng: So với năm 2015, số vụ vi phạm HLBVATLĐCA của EVNNPT đã giảm 232 vụ (năm 2015 là 1.194 vụ). Nhìn chung, số vụ vi phạm vẫn còn nhiều, diễn biến phức tạp cả về hình thức và đối tượng vi phạm.

      Nhiều vụ vi phạm đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Điển hình, sự cố đường dây 500 kV Quảng Ninh - Hiệp Hòa ngày 19/8/2016, pha B bị chạm vào cột sắt do người dân dựng lên hai bên hành lang tại xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, làm mất điện đường dây 9 giờ 29 phút...

      Nguyên nhân dẫn đến các vụ vi phạm có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do sự hiểu biết của người dân ở nhiều khu vực còn hạn chế, mặc dù đã được tuyên truyền cảnh báo nhiều lần, nhưng vẫn chưa thấy hết được những thiệt hại, nguy hiểm khi vi phạm khoảng cách an toàn. Chính vì vậy, nhiều trường hợp vẫn cố tình xây dựng, cải tạo, cơi nới, đốt nương làm rẫy, đốt mía… trong và gần khu vực HLBVATLĐCA. Bên cạnh đó, trò chơi thả diều tại một số địa phương có chiều hướng gia tăng, cũng là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống lưới điện truyền tải...

      Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư lưới điện 220/500 kV, các Ban quản lý dự án các công trình điện chưa giải quyết dứt điểm việc giải phóng mặt bằng. Nhiều hộ gia đình dù đã nhận tiền đền bù gồm cả chi phí phá dỡ các công trình, nhà ở trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện nhưng đã không tự phá dỡ… Do đó, khi đóng điện và đưa công trình vào vận hành, vẫn còn tồn tại nhiều công trình, nhà ở của người dân trong HLBVATLĐCA.

      Ở một số địa phương, chính quyền chưa kịp thời bố trí quỹ đất tái định cư cho người dân sống trong HLBVATLĐCA 500 kV thuộc diện phải di dời khi thực hiện dự án. Do đó, người dân tiếp tục ở lại, dẫn dến tình trạng vi phạm kéo dài, khó giải quyết…

      PV: Có thể nói, việc xử lý các vi phạm gặp rất nhiều khó khăn?

      Ông Nguyễn Tuấn Tùng: Lưới điện truyền tải trải dài, rộng khắp cả nước. Hệ thống đường dây đi qua nhiều khu vực có địa hình phức tạp khác nhau, từ đô thị đến vùng đồi núi, sông ngòi hiểm trở…, trong khi người dân sinh sống trong những vùng có hành lang bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải đi qua cũng khác nhau về trình độ dân trí, nhận thức pháp luật, dẫn đến việc tuyên truyền cũng như xử lý các vụ việc vi phạm gặp rất nhiều khó khăn...

      Đáng nói, ở nhiều khu vực, người dân gây khó khăn, không cho CBCNV ngành Điện xử lý, loại bỏ các điểm vi phạm, chặt tỉa cây cao trong, ngoài hành lang có nguy cơ gây sự cố lưới điện truyền tải, vì cho rằng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng. Thậm chí, một số hộ dân sống trong HLBVATLĐCA còn yêu cầu đền bù cao gấp nhiều lần so với quy định hiện hành, gây khó khăn cho GPMB và làm gia tăng số vụ vi phạm. 

      Nhiều địa phương đã tích cực hỗ trợ EVNNPT, nhưng cũng có một số địa phương chính quyền các cấp còn chưa phối hợp chặt chẽ với các đơn vị truyền tải điện, gây khó khăn trong việc giải quyết dứt điểm các vụ việc vi phạm…

      PV:  EVNNPT có giải pháp gì để giảm các vụ vi phạm, đảm bảo cung ứng điện an toàn, tin cậy, nhất là khi mùa mưa bão đang đến gần, thưa ông?

      Ông Nguyễn Tuấn Tùng: Phải khẳng định rằng, bảo vệ an toàn hành lang lưới điện cao áp là nhiệm vụ quan trọng của EVNNPT, bởi sự cố một đường dây, đặc biệt là đường dây 500 kV có thể gây mất điện trên diện rộng.

      Thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là ở bản tin dự báo thời tiết, EVNNPT còn tiếp tục phối hợp với các địa phương, trường học, tuyên truyền về đảm bảo an toàn hành lang lưới điện, giúp người dân nắm rõ và tuân thủ theo pháp luật. Cụ thể là phát tờ rơi, tặng quà sách/vở có in hình cảnh báo ATLĐCA…

      Đặc biệt, cùng với sự vào cuộc của Ban chỉ đạo bảo vệ lưới điện truyền tải ở một số địa phương, EVNNPT đã ký quy chế phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lưới điện truyền tải với công an ở hầu hết các tỉnh, thành phố có lưới điện truyền tải đi qua, xử lý nghiêm, dứt điểm các vụ vi phạm; tổ chức ký cam kết phòng cháy chữa cháy rừng với tất cả các hộ có nương rẫy nằm dọc hành lang đường dây 220 kV, 500 kV; ký biên bản phối hợp phòng cháy chữa cháy rừng với Hạt Kiểm lâm tại các khu vực, tuyến có đường dây đi qua.

      Trước mùa mưa bão, các đơn vị truyền tải điện cũng chủ động thực hiện đền bù giải tỏa cây cao có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn đường dây; thực hiện triệt để các giải pháp kỹ thuật như nâng cao khoảng cách pha đất; phát quang cây cối, củng cố các điểm sạt lở, tăng cường kiểm tra đường dây, hành lang tuyến, kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Qua đó, phát hiện sớm các nguy cơ…

      Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, EVNNPT đặt ra mục tiêu, từ nay đến năm 2020, mỗi năm sẽ giảm 25% số vụ vi phạm HLBVATLĐCA.

      PV: Xin cảm ơn ông! 

    • Hàng quán “bủa vây” trạm biến áp, trụ - bốt điện: Xin đừng đánh đu với…“tử thần”

      Quán ăn “bủa vây” trạm biến áp Bát Đàn (ảnh chụp sáng 20/6)

      Nhức nhối vi phạm

      Không phải mới xuất hiện, nhưng dễ thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tình trạng kinh doanh hàng quán trong hành lang an toàn trạm biến áp, trụ - bốt điện vào thời điểm hiện tại đang diễn biến phức tạp. Nhiều người vì tư lợi đã không ngần ngại bày bàn ghế, kê máy ép nước mía, bán trà đá… phục vụ khách hàng.

      9h ngày 20/6, tìm đến dốc Tam Đa, nút giao cắt với đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ), chúng tôi thấy “lạnh người” trước hình ảnh bên dưới trạm biến áp Tam Đa 4 nơi đây đã thành “sạp” kinh doanh hoa quả tự lúc nào.

      Người mua, người bán thản nhiên giao dịch bất chấp biển cảnh báo “Cấm lại gần, có điện nguy hiểm chết người” hay “Điện áp cao, nguy hiểm chết người”. Theo một số người dân sinh sống trên địa bàn, hoạt động kinh doanh tại đây xuất hiện đã lâu, chưa được xử lý dứt điểm.

      Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện đang diễn ra khá phổ biến ở các khu vực có trạm biến áp, trụ - bốt điện hoạt động như: Phố Thành Công, Nghĩa Tân, Ngọc Hồi…

      Đáng lưu ý, càng ghi nhận trên một số tuyến phố thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, chúng tôi càng thấy giật mình hơn, khi nhiều trạm biến áp, trụ - bốt điện đã bỗng dưng trở thành nơi quán ăn sáng hoạt động.

      Một số trạm biến áp, trụ - bốt điện đang bị hàng ăn “bủa vây” phải kể đến như: Trạm biến áp Hàng Bồ, Bát Đàn… Tại trạm biến áp Bát Đàn, phố Bát Đàn sáng cùng ngày, chúng tôi chứng kiến nhiều thực khách phớt lờ các quy định ngặt nghèo của ngành Điện, thản nhiên xì xụp bát phở ngay dưới trụ điện.

      Không chỉ bày biện bàn ghế phục vụ hoạt động kinh doanh hàng quán, nhiều trạm biến áp đã biến thành điểm tập kết rác thải, vật liệu xây dựng. Điển hình như tại trạm biến áp Giảng Võ 9, trong ngõ 612 đường La Thành (quận Ba Đình). Rác thải, phế liệu do một số hộ dân thiếu ý thức đổ ra khiến trạm biến áp trên trở nên nhếch nhác, ảnh hưởng đến lối đi lại của công nhân ngành Điện lực.

      Nhằm đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, thời gian qua, đã có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan chức năng ban hành. Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện quy định rõ, hành vi trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác… đều bị nghiêm cấp. Quy định cấm là thế, song trên thực tế, các vi phạm vẫn diễn ra.

      Nguy cơ cháy nổ chực chờ

      Lưới điện cao áp, trụ - bốt điện luôn tiềm ẩn nguy hiểm rình rập đối với tính mạng con người khi lại gần. Chính bởi thế, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP quy định rõ, đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định như sau: Điện áp đến 22 kV, khoảng cách là 2 m; điện áp 35 kV, khoảng cách là 3 m… Còn đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại...

      Tuy nhiên, ngày 20/6, khi trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty Điện lực Tây Hồ (Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội) đã nhấn mạnh, quy định là vậy, song những vi phạm về hành lang an toàn lưới điện, trạm biến áp, trụ - bốt điện vẫn tái diễn. Dù đơn vị điện lực đã chủ động lắp đặt hệ thống biển cảnh báo nguy hiểm, cấm lại gần, nhưng vì cái lợi trước mắt, phớt lờ nguy hiểm rình rập, một bộ phận người dân đã biến nhiều điểm đặt trạm biến áp, trụ - bốt điện thành nơi kinh doanh hàng quán.

      Việc người dân sinh hoạt, kinh doanh trong hành lang bảo vệ an toàn trạm biến áp, trụ - bốt điện là rất nguy hiểm. Bởi khi có sự cố chập điện, việc truyền điện, phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng người xung quanh là điều khó tránh khỏi. Cũng theo đại diện Công ty Điện lực Tây Hồ, nghiêm trọng hơn, một số người dân còn sử dụng nguồn lửa, bếp than để đun nấu gần trạm biến áp, trụ - bốt điện, điều này làm cho các thiết bị điện dễ bị bén lửa, giảm tuổi thọ.

      Dưới góc độ phòng chống cháy nổ, Đại úy Nguyễn Tuấn Dũng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 7, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội cũng lo ngại trước tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện, trạm biến áp, trụ - bốt điện như hiện nay. Đại úy Nguyễn Tuấn Dũng cho hay, việc kinh doanh hàng quán trong khu vực trạm biến áp, trụ - bốt điện hoạt động luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh cháy, nổ nhất là vào thời điểm nắng nóng, thiết bị điện rất dễ bị quá tải, gây chập cháy. Khi chập cháy, xuất hiện hiện tượng phóng điện, sức khỏe, tính mạng người xung quanh chắc chắn bị đe đọa.

      Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh hàng quán, một số người chưa nhận thức rõ những hệ lụy đi kèm, đã sử dụng, bài trí các dụng cụ kim loại gần nguồn dẫn điện (kê kệ sắt, tủ đựng đồ, dùng xích móc vào giá để trạm biến áp với mục đích bảo quản bàn ghế…) mà không hề hay rằng, đây chính là một trong những nguồn gây ra hiện tượng truyền, dẫn và phóng điện.

      Đại diện Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy số 7 khuyến cáo, thời gian tới, bên cạnh việc mở đợt tổng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân cũng phải được đẩy mạnh hơn nữa, nhất là tại chính quyền địa phương, khu dân cư - nơi thường xuyên xuất hiện vi phạm. Qua đó, giúp người dân nhận thức rõ hơn về những hậu quả khôn lường khi lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện, trạm biến áp, trụ - bốt điện để kinh doanh hàng quán. Có như vậy mới tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

    • Liều mình cắt trộm dây cáp đang dẫn điện

      Những dây cáp điện của trạm biến áp bị trộm cắt

      Nửa đầu tháng 6, Công ty Điện lực Đắk Lắk liên tiếp nhận báo cáo về các vụ trộm cáp dẫn điện. Ngày 3/6, tại trạm biến áp (TBA) ký hiệu T28 ở xã Hòa Hiệp, H.Cư Kuin, xảy ra vụ cắt trộm 1 dây cáp đồng dẫn điện, 1 dây cáp nhôm trung tính, mỗi sợi dài 8 m. Việc mất dây trung tính dẫn đến điện áp khu vực tăng cao, làm cháy hỏng nhiều thiết bị điện của các hộ dân.

      Ngày 9/6, tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea Hleo xảy ra vụ kẻ gian cắt dây cáp trung tính của TBA khiến nhiều hộ “phát khóc” vì bị hỏng các thiết bị điện gia dụng do điện áp tăng.

      Cũng ngày 9/6, một vụ trộm khác xảy ra tại TBA ký hiệu T37C thuộc xã Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar. Ông Đoàn Ngọc Dũng, Giám đốc Điện lực Cư Mgar, cho biết kẻ trộm táo tợn dùng kềm cộng lực cắt 3 sợi cáp đồng dẫn điện từ cọc bình hạ áp xuống tủ điện của TBA, mỗi sợi dài 8 m.

      Trước đó, sáng 7/6, hơn 400 hộ dân trên địa bàn thôn Phước Lộc 1 (xã Ea Phê, H.Krông Pắk) đột ngột bị mất điện. Điện lực Krông Pắk kiểm tra, phát hiện tại TBA ký hiệu T135 khu vực này bị cắt cáp đồng bọc nhựa. Kẻ trộm không ngắt điện TBA, mà liều lĩnh cắt một lúc 4 dây cáp tổng cộng dài 32 m, bất chấp đang có dòng điện mạnh chạy qua.

      Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng Thanh tra - pháp chế Công ty Điện lực Đắk Nông cũng cho biết: Tình trạng trộm dây cáp điện xảy ra trên địa bàn tỉnh những năm gần đây đang có dấu hiệu xuất hiện trở lại. Sáng 21/5, nhận tin báo mất điện, hai công nhân Điện lực Krông Nô (Đắk Nông) nhanh chóng đến TBA ký hiệu T47, phát hiện một người cắt cáp đang dẫn điện và cáp trung tính của TBA. Kẻ trộm sau đó bị bắt giữ, vụ việc được lập hồ sơ và bàn giao cho cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý.

      Theo Phòng Thanh tra – Pháp chế (Công ty Điện lực Đắk Lắk), từ đầu năm đến nay đơn vị ghi nhận khoảng 15 vụ mất cắp vật tư, cáp điện trên địa bàn tỉnh, chủ yếu là dây cáp đồng, trị giá hơn 200 triệu đồng. Năm 2016 cũng xảy ra gần 10 vụ trộm cáp điện. Công ty Điện lực đã tổng hợp các vụ việc, báo với Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Đắk Lắk để phối hợp điều tra. Tuy nhiên đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra thủ phạm các vụ trộm trên.

      Theo ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng Thanh tra - pháp chế (Công ty Điện lực Đắk Lắk), các vụ trộm cho thấy thủ phạm khá chuyên nghiệp, có hiểu biết về điện, đặc biệt coi thường tính mạng khi trộm cắp ở những nơi có nhiều thiết bị và dòng điện mạnh đang hoạt động.

      Ngày 16/6, Công an TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết vừa ra quyết định gia hạn tạm giam để điều tra đối với Nguyễn Văn Thăng (22 tuổi, quê Nghệ An) và Dương Quang Thuận (23 tuổi, ngụ P.7, TP.Đà Lạt) về hành vi trộm cắp tài sản. Trước đó, ngày 13/4, khi Thăng, Thuận đang đốt cáp điện lấy lõi đồng tại khu Mả Thánh cũ (nay là dự án khu văn hóa thể thao tỉnh Lâm Đồng, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) thì bị bắt quả tang. Tang vật thu được khoảng 82 kg lõi đồng cáp điện 3 pha của Nhà máy Xử lý nước thải Đà Lạt, nhiều dụng cụ cắt cáp... Ước tính thiệt hại do Thăng, Thuận gây ra khoảng 400 triệu đồng. Ngày 15/4, Công an TP. Đà Lạt khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với Thăng, Thuận về hành vi cắt trộm cáp điện. Theo Công an TP. Đà Lạt, từ tháng 1/2017 đến khi bị bắt, Thăng, Thuận thực hiện hơn 10 vụ cắt trộm cáp điện trên địa bàn TP. Đà Lạt.

      Công an TP. Đồng Hới (Quảng Bình) ngày 16/6 cũng cho biết đã ra quyết định khởi tố đối với Vũ Hồng Thắng (27 tuổi, quê Điện Biên) về tội “trộm cắp tài sản”. Trước đó, ngày 9/5, Công an TP. Đồng Hới bắt quả tang Thắng đang cắt trộm dây cáp hệ thống điện chiếu sáng tại cầu vượt đường Lê Lợi. Thắng khai từ tháng 9/2016 đến khi bị bắt quả tang đã thực hiện 17 vụ cắt trộm cáp điện chiếu sáng, dây tiếp điện trên địa bàn thành phố, với 770 m cáp điện chiếu sáng và 840 m dây tiếp điện, tổng trị giá hơn 92 triệu đồng.

    • EVNSPC: Bảo vệ lưới điện mùa mưa bão

      Lường trước thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường với nhiều cơn bão và mưa lớn kéo dài trên diện rộng, EVNSPC đã và đang khẩn trương triển khai chương trình "Ngăn chặn, giảm sự cố lưới điện và củng cố hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA)", nhằm giảm thiểu thiệt hại, sự cố điện do thiên tai gây ra.

      Quyết tâm giảm sự cố

      Chương trình đặt chỉ tiêu cụ thể cho điện lực các địa phương và toàn Tổng công ty. Theo đó, đối với lưới điện 110 kV, không để xảy ra sự cố hư hỏng máy biến áp (MBA) 110 kV do nguyên nhân chủ quan; không để xảy ra sự cố do phóng điện đầu cáp ngầm do thi công sai; không để xảy ra sự cố do đấu nối, cài đặt sai… Phấn đấu giảm 50% các sự cố chạm mạch nhị thứ, sự cố do sét đánh, sự cố do vi phạm HLATLĐCA so với năm 2016. Đối với lưới điện phân phối, phải giảm 30% số sự cố do động vật, sét đánh, phóng điện thiết bị và do vi phạm HLATLĐCA.

      Triển khai nhiệm vụ cụ thể, EVNSPC yêu cầu các điện lực địa phương tăng cường trách nhiệm cá nhân, xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với các trường hợp để xảy ra sự cố chủ quan. Các điện lực địa phương phải tiếp tục thực hiện các công trình sửa chữa lớn, nối trụ, cải tạo xà đỡ nâng tĩnh không đường dây 110 kV thêm 4m theo kế hoạch đã phê duyệt; lắp đặt, sửa chữa các biển báo hiệu tại các vị trí giao chéo giữa đường dây 110 kV với đường thủy nội địa. Trong công tác quản lý lưới điện, các đơn vị liên quan khi chọn nhà thầu thi công xây lắp phải xem xét kỹ năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, nhất là kinh nghiệm trong thi công đấu nối đầu cáp ngầm.

      EVNSPC chỉ đạo Công ty Lưới điện cao thế miền Nam lập phương án đền bù để chặt hạ cây cao su ngoài hành lang nhưng có nguy cơ ngã đổ vào lưới điện 110 kV trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh. Cùng với đó, để ngăn chặn, giảm thiểu sự cố HLATLĐCA, các điện lực địa phương cần tăng cường phối hợp chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền và các biện pháp phòng tránh tai nạn điện trong dân. Trong đó phải xử lý dứt điểm các vụ vi phạm HLATLĐCA còn tồn tại, kết hợp thực hiện các biện pháp củng cố lưới điện, ngăn chặn vi phạm HLATLĐCA.

      Bảo đảm lưới điện vận hành an toàn

      Việc triển khai các biện pháp thực hiện chương trình ngăn chặn, giảm sự cố lưới điện cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong mùa mưa bão năm nay mà EVNSPC quán triệt trong toàn Tổng công ty và điện lực 21 tỉnh, thành. Mục tiêu là hạn chế thấp nhất sự cố lưới điện do thiên tai gây ra so với năm 2016. Bởi tuy đã làm tốt công tác này nhưng trong mùa mưa bão năm 2016, thời tiết mưa to, lốc xoáy đã gây ra 8 sự cố trên lưới điện 110 kV và 46 sự cố trên lưới điện trung, hạ thế làm gián đoạn cung cấp điện, gây thiệt hại trên lưới điện tại nhiều tỉnh như An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Bình Phước, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long… Chi phí khắc phục sự cố lên đến 3,12 tỉ đồng.

      Trong các biện pháp ứng phó mưa bão, đáng chú ý là đến nay, EVN SPC đã thành lập lại Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT - TKCN) tại tổng công ty và 5 khu vực. Nhiệm vụ của ban này là theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị thực hiện công tác PCTT - TKCN; cập nhật, theo dõi thông tin thời tiết về thiên tai, bão lũ để chỉ đạo, điều hành và triển khai ứng phó với các tình huống do thiên tai gây ra trên địa bàn quản lý của tổng công ty.

      Song song đó củng cố lại Ban Chỉ huy PCTT - TKCN từ cấp công ty đến các điện lực địa phương. Các thành viên ban chỉ huy có trách nhiệm triển khai, phổ biến phương án, kế hoạch, nhiệm vụ cho từng thành viên trong đội/tổ xung kích biết để thực hiện khi có yêu cầu; xây dựng phương án cấp điện cho các phụ tải quan trọng; phương án bảo đảm thông tin liên lạc trong mùa mưa bão; lập bảng tổng hợp danh mục vật tư, nhiên liệu, thiết bị dự phòng thiết yếu cho sản xuất trong mùa mưa bão và các vật tư, dụng cụ, phương tiện, thuốc, lương thực... phục vụ công tác PCTT - TKCN, nguồn lực dự phòng để sẵn sàng khôi phục cấp điện trở lại an toàn, nhanh nhất.

      Theo kế hoạch, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN các cấp hoàn thành tổng kiểm tra, rà sát các khiếm khuyết trên lưới điện đồng thời hoàn thành việc khắc phục trước tháng 7, bảo đảm lưới điện vận hành an toàn trong mùa mưa bão. 

    • Nan giải “bài toán” giảm thiểu vi phạm an toàn điện

      Giáo sư, viện sĩ Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam: 

      Cần mạnh tay hơn trong xử lý vi phạm

      Các quy định liên quan đã được Nhà nước đưa vào Luật Điện lực, các Nghị định về an toàn điện với những quy định rất chi tiết và cụ thể, kèm theo các hình thức xử lý. Tuy vậy, thực tế, các vụ vi phạm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng. Điển hình, sự cố xe cần cẩu chạm vào đường dây 500 kV Di Linh - Tân Định vào chiều 22/5/2013 đã gây mất điện nhiều giờ liền tại 22 tỉnh, thành phía Nam…

      Nguyên nhân gồm cả vô tình và có chủ định. Đáng nói, hiện nay việc xử lý các vụ việc vi phạm trên vẫn còn nhẹ, hình thức xử lý chưa tương xứng với mức độ nguy hiểm cũng như chưa đủ sức răn đe. 

      Do vậy, thời gian tới, tôi cho rằng, ngành Điện cần phối hợp với chính quyền các địa phương tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời những vi phạm, từ đó hướng dẫn các đơn vị, người dân thực hiện việc cải tạo, giải tỏa các điểm vi phạm ra khỏi HLBVATLĐCA. Với những vụ việc nghiêm trọng, cần có chế tài xử phạt nghiêm, áp dụng cả hình thức xử phạt hành chính và hình sự đối với người vi phạm và cả cơ quan quản lý đối tượng vi phạm...

      Cùng với đó, ngành Điện và các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, sao cho các tổ chức, cá nhân thấy được những hậu quả nặng nề do vi phạm; vận động nhân dân thực hiện tốt quy định của Nhà nước về an toàn điện… Đồng thời, nên đưa các chương trình tuyên truyền vào các trường học, giúp học sinh nắm bắt được những quy định cụ thể, không thả diều, hay vui chơi trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp (HLBVATLĐCA).

      Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam: 

      Tăng cường ký hợp tác với địa phương

      Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành Điện, mà còn là trách nhiệm của chính quyền các địa phương, của chính những người dân sống xung quanh các khu vực này. Bởi với người dân, bảo vệ hành lang an toàn lưới điện không chỉ góp phần bảo đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh, đời sống sinh hoạt của nhân dân mà còn bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của bản thân và gia đình họ.

      Đối với các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã là đơn vị hành chính gần dân, sâu sát với dân nhất. Vì vậy, để làm tốt công việc này, ngành Điện cần tiến hành ký các hợp tác về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp với chính quyền các địa phương, đặc biệt là cấp thôn, cấp xã; trong đó cần trích một phần kinh phí để chính quyền địa phương thực hiện. 

      Thực tế, lưới điện trải dài trên diện rộng, trong khi lực lượng lao động của ngành Điện lại hạn chế, không thể có mặt thường xuyên trên tuyến để kiểm tra, xử lý các vi phạm. Còn với chính quyền các cấp vốn thường trực ở địa phương, gần dân nên việc nắm bắt các vi phạm sẽ dễ dàng hơn. Khi phát hiện vụ việc, chính quyền địa phương sẽ kịp thời báo với ngành Điện để phối hợp, xử lý.

      Với những vụ việc vi phạm nhiều lần, cần lập phương án xử lý dứt điểm, thậm chí áp dụng cả hình thức cưỡng chế ra khỏi khu vực HLBVATLĐCA…

      Ông Ngô Đức Dũng - Phó Giám đốc Công ty Lưới điện Cao thế TP. Hà Nội: 

      Nhiều trường hợp cố tình vi phạm

      Hiện nay, tình hình vi phạm HLBVATLĐCA trên địa bàn Thủ đô vẫn diễn biến phức tạp. Một mặt do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, các tòa nhà chung cư cao tầng và các công trình dân sinh được xây dựng, cải tạo trong và gần với hành lang bảo vệ an toàn lưới điện; mặt khác một số đơn vị, người dân vẫn cố tình vi phạm các quy định của Nhà nước về HLBVATLĐCA. 

      Có nhiều trường hợp, ngành Điện nhiều lần đến tuyên truyền, giải thích trực tiếp tại hiện trường, có văn bản gửi đến chủ đầu tư, đề nghị có các biện pháp an toàn điện khi thi công và không xây dựng công trình trong HLBVATLĐ, nhưng chủ đầu tư hoặc người dân vẫn cố tình vi phạm.

      Thời gian qua, Công ty đã đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát từ rơi, thông báo trên loa, bảng tin của các phường xã..; lắp các biển cảnh báo an toàn điện, biển cung cấp thông tin tại công trình lưới điện; làm rào chắn, barie, biển cảnh báo hạn chế về độ cao các phương tiện; dán tem cảnh báo trực tiếp tại chỗ điều khiển phương tiện để người điều khiển luôn chú ý đảm bảo khoảng cách với lưới điện...

      Bên cạnh đó, CBCNV Công ty cũng thường xuyên kiểm tra hành lang các tuyến đường dây, chặt tỉa các cây cao trong và gần HLBVATLĐCA, nhằm đảm bảo an toàn lưới điện khi mưa, bão…

      Tuy nhiên, để công tác này thực sự hiệu quả, chúng tôi rất cần sự vào cuộc của các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương, các cơ quan báo chí, truyền thông… để chủ đầu tư, người dân được hiểu rõ mức độ nguy hiểm cũng như những hậu quả nặng nề khi vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp, từ đó chấp hành nghiêm các quy định. 

    • EVNHCMC: Đẩy mạnh công tác an toàn điện trong dân

      Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP.HCM, từ tháng 12/2016, EVNHCMC đã lập kế hoạch về công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong nhân dân năm 2017 trên toàn địa bàn. Tính đến nay, Tổng công ty đã thực hiện được 10.078/13.550 hộ gia đình, đạt 74% kế hoạch năm.

      Thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục kiểm tra khu vực đông dân cư trong ngõ hẻm có dây thông tin, đèn chiếu sáng dân lập, dây điện câu lại sau điện kế,... nhằm phát hiện các điểm mất an toàn, mỹ quan để kiến nghị, đề xuất và phối hợp với chính quyền địa phương xử lý kip thời.

      Đồng thời, Tổng công ty tăng cường công tác kiểm tra lưới điện trung, hạ thế, trạm biến thế nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp mất an toàn; kịp thời phát quang cây xanh gần đường dây, trạm biến thế, gia cố ngay các lưới thông gió cho trạm phòng, thùng cầu dao, hộp công tơ đảm bảo kín, không để phát sinh điểm hở trên lưới điện; tăng cường công tác quản lý kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò của cặp công nhân quản lý tuyến.

      Đặc biệt, EVNHCMC cũng sẽ phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, huấn luyện cho Ban quản lý khu phố, tổ dân phố, khu chung cư, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ của địa phương,... nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong hộ gia đình; xây dựng các bảng tin, pano về an toàn sử dụng điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện tại các khu phố, cầu thang các chung cư...

      Tính đến cuối tháng 5/2017, EVNHCMC có 2,2 triệu khách hàng sử dụng điện, tăng 41.381 khách hàng so với cuối năm 2016.

    • EVN và VECEA sẽ hợp tác trong các hoạt động về tiết kiệm năng lượng

      EVN làm việc với Hội KHCN sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sáng 9/6

      Tại buổi làm việc, Hội Khoa học công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đề xuất các chương trình hợp tác với EVN trong lĩnh vực tiết kiệm điện.

      Theo đó, hai bên sẽ phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; tổ chức đánh giá, giới thiệu các mô hình điểm thực hiện tốt các giải pháp/công nghệ tiết kiệm điện…

      Đồng thời, Hội cũng sẽ triển khai các chương trình đào tạo, tăng cường năng lực cho cán bộ phụ trách công tác này, các khách hàng lớn của EVN; thực hiện kiểm toán năng lượng cho các khách hàng lớn của EVN…

      Thống nhất với đề xuất của Hội, ông Nguyễn Tấn Lộc - Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, thời gian qua, EVN đã thực hiện tốt nhiều chương trình tiết kiệm điện như: Hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn sợi đốt bằng đèn compact; thi đua gia đình tiết kiệm điện; Giờ trái đất; triển khai thí điểm mô hình ESCO… Hiện nay, EVN cũng đang thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong nuôi tôm...

      “Dựa vào từng dự án, chương trình cụ thể, EVN sẽ nghiên cứu, phối hợp với Hội để nâng cao hiệu quả các chương trình tiết kiệm năng lượng trong thời gian tới” - ông Nguyễn Tấn Lộc cho hay.

    • Tên trộm “siêu lì” cắt dây cáp tại trạm biến áp đang hoạt động

      Theo báo cáo số 120 ngày 7/6 của Điện lực huyện Krông Pắk, vụ trộm nguy hiểm trên xảy ra khoảng 0h10’ ngày 7/6/2017, tại Trạm biến áp (TBA) T135 thôn Phước Lộc 1, xã Ea Phê. Kẻ gian đã cắt tổng cộng 32 m dây cáp bọc đồng, gây thiệt hại khoảng 15 triệu đồng và gây ảnh hưởng đến sản xuất của 400 khách hàng.

      Cũng theo báo cáo trên, kẻ gian đã bất chấp TBA đang hoạt động, có điện để thực hiện hành vi cắt cáp từ cọc hạ áp của máy biến áp đến tủ điện hạ áp của TBA.

      Trước đó, vào khoảng 00h20, ngày 7/6, trực ban của Điện lực Krông Pắk nhận tin báo về việc mất điện tại địa bàn thôn Phước Lộc 1, xã Ea Phê.

      Sau đó, cán bộ điện lực Krông Pắk cùng phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tiến hành, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc.

       

    • EVNHANOI phòng ngừa nguy cơ gây cháy, nổ trong sử dụng điện

      Đoàn công tác iểm tra việc đấu nối, vận hành, sử dụng điện tại cơ sở sản xuất

      Qua kiểm tra tại các trạm biến áp, cột điện, các cơ sở sản xuất, khu dân cư, đoàn công tác đã kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn, đồng thời hướng dẫn các kỹ năng về phòng cháy chữa cháy như: Lắp đặt và sử dụng hệ thống điện an toàn; tập kết hàng hóa, nguyên vật liệu tránh xa khu vực có thể phát sinh nguồn nhiệt; kiểm tra, bảo quản phương tiện PCCC...

      Vào mùa nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng tăng cao, dễ dẫn đến nguy cơ gây cháy, nổ đối với thiết bị điện đang vận hành trên lưới điện. Do vậy, đợt kiểm tra còn góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và đông đảo người dân về công tác PCCC.

      Thời gian qua, các công ty điện lực trực thuộc EVNHANOI thường xuyên kiểm tra hệ thống lưới điện bằng súng đo nhiệt độ, camera chụp ảnh nhiệt nhằm phát hiện, phòng ngừa nguy cơ phát sinh nguồn nhiệt của các thiết bị điện cũng như các thiết bị khác (hộp khuyếch đại tín hiệu, hệ thống đèn chiếu sáng, cáp viễn thông...) đang vận hành chung trên lưới điện. Qua đó, kịp thời thông báo cho các đơn vị quản lý xử lý ngăn chặn để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

    • Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tăng cường tiết kiệm điện

      UBND TP.HCM đề nghị người dân, doanh nghiệp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả 

      Văn bản 2986/CV-BCĐCUTK&ATĐ ngày 17/5/2017 của Ban Chỉ đạo Cung ứng, Tiết kiệm và An toàn điện Thành phố - UBND Thành phố Hồ Chí Minh, yêu cầu Sở Công Thương phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh giám sát chặt chẽ biểu đồ phụ tải điện của các khách hàng sử dụng điện; có văn bản đề nghị các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm bố trí thiết bị sử dụng điện hợp lý, giảm công suất vào giờ cao điểm, chuẩn bị tốt các nguồn phát điện độc lập để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng điện và ổn định sản xuất trong trường hợp xảy ra thiếu điện.

      Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) thường xuyên kiểm tra, giám sát, tăng cường công tác quản lý vận hành, đảm bảo lưới điện vận hành an toàn, ổn định nhằm cung cấp đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và nhu cầu của người dân Thành phố;

      Ủy ban nhân dân các quận, huyện thành lập đoàn kiểm tra và phối hợp với Công ty Điện lực khu vực tăng cường kiểm tra việc sử dụng điện tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước và kiểm tra tình hình sử dụng năng lượng tại các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc địa bàn quản lý. 

      UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu các quận huyện thực hiện xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tạo hệ thống đèn chiếu sáng dân lập theo hướng an toàn, tiết kiệm, phối hợp với đơn vị điện lực khu vực lắp đặt điện kế để đo đếm hệ thống đèn chiếu sáng dân lập nhằm quản lý việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và an toàn, giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng dân lập hợp lý từ 18 giờ 30 phút ngày hôm trước đến 5 giờ 30 phút ngày hôm sau. 

      Đồng thời, Thành phố tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương tiết kiệm điện trong nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. 

      Theo EVNHCMC, hiện tại, sản lượng điện tiêu thụ bình quân của thành phố đạt 76,5 triệu kWh/ngày, cao hơn 5% so với cùng kỳ và dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. 

    • Hưởng ứng ngày hội tiết kiệm điện 2017: Mình thấy lợi thì làm thôi!

      Ông Hai Nên là một trong rất nhiều người dân không chỉ cá nhân mình thực hành tiết kiệm điện mà còn vận động người dân cùng tiết kiệm. Với họ, tiết kiệm điện không chỉ có cái lợi trước mắt là tiết kiệm được tiền cho gia đình mà về lâu dài chính là mang lại lợi ích cho cộng đồng.

      Kinh nghiệm của ông trưởng khu phố

      Nhân viên Điện lực Tân An giới thiệu các tờ rơi về sử dụng điện tiết kiệm cho ông Hai Nên

      Năm nay, ông Hai Nên ngấp nghé tuổi 70. Nói chuyện với chúng tôi, ông tự hào: “Tôi làm trưởng khu phố được gần 30 năm rồi. Bà con tin tưởng nên bầu lần nào cũng trúng. Mà đã được bà con tin tưởng thì phải ráng làm sao mang lại nhiều điều có lợi cho bà con”. Ông liệt kê nhiều cái lợi, nhưng cái lợi ông tâm đắc là vận động được bà con thay đổi thói quen sử dụng điện, tiết kiệm được chi phí cho gia đình. Đến nay, toàn khu phố Quyết Thắng 2 có hơn 441 hộ dân, với 1.800 dân, đa phần đều sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, đây cũng là khu phố văn hóa tiết kiệm điện.

      Ông kể, Nếu chỉ nói “Tiết kiệm điện mang lại lợi ích cho bà con” thì ai cũng nói được nhưng nói làm sao để bà con tin mới khó. Những ngày đầu tuyên truyền cho bà con sử dụng điện tiết kiệm không phải đơn giản bởi trước mắt chưa thấy tiết kiệm đâu, đã thấy tốn một đống tiền để thay từ bóng đèn sợi đốt sang đèn compact, đèn led, bóng chữ U. Chưa kể, mỗi khi mua thiết bị điện mới, cái ông già kia lúc nào cũng ra rả vào tai phải mua thiết bị có inverter giúp tiết kiệm điện. Trong khi đó, đi ra tiệm điện, cái nào có inverter cũng đắt hơn vài triệu bạc…

      Ngoài các tờ rơi hướng dẫn sử dụng tiết kiệm mà Điện lực Tân An phát xuống các hộ dân, ông Hai Nên còn tranh thủ các buổi họp khu phố, tiếp xúc cử tri, hoặc gặp ai nói đó… ông còn nhờ “các cháu bên ngành điện” tính toán ra con số cụ thể, nếu xài bóng đèn sợi đốt thì tốn bao nhiêu tiền, thay bằng bóng đèn compact thì tiết kiệm bao nhiêu… tích tiểu thành đại, năm này qua tháng khác, số tiền tiết kiệm điện lợi hơn tiền mua bóng. Chưa kể, những hộ nghèo được Điện lực Tân An thay bóng đèn compact miễn phí, tiền điện giảm thấy rõ cùng là bằng chứng để các hộ dân mạnh dạn thay đổi.

      Tiết kiệm điện là yêu nước!

      Để người dân có được ý thức tiết kiệm điện và vận hành nhuần nhị vào trong đời sống, đó là cả một quá trình nhiều nỗ lực của cán bộ công nhân viên ngành điện. Theo đó, các công ty điện lực ở 21 tỉnh, thành phía Nam sẽ ký quy chế phối hợp với các ban, ngành đoàn thể như Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Sở GD&ĐT… để có nhiều chương trình tuyên truyền phù hợp.

      “Tùng… tùng… tùng” - Tiếng trống tan trường vang lên, học sinh Trường THCS Lê Ngọc Hân ùa ra khỏi lớp như ong vỡ tổ. Riêng em Nguyễn Huỳnh Như Thụy - Lớp trưởng lớp 6/1 - cẩn thận kiểm tra lại các cửa sổ, em tắt đèn, tắt quạt, ngắt cầu dao điện của lớp rồi mới ra về. Không chỉ ở trường, về nhà, Thụy còn “dặn” ba má phải tiết kiệm điện.

      Như Thụy chia sẻ: “Tụi em được học các kiến thức về an toàn điện, tiết kiệm điện từ hồi tiểu học vào các giờ sinh hoạt lớp, giáo dục công dân, công nghệ… Học đi đôi với hành, mà việc đơn giản nhất em có thể làm là tắt đèn, quạt khi lớp ra về hoặc không bật đèn, quạt khi trời mát hoặc có gió. Cô giáo em dạy, tiết kiệm điện không chỉ mình có lợi mà còn là yêu nước, vì góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.

      Chia sẻ thêm về ý thức tiết kiệm điện của học trò, cô Trần Thị Quý Mão - Giám đốc Sở GD&ĐT Tiền Giang - cho biết: Đưa kiến thức về an toàn điện, tiết kiệm điện vào giảng dạy trong nhà trường, lồng ghép vào các giờ ngoại khóa được ngành giáo dục của tỉnh triển khai từ hơn 5 năm qua vào tất cả các cấp học. Riêng năm 2016, sở có ký kết với Công ty Điện lực Tiền Giang quy chế phối hợp hoạt động giai đoạn 2016 - 2020. Ngành điện sẽ cung cấp nội dung, hỗ trợ kinh phí, ngành giáo dục sẽ tuyên truyền đến giáo viên, học sinh bằng nhiều hình thức như giảng dạy trên lớp, thi đố vui, vẽ tranh... Cô Mão đánh giá: “Đây là những kiến thức vừa thực tế, vừa hữu ích nên rất được giáo viên, học sinh và phụ huynh ủng hộ”.

      Sự kiện Ngày hội Tiết kiệm điện 2017 được UBND tỉnh Bình Dương thống nhất và chỉ đạo đến các sở, ngành, đoàn thể phối hợp với Tổng công ty Điện lực Miền Nam tổ chức vào ngày 20/5/2017 tại Công ty Công viên Văn hóa Thanh Lễ (TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). Ngày hội sẽ có nhiều chương trình hoạt động nhằm vận động người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể cùng tham gia sử dụng điện một cách tiết kiệm, hiệu quả, góp phần tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình và trong sản xuất, dịch vụ; tiết kiệm chi phí cho xã hội và góp phần bảo vệ môi trường…

    • Ba năm nữa trung tâm TP.HCM sạch bóng “mạng nhện"

      Đường Võ Thị Sáu đoạn gần vòng xoay công trường Dân Chủ (Q.3, TP.HCM) khang trang hơn sau khi được ngầm hóa lưới điện

      Đường phố thoáng đãng

      Những ngày cuối tháng 5, nhiều người đi đường Võ Thị Sáu, Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ (quận 3) cảm giác đường phố thoáng đãng hơn khi những bó cáp thông tin ngang dọc trên cột điện, nối vào nhà dân hai bên đường đã biến mất.

      Chị Hoàng Oanh, chủ một cửa hàng túi xách trên đường Võ Thị Sáu cho biết, trước đó dù dây cáp viễn thông trước cửa nhà chị đã được bó lại nhưng oằn xuống như sắp sập, che mất một phần biển hiệu phía trước. Giờ trước cửa hàng không còn dây cáp nữa nên không gian thông thoáng hơn.

      Anh Thi Hoàng Thương, người dân có nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3), kể nhìn phố xá ở nhiều khu vực tại quận 7, quận 2 anh rất thích vì không có “mạng nhện” dây điện, dây cáp nhùng nhằng phía trên.

      “Hiện nay, nhiều khu vực mang tiếng là khu vực trung tâm nhưng nhiều đường vẫn còn 'mạng nhện' khiến không gian sống ngột ngạt, nặng nề. Tôi mong ngầm hóa lưới điện cần triển khai thêm ở nhiều đường nữa” - anh Thương nói.

      Đạt trên 60% kế hoạch

      Ông Nguyễn Văn Hiếu, cán bộ Công ty Điện lực Sài Gòn (Tổng công ty Điện lực TP. HCM - EVNHCMC) cho biết, hệ thống dây điện, cáp thông tin ở các đường trên đang được ngầm hóa, dự kiến hoàn thành trong tháng 6.

      Để đảm bảo về thời gian nên việc thi công ngầm hóa phải thực hiện công đoạn song song như thu hồi dây cáp thông tin, đấu nối điện ngầm cho các hộ dân, thu hồi lưới điện nổi... Trong đó, việc cắt nguồn điện nổi để đấu vào nguồn điện ngầm hóa phải thực hiện nhanh nhất để không ngưng cấp điện quá lâu.

      Theo ông Trần Văn Toàn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn, thời gian qua Công ty đã ngầm hóa lưới điện trên 40 đường ở Quận 1, Quận 3. Dự kiến trong năm nay, Công ty tiếp tục hoàn thành hơn 20 công trình ngầm hóa tại các đường Lê Thị Hồng Gấm, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ, Lê Công Kiều, Phó Đức Chính, Ký Con, Yersin...

      Về kế hoạch ngầm hóa lưới điện trên toàn TP. HCM, ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2020, các công ty điện lực sẽ ngầm hóa 650 km lưới điện trung thế, 1.150 km lưới điện hạ thế (tương đương mỗi năm có 100-150 km lưới điện trung thế, 200-250 km lưới điện hạ thế được ngầm hóa).

      Tính đến nay, việc ngầm hóa lưới điện đạt trên 60% kế hoạch. Dự kiến đến năm 2020, toàn bộ khu vực trung tâm Quận 1, Quận 3 sẽ ngầm hóa 100%, các khu vực khác cũng phải đạt 50-80%.

      Chính vì vậy ngoài khu vực trung tâm TP, thời gian qua việc ngầm hóa lưới điện được triển khai đồng loạt tại nhiều quận huyện như Quận 5, 10, 11, Gò Vấp...

      Tủ điện an toàn, đẹp hơn

      Có không ít người dân cho rằng việc ngầm hóa hiện nay chưa hoàn chỉnh bởi trên vỉa hè vẫn còn hiện diện các tủ điện, trạm biến thế. Nhiều nơi tủ điện này có thiết kế thô, phần dưới chân đế là khối bêtông, phần trên là nhựa nhìn không đồng nhất.

      Ngành Điện cho rằng việc ngầm hóa lưới điện tăng tính an toàn, nhưng các tủ điện này có chữ cảnh báo: “Cấm lại gần, có điện, nguy hiểm, chết người”, vì lẽ đó nhiều người không đồng tình khi tủ điện đặt sát nhà họ. Có nơi tủ điện lại đặt ở giữa lề đường, gây cản trở cho người đi bộ.

      Lý giải việc này, ông Phạm Quốc Bảo cho biết theo quy chuẩn kỹ thuật, khi ngầm hóa lưới điện phải có các tủ phân phối điện. Tủ phân phối chính là bộ phận kết nối từ lưới điện ngầm vào nhà mỗi khách hàng.

      Về thẩm mỹ, ông Bảo cho biết hiện EVNHCMC đã yêu cầu các công ty điện lực khi ngầm hóa lưới điện phải sơn hoặc ốp gạch phần bêtông phía dưới tủ điện cho phù hợp với phần tủ nhựa phía bên. Ngoài ra, sắp tới các đơn vị nghiên cứu không để phần đế tủ điện bằng bêtông trồi lên mặt đường nữa.

      Hiện nay, việc thiết kế các tủ phân phối điện đã an toàn hơn, nên sắp tới khi ngầm hóa lưới điện sẽ bỏ dòng chữ “Cấm lại gần, có điện, nguy hiểm, chết người” trên tủ điện để thay thế bằng thông tin tuyên truyền tiết kiệm điện...

      Ngầm hóa lưới điện vào hẻm

      Theo ông Trần Văn Toàn - Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn, ngoài việc tập trung ngầm hóa lưới điện tại các trục đường chính, hiện Công ty đã mở rộng việc ngầm hóa lưới điện vào các tuyến hẻm.

      Dự kiến trong năm nay, Công ty sẽ ngầm hóa lưới điện tại 8 hẻm. Vừa qua đã khởi công một dự án tại hẻm 611 Điện Biên Phủ (quận 3).

      Trong năm 2018, Công ty dự kiến ngầm hóa lưới điện tại 29 tuyến hẻm ở khu vực trung tâm Thành phố.

       

    • EVNHCMC tư vấn hơn 1.400 hộ dân khắc phục lỗi về kỹ thuật điện

      Trong đó, có hoạt động khảo sát tư vấn biện pháp sử dụng điện an toàn cho hơn 13.000 hộ gia đình (ưu tiên trước các khu vực có nhiều yếu tố tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao trong quá trình sử dụng điện).

      Trong 4 tháng đầu năm 2017, EVNHCMC đã phối hợp với chính quyền địa phương và Cảnh sát PCCC các quận huyện tiến hành khảo sát hệ thống điện trong nhà đối với 7.803/13.550 hộ, đạt tỷ lệ 57,58% kế hoạch năm. Qua đó, đã tư vấn cho 1.418 hộ (18,18%) còn nhiều lỗi khi sử dụng, nguy cơ mất an toàn điện, dễ xảy ra cháy nổ cao.

      Các lỗi dễ phát hiện nhất thường về kỹ thuật như: Hệ thống dây dẫn điện trong nhà không phù hợp với phụ tải; không sử dụng thiết bị bảo vệ phù hợp nên khi có chạm chập, không cắt nguồn điện kịp thời; sử dụng vật tư, thiết bị điện không đúng quy cách, không đảm bảo chất lượng.

      Bên cạnh đó, việc lắp đặt thêm thiết bị sử dụng điện nhưng không kiểm tra tiết diện dây dẫn, thiết bị bảo vệ. Đặc biệt, tình trạng nhiều hộ gia đình ngụ chung trong một căn nhà (thường là nhà cũ) sử dụng mạng điện chung, dẫn đến công suất sử dụng vượt quá khả năng tải của dây dẫn lắp đặt ban đầu; dây dẫn điện, thiết bị điện sử dụng lâu ngày, không được kiểm tra bảo trì bảo dưỡng, thay thế.

      Ngoài ra, theo thành viên đoàn tư vấn, một số thói quen sử dụng điện của người dân cũng gây nguy cơ chạm, chập điện, cháy nổ cao như: Treo móc hàng hóa, vật dụng lên đường dây; chất hàng hóa, vật dụng lên dây dẫn điện, thiết bị điện; để các chất dễ cháy (gas, xăng, dầu, giấy, vải…) gần đường dây và các thiết bị sinh nhiệt (đèn, bàn ủi, bếp điện, ổ cắm điện, bảng điện, chấn lưu đèn huỳnh quang); quên rút phích cắm bàn ủi, quạt, lò điện khi sử dụng xong. Sử dụng chung ổ cắm điện cho nhiều thiết bị điện (tivi, quạt điện, tủ lạnh, bàn ủi); ổ cắm đặt gần vật dễ cháy; không ngắt điện thiết bị không sử dụng khi ra khỏi nhà, ra khỏi phòng làm việc… 

      Qua kiểm tra khảo sát, EVNHCMC đã tổ chức nhiều giải pháp nhằm tăng cường an toàn, phòng chống cháy nổ trong sử dụng điện của người dân. Trong đó, đã phối hợp với Cảnh sát PCCC, cơ quan báo đài, chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền hướng dẫn người dân nâng cao ý thức về công tác PCCC và an toàn sử dụng điện; huấn luyện cho Ban quản lý khu phố, tổ dân phố, khu chung cư, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ địa phương… nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện trong hộ gia đình.

      Đơn vị cũng đã biên soạn, phát tài liệu “Sổ tay PCCC điện gia đình” và “Cẩm nang sử dụng điện an toàn” phát cho các hộ dân. Đặc biệt qua khảo sát, EVNHCMC đã ưu tiên cải tạo hệ thống điện không đảm bảo an toàn cho các gia đình chính sách, gia đình khó khăn thông qua các chương trình “Nguồn sáng an toàn, văn minh, tiết kiệm”, “Cùng bạn sử dụng điện an toàn”. 

    • Tiết kiệm tiền tỷ từ thay đổi thói quen

      Mưa dầm thấm lâu

      Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện và với vai trò Tổ trưởng Tổ dân phố 42, phường 13, quận 10, bà Trịnh Thị Tròn, ngụ 06/200 Tôn Thất Hiệp đã sớm phát động phong trào gia đình tiết kiệm điện sâu rộng tại địa phương.

      Bà Tròn cho biết, các chị em trong Tổ thường xuyên tuyên truyền về cách sử dụng điện hiệu quả cho các gia đình trong khu vực, như: Sử dụng các loại đèn huỳnh quang thay cho bóng đèn sợi đốt; tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng; không sử dụng bàn ủi trong phòng máy lạnh, không ủi quần áo ướt; tắt tivi, quạt điện bằng nút bấm tắt nguồn, không tắt bằng điều khiển từ xa; hạn chế bật các thiết bị điện trong giờ cao điểm… “Mưa dầm thấm lâu”, nhiều hộ gia đình đã nâng cao nhận thức, hành vi, thói quen trong việc sử dụng điện hàng ngày, tiết kiệm hiệu quả bằng những con số cụ thể hàng tháng.

      Theo Tổng Công ty Điện lực TP. HCM, chỉ tính riêng năm 2016 đã có 521.516 hộ gia đình thực hiện tiết kiệm điện so với cùng kỳ, sản lượng điện tiết giảm được 340,65 triệu kWh, trong đó có 283.529 hộ tiết kiệm từ 10% trở lên.

      Đánh giá chung về các chương trình tiết kiệm điện mà TP. HCM đã và đang triển khai có hiệu quả, ông Nguyễn Phương Đông - Phó giám đốc Sở Công thương TP cho rằng với nhu cầu tiêu thụ điện tăng 7,76% - 10%/năm, chủ trương tiết kiệm điện rất có ý nghĩa, góp phần đáng kể trong việc giảm phát thải khí nhà kính và nâng cao thực hiện việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả của người dân TP.

      “Chiêu” tiết kiệm điện hiệu quả

      Trên thực tế, cách tiết kiệm điện của gia đình bà Tròn - hộ dân được UBND TPHCM tặng Bằng khen vì thành tích tiết kiệm điện hiệu quả, được nhiều hàng xóm học tập. Nhà bà Tròn có 12 thành viên sống trong 3 phòng, trong đó có trẻ mới sinh nhưng gia đình bà chỉ tốn tiền điện khoảng 960.000 đồng/tháng, thay vì gần 2 triệu đồng như cách đây ít lâu. “Nhà tôi mở cửa sổ cho thoáng mát, ít dùng máy lạnh; chỗ nào cần dùng đèn mới bật, chứ không mở khắp nhà; tập trung giặt đồ chung để tận dụng công suất máy giặt, không còn kiểu “đồ ai nấy giặt” như trước... Đồng thời, thường xuyên nhắc nhở con cháu trong nhà tập thói quen tốt, biết tiết kiệm, không lãng phí điện năng”, bà Tròn cho biết.

      Còn 2 đứa con nhà chị Phạm Thị Hoa, ngụ 186/28 Nguyễn Súy, phường Tân Quý, quận Tân Phú, chỉ mới 6 tuổi và 10 tuổi nhưng thường xuyên được hàng xóm lấy làm gương cho con cháu nhà mình bởi thói quen tiết kiệm điện được hình thành từ người lớn trong nhà. Thấy bố dắt xe ra khỏi nhà, không đợi bà nội đi sau lưng nhắc, bé nhỏ tự đứng lên tắt quạt, bé lớn tắt tivi, tắt đèn giữa nhà xong mới dắt nhau lên lầu.

      Mẹ hai bé, chị Hoa cho biết, 2 con chị ít có thói quen đòi dùng máy lạnh khi ngủ, kể cả ngủ trưa. Các thiết bị chiếu sáng trong nhà được thay thế dần bằng đèn compact, dùng đồ điện của các hãng chính hiệu và có nhãn tiết kiệm điện. Gia đình chị cũng dán biển nhắc nhở ở một số vị trí, thiết bị điện trong nhà hoặc minh họa bằng hình ảnh cho con nhớ, như: Công tắc điện, tủ lạnh, tivi, máy giặt… Từ đó, các thành viên trong gia đình chị đã có ý thức sử dụng điện một cách hiệu quả và an toàn. Dù gia đình có làm thêm hàng gia công nhưng hàng tháng chỉ trả tiền điện khoảng 500.000 - 700.000 đồng thay vì hơn 1 triệu đồng như trước đây.

      Còn gia đình chị Lê Thị Ánh Nguyệt, ngụ đường Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, có 6 người lớn và 2 trẻ em. Năm 2013, mỗi tháng nhà chị phải trả khoảng 1,5 triệu đồng tiền điện (trung bình 190.000 đồng/người/tháng). Năm 2014, chị Nguyệt cũng thay một số bóng đèn thường dùng trong nhà thành bóng tiết kiệm điện. Nhà có trẻ con nên thường dùng nước nóng, gia đình chị bỏ máy nước nóng chạy điện để đầu tư hẳn máy nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời. Thay đổi cơ bản này giúp hóa đơn tiền điện của gia đình chị chỉ còn khoảng 800.000 đồng (mùa mưa) hoặc 1 triệu đồng/tháng (mùa nóng, có xài máy lạnh) trong các năm sau đó.

      Chương trình Gia đình tiết kiệm điện do Tổng công ty Điện lực TP. HCM phát động đã mang lại hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và môi trường. Cụ thể đã tiết kiệm cho xã hội chi phí mua điện 639,4 tỷ đồng, góp phần giảm được 190.867 tấn CO2 phát thải ra môi trường.

      Qua gần 6 năm triển khai, chương trình Gia đình tiết kiệm điện đã tiết kiệm được hơn 2,7 tỷ kWh, tương ứng với số tiền 4.670 tỷ đồng. Chương trình đã có tác động tích cực đến nhận thức và thói quen sử dụng điện của người dân trên địa bàn TP. HCM, từ đó, góp phần hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. 

    • EVNHANOI: Cấp thẻ an toàn cho trên 4.300 CBCNV

      Ngày 16/5, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) tổ chức Lễ phát động Tháng cao điểm hành động về an toàn vệ sinh lao động lần thứ nhất, năm 2017. 

      Theo ông Tạ Quang Thắm – Trưởng ban An toàn EVNHANOI, công tác an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ được Tổng công ty hết sức quan tâm. Hằng năm, EVNHANOI tổ chức huấn luyện, đào tạo đầy đủ cho CBCNV trước khi làm việc và định kỳ theo quy định. Người lao động được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, cũng như tạo điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc, được quan tâm chăm sóc sức khỏe và tâm lý lao động.

      Tính riêng 4 tháng đầu năm, Tổng công ty đã tổ chức huấn luyện an toàn điện cho 100% CBCNV; cấp thẻ an toàn cho 4.338 người làm các công việc liên quan đến an toàn điện.

      Cũng trong quý I, toàn bộ thiết bị đến hạn kiểm định tại tất cả các đơn vị thuộc EVNHANOI đã được kiểm định định kỳ và thực hiện thu hồi thành lý với những thiết bị không đạt yêu cầu theo quy định. Trong công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, EVNHANOI đã lập phương án năm 2017; thành lập đội xung kích ở Tổng công ty và các đơn vị thành viên; tổ chức diễn tập tại các đơn vị…

      Từ nay đến hết năm, EVNHANOI tiếp tục triển khai cuộc vận động “Nói không với mất an toàn”, “Ngày/tuần/tháng không có tai nạn lao động”. Theo đó, Tổng công ty tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, quy định, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động cho CBNCV, kết hợp kiểm tra việc thực thi tại các đơn vị; cải tiến công tác tập huấn, huấn luyện an toàn lao động cho CBCNV với nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dể hiểu và phù hợp với từng đối tượng; phối hợp với Công đoàn các cấp nâng cao chất lượng hoạt động mạng lưới an toàn vệ sinh viên,…

      Dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Đỗ Đức Hùng – Phó chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu mỗi CBCNV phải chấp hành nghiêm túc các quy trình, quy định trong lao động sản xuất để an toàn vệ sinh lao động trở thành thói quen, hành động tự giác của mỗi người. 

    • Trộm cắp điện: Phát hiện nhiều, xử lý ít

        Các hình thức trộm cắp điện trong năm 2016
        Các lĩnh vực trộm cắp điện

      Tổng số vụ trộm cắp điện lực lượng chức năng phát hiện

        Quản lý – tiêu dùng 3.922
        Công nghiệp – Sản xuất 297
        Thương mại – dịch vụ 103
        Nông – lâm – Thủy sản 64
        Các đối tượng khác 174
           

      Nhiều thủ đoạn trộm cắp điện tinh vi

      Ông Lê Quang Đức - Phó Trưởng ban Thanh tra - Bảo vệ (Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) cho biết, trong năm 2016, các đơn vị thuộc EVN đã rà soát và kiểm tra trên 3,37 triệu lượt khách hàng sử dụng điện và phát hiện 4.560 vụ trộm cắp điện với sản lượng điện truy thu lên đến hơn 15,9 triệu kWh, tương ứng 45,237 tỷ đồng. Số vụ có giảm hơn so với các năm trước, nhưng hình thức trộm cắp điện lại tinh vi và khó phát hiện hơn.

      Theo Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng, trên địa bàn thành phố, có những trường hợp, đối tượng trộm cắp là những người có trình độ, có chuyên môn, tay nghề cao về điện, đã dày công nghiên cứu làm thay đổi kết cấu hệ thống đo đếm để chiếm đoạt hàng ngàn, thậm chí trăm ngàn kWh mỗi tháng. Để phát hiện, bắt quả tang đối tượng trộm cắp này, đơn vị điện lực phải phối hợp với các cơ quan liên ngành, tốn rất nhiều thời gian, công sức mới truy tìm được thủ phạm.

      Ông Nguyễn Văn Lý – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM cũng cho rằng, hành vi trộm cắp điện thô sơ bây giờ ít sử dụng, thay vào đó họ dùng nam châm vĩnh cửu rất nhỏ đặt lên công tơ, khi đó dù công tơ cơ, hoặc công tơ điện tử đều quay chậm. Việc phát hiện cực kỳ khó khăn do đặc thù ở TP.HCM công tơ đặt trong nhà khách hàng, khi ngành Điện đến kiểm tra, khách hàng giấu nam châm vĩnh cửu đi, nên không thể bắt tận tay được.

      Khó xử lý hình sự

      Để hạn chế tình trạng vi phạm sử dụng điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện những giải pháp phòng ngừa việc can thiệp vào công tơ, mạch đo, gây sai số kết quả đo đếm như: Trang bị công tơ có tính năng theo dõi, giám sát từ xa, công tơ có chức năng cảnh báo chống lại một số hình thức vi phạm sử dụng điện; thực hiện các giải pháp về kẹp chì, niêm phong công tơ, TU, TI, mạch đo chống can thiệp từ bên ngoài…

      Trong quản lý, EVN sẽ tiếp tục củng cố bộ máy kiểm tra, giám sát hợp đồng mua bán điện, nâng cao nghiệp vụ, trách nhiệm của đội ngũ kiểm tra, giám sát tại các đơn vị. Đồng thời, tăng cường quản lý tổn thất điện năng từng tuyến dây, từng trạm biến áp, so sánh tổn thất điện năng các khu vực với nhau,... từ đó kiểm tra, xử lý kịp thời những bất thường.

      Tuy nhiên, theo ông Lê Quang Đức, để giải quyết triệt để tình trạng trộm cắp điện, ngành Điện còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nguyên nhân từ việc truy thu sản lượng điện bị mất trộm và xử phạt bằng tiền hiện nay (thấp nhất 2 triệu đồng, cao nhất 50 triệu đồng) chưa đủ sức răn đe. Riêng hành vi trộm cắp trên 20.000 kWh có thể bị xử lý hình sự, nhưng việc thực hiện giám định tư pháp, xác định thời gian, số lượng điện năng bị mất còn nhiều vướng mắc. “Nên chăng, cần áp dụng thêm các hình thức phạt bổ sung như, gửi tên người vi phạm về chính quyền địa phương hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên loa truyền thanh của xã phường”, ông Đức chia sẻ.

      Cần lưu ý, trộm cắp điện cũng là hành vi trộm cắp tài sản, nhưng việc xử lý hình sự hành vi này còn nhiều bất cập do những quy định không thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật. Trường hợp trộm cắp điện từ 20 ngàn kWh trở lên, để xử lý về tội trộm cắp tài sản cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là trong khâu giám định tư pháp, xác định thời gian, số lượng điện năng để truy cứu trách nhiệm hình sự. Năm 2016, có 74 vụ trộm cắp trên 20.000 kWh điện, ngành Điện chuyển hồ sơ cho các cơ quan chức năng đề nghị xử lý hình sự 25 vụ, tuy nhiên không có vụ nào được khởi tố.

      Ngoài ra, trường hợp không xác định được thời điểm trộm cắp điện, thời gian vi phạm theo quy định của Thông tư 27/2013/TT-BCT (ngày 31/10/2013) về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện, tính giá trị bồi thường thiệt hại là không quá 12 tháng. Giả sử, trường hợp trộm cắp điện trong thời gian 2 năm thì số ngày tính bồi thường tối đa cũng chỉ 12 tháng. Điều này dẫn đến nhiều thiệt hại cho ngành Điện khi mức truy thu không đúng với thực tế.

      Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là ý thức của người dân về việc sử dụng và bảo vệ nguồn điện quốc gia. Vì vậy theo ông Đức, ngành Điện rất cần sự phối hợp một cách tích cực của các cấp chính quyền, hội, đoàn thể trong việc kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Thời gian tới, ngành Điện sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân, không tiếp tay cho các hành vi trộm cắp điện, đồng thời kịp thời phát hiện và tố giác các trường hợp vi phạm. 

      Quy định về tiền phạt đối với sản lượng điện bị trộm cắp

      Lượng điện bị trộm cắp

      (ĐVT: kWh)

      Tiền phạt

      (ĐVT: triệu đồng)

      Dưới 1.000

      Từ 2 - 5

      Từ 1.000 – dưới 2.000

      Từ 5 - 10

      Từ 2.000 – dưới 4.500

      Từ 10 – 15

      Từ 4.500 – dưới 6.000

      Từ 15 – 20

      Từ 6.000 – dưới 8.500

      Từ 20 – 25

      Từ 8.500 – dưới 11.000

      Từ 25 – 30

      Từ 11.000 – dưới 13.500

      Từ 30 – 35

      Từ 13.500 – dưới 16.000

      Từ 35 – 40

      Từ 16.000 – dưới 18.000

      Từ 40 – 45

      Từ 18.000 – dưới 20.000

      Từ 45 – 50

      Từ 20.000 trở lên

      Chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự

    • Nông dân và ngành Điện cùng có lợi

      EVNSPC phối hợp với các cơ quan đoàn thể vận động người dân sử dụng đèn compact thay  đèn sợi đốt để chong đèn cho thanh long

      Nhiều lợi ích

      Từ trước đến nay, việc chong đèn kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ đem lại lợi nhuận cao so với chính vụ đã giúp bà con nông dân ở các tỉnh trồng nhiều thanh long như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An... giảm nghèo và vươn lên làm giàu. Cũng nhờ có thương hiệu và việc sản xuất bảo đảm an toàn, trái thanh long của Việt Nam đã được xuất khẩu đi nhiều nước, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 86 triệu USD/năm. Diện tích trồng thanh long ở các địa phương mỗi năm tăng thêm trên 15%.

      Vấn đề là chi phí đầu tư thanh long trái vụ của nông dân khá cao, trong đó đáng chú ý nhất là việc sử dụng bóng đèn sợi đốt quá tốn kém điện.

      Theo khảo sát của ngành Điện, vào thời điểm tháng 1/2014, có khoảng 14.000/21.000 ha thanh long ở Bình Thuận được chong đèn bằng bóng tròn sợi đốt để kích thích ra hoa trái vụ với số lượng 4,2 triệu bóng loại 60 W.

      Tương tự, tại Long An có 1.450/3.352 ha sử dụng 800.000 bóng đèn sợi đốt, còn tại Tiền Giang là 900/1.033 ha, sử dụng trên 1 triệu bóng. Tính chung cả 3 tỉnh, các hộ nông dân sử dụng hơn 6 triệu bóng tròn sợi đốt loại 60W để chiếu sáng kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ.

      Với số lượng đèn này, nhu cầu công suất đỉnh khoảng 252 MW. Công suất tiêu thụ này khá cao, vừa gây lãng phí điện năng vừa làm tăng chi phí cho nông dân. Đó là lý do mà EVN giao EVNSPC triển khai chương trình nói trên.

      Theo tính toán của ngành Điện, nếu các nhà vườn trồng thanh long thay bóng đèn sợi đốt bằng 2 triệu bóng đèn compact như mục tiêu trong giai đoạn đầu của chương trình, mỗi năm tiết kiệm hàng chục tỉ đồng tiền điện. Cùng với đó, ngành Điện giảm công suất đỉnh của hệ thống là 56 MW, góp phần bảo đảm cung cấp điện cho các tỉnh. Với số lượng đã thay thế 2 triệu bóng compact phục vụ chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ ở 3 tỉnh nói trên, mỗi năm tiết kiệm được 54.523 MWh, giá trị tiết kiệm tương đương hơn 82 tỷ đồng.

      Ông Nguyễn Văn Bến, chủ trang trại thanh long tại thị trấn Ma Lâm (huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận), chia sẻ: ‘Trước kia, tôi sử dụng bóng đèn sợi đốt thì cây thanh long ra rất nhiều bông và tốn nhiều điện. Vừa tốn tiền điện, tôi còn tốn công ngắt bỏ. Hiện nay, gia đình tôi đã chuyển sang dùng đèn compact, tiền điện hằng tháng giảm một nửa so với trước”.

      Tiếp tục thay 4 triệu bóng đèn compact

      Còn nhớ năm 2014, EVN tổ chức lễ phát động chương trình thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact tại TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Tại lễ phát động này, các công ty điện lực đã ký kết hợp đồng hợp tác với tỉnh đoàn, hội nông dân 3 tỉnh Bình Thuận, Long an, Tiền Giang để triển khai chương trình.

       

      Tiết kiệm vốn đầu tư lưới điện

      Theo EVNSPC, việc thay thế bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact giúp ngành điện tiết kiệm vốn đầu tư nguồn và lưới điện, tạo cơ hội để đầu tư cho các công trình cấp bách khác. Cụ thể hơn, nếu tính giá trị đầu tư bình quân 1,2 triệu USD/MW (tương đương 26,5 tỉ đồng) thì giảm áp lực đầu tư hoặc giãn tiến độ đầu tư công trình điện với giá trị tương đương 67 triệu USD (khoảng 1.475 tỉ đồng). Nhờ giãn tiến độ đầu tư trạm 110 kV và đường dây 22 kV nên giá trị tiết kiệm do giãn đầu tư là 5 tỉ đồng/năm.

         

      Để triển khai hiệu quả chương trình, các chính sách cũng đươc đưa ra, như hỗ trợ 1.000 đồng/đèn compact đối với các đoàn thể tham gia quảng bá, giới thiệu nội dung chương trình; hỗ trợ 2 mối nối/đèn compact tương đương 3.000 đồng cho nông dân; hỗ trợ nhân công thay đèn và lắp mối nối an toàn 1.500 đồng/đèn.

      Đặc biệt, để khuyến khích nông dân thay thế đèn compact, chương trình áp dụng chính sách thu hồi đèn sợi đốt với mức hỗ trợ 4.000 đồng/bóng sợi đốt. Cùng với đó, nhà cung cấp bóng đèn giảm giá đèn compact 10% so với giá thị trường (33.500 đồng) và áp dụng chính sách mua hàng trả chậm.

      Có thể nói việc hoàn tất số lượng hỗ trợ trên 2 triệu bóng đèn cho các hộ dân thành công nhờ sự vào cuộc đồng bộ của ngành Điện, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, cũng như có chính sách hỗ trợ kịp thời.

      Dù vậy hiện nay, vẫn còn nhiều hộ ngại thay thế bóng đèn compact. Lý do vì giá đèn compact cao hơn bóng đèn sợi đốt dẫn đến chi phí đầu tư ban đầu khá lớn. Do đó, ngành Điện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác phối hợp tuyên truyền, vận động, đồng thời nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp để khuyến khích nông dân hưởng ứng chương trình tiết kiệm điện, tiến tới thay dần bóng đèn compact trong chiếu sáng thanh long cũng như sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt.

      Ông Trần Viết Nguyên, Phó Ban Kinh doanh của EVN cho rằng hiện vẫn còn khoảng 4 triệu bóng đèn sợi đốt đang sử dụng trong vùng trồng thanh long của 3 tỉnh nói trên. Vì vậy, để thay mới, phủ kín bằng 4 triệu bóng đèn compact, EVN đề nghị các nhà sản xuất tiếp tục hỗ trợ giảm giá cho nông dân ít nhất 10%. EVN, EVNSPC tới đây cũng sẽ đẩy mạnh vận động người dân trồng thanh long chuyển đổi sang các sản phẩm tiết kiệm điện để góp phần giảm tình trạng thiếu điện tại khu vực miền Nam, bảo đảm an ninh năng lượng đất nước. 

    • Sai lầm cần tránh khi dùng đèn Led trong nông nghiệp

      Làm thế nào để tránh những sai lầm này? 

      Đèn Led nông nghiệp là loại đèn chuyên dụng sử dụng các bước sóng phổ giúp cây trồng quang hợp một cách tốt nhất. Đó là các bước sóng nằm trong dải từ 380 - 750 nanomet (nm), khác hoàn toàn so với đèn Led thông thường. Do vậy, ánh sáng của đèn Led nông nghiệp phát ra được cây trồng hấp thụ hoàn toàn, rất hữu ích cho cây trồng, đồng thời cũng đảm bảo lượng điện năng tiêu thụ hợp lý nhất.

      Để sử dụng đèn Led nông nghiệp mang lại hiệu quả cao và phát huy được giá trị “mặt trời nhân tạo”, ông Nguyễn Minh Công, chuyên gia tư vấn ánh sáng nhà vườn, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Green Vina (nhà phân phối đèn Led nông nghiệp nhãn hiệu Greenled) đã có tư vấn sau:

      Sai lầm thường gặp

      Cách sử dụng hiệu quả

      Với vườn đứng trong nhà:

      Sử dụng sai loại đèn Led, khiến cây trồng, rau, hoa mất màu, có hiện tượng tím lá cây cục bộ (nghĩa là màu sắc của đèn át mất màu xanh của lá cây)

       

      Nên thay thế loại đèn Led nông nghiệp được trang bị thêm công nghệ mô phỏng ánh sáng mặt trời, tránh tình trạng làm mất màu lá cây, hoa.

      Trong đó:

      - Với vườn đứng trồng hoa: Khoảng cách treo đèn lý tưởng nhất tính từ mặt lá cây đến đèn là 1m, tương ứng với diện tích mà đèn có thể chiếu được lên tường cây là 1m2. Thời gian chiếu đèn từ 12-14giờ/ngày.

      - Với vườn đứng trồng rau: Khoảng cách treo đèn từ 1,3 đến 1,5m, tương ứng với diện tích đèn có thể chiếu được lên cây là 1,5m2. Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

      Với vườn cây thủy canh:

      Sử dụng đèn Led không chuyên dụng khiến cây không quang hợp, không cho hoa, quả như mong muốn. 

      Nên sử dụng loại đèn Led được tích hợp ánh sáng 3 màu RGB (đỏ, xanh lá cây, xanh dương) đảm bảo cây vẫn quang hợp tốt trong môi trường thủy canh

      Thời gian chiếu đèn từ 10-12giờ/ngày.

      Đèn cần được bọc bằng một đầu nhựa chống thấm nước, tránh chạm mạnh khi tưới cây.

      Với vườn hoa và vườn cây ăn quả:

      Không phân biệt nhóm cây để chọn loại đèn và thời gian chiếu sáng phù hợp.

      Nên sử dụng đèn Led có bước sóng ánh sáng từ 620nm-660nm (ánh sáng đỏ), phục vụ quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây.

      Trong đó:

      - Với nhóm cây ngày dài (còn gọi là nhóm cây đêm ngắn): Tùy theo giống và tùy vào tuổi của cây, thời gian chiếu sáng cho cây có thể kéo dài từ 15-21 ngày mỗi đợt, trung bình là 3 đợt/năm. Thời gian chiếu sáng mỗi đêm là 5-7 tiếng (từ 22 giờ - 4 giờ sáng hôm sau). 

      - Với nhóm cây ngày ngắn (còn gọi là nhóm cây đêm dài): Nên lắp thêm chao đèn để tập trung ánh sáng tối đa lên cây, giảm số lượng đèn, bảo vệ tuổi thọ của bóng đèn, thời gian chiếu sáng mỗi đêm có thể rút ngắn dần từ 10 giờ xuống còn 4 giờ, 2 giờ/ngày, kéo dài 7-10 ngày.

      Sử dụng sai thời gian chiếu sáng cho vườn cây trong nhà khiến “tuổi thọ” của cây giảm, kém phát triển.

      Với vườn cây không có ánh sáng mặt trời, cần dùng loại đèn Led có hai bước sóng phổ cố định (thông thường là Xanh 460 nm và Đỏ là 660 nm).

      Thời gian chiếu sáng bổ sung cho cây từ 10-12h/ ngày.

    • EVN đẩy mạnh mô hình ESCO

      EVN sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình ESCO

      Những lợi ích kép

      Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN - cho biết, Tập đoàn đã triển khai thí điểm cung cấp dịch vụ tiết kiệm năng lượng theo mô hình ESCO từ năm 2014. Đến nay, EVN đã chính thức ký kết và triển khai 7 hợp đồng ở khu vực phía Nam với giải pháp được chọn là cung cấp hệ thống bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời quy mô công nghiệp.

      “Khi tham gia vào mô hình ESCO, DN sẽ được rất nhiều lợi ích như tận dụng được nguồn tài chính đầu tư ban đầu bởi các công ty dịch vụ ESCO đã cung cấp trọn gói, tổng thể từ khâu khảo sát, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng và chuyển giao công nghệ; tiết giảm được sản lượng điện… Nhờ vậy, giúp DN giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hình ảnh, thương hiệu của một DN thân thiện với môi trường” - ông Nguyên nhấn mạnh.

      Thực hiện mô hình ESCO, ngành Điện sẽ giảm bớt áp lực về vốn, giãn tiến độ đầu tư cho các công trình nguồn và lưới điện, giảm quá tải, sự cố, hư hỏng thiết bị điện trong quá trình vận hành, có điều kiện tốt hơn để hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm cung cấp điện ổn định cho khách hàng. Ở tầm vĩ mô, tiết kiệm càng nhiều điện sẽ tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nhất là trong bối cảnh nguồn nhiên liệu hóa thạch than, dầu khí đang dần cạn kiệt và những thách thức từ biến đổi khí hậu.

      Thống kê của EVN cho thấy, dù đã nỗ lực tuyên truyền và hành động cụ thể trong việc tiết kiệm điện, mỗi năm, cả nước mới chỉ tiết kiệm khoảng trên 2% tổng sản lượng điện thương phẩm. Đây là con số quá ít ỏi so với tiềm năng vốn có.

      Tiếp tục nhân rộng mô hình

      Theo ông Nguyên, mặc dù đánh giá được hiệu quả từ 7 dự án ESCO nhưng khi triển khai ở tất cả các tổng công ty điện lực, vẫn còn những khó khăn nhất định do mô hình quá mới, việc tiếp cận khách hàng không đơn giản. Hơn nữa, các giải pháp tiết kiệm năng lượng lại ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như: Bình nước nóng năng lượng mặt trời, điều hòa, hệ thống bơm, biến tần…; trong khi công tác truyền thông, tuyên truyền về ESCO đến DN, người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó là khó khăn về nguồn vốn vì vốn của EVN hiện chủ yếu dùng để phát triển hạ tầng điện, còn ESCO chỉ là dịch vụ gia tăng thêm.

      Mặc dù vậy, với tiềm năng của thị trường cũng như các lợi ích lớn từ mô hình ESCO mang lại, EVN sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển được mô hình này ra các tỉnh, thành phố khác, đặc biệt là khu vực phía Bắc. EVN cũng đã có chủ trương và giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị trực thuộc triển khai, mở rộng để cung cấp các dịch vụ, giải pháp theo mô hình ESCO. Hiện nay, các tổng công ty điện lực của EVN đang cố gắng thu xếp đủ nguồn vốn để thực hiện trong những năm tới.

      Để triển khai nhân rộng mô hình, ông Nguyên cho rằng, cần phải đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho DN, nhất là các đơn vị sản xuất quy mô công nghiệp, DN tiêu thụ sản lượng điện lớn. Bên cạnh đó, phải có sư hỗ trợ từ nhà nước thông qua cơ chế ưu đãi về tài chính…

      Ông Trần Viết Nguyên - Phó Trưởng Ban Kinh doanh EVN: Chúng tôi rất mong trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục ban hành những chính sách mới thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ các doanh nghiệp ESCO, trong đó có EVN, để cùng chung tay mở rộng thị trường, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

    • Bảo quản thiết bị điện tử trong mùa ẩm

      Phòng tránh trước...

      Đặt các thiết bị điện tử xa tường hoặc góc nhà ít nhất 10 cm, tạo thuận lợi cho không khí lưu thông, giúp thiết bị tản nhiệt tốt, bởi vào mùa nồm, tường nhà thường “đổ mồ hôi”. Với những mảng tường bị ẩm ướt và nấm mốc, cần sơn lại hoặc sử dụng giấy dán tường, hạn chế nấm mốc lan sang thiết bị điện.

      Không đặt trực tiếp các thiết bị điện tử xuống nền nhà. Cần kê cao, cách xa những vùng ẩm ướt. 

      Đặc biệt, trong mùa nồm, ẩm:

      * Nên để chế độ chờ - standby với một số thiết bị như tivi, amply, máy tính... khi sử dụng xong. Mặc dù việc không tắt hẳn nguồn sẽ gây tốn điện hơn, nhưng lại giúp máy sinh nhiệt, không bị ẩm.

      * Nên để các thiết bị điện tử nhỏ khác ở phía trên hoặc bên cạnh khi bật tivi hoặc bật máy tính, bởi hơi ấm từ thiết bị này sẽ giúp không khí xung quanh khô và an toàn hơn. Tuy nhiên, không để trong thời gian quá dài hoặc quá gần nơi phát sinh nguồn nhiệt của tivi, bởi có thể gây nóng giòn các vi mạch dẫn đến hỏng hóc. 

      * Nên bật khoảng 10 - 15 phút/ngày với những thiết bị ít sử dụng, giúp các bảng mạch không bị ẩm, bị hơi nước tấn công. 

      * Vệ sinh, lau chùi thường xuyên, tránh bị gỉ sét đầu giắc cắm, khớp nối kim loại hay ốc vít của thiết bị điện tử.

      * Một số thiết bị nhạy cảm với khí ẩm như máy ảnh, ống kính cần bảo quản trong các thiết bị chống ẩm. 

      * Điều hòa nhiệt độ nên bật ở chế độ khô để hút ẩm. 

      * Vào những ngày nắng lên, cần hạn chế mở cửa, vì hơi nước có thể bay vào nhà, gây hại thiết bị điện tử. 

      ... Xử lý sau

      Các thiết bị nhỏ như điện thoại, máy tính bảng, máy ảnh...: Bỏ vào tủ chống ẩm để một thời gian hoặc cho vào thùng gạo gia đình để hút ẩm. 

      Các thiết bị có kích thước lớn: Có thể bật điều hòa ở chế độ sấy khô hoặc dùng máy sấy. Nếu sử dụng máy sấy, nên để thiết bị nguội hẳn mới khởi động trở lại.

      Trường hợp đã xuất hiện tình trạng oxy hóa kim loại: Sử dụng khăn khô thấm cồn lau kỹ nhằm tránh vết gỉ lan rộng hơn.

      Các thiết bị xuất hiện tình trạng đọng nước, đổ mồ hôi: Sử dụng khăn khô lau sạch bề mặt.

      Các loại thiết bị có nắp đậy và dễ dáng tháo lắp: Mở ra và dùng máy sấy khô. Lưu ý, sấy ở mức độ nhẹ, tránh gây nóng làm hỏng các vi mạch. 
       

    • Hà Nội: Cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm hành lang lưới điện cao áp

      Điển hình, hồi 18h30 phút ngày 17/1, Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội phát hiện đơn vị đang di chuyển cây xanh trước cổng Bộ Công an (đường Phạm Văn Đồng) đã vi phạm hành lang bảo vệ tuyến cáp ngầm lộ 173 (Chèm - Nghĩa Đô - Mỹ Đình). Tại hiện trường, Công ty ghi nhận đoạn từ cột 31M - 33M bị trơ ống bảo vệ tuyến cáp ngầm nguy cơ cao gây tai nạn điện, gián đoạn cấp điện cho nhiều khu vực như: Quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân.

      Trước đó, vào lúc 17h30 phút ngày 17/1, Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn khi thực hiện kiểm tra quá trình thi công lắp đặt cống thoát nước trên địa bàn phường Phú La, quận Hà Đông. Đơn vị thi công là Công ty Cổ phần Xây dựng Giao thông Long Thành đã đào công trình, vi phạm vào hành lang bảo vệ tuyến cáp ngầm 110 kV lộ 176E1.4-E1.5 (Hà Đông - Thượng Đình) đoạn từ cột 1M - 4M làm trơ ống bảo vệ tuyến cáp ngầm.

      Để lại hậu quả nặng nề hơn là vụ vi phạm hành lang an toàn công trình lưới điện cao áp, xảy ra vào 11h50 phút ngày 1/1. Ông Kiều Văn Mạnh (Phùng Xá - Thạch Thất) đã tự ý chở gỗ tập kết trên đường giao thông dưới hành lang lưới điện cao áp 110 kV tại khoảng cột 100-101 tuyến đường dây 172 (từ Trạm 220 kV Xuân Mai - Trạm 110 kV Thạch Thất - Trạm 110 kV Sơn Tây - Trạm 110 kV Phùng Xá).

      Trong quá trình tập kết gỗ, ông Mạnh đã để xe cẩu vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện gây sự cố mất điện tuyến đường dây 110 kV cung cấp cho Thị xã Sơn Tây; huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất trong thời gian 23 phút.

      Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội cho biết, những vụ việc trên nếu không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả rất nặng nề cho lưới điện Thủ đô.

      Theo thống kê, trong năm 2016, lưới điện cao áp đã xảy ra 6 vụ vi phạm an toàn hành lang lưới điện, gây mất điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của người dân Thủ đô.

      Để hạn chế vi phạm, Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội đã tích cực tổ chức tuyên truyền, đồng thời tiến hành làm các ba-ri-e tại khoảng cột thấp có nhiều phương tiện qua lại; dựng biển báo an toàn tại các đường đi để các chủ phương tiện chú ý khi qua lại; làm rào chắn dọc tuyến đường dây cách pha ngoài cùng 4 m; in dán đề can cảnh báo vi phạm.

      Theo Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội, đối với các vụ vi phạm, sau khi lập hồ sơ hiện trạng, đơn vị đã báo cáo ngay các cấp có thẩm quyền đề nghị xử lý theo đúng quy định. Về lâu dài với yêu cầu cầu và mục tiêu cung cấp điện ổn định, liên tục an toàn rất cần các sở, ban, ngành, cấp chính quyền thành phố xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm công trình lưới điện theo đúng quy định của nhà nước.

    • Trà Vinh hỗ trợ gần 6.000 hộ nghèo và cận nghèo sử dụng điện an toàn

      Dự án nhằm hoàn thành tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 hỗ trợ hơn 1.700 hộ tại 12 xã thuộc 4 huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Kè và Duyên Hải.

      Giai đoạn 2 hỗ trợ gần 4.200 hộ tại các huyện Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, Tiểu Cần, Cầu Kè, Càng Long, thị xã Duyên Hải và thành phố Trà Vinh. Đến nay, các đơn vị bán điện đã thi công khắc phục tình trạng sử dụng điện nối đuôi cho hơn 680 hộ; dự kiến dự án hoàn thành vào Quý I/2017. 

      Công ty Điện lực Trà Vinh kéo điện về vùng nuôi tôm thuộc xã Đôn Xuân, huyện Duyên Hải 

      Các hộ nghèo và cận nghèo thuộc dự án được hỗ trợ toàn bộ chi phí lắp công tơ chính để sử dụng điện an toàn, như điện kế, dây dẫn điện, sứ cách điện, nhân công lắp đặt… 

      Theo Công ty Điện lực Trà Vinh, toàn tỉnh hiện có hơn 264.000 hộ sử dụng điện, đạt tỷ lệ 98,53%; trong đó, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện theo phương thức nối đuôi không an toàn, nhất là ở vùng nông thôn còn khá cao. Chỉ tính riêng các hộ do Công ty Điện lực Trà Vinh bán điện có hơn 11.000 hộ sử dụng điện nối đuôi. Đa phần các hộ sử dụng điện theo phương thức nối đuôi là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc nhà ở xa khu dân cư. 

      Ngoài việc sử dụng điện với giá cao hơn giá quy định, điều đáng lo ngại là việc đấu nối đuôi này rất nguy hiểm vì không theo tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn điện. Qua khảo sát các hộ sử dụng điện đấu nối đuôi không an toàn gồm các trường hợp như dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ không phù hợp với thiết bị sử dụng; dây dẫn điện quá hạn sử dụng; dây dẫn có nhiều mối nối, không bọc cách điện; dây dẫn không mắc sứ cách điện… 

      Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Nguyễn Trung Hoàng chỉ đạo Sở Công Thương và các đơn vị bán điện trong tỉnh tập trung tuyên truyền, vận động hộ dân không phát sinh hộ sử dụng điện nối đuôi không an toàn, đồng thời triển khai các dự án đầu tư, cải tạo lưới điện. 

      Công ty Điện lực Trà Vinh cũng đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng hỗ trợ 711 hộ lắp công tơ chính sử dụng điện an toàn; Công ty cổ phần Phát triển điện nông thôn dành 5,8 tỷ đồng hỗ trợ gần 3.000 hộ khắc phục sử dụng điện nối đuôi.

    • Tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp: Cần kết hợp giữa mềm dẻo, linh hoạt và kiên quyết

      Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương

      Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện truyền tải, đặc biệt trong mùa mưa bão, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và các công ty, đơn vị truyền tải điện đã thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp thông qua các hình thức như sử dụng xe lưu động gắn băng rôn, biểu ngữ diễu hành qua các thôn bản, xã có đường dây tải điện chạy qua; phát tờ rơi kêu gọi người dân chung tay bảo vệ lưới điện, dán poster tại UBND xã, trường học, chợ…

      Đồng thời, nội dung chính của các nghị định về bảo vệ an toàn lưới điện, các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện (HLBVATLĐ) cao áp còn được các đơn vị đưa lên các bảng lớn, đặt tại các trục đường chính có nhiều người tham gia giao thông. Trong quá trình kiểm tra tuyến, lực lượng công nhân truyền tải điện còn đến từng hộ dân sinh sống dọc theo hành lang đường dây để vận động ký cam kết bảo vệ an toàn hành lang lưới điện. 

      Đơn cử, Truyền tải điện Tây Bắc 2 (thuộc Công ty Truyền tải điện 1) đang quản lý và vận hành hơn 406 km đường dây 500 kV; 296 km đường dây 220 kV; 1 TBA 500 kV công suất 1.350 MVA và 2 TBA 220 kV với tổng công suất 750 MVA. Do địa bàn chủ yếu là các tỉnh miền núi khu vực Tây Bắc, vào mùa mưa bão rất dễ xảy ra lũ lụt, sạt lở đất làm cây ngã, đổ vi phạm HLBVATLĐ cao áp, nhất là tại một số xã, huyện thuộc các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. 

      Ông Thái Minh Thắng – Giám đốc Truyền tải điện Tây Bắc 2 cho biết, để đảm bảo vận hành an toàn lưới điện, trước mùa mưa bão, đơn vị đã thống kê các khu vực cây cao bên ngoài hành lang có nguy cơ ngã, đổ vào đường dây, từ đó, phối hợp với chính quyền địa phương và người dân chủ động chặt hạ. Đồng thời, Truyền tải điện Tây Bắc 2 còn liệt kê danh sách các hộ gia đình, chủ nhà vườn có mái tôn ở gần hành lang đường dây hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến đường dây, từ đó lập cam kết và phối hợp với chủ nhà gia cố mái tôn, đảm bảo không bị tốc mái khi xuất hiện giông lốc.

      Cũng theo ông Thắng, tại các tỉnh miền núi Tây Bắc còn có tình trạng người dân tự ý sử dụng dây cáp đi dưới hoặc gần hành lang đường dây để chuyển nông sản từ trên đồi cao xuống đường quốc lộ. Trong quá trình vận chuyển, các tuyến cáp này có khả năng bị đứt, vướng vào đường dây truyền tải điện gây sự cố hoặc làm gián đoạn cung cấp điện trên địa bàn, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng của người dân và những người trực tiếp sử dụng cáp. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến tại xã Song Pe, Mường Khoa thuộc huyện Bắc Yên, rải rác tại các xã của huyện Mường La, Yên Châu, tỉnh Sơn La.

      Vì vậy, Truyền tải điện Tây Bắc 2 đã làm việc trực tiếp với các chủ hộ gia đình có đường dây cáp, yêu cầu di dời hoặc cắt bỏ. Trường hợp các hộ gia đình không chịu hợp tác, Truyền tải điện Tây Bắc 2 đã phối hợp UBND các xã, huyện và Công an các cấp thực hiện các biện pháp cưỡng chế. “Mặc dù chúng tôi đã kiên quyết triển khai nhiều giải pháp, song tình hình vi phạm vẫn chưa được cải thiện. Thời gian tới, cán bộ, công nhân Truyền tải điện Tây Bắc 2 sẽ tăng cường kiểm tra tuyến, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp để hạn chế nguy cơ gây sự cố lưới điện, đặc biệt trước mùa mưa bão và mùa thu hoạch nông sản của người dân”, ông Thắng khẳng định.

      Công nhân truyền tải kiểm tra tuyến đường dây 

      Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt

      Trẻ trung, sáng tạo và nhiệt huyết, Đoàn thanh niên tại các đơn vị truyền tải chính là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức tuyên truyền về hành lang bảo vệ an toàn lưới điện đến nhân dân bằng nhiều hình thức linh hoạt. 

      Điển hình như tại Công ty Truyền tải điện 3 (PTC3), từ năm 2011 đến nay, Đoàn thanh niên Công ty luôn luôn xung kích, đi đầu trong các hoạt động tuyên truyền bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải trên địa bàn, để lưới điện truyền tải vận hành an toàn, ổn định, cung cấp điện cho phát triển kinh tế xã hội khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên.

      Bí thư Đoàn thanh niên Công ty Truyền tải điện 3 – Trần Việt Hùng cho biết, bên cạnh các hình thức tuyên truyền phổ biến như treo băng rôn, phát tờ rơi, áp phích, xe lưu động... Đoàn thanh niên PTC3 còn phối hợp với các trường học tại các địa phương - trong đó tập trung chủ yếu là thanh thiếu niên – đối tượng có khả năng thực hiện nhiều hành vi gây ảnh hưởng đến lưới điện như thả diều, bắn chim... để giới thiệu các quy định, nghị định về HLBVATLĐ cao áp, các hành vi vi phạm và biện pháp xử phạt trong các buổi chào cờ đầu tuần tại trường học. 

      Đoàn thành niên PTC3 còn chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, xã hội tổ chức các buổi giao lưu văn hóa, hoạt động xã hội, tặng quà cho người dân địa phương, kết hợp lồng ghép các chương trình tuyên truyền, giới thiệu về trách nhiệm của chính quyền và người dân địa phương trong việc bảo vệ an toàn lưới điện. 

      Đánh giá về hiệu quả của các hình thức tuyên truyền bảo vệ an toàn lưới điện thời gian qua, ông Hùng khẳng định: “Hiện nay, các sự cố về lưới điện trên địa bàn do PTC3 quản lý đã giảm nhiều, ý thức của người dân về HLBVATLĐ được nâng cao. Đoàn thanh niên PTC3 cũng nhận được sự hỗ trợ và đồng thuận rất lớn của chính quyền, người dân địa phương trong việc chung tay bảo vệ an toàn lưới điện”.

      “Tuyên truyền bảo vệ an toàn lưới điện” là nhiệm vụ lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì. Vì vậy, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, Đoàn thanh niên PTC3 sẽ tiếp tục phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt, phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể và người dân để chung tay bảo vệ an toàn lưới điện truyền tải, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định trên địa bàn”, ông Hùng nhấn mạnh. 

    • Báo động vi phạm an toàn lưới điện cao áp

      Theo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), địa bàn xảy ra các vụ vi phạm nhiều nhất tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Mặc dù đã có sự phối hợp giữa Ban quản lý dự án và các đơn vị truyền tải với chính quyền địa phương nhưng việc xử lý một số vi phạm vẫn chưa rốt ráo do còn nhiều bất cập trong chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.

      Tại địa bàn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2016,  cũng đã xảy ra 15 lượt sự cố đường dây lưới điện 110 kV ảnh hưởng lớn tới việc cung cấp điện tại một số quận, huyện. Bên cạnh nguyên nhân do thời tiết, hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân đã dẫn tới nhiều sự cố nghiêm trọng. 

      Ông Nguyễn Đình Thọ, Trưởng Ban An toàn EVNNPT cho biết, trên thực tế, nhiều hộ dân và chủ công trình đã nhận tiền đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng theo quyết định của UBND tỉnh, huyện quy định nhưng vẫn chưa di dời hoặc chưa thực hiện các cam kết di dời.

      Nhiều công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, đường đi, sân phơi quần áo, lán trại tạm… vẫn được người dân xây dựng tại những điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp. Các huyện Bình Chánh và Củ Chi (TPHCM), Bình Dương, Vũng Tàu là những địa phương còn tồn tại nhà ở, công trình vi phạm trong hành lang an toàn.

      Số liệu của Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) cũng cho thấy, số vụ sự cố và tai nạn điện ngoài dân trong 6 tháng đầu năm 2016 đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, liên quan đến lưới điện 110 kV, đã xảy ra 12 sự cố, tăng 9 vụ so với cùng kỳ năm 2015. Đối với lưới điện 22 kV xảy ra 37 sự cố, tăng 6 vụ so với cùng kỳ năm 2015 và gây ra 10 vụ tai nạn điện làm 3 người chết và 10 người bị thương.

      Người dân làm nhà và sinh sống ngay dưới đường dây 220 kV, vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao thế nghiêm trọng

      Đủ hình thức vi phạm

      Không chỉ vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp, những người vi phạm còn tìm mọi cách chống đối, thậm chí tấn công cả lực lượng chức năng. Sự việc lực lượng chức năng ở Bình Dương bị nhóm người dùng gạch đá tấn công khiến 4 cán bộ bị thương ngày 12/10 khi tiến hành cưỡng chế giải tỏa  khu chợ tự phát dưới hai đường điện 500 kV là trường hợp điển hình.

      Theo ông Đoàn Hồng Tươi, Phó Chủ tịch UBND thị xã Tân Uyên (Bình Dương), chợ tự phát nằm ngay dưới 2 đường điện cao thế 500 kV tại phường Tân Hiệp. Lực lượng chức năng đã nhiều lần yêu cầu chủ đất không được tổ chức họp chợ do gây nguy hiểm an toàn điện, nhất là vào mùa mưa, nhưng không được chấp hành.  Khi UBND thị xã Tân Uyên tiếp tục giải tỏa khu chợ liền bị một số người dùng gạch, đá ném khiến 4 người là dân quân, dân phòng phường Tân Hiệp phải nhập viện.

      Theo đại diện Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4), công ty hiện quản lý vận hành hơn 6.383 km đường dây, 45 trạm biến áp với tổng công suất 28.665 MVA, lưới điện truyền tải từ 220 KV đến 500 KV trên phạm vi 19 tỉnh, thành khu vực phía Nam. Theo PTC4, tình trạng vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp dẫn đến nguy cơ sự cố lưới điện trên toàn hệ thống đang là vấn đề rất đáng lo ngại.

      Cụ thể, các tuyến đường dây thuộc khu vực ĐBSCL đi qua nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cùng với mật độ lưu thông của các phương tiện tàu, bè, sà lan, xáng cạp dày đặc nhưng người điều khiển phương tiện thường chủ quan, không thực hiện theo bảng cảnh báo an toàn điện dẫn đến vi phạm khoảng cách an toàn, gây sự cố cho lưới điện quốc gia. 

      Trong khi đó, một số khu vực tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai thường xảy ra tình trạng một số người dân đốt ong trong vườn tràm, đốt nương rẫy hoa màu sau mỗi vụ thu hoạch, nhất là những rẫy mía trồng gần và trong hành lang lưới điện cao áp. Thêm vào đó, một số hộ dân trồng cây cao su, cây ăn trái do không chặt tỉa, các cành cây phát triển cao có nguy cơ ngã đổ vướng vào đường dây cao thế trong mùa mưa bão…

      Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đang quản lý vận hành 7.419,62 km đường dây 500 kV, 15.763,44 km đường dây 220 kV, 126 trạm biến áp 500 kV và 220 kV.

      Do đặc điểm tuyến đường dây đi qua nhiều khu vực đô thị, khu dân cư, rừng núi, sông ngòi... nên tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp.

       

    • Quảng Ninh: Khắc phục xong sự cố điện do máy cẩu kéo đổ cột điện trung áp

      Ông Tân cho biết thêm: Nguyên nhân được xác định do lái máy cẩu thi công trên đoạn đường đó bất cẩn để cần múc kéo vào đường điện dẫn đến vụ việc trên.

      Hậu quả, đường dây điện bị đứt, 1 vị trí cột điện đôi bị gãy, nghiêng  2 vị trí cột, rạn 1 ví trị cột đôi,10 trạm biến áp của ngành Điện và 10 trạm biến áp của khách hàng phải dừng hoạt động, rất may không có thiệt hại về người.

      Cũng theo ông Tân, ngay sau khi sự việc xảy ra, người lái máy xúc cùng đại diện đơn vị sở hữu phương tiện đã có mặt tại hiện trường, nhận trách nhiệm và cùng với ngành Điện khắc phục sự cố. Đến 21h30 phút ngày 13/10, Công ty Điện lực Quảng Ninh đã khắc phục xong sự cố, cấp điện trở lại cho khách hàng.

      Hiện nay, cơ quan chức năng đã lập biên bản sự việc, tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân sự và yêu cầu đơn vị gây thiệt hại đền bù theo đúng quy định.

       

    • Bảo vệ an toàn lưới điện cao áp: Chống cháy trong và ngoài gần hành lang

      Nguy cơ cao

      Các tỉnh Tây Nguyên đang chuẩn bị bước vào mùa khô nên nguy cơ cháy rất cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ an toàn lưới điện cao áp của đơn vị truyền tải trong khu vực cũng như đe dọa đến việc đảm bảo cung cấp điện của hệ thống điện Quốc​ gia.​​

      Công ty Truyền tải điện 3 (Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia) cho biết, quản lý lưới điện 9 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên nên đặc thù thời tiết có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

      Chống cháy tại vị trí 12- 13 đường dây 220 kV Hạ Sông Ba – Tuy Hòa

      Trong đó, mùa khô của các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rất cao như: Cháy rừng phòng hộ; rừng trồng; cháy do tập quán canh tác của người dân tộc; cháy do đốt lá mía....

      Trong khi đó, đây là vùng có số lượng lớn dân di cư đến cũng như là vùng người dân tộc thiểu số nên việc đốt rừng làm nương rẫy là tập quán canh tác từ lâu và nhu cầu mưu sinh. 

      Trên thực tế, trong những năm qua đã xảy ra một số sự cố lưới điện cao áp mà nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, cháy cây trồng trong và ngoài gần hành lang lưới điện.

      Có những tháng mùa khô cả khu rừng xảy ra rất nhiều đám cháy nhất là từ phía ngoài sau đó lan vào gần và trong hành lang an toàn lưới điện.

      Chính quyền cũng như các cơ quan liên quan đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, ngăn chặn nhưng kết quả còn hạn chế nhất là khu vực tỉnh Đắk Lắk. Việc khai thác, đốt gỗ lấy than trong các khu rừng phòng hộ vẫn chưa thể kiểm soát hoặc do nhiều lý do dễ tạo ra những đám cháy lớn nhất là rừng bạch đàn, keo.

      Một nguyên nhân nữa là trên địa bàn Công ty quản lý có những vùng nguyên liệu mía diện tích lớn kéo dài vài chục km trên một đường dây, thời gian dễ cháy tập trung từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm là những tháng thu hoạch mía.

      Người dân sau khi thu hoạch lá mía chủ yếu đốt nên nếu gặp gió lớn dễ cháy sang cả ruộng mía khi đó tạo nên những đám cháy rất lớn nếu gần đường dây nguy cơ gây sự cố rất cao. 

      Theo ông Hoàng Xuân Phong, Giám đốc Công ty Truyền tải điện 3, nếu đền bù để chặt cây mía, cây trồng trong và ngoài gần hành lang thì khối lượng rất lớn.

      Chỉ tính chi phí đền bù cho mỗi vùng nguyên liệu mía cho một đường dây cũng xấp xỉ chục tỷ đồng. Có những vùng dân họ không chấp nhận đền bù tạo "hành lang trắng" hoặc thay đổi cây trồng vì cây mía là thích hợp và hiệu quả nhất.

      Trong khi đó, lực lượng quản lý vận hành chỉ đủ làm công tác sửa chữa, bảo dưỡng  chặt tỉa cây ngoài hành lang an toàn lưới điện nên tổ chức canh trực, giúp dân thu hoạch, xử lý nguy cơ cháy trong thời gian dài hết sức khó khăn.

      Mặt khác, trang bị phương tiện cho công tác khống chế, dập đám cháy chưa có mà chủ yếu sử dụng phương pháp thô sơ như dùng cây đập vào đám cháy, dùng xẻng xúc đất….

      Đặc biệt, vùng có nguy cơ cháy là vùng khô hạn nên để có nguồn nước chữa cháy là rất khó khăn.

      Giải pháp thiết thực

      Để chủ động trong công tác chống cháy mùa khô hành lang tuyến năm 2016, ông Nguyễn Văn Tuyến, Phó phòng An toàn, Công ty Truyền tải điện 3 cho biết, ngay từ cuối năm 2015, Công ty đã chỉ đạo các đơn vị Truyền tải điện thực hiện quyết liệt và đồng bộ 2 nhóm giải pháp đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên nguyên tắc chủ động giảm tối đa nguy cơ cháy có khả năng gây sự cố đường dây.

      Theo đó, lãnh đạo Công ty và đơn vị làm việc trực tiếp với chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo bảo vệ an toàn lưới điện cao áp các tỉnh  Khánh Hoà, Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai...; làm việc với các nhà máy đường, trạm thu mua nông vụ để ưu tiên thu hoạch trước các ruộng mía trong và gần hành lang an toàn đường dây, giảm nguy cơ cháy từ những ruộng mía này.

      Bên cạnh đó, Công ty ký cam kết với các Lâm trường, Nông trường, Ban Quản lý rừng phòng hộ, UBND thị trấn, UBND xã và từng hộ dân sinh sống dọc theo đường dây, các hộ có đất, rẫy, ruộng mía dưới các tuyến đường dây tiến hành chặt phát, thu dọn, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.

      Các Truyền tải điện hỗ trợ công kể cả thuê nhân công giúp dân thu hoạch, vận chuyển mía, xử lý lá mía sau khi thu hoạch. Đồng thời huy động lực lượng tổng kiểm tra, phát quang, dọn thực bì, đốt có kiểm soát ... để giảm tối đa nguy cơ cháy. 

      Theo ông Nguyễn Văn Tuyến, với tổng số khoảng cột phải xử lý chống cháy là 1.706 khoảng cột, chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, Công ty đã xử lý dứt điểm tồn tại của các khoảng cột này.

      Ở những cung đoạn có nguy cơ cháy cao tiếp tục cử cán bộ công nhân canh trực liên tục; kết hợp tuyên truyền, giám sát phát hiện kịp thời các đám cháy để có phương án xử lý kịp thời, kể cả phương án khẩn cấp là đề nghị Điều độ cô lập đường dây khi có cháy lớn vào gần đường dây không kiểm soát được.

      Cùng với đó, các đơn vị tiếp tục tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ dân sinh sống gần các tuyến đường dây thực hiện công tác phòng, chống cháy rừng, thực hiện bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện.   

      Trên cơ sở phương án chống cháy hành lang tuyến mùa khô năm 2016 của các Truyền tải điện trực thuộc đã lập, Công ty đã yêu cầu các đơn vị lập lịch cụ thể trong các tháng mùa khô (các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau, các tỉnh Duyên hải miền Trung từ tháng 1 đến hết tháng 7) kiểm tra, tổ chức phát quang các cây trong hành lang, chủ động khoanh vùng, thu gom và đốt có kiểm soát cây khô, thực bì hoặc thu dọn, giảm tối đa nguy cơ cháy.

      Đối với những khu vực xung yếu tại những thời điểm có nguy cơ cháy cao  (nhất là với cây mía), lập lịch cử cán bộ, công nhân trực canh nhằm phát hiện sớm đám cháy để triển khai phương án xử lý thích hợp như huy động lực lượng, phương tiện dập tắt hoặc khống chế đám cháy.

      Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng khoảng cột, huy động nhân lực chặt cây nhất là các cây rừng không có giá trị như tre , lồ ô... mở rộng thêm hành lang chống cháy.

      Đối vùng nguyên liệu mía, với khoảng cột nguy cơ cháy cao có thể hỗ tiền cho nông dân do phải thu hoạch mía sớm chưa đủ trữ đường.

      Trong trường hợp đặc biệt có thể mua cả ruộng mía dưới hành lang nếu xét thấy có nguy cơ cháy cao gây sự cố. Năm nay, Công ty đã bổ sung công tác sửa chữa lớn nâng cao khoảng cách pha – đất đường dây 220 kV Krôngbuk – Nha Trang được 6 khoảng cột, đoạn đi qua vùng nguyên liệu mía các khoảng cột này có độ võng thấy nơi đã xảy ra sự cố do nguyên nhân cháy mía năm 2015.

      Đối với các rừng trồng, rừng phòng hộ ngoài gần hành lang, các Truyền tải điện thuê nhân công, phương tiện thực hiện các biện pháp chống cháy phù hợp với điều kiện cụ thể từng khoảng cột đảm bảo hạn chế tối đa nguy cơ cháy lan từ ngoài hành lang rừng trồng, rừng phòng hộ vào hành lang tuyến. Đồng thời hỗ trợ lực lượng kiểm lâm, chủ rừng dọn thực bì, chặt đốt có kiểm soát.

      Công ty Truyền tải điện 3 cho biết, từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016 mặc dù thời tiết nắng nóng và khô hạn gay gắt nhưng trong phạm vi Công ty quản lý không có sự cố do nguyên nhân vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

      Hiện nay Công ty vẫn tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp chống cháy trong và ngoài gần hành lang lưới điện, phấn đấu trong năm 2016 không để xảy ra sự cố lưới điện do cháy hành lang tuyến gây ra.

    • Hãy cảnh giác tai nạn điện mùa mưa bão!

      Điện lực tuyên truyền cho người dân về đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão - ảnh: Ngọc Tuấn

      Cuối tháng 9/2015, sau một cơn mưa lớn, nam sinh Phạm Tiến Dũng, lúc đó là học sinh lớp 9 của Trường THCS An Hưng (An Dương, Hải Phòng), lội qua sân trường đang ngập nước sâu khoảng 10 cm để vào lớp học đã bị điện giật chết. Nguyên nhân sau đó được xác định do dây điện tại sân cầu lông nằm ngay trước cửa phòng học bị hở, điện gây tai nạn.

      Đó là một trong những tại nạn thương tâm, cảnh báo nguy hiểm tiềm ẩn do rò điện trong quá trình sử dụng điện sinh hoạt của người dân khi xảy ra mưa lớn, ngập úng. 

      Hệ thống điện trong nhà dân, doanh nghiệp, các đơn vị, tổ chức thường “muôn hình vạn trạng”, trong đó những thói quen sử dụng điện như đặt ổ cắm điện ngay trên nền nhà, xưởng, lắp đặt bảng điện ở vị trí thấp để dễ sử dụng. Đây chính là tác nhân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khi xảy ra mưa bão, úng, ngập, nhất là những đường dây đã sử dụng lâu năm khi tường nhà trở nên ẩm ướt.

      Chia sẻ về công tác phòng chống tai nạn điện trong mùa mưa bão, ông Nguyễn Anh Vũ – Trưởng Ban Quan hệ cộng đồng Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) cho biết: Những ngày qua tại TP. Hồ Chí Minh liên tiếp xảy ra mưa giông lớn, gây ngập nhiều khu vực và trong nhà dân. Dự báo, trong những ngày tới, mưa lớn sẽ còn tiếp tục. Tổng công ty đã nhanh chóng phát đi cảnh báo người dân đề phòng nguy cơ rò điện do nhà ngập nước. Ngay sau cơn mưa lớn chiều tối 26/9, những biện pháp phòng, tránh tai nạn rò điện do mưa lớn, úng ngập đã được phát trên Đài tiếng nói nhân dân TP. HCM và các kênh truyền thông khác để phổ biến rộng rãi cho người dân thực hiện.  

      Theo ông Nguyễn Đăng Thiện – Phó Trưởng Ban An toàn, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), trong gia đình nên lắp đặt bảng điện, ổ cắm điện ít độ cao 1m trở lên so với nền nhà. Bên cạnh đó, mỗi người, mỗi nhà cũng cần thiết phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản về sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão. "Trước mùa mưa bão hằng năm, các đơn vị điện lực quận, huyện luôn chủ động tuyên truyền, phát tờ rơi phổ biến những kỹ năng cơ bản này tới khách hàng" – ông Thiện cho hay.

      Khi xảy ra mưa lớn, úng ngập, EVNHCMC khuyến cáo khách hàng sử dụng điện:

      * Nên:

      - Rút các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm điện.

      - Ngắt nguồn điện (mở cầu dao, CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột).

      - Bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB).

      - Cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn.

      - Tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết và lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã (đổ), dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ,...  và báo ngay cho ngành Điện để xử lý kịp thời

      * Không nên:

      - Trú mưa tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.

      - Chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao.

      - Lên sân thượng, mái nhà – nơi có đường dây điện băng qua.

      - Tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị ngoài trời. 

      (Nguồn: EVNHCMC)

       

    • Ngăn chặn tai nạn điện mùa mưa bão

      Nguy cơ từ các “mạng nhện”

      Hàng năm, trên địa bàn TP xảy ra hàng trăm trường hợp cháy điện đường, nhất là vào mùa mưa. Như năm 2015, TP xảy ra 76 vụ cháy điện đường và gần trăm trường hợp cháy điện đường khác nhưng người dân tự dập tắt. Trong đó, mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) xảy ra 55/76 vụ.

      Hầu hết các vụ cháy điện đường được phát hiện kịp thời và dập tắt nhanh chóng do đó gây thiệt hại không lớn. Tuy nhiên, với đặc điểm mạng lưới điện, dây viễn thông ở TP như “mạng nhện bủa vây” các căn nhà, cơ sở cho nên luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy lan, cháy lớn và đe dọa sự an toàn của người dân.

      Theo các chuyên gia, sở dĩ mùa mưa mạng lưới điện hay xảy ra sự cố cháy nổ bởi tình trạng “mạng nhện” bít bùng cột điện hiện nay trên các tuyến đường. Các mối nối dây điện, dây viễn thông vừa rối rắm vừa không đảm bảo kỹ thuật hoặc bị tác động của thời tiết, con người dẫn đến vị trí đấu nối tiếp xúc kém làm phát sinh nhiệt và phóng tia lửa, thậm chí chạm chập gây cháy nổ.

      Ngoài ra, với việc sử dụng dây điện, tủ điện, cầu dao, biến thế… của người dân chưa đảm bảo chất lượng, không định kỳ bảo dưỡng, thay thế hay dùng điện quá tải cũng là nguyên nhân của sự cố điện. Đặc biệt vào mùa mưa, nước mưa chứa axit trở thành chất dẫn điện và khi tiếp xúc các mối nối, vị trí dây dẫn bong hở vỏ bọc hoặc bản mạch điều khiển… khiến chạm chập, phóng điện làm sự cố cháy nổ điện xảy ra nhiều hơn.

      Cháy điện đường Trần Xuân Soạn, quận 7 ngày 9/5/2016 

      Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa

      Để kéo giảm tình trạng cháy nổ điện đường cũng như tạo mỹ quan đô thị, EVNHCMC đã tiến hành nhiều giải pháp tích cực để thu gọn, ngầm hóa các mạng lưới điện.

      Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Điện lực TPHCM cho biết, để đảm bảo an toàn điện trong mùa mưa bão, ngay từ đầu năm Tổng công ty Điện lực TP đã thường xuyên thực hiện công tác phòng, chống thiên tai. Trong đó, về giải pháp kỹ thuật thì đã tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) cho các đơn vị trực thuộc theo quy định. Giao các đơn vị liên hệ và thực hiện phương án cấp điện ưu tiên cho các phụ tải quan trọng: Các đơn vị chỉ đạo, chỉ huy, cảnh báo, dự báo thông tin liên lạc, các trạm bơm, máy bơm chống ngập, chống úng; tổ chức kiểm tra công tác PCTT&TKCN tại đơn vị và tổ chức diễn tập phương án PCTT&TKCN trước mùa mưa bão.

      Ngoài ra, đơn vị cũng đã chủ động, phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan trong phòng chống thiên tai (mưa, bão, ngập lụt, triều cường…) trong công tác quản lý vận hành hệ thống điện.

      Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và sửa chữa những khu vực ngập úng, khu vực cấp điện quan trọng để kịp thời sửa chữa ngay những bất thường khi phát hiện. Trong quá trình ngầm hóa lưới điện phải xét đến điều kiện thời tiết cực đoan khi thiết kế lắp đặt các bộ phận, thiết bị mang điện để đảm bảo không bị thấm nước, ngập nước…

      Giao các đơn vị tổ chức kiểm tra các tuyến đường dây, thiết bị điện trên lưới; khắc phục, xử lý ngay các nguy cơ cột điện bị nghiêng, bị ngã đổ (đặc biệt các vùng đất yếu: Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức, Quận 9…).

      Về giải pháp tuyên truyền, theo ông Phạm Quốc Bảo, hàng năm EVNHCMC tổ chức in ấn và phát hơn 1.900.000 cuốn “Cẩm nang sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”, trong đó có lồng ghép nội dung tuyên truyền về “Đề phòng tai nạn điện có thể xảy ra khi mưa, bão, ngập lụt trên địa bàn TPHCM” để phổ biến đến khách hàng sử dụng điện.

      Ngoài ra, Tổng công ty Điện lực TPHCM đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, đài truyền thanh để tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền “Đề phòng tai nạn điện có thể xảy ra khi mưa bão, ngập lụt trên địa bàn TPHCM” trên địa bàn quản lý.

      Để phòng tránh các tai nạn điện có thể xảy ra, Cảnh sát PC&CC TP, Tổng công ty Điện lực TPHCM khuyến cáo khách hàng sử dụng điện và nhân dân khi mưa, bão, ngập lụt phải hết sức quan tâm, thực hiện:

      - Không đứng trú mưa ở tại chân cột điện, dưới mái hiên trạm biến áp.

      - Không chạm trực tiếp vào cột điện, dây nối đất, dây chằng cột điện, thùng điện kế, thùng cầu dao…

      - Không lên sân thượng, mái nhà (nơi có đường dây điện băng qua).

      - Không tự ý sửa chữa đường dây, thiết bị điện ngoài trời.

      - Nên ngắt nguồn điện (mở cầu dao, CB) nếu khu vực trong nhà bị ngập nước hoặc bị mưa làm ướt sàn (tạt, dột).

      - Nên bố trí chỗ lắp đặt đường dây dẫn điện, ổ cắm điện, thiết bị sử dụng điện trong nhà cao hơn mức nước thường ngập lụt, ẩm ướt; lắp thiết bị đóng, cắt có tính năng chống rò điện phù hợp (ELCB).

      - Nên cắt nguồn điện cung cấp cho các thiết bị sử dụng điện lắp đặt ngoài trời (các bảng hiệu, bảng quảng cáo…) khi trời mưa to, gió lớn.

      - Nên tránh xa, cảnh báo cho mọi người xung quanh biết và lập rào chắn khi phát hiện cột điện ngã (đổ), dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ,... và báo ngay cho Trung tâm Chăm sóc khách hàng 1900545454 của Tổng Công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh để thông báo xử lý kịp thời.

      - Điện báo số 114 (Cảnh sát PCCC - Cứu nạn, cứu hộ TPHCM) khi có tai nạn điện xảy ra.

    • PC Quảng Nam: Phát hiện, xử lý 279 trường hợp sử dụng điện sai mục đích

      Thực hiện quy định của Nhà nước, PC Quảng Nam đã chỉ đạo các đơn vị Điện lực trực thuộc thường xuyên kiểm tra, rà soát, kịp thời phát hiện những trường hợp áp giá sai hoặc những hộ sử dụng điện có hành vi gian lận về giá điện xử lý truy thu tiền điện cho Nhà nước.

      Việc kiểm tra, áp giá và xử lý kiên quyết đối với gian lận về giá điện đã góp phần tạo sự công bằng trong sử dụng điện, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và đúng pháp luật.

      Theo Khoản 2, Điều 30 Thông tư số: 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công Thương quy định: Bên mua điện sử dụng điện sai mục đích có mức giá cao hơn mức giá đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bán điện khoản tiền chênh lệch giá trong thời gian vi phạm mục đích sử dụng điện, cộng với lãi suất của khoản tiền chênh lệch giá do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không xác định rõ thời điểm vi phạm mục đích sử dụng điện thì thời gian được tính là 12 tháng.

    • Nạn trộm đất ở Quảng Trị: Nguy cơ gãy đổ cột điện cao thế

      Nguy hiểm rình rập

      Khu đô thị Nam sông Vĩnh Phước được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch 200 ha đất nằm trên địa phận xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong (Quyết định 549 ngày 30/3/2009). Trong đó 67,8 ha đất được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư chi tiết khu đô thị theo Quyết định 1907 ngày 18/9/2014. Thế nhưng, từ cuối năm 2014 đến nay, nhiều cá nhân và doanh nghiệp lợi dụng việc chính quyền chưa đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị này nên đào trộm đất đưa đi nơi khác san lấp xây dựng các công trình.

      Vô cùng nguy hiểm khi đất áp dưới chân cột điện cao thế bị đào trộm

      Khu vực đồi đất bị múc trộm chỉ nằm cách hành lang tuyến đường Hùng Vương nối dài giữa phường Đông Lương (TP Đông Hà) với xã Triệu Ái của huyện Triệu Phong chừng 5-6 m.

      Theo quy định của Chính phủ, đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao thế 110 kV, khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn điện đến các phương tiện đang hoạt động trong hành lang lưới điện là 6 m. Song tại khu vực đồi này, việc múc đất trong một thời gian dài tạo ra những hố lớn có chiều ngang hơn chục mét. Có cột điện cao thế bị khoét gần trọn đất xung quanh, chỉ còn lại  khoảnh nhỏ dưới chân cột, có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

      Theo Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị, ngoài việc gây mất an toàn đường dây điện cao thế, nguy hiểm ảnh hưởng tính mạng cư dân xung quanh thì hàng nghìn khối đất bị đưa đi để lại những hầm hố nham nhở gây khó khăn trong việc san ủi tạo mặt bằng cho xây dựng Khu đô thị Nam sông Vĩnh Phước nay mai. Và lúc đó phải bỏ ra tiền tỷ để đưa đất từ nơi khác về thay thế cho số đất bị mất đi.

      Hậu quả khôn lường

      Điều lạ là đất bị xúc trộm, nguy cơ mất an toàn hành lang lưới điện rất cao nhưng cho đến nay, giải pháp duy nhất được các ngành chức năng đưa ra chỉ mới là đặt biển cấm khai thác đất. Trong khi đó việc xử lý các hành vi khai thác đất trái phép như thế nào vẫn chưa có biện pháp cụ thể.

      Phó giám đốc phát triển quỹ đất tỉnh Quảng Trị, ông Phan Đăng Hải cho hay, việc khai thác đất trái phép ở Khu đô thị Nam sông Vĩnh Phước diễn ra khá lâu song vẫn chưa được xử lý triệt để và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

      “Việc khắc phục, lấy lại mặt bằng cho khu đô thị khi khởi công xây dựng cũng tốn kém hàng chục tỷ đồng. Chẳng hạn khối lượng đất  đã bị đào trộm, nếu đắp lại phải vận chuyển ở mỏ đất từ Cam Tuyền cách xa khoảng 15 km và giá thành 1 m3 đất khoảng 200.000 đồng, chưa tính chi phí san lấp, đầm chặt. Chúng tôi mong muốn UBND tỉnh cần tiếp tục yêu cầu các cơ quan chức năng sớm kiểm tra, ngăn chặn hành vi khai thác đất trái phép nhằm bảo vệ dự án khu đô thị này”, ông Hải nói.

      Ông Hoàng Quốc Ân, Quản đốc Phân xưởng đường dây, Chi nhánh Lưới điện cao thế Quảng Trị cho biết: “Trong quá trình khai thác đất nhiều đơn vị đã xâm phạm hành lang an toàn lưới điện cao thế, sát với chân móng cột điện nên có nguy cơ gây sạt lở, sập cột điện. Chúng tôi đã nhắc nhở, ngăn chặn nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn”.

    • Cảnh giác nguy cơ cháy nổ do chập điện trong mùa mưa

      Những cơn mưa đầu mùa đã khiến không khí tại TP Hồ Chí Minh dịu mát trở lại nhưng lại báo hiệu những nguy cơ cháy nổ xảy ra trong thời điểm này.

      Đơn cử là vụ cháy hơn 5 giờ đồng hồ tại Nhà máy sản xuất nệm Vạn Thành (QL22, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) trưa 27/5 khiến 12.000 m² nhà xưởng cùng nhiều máy móc, nguyên vật liệu, sản phẩm thành phẩm ra tro, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng…

      Đại tá Nguyễn Văn Băng, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị phải huy động 36 xe chữa cháy chuyên dụng, 315 cán bộ chiến sĩ của các Phòng Cảnh sát PCCC các quận: 6, 12, Tân Phú, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, cộng thêm lực lượng tại chỗ và người dân với số người tham gia chữa cháy lên đến con số hơn 1.000 người, sau hơn 5 giờ mới khống chế được đám cháy. 12.000 m² nhà xưởng trên diện tích 50.000 m² nhà xưởng bị cháy rụi, đổ sập.

      Hiện trường vụ cháy tại Nhà máy nệm Vạn Thành

      Thiệt hại từ vụ cháy vô cùng lớn. May mắn là các khu vực khác như 2 nhà xưởng, 2 kho hóa chất, 23 bồn chứa mủ cao su (mỗi bồn chứa 28 tấn) được bảo vệ an toàn.

      Trước khi Nhà máy nệm Vạn Thành bị cháy, cảnh sát PCCC TP Hồ Chí Minh đã phải triển khai chữa cháy nhiều nhà xưởng, công ty trên địa bàn TP Hồ Chí Minh mà nguyên nhân là do nắng nóng gay gắt, dây dẫn điện trong khu vực công ty, nhà xưởng do các công ty này quản lý bị ảnh hưởng, bị bong tróc vỏ nhựa nên gặp nước mưa dễ gây chạm chập, phát nổ

      Những lần theo đoàn kiểm tra công tác PCCC tại các nhà máy, xưởng sản xuất, chúng tôi ghi nhận, hàng hóa tại các nhà xưởng, công ty chất đống, đặt cạnh nguồn điện nên dễ dàng xảy ra cháy lớn khi sự cố chập điện xảy ra.

      Nhiều nhà xưởng còn sử dụng hệ thống dây trần (không vỏ cách điện), hệ thống dây điện không đảm bảo chất lượng, cầu dao bị nứt, vỡ vỏ nhựa hoặc bị gỉ, sét. Khu vực chứa hóa chất, chất dễ cháy nằm dưới hệ thống điện, đường dây điện giăng mắc bừa bãi, dây cũ đã biến đổi màu hoặc bong tróc, lắp đặt hệ thống điện không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật….

      Với tình trạng này, sau những ngày nóng gay gắt và những cơn mưa lớn đầu mùa đang diễn ra, hệ thống điện tại các nhà máy, nhà xưởng, công ty dễ dàng bị va chạm dẫn đến chập điện và gây ra cháy nổ.

      Theo Trung tá Nguyễn Đức Vinh, Phó phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh, chỉ trong quý 1 năm 2016, có  3.032 trường hợp vi phạm các quy định về an toàn PCCC được các đơn vị của Cảnh sát PC&CC TP Hồ Chí Minh lập biên bản, xử phạt hành chính.

      Với số trường hợp vi phạm này cho thấy ý thức PCCC của doanh nghiệp, cơ sở, người dân còn quá thấp. Thời điểm nắng nóng kéo dài và những cơn mưa lớn đầu mùa, nếu không nêu cao ý thức phòng ngừa “bà hỏa” thì nguy cơ cháy nổ tại các cơ sở, nhà xưởng, xí nghiệp diễn biến rất phức tạp gây hậu quả khó lường.

    • EVNSPC: Giảm vi phạm hành lang an toàn lưới điện

      Vẫn còn những tai nạn thương tâm

      Thời gian qua, EVNSPC đã ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiều giải pháp củng cố công tác bảo vệ hành lang an toàn lưới điện (ATLĐ) cao áp; đồng thời gửi văn bản đến các tỉnh thành đề nghị hỗ trợ ngành điện thực hiện mục tiêu kéo giảm số vụ vi phạm hành lang ATLĐ cao áp và ngăn ngừa tai nạn điện trong dân.

      Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành lang ATLĐ cao áp và tai nạn điện trong những tháng đầu năm 2016 vẫn còn phức tạp.

      Theo thống kê của EVNSPC, tính đến ngày 15/5 đã xảy ra 43 vụ sự cố do vi phạm hành lang lưới điện (110 kV xảy ra 9 vụ, 22 kV xảy ra 34 vụ). Tổng công suất mất trên điện lưới 110 kV là 290,36 MW, sản lượng điện mất 104,25 MWh; tổng công suất mất trên điện lưới 22 kV là 226,19 MW, sản lượng điện mất 177,78 MWh.

      Đặc biệt, có đến 9 vụ tai nạn điện trong dân, trong đó có 7 vụ do vi phạm hành lang ATLĐ cao áp và 2 vụ công tơ làm chết 4 người, bị thương 5 người.

      Nguyên nhân của các vụ tai nạn chủ yếu do người dân chủ quan, không chấp hành quy định về an toàn điện, dẫn đến vi phạm hành lang ATLĐ cao áp như: Dựng ăng ten tivi, thả diều, bắn kim tuyến, chặt cây ngã vào đường dây, xây dựng, cơi nới nhà ở vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện và sử dụng điện không an toàn ở các khu vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sử dụng điện để bơm nước, bẫy chuột...

      Giải pháp ngăn chặn

      Ông Hồ Quang Ái, Phó Tổng giám đốc EVNSPC cho biết: Đến nay EVNSPC đã chỉ đạo 21 công ty điện lực thuộc 21 tỉnh, thành phố phía Nam xây dựng chương trình, mục tiêu cụ thể, triển khai thực hiện công tác phối hợp với địa phương xử lý vi phạm, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật trong việc bảo vệ hành lang ATLĐ cao áp và sử dụng điện an toàn trong dân.

      Tổng công ty đã đề xuất các tỉnh thành có cơ chế phối hợp giữa ngành điện và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền định kỳ, phục vụ cộng đồng, ổn định xã hội, phòng tránh những thiệt hại lớn về tài sản, đặc biệt là thiệt hại về con người.

      Cũng theo ông Ái, Ban An toàn của Tổng công ty cũng đã xây dựng nội dung, hình thức và tổ chức tuyên truyền phù hợp theo đối tượng, theo mùa như: Mùa đốt rẫy, đốt đồng, thả diều, mùa cưới, tuốt lúa, mùa mưa bão, lũ, dùng điện bẩy chuột, chích cá... nhằm ngăn ngừa các hoạt động có khả năng gây sự cố lưới điện. Việc kiểm tra, giám sát hành lang lưới điện, phát hiện ngăn chặn ngay từ đầu các hành vi vi phạm cũng được thực hiện thường xuyên hơn.

      Bên cạnh đó, ngành điện ở các địa phương sẽ tiến hành kiểm tra, phối hợp xử lý đường dây mất an toàn sau điện kế (dây câu đuôi); xử lý dây câu tạp, bảng hiệu, lưới điện hạ áp khách hàng, cáp viễn thông, cáp truyền hình treo trên trụ điện lực (đặc biệt tại các vị trí vượt đường giao thông) chưa đạt khoảng cách theo quy định.

      “Chúng tôi cũng sẽ thường xuyên thu thập thông tin, hình ảnh sai phạm tại hiện trường đề nghị cơ quan chức năng xử lý vi phạm theo đúng quy định đối với các trường hợp để xảy ra sự cố, tai nạn do vi phạm hành lang và an toàn sử dụng điện, tránh những tai nạn đáng tiếc tiếp tục xảy ra”, ông Ái nói.

    • Phú Yên: Báo động tình trạng trộm cắp điện

      Nhức nhối nạn trộm cắp điện

      Theo Công ty Điện lực Phú Yên, tỉ lệ tổn thất điện năng của đơn vị này trong quý I/2016 khoảng 11,28%. Mặc dù tỉ lệ tổn thất điện năng đã giảm 0,53% so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn ở mức cao. Một trong những nguyên nhân tổn thất điện năng là do nạn trộm cắp điện.

      Thời gian qua, PC Phú Yên đã phát hiện nhiều vụ trộm cắp điện, gây mất an toàn sử dụng điện và gây tổn thất một lượng lớn điện năng. Năm 2015, PC Phú Yên kiểm tra 57.020 lượt khách hàng sử dụng điện, phát hiện 637 vụ vi phạm sử dụng điện, trong đó có 57 vụ lấy cắp điện, truy thu 75.720 kWh điện với số tiền hơn 415 triệu đồng. Đơn vị này đã đề nghị các địa phương xử lý vi phạm hành chính 40 trường hợp, phạt tiền hơn 162,5 triệu đồng. Trong quý I/2016, Công ty Điện lực Phú Yên phát hiện 204 vụ vi phạm sử dụng điện, trong đó có 7 vụ lấy cắp điện với sản lượng hơn 11.665 kWh, truy thu gần 75 triệu đồng tiền điện.

      Công nhân Điện lực Tuy An kiểm tra một địa điểm có sản lượng điện tiêu thụ bất thường

      Theo PC Phú Yên, các địa phương có số vụ trộm cắp điện nhiều là các huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa và Tuy An.

      Tại huyện Tuy An, tình trạng trộm cắp điện rất phức tạp. Trong năm 2015, Điện lực Tuy An kiểm tra 9.845 lượt khách hàng sử dụng điện, trong đó có 300 lượt phải kiểm tra vào ban đêm. Đơn vị đã phát hiện và lập biên bản 98 vụ vi phạm, trong đó có 9 vụ trộm cắp điện, truy thu khoảng 14.460 kWh điện với số tiền truy thu hơn 95 triệu đồng. Điện lực Tuy An đã đề nghị UBND huyện ra 5 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền hơn 34,2 triệu đồng. Từ đầu năm 2016 đến nay, Điện lực Tuy An tiếp tục phát hiện thêm 58 khách hàng vi phạm sử dụng điện, trong đó có 3 vụ trộm cắp điện, truy thu hơn 10.655 kWh điện với số tiền truy thu gần 42,8 triệu đồng.

      Ông Phan Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ kiểm tra giám sát mua bán điện thuộc Điện lực Tuy An, cho biết: Do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, đơn vị quản lý hơn 40.000 khách hàng, trong khi lực lượng lại mỏng nên gặp nhiều khó khăn trong việc phát hiện vi phạm trong sử dụng điện. Trên địa bàn huyện vẫn còn một lượng lớn khách hàng sử dụng công tơ cơ, đa số các vụ trộm cắp điện bị phát hiện là do sử dụng loại công tơ này. Các hình thức trộm cắp điện bị phát hiện chủ yếu là cắt chì, soi chì, nới lỏng cầu áp, can thiệp trực tiếp hệ thống đo đếm… Tinh vi hơn là khách hàng đảo sơ đồ đấu dây, thay đổi tư thế của công tơ để trộm cắp điện.

       Tăng cường tuyên truyền và xử lý nghiêm 

      Ông Phan Thanh Bình cho biết thêm: Để phát hiện những trường hợp vi phạm, chúng tôi dựa vào chương trình kiểm tra sử dụng điện, giám sát mua bán điện trên máy tính, chương trình CMIS, MDMS,… Đồng thời, đơn vị còn theo dõi sản lượng tiêu thụ điện của khách hàng có sự bất thường, những trạm biến áp có tỉ lệ tổn thất điện năng cao. Điện lực Tuy An đã khoanh vùng để điều tra, làm rõ những trường hợp trộm cắp điện.

      Theo ông Mai Khoa, Giám đốc Điện lực Tuy An, đơn vị sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra những khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ tăng giảm bất thường, trạm biến áp có tỉ lệ tổn thất điện năng cao. Nếu cần thiết sẽ tổ chức kiểm tra vào ban đêm. Điện lực Tuy An đã chỉ đạo bộ phận ghi chỉ số công tơ, thu ngân viên lưu động kiểm tra tình trạng niêm chì hộp công tơ, niêm chì tổ đấu dây công tơ; nếu có sự thay đổi bất thường thì sẽ cử cán bộ xử lý kịp thời.

      Còn ông Phạm Thế Pháp, Giám đốc Điện lực Tây Hòa, cho hay: Sau khi tiếp nhận lưới điện nông thôn, đơn vị phát hiện nhiều vụ trộm cắp điện. Hình thức trộm cắp điện là đấu nối trước công tơ, tháo cầu áp, tháo niêm chì, câu móc trực tiếp trên lưới điện để sử dụng điện không qua công tơ, thay đổi sơ đồ đấu dây làm cho công tơ không hoạt động.

      Đối tượng trộm cắp điện chủ yếu là khách hàng sử dụng điện phục vụ sinh hoạt và cả khách hàng sử dụng điện cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Điện lực Tây Hòa đã thành lập ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng với 8 đội, mỗi đội phụ trách một địa bàn để kiểm tra việc mua bán điện. Lực lượng này làm việc 24/24, kể cả ngày nghỉ để kịp thời xử lý các vụ trộm cắp điện.

      Để động viên, Điện lực Tây Hòa có chế độ thưởng xứng đáng đối với các cán bộ phát hiện nhiều vụ vi phạm sử dụng điện. Bên cạnh đó, Điện lực Tây Hòa còn phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức sử dụng điện của người dân…

      "Một số khách hàng am hiểu về điện, lại lợi dụng địa hình phức tạp, ít người để ý để thực hiện hành vi trộm cắp điện. Nạn trộm cắp, vi phạm sử dụng điện không chỉ làm thất thu cho ngành Điện, mà còn gây nguy cơ mất an toàn cho người trộm cắp điện và những người xung quanh.

      Để chấn chỉnh tình trạng này, Công ty Điện lực Phú Yên đã chỉ đạo các điện lực trực thuộc tăng cường đẩy mạnh kiểm tra, giám sát mua bán điện, phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm".

      Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên - ông Nguyễn Khoa Trình

    • Hành vi vi phạm trong sử dụng điện: Xử phạt thế nào?

      Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật điện lực về an toàn điện:
      Điều 4: Các hành vi bị nghiêm cấm:
      Khoản 1. Trộm cắp hoặc tháo dỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ.

      Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

      Điều 12: Vi phạm các quy định về sử dụng điện

      Khoản 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.
      Khoản 9. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức.
      Khoản 11. Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như, tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện vi phạm
      Khoản 12. Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
      a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm;
      b) Buộc nộp vào Ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được đối với hành vi vi phạm;
      c) Buộc phải sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện đảm bảo theo đúng  tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
      d) Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi vi phạm;

      Khi phát hiện những đối tượng có các hành vi trên, người dân cần thông báo ngay cho các tổ, đội, điện lực/công ty điện lực địa phương, hoặc có thể gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng của các tổng công ty điện lực:
      - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội: 19001288 – 04.22222000.
      - Tổng công ty Điện lực miền Bắc: 19006769.
      - Tổng công ty Điện lực miền Trung: 19001909.
      - Tổng công ty Điện lực miền Nam: 19001006
      - Tổng công ty Điện lực TP HCM: 1900545454. 

      Quy định về tiền phạt đối với sản lượng điện trộm cắp

      Lượng điện trộm cắp (kWh)

      Tiền phạt (triệu đồng)

      Dưới 1.000

      Từ 2 - 5

      Từ 1.000 – dưới 2.000

      Từ 5 - 10

      Từ 2.000 – dưới 4.500

      Từ 10 – 15

      Từ 4.500 – dưới 6.000

      Từ 15 – 20

      Từ 6.000 – dưới 8.500

      Từ 20 – 25

      Từ 8.500 – dưới 11.000

      Từ 25 – 30

      Từ 11.000 – dưới 13.500

      Từ 30 – 35

      Từ 13.500 – dưới 16.000

      Từ 35 – 40

      Từ 16.000 – dưới 18.000

      Từ 40 – 45

      Từ 18.000 – dưới 20.000

      Từ 45 – 50

      Từ 20.000 trở lên

      Chuyển hồ sơ để truy cứu trách nhiệm hình sự

       

      Năm 2015, EVN và các đơn vị:
      - Kiểm tra và lập biên bản: gần 3 triệu trường hợp vi phạm sử dụng điện
      - Phát hiện và xử lý: hơn 5.700 vụ trộm cắp điện (giảm gần 400 vụ so với năm 2014);
      - Số tiền truy thu: Hơn 52,500 tỷ đồng (tương đương 18,678 triệu kWh);
      - Góp phần giảm tổn thất điện năng: 0,012%.
       

       

    • Tổng kết chương trình phối hợp công tác PCCC năm 2015

      Phối hợp chặt chẽ với C66 trong công tác PCCC

      Ông Đại Ngọc Giang – Phó trưởng ban phụ trách Ban An toàn EVN cho biết, năm 2015, song song cùng công tác đầu tư, xây dựng, sản xuất, kinh doanh điện, EVN đã thực hiện tốt chương trình phối hợp công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) với C66 nhằm hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy nổ gây ra.

      Chú trọng tập huấn công tác PCCC& Cứu nạn cứu hộ (CNCH), EVN có văn bản số 1615/EVN-AT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động liên hệ với C66 (qua Phòng công tác cứu nạn, cứu hộ) để phối hợp tổ chức, nâng cao kiến thức, kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, hiểu biết chấp hành đúng các quy định của pháp luật về PCCC và nhận thức về tầm quan trọng của công tác PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC tại các đơn vị.

      Theo đó, các tổng công ty trực thuộc EVN và các đơn vị đã phối hợp với cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH địa phương (PC66) tổ chức huấn luyện kỹ năng nghiệp vụ, diễn tập PCCC&CNCH cho lực lượng PCCC cơ sở của đơn vị.

      Trong năm 2015, EVN, Tổng công ty Phát điện 3 và C66 đã phối hợp tổ chức 2 lớp huấn luyện nghiệp vụ về PCCC cho cán bộ làm công tác quản lý về an toàn PCCC của các đơn vị.

      Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải khẳng định EVN luôn chú trọng thực hiện công tác PCCC

      Năm 2015, Cục Cảnh sát PCCC& CNCH đã tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC tại 53 đơn vị thuộc các công ty, tổng công ty, nhà máy điện trực thuộc EVN.

      Với những đơn vị không được thanh tra, EVN chỉ đạo các đơn vị này tự tổ chức kiểm tra công tác an toàn PCCC tại đơn vị để đảm bảo công tác PCCC luôn tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật.

      Đồng thời, các đơn vị trong toàn Tập đoàn đã tích cực hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ và Ngày toàn dân PCCC (4/10/2015).

      Đại diện Ban An toàn EVN cũng đã tham dự buổi diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại tòa nhà Vincom Center do C66 và UBND TP.Hồ Chí Minh tổ chức; tham dự buổi thi Chung kết Hội thao PCCC toàn quốc do C66 tổ chức tại Mỹ Đình, Hà Nội....

      Tiếp tục đẩy mạnh công tác PCCC

      Phát biểu tại hội nghị, Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cho biết, EVN luôn chú trọng thực hiện công tác PCCC trong toàn Tập đoàn. Thời gian tới, EVN mong muốn phối hợp cùng C66 để tìm giải pháp toàn diện nhằm đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC tại các cơ sở là nhà máy điện và trạm biến áp không người trực.

      Năm 2016, EVN đề xuất 2 bên sẽ tiếp tục tập huấn kiến thức chuyên sâu về PCCC và cấp chứng chỉ cho Đội trưởng đội PCCC chuyên ngành của các nhà máy điện có công suất trên 200 MW trực thuộc EVN.

      Đồng thời, kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC tại các cơ sở trọng điểm trực thuộc EVN; phối hợp xây dựng phương án chữa cháy cấp Quốc gia tại Trung tâm nhiệt điện Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; chỉ đạo các đơn vị thành viên thuộc EVN tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong các dịp lễ tết, các sự kiện quan trọng của đất nước.

      Hai bên cũng sẽ tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc EVN hưởng ứng kỷ niệm 55 năm ngày ban hành Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước đối với công tác phòng cháy chữa cháy (04/10/1961 – 04/10/2016); ngày toàn dân PCCC 04/10 và tuần lễ quốc gia ATVSLĐ – PCCN.

       Cục trưởng C66  trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân Ban An toàn EVN

      Cục trưởng C66- Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh nhận định, năm 2015, EVN và C66 đã phối hợp tốt trong công tác PCCC. Cục trưởng nhất trí với những đề xuất trong công tác phối hợp 2 bên, và nhấn mạnh, năm 2016, EVN và C66 cần tập trung xây dựng nội dung khuyến cáo về an toàn PCCC trong sử dụng điện sinh hoạt để tuyên truyền đến các hộ gia đình trên toàn quốc.

      Cũng tại buổi lễ, Cục trưởng Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ đã trao Khen thưởng 1 tập thể và 2 cá nhân Ban An toàn EVN vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác PCCC năm 2015.

    • Trộm điện còn đánh nhân viên điện lực

      Vào khoảng 11 giờ 15 ngày 22/1, Điện lực Châu Đức phát hiện hộ ông Tài có hành vi trộm cắp điện nên đã tiến hành kiểm tra. Thấy tổ kiểm tra điện, ông Tài liền dùng dao chặt đứt các dây điện nhằm phi tang chứng cứ. Chưa hết, ông Tài còn trèo lên tường giật dây điện nối từ trụ đèn đường vào nhà mình, nhưng bị tổ kiểm tra điện ngăn cản.

      Ngay sau đó, người con của ông Tài liền xông vào đánh anh Trần Đình là kiểm tra viên của Điện lực Châu Đức. Lúc này, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổ trưởng tổ kiểm tra giám sát mua bán điện Điện lực Châu Đức đã gọi đến Công an xã Bàu Chinh và Công an huyện Châu Đức nhờ hỗ trợ thì ông Tài và người nhà mới chấm dứt hành vi hành hung lực lượng làm nhiệm vụ.

      Ông Nguyễn Hoàng Anh cho biết trong năm 2015, trên địa bàn huyện có hơn 20 trường hợp trộm cắp điện bị phát hiện. Điện lực Châu Đức đã truy thu sản lượng điện trộm cắp với số tiền gần 76 triệu đồng. Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ra quyết định xử phạt gần 100 triệu đồng.

       

    • TPHCM: Người dân phớt lờ cảnh báo

      Dọc mương thoát nước trên đường song hành từ sông Sài Gòn đến giao lộ Nguyễn Hoàng - xa lộ Hà Nội (phường An Phú, quận 2) dài hơn 1 km, mỗi ngày có hàng chục người ngồi câu cá ở trụ điện cao thế gần cầu Trắng, bất chấp các biển cảnh báo với nội dung: “Khu vực không câu cá, phía trên có điện cao thế nguy hiểm chết người”.

      Chẳng ngán “tử thần”

      Đa phần người câu sử dụng cần câu máy, mỗi lần phóng cần câu lên xuống, đoạn cước dính nước chỉ cách đường dây cao thế khoảng 1-2 mét. Khi được hỏi, nhiều người đáp: “Cấm thì cấm, ở đâu có nhiều cá thì câu thôi, có sao đâu. Dây điện nằm trên cao, giật gì được?”.

      Ngoài câu cá, phổ biến nhất là tình trạng người dân chiếm dụng khoảng trống dưới chân trụ điện để buôn bán, phơi quần áo, giữ xe, trồng cây cảnh..., bất chấp nguy cơ rò rỉ điện từ các trụ.

      Dọc đường Bùi Minh Trực - đoạn qua phường 5 và phường 6 (quận 8) nhiều trụ điện bị người dân trưng dụng. Trụ điện trước nhà số 260 Bùi Minh Trực là nơi kê bàn ghế của một quán ốc; trụ điện trước nhà 100A Bùi Minh Trực được sử dụng làm chỗ để xe. Trong khuôn viên Công ty TNHH May Anh Vĩ, dưới tủ điện trung thế là dây phơi quần áo. Đối diện công ty này có một trụ điện cao thế là nơi buôn bán của một quán hủ tiếu.

      Tình trạng này còn diễn ra ở nhiều tuyến đường trong thành phố, như: đường Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức), Phạm Thế Hiển (quận 8), đường số 40 (phường Tân Tạo, quận Bình Tân)...

      Thực khách vô tư ngồi ăn hủ tiếu trong lòng trụ điện cao thế trên đường Bùi Minh Trực, quận 8, TP HCM

      Tuyên truyền xong, đâu lại vào đó

      Trao đổi với chúng tôi về tình trạng người dân thản nhiên ngồi câu cá dưới dòng điện cao thế, dù đã có trường hợp chết người xảy ra và ngành điện đã có biển cảnh báo, bà Trần Thị Hồng Nguyệt - Chủ tịch UBND phường Bình An, quận 2, cho biết sau vụ phóng điện làm một người chết hồi tháng 3/2015 - phường cùng cơ quan chức năng rào chắn các đoạn đường dẫn vào khu vực xảy ra tai nạn; lập đoàn kiểm tra, thường xuyên nhắc nhở người dân nhưng do kênh thuộc sự quản lý của cả 3 phường nên cấm chỗ này, người dân lại đi chỗ khác hoặc lựa lúc không có lực lượng kiểm tra thì lén vào câu.

      Trước khi cấp phép cho công trình xây dựng gần hành lang lưới điện cao thế, đơn vị cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư liên hệ ngành điện để thỏa thuận các biện pháp an toàn”.

      Ông Huỳnh Lê Khương

      Còn theo đại diện UBND phường 6, quận 8, chính quyền địa phương vẫn thường xuyên nhắc nhở các hộ kinh doanh trên lòng lề đường, trong đó có các hộ buôn bán dưới các trụ điện cao thế nhưng nhắc nhở xong thì đâu lại vào đó.

      “Chúng tôi sẽ phối hợp với ngành Điện rà soát lại và yêu cầu các hộ buôn bán không được xâm phạm hành lang lưới điện. Đối với các hộ dân có nhà nằm dưới đường điện cao thế muốn xây dựng, chúng tôi đều có văn bản hỏi ý kiến của ngành điện. Theo đó, giới hạn chiều cao của công trình phải thấp hơn đường dây điện 4 m để bảo đảm an toàn” - đại diện UBND phường 6 cho biết.

      Theo ông Huỳnh Lê Khương, Phó Giám đốc Công ty Lưới điện Cao thế TP HCM, để ngăn ngừa các tai nạn đáng tiếc xảy ra, Công ty đã gửi nhiều tài liệu, văn bản nhờ chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân không câu cá gần đường điện cao thế; phối hợp với chính quyền địa phương tuần tra, nhắc nhở, làm hàng rào và lắp đặt biển cảnh báo; vận động người dân không sử dụng các bộ phận công trình điện vào mục đích khác; hướng dẫn các hộ dân sinh sống trong và gần hành lang lưới điện cao thế cách phòng tránh tai nạn điện...

      Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực của ngành Điện và chính quyền địa phương, vẫn còn rất nhiều người dân thiếu ý thức chấp hành về giữ an toàn lưới điện.

    • Tăng cường công tác an toàn, phòng chống cháy nổ

      Diễn tập Phòng cháy, chữa cháy tại tòa tháp đôi Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Ảnh Minh Nguyên

      Theo đó, EVN yêu cầu các đơn vị tăng cường tổ chức kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị, cơ sở trong việc thực hiện các quy định về an toàn, phòng chống cháy nổ.

      Tổ chức các đoàn kiểm tra, tập trung vào các cơ sở, bộ phận có nguy cơ cháy nổ cao như các nhà máy điện, lưới điện truyền tải và phân phối, kho bãi chứa than…

      Lãnh đạo các đơn vị tiếp tục chỉ đạo việc rà soát, bổ sung và kiện toàn các quy chế, quy trình, quy định trong công tác an toàn, phòng chống cháy nổ; củng cố các phương án ứng phó sự cố, ứng cứu khẩn cấp, biện pháp xử lý sự cố, tai nạn lao động, kiện toàn Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở; tăng cường phương châm 4 tại chỗ và kiểm tra các phương tiện, vật tư dự phòng đảm bảo số lượng, chất lượng để kịp thời khắc phục các sự cố.

      Trong những ngày nghỉ đặc biệt vào những ngày trước, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân và thời gian diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII phải đảm bảo tăng cường chế độ trực ban, bảo vệ canh gác, tổ chức trực 24/24h, đồng thời đảm bảo thông tin liên lạc với các cấp lãnh đạo và các bộ phận có liên quan trong vận hành hệ thống điện tại các cơ sở, bộ phận thuộc phạm vi quản lý.

      Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức, pháp luật về công tác an toàn – phòng chống cháy nổ, các biện pháp an toàn trong sản xuất, các kiến thức kỹ năng trong phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ… bằng nhiều hình thức để người lao động thuộc phạm vi quản lý nâng cao ý thứ phòng, chống, ứng phó khi có sự cố, cháy nổ.

      EVN giao Trung tâm Thông tin Điện lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật về công tác an toàn, phòng chống cháy nổ qua các bản tin chuyên đề trên tạp chí, website và kênh thông tin nội bộ; nêu các tấm gương điển hình của tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện công tác an toàn, phòng chống cháy nổ của các đơn vị, cơ sở.

       

    • Bắt đối tượng trộm cáp điện trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

      Đối tượng Luật tại cơ quan công an

      Sáng 3/11, tổ công tác của Công an thị xã Phổ Yên thực hiện nhiệm vụ tuần tra tại khu vực xóm Vinh Xương, xã Đồng Tiến, thị xã Phổ Yên phát hiện một nam thanh niên trộm cắp tài sản; khi thấy lực lượng công an, đối tượng đã bỏ chạy để lại hiện trường 2 cuộn dây cáp điện lõi đồng cùng các tang vật liên quan.

      Qua truy xét, Công an thị xã đã làm rõ và bắt giữ đối tượng trộm cắp là Phạm Xuân Luật, (36 tuổi), trú tại thôn 2, xã Thọ Lộc, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

      Tại cơ quan điều tra, Luật thừa nhận hành vi của mình đã khai nhận do nghiện ma túy nên từ giữa tháng 10 đến đầu tháng 11/2015, đã đào và cắt trộm cáp điện ngầm đèn cao áp phục vụ chiếu sáng đường cao tốc Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, đoạn qua xóm Vinh Xương, xã Đồng Tiến.

      Luật khai đã thực hiện 6 vụ cắt cáp, lấy trộm trên 650 m dây, thiệt hại ước tính trên 250 triệu đồng.

      Hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị xã Phổ Yên đang hoàn tất các thủ tục để xử lý đối tượng này theo quy định của pháp luật.

    • Công ty Thủy điện Sơn La tập huấn phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ

      Tại buổi tập huấn, cán bộ công nhân viên Công ty Thủy điện Sơn La đã được Phòng Công an Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PC66), Công an tỉnh Sơn La phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về công tác PCCC & CNCH, cũng như kiến thức về an toàn phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trong Công ty và khu vực Nhà máy; kỹ thuật cấp cứu người bị điện giật…

      Diễn tập cứu hộ người bị nạn khi xảy ra cháy

      Trong phần thực hành, các học viên được hướng dẫn cách nạp khí, cách bảo quản, sử dụng bình khí oxi và mặt nạ phòng độc chữa cháy; cách sử dụng bình khí C02, bình bột MFZ; cách sử dụng vòi nước chữa cháy; sử dụng dây chão để cứu hộ người trên cao; các phương pháp cứu hộ nạn nhân trong đám cháy,…

      Các học viên cũng tham gia diễn tập phương án PCCC&CNCH với tình huống giả định sự cố cháy nổ tại bể dầu hệ thống điều tốc tổ máy số 3 cao trình 112 m trong Nhà máy. Lực lượng trưởng ca, nhân viên vận hành trong ca trực; lực lượng chữa cháy cơ sở của Công ty thông qua diễn tập đã củng cố kỹ năng cô lập nguồn điện tại vị trí cháy nổ; kỹ năng huy động nhân lực thực hiện chữa cháy; kỹ năng sử dụng các dụng cụ, phương tiện chữa cháy; kỹ năng báo cáo sự cố cháy nổ; kỹ năng cứu nạn cứu hộ….

      Qua buổi diễn tập Công ty và các lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp như đội Cảnh sát PCCC&CNCH khu vực Thủy điện; lực lượng Công an bảo vệ Nhà máy; Công an huyện Mường La; Bệnh viện huyện Mường La đã thống nhất phương thức hợp đồng tác chiến khi có sự cố cháy nổ xảy ra trong Nhà máy.

    • Phát hiện gần 1.000 vụ trộm cắp điện tại miền Nam

      Các hành vi trộm cắp điện đã được phát hiện chủ yếu là tác động trước công tơ gồm 311 vụ (giảm  12 vụ so với 9 tháng năm 2014), tác động trực tiếp công tơ 501 vụ (giảm 268 vụ), tác động gián tiếp công tơ 136 vụ (giảm 60 vụ). 

      Trong các đơn vị thuộc Tổng công ty thì Đồng Nai là địa phương xảy ra nạn trộm cắp điện nhiều nhất với 327 vụ, Kiên Giang (73 vụ), Cần Thơ (64 vụ), Hậu Giang (62 vụ). Trà Vinh chỉ xảy ra một vụ và Bình Thuận không phát hiện vụ nào trong 9 tháng vừa qua.

      Ban Kiểm tra, Giám sát mua bán điện thuộc EVNSPC cho biết: Tình trạng trộm cắp điện giảm so với cùng kỳ năm 2014 có được là nhờ công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về xử phạt và chế tài đối với các hành vi vi phạm, đối với các khách hàng lớn EVNSPC áp dụng việc giám sát sử dụng điện thông qua hệ thống đo ghi từ xa trạm chuyên dùng, nhờ đó phát hiện cảnh báo các trường hợp bất thường của hệ thống đo đếm để kịp thời kiểm tra.

      Ngoài ra, các đơn vị quản lý điện tăng cường kiểm tra hiệu suất trạm công cộng có tổn thất cao; kiểm tra chỉ số tiêu thụ điện năng hằng tháng bất thường từ chương trình quản lý khách hàng để kiểm tra các khách hàng có hiện tượng nghi vấn; thay công tơ cơ bằng công tơ điện tử nhằm tránh sự tác động trộm cắp điện như phá chì kiểm định, khoan lỗ công tơ, lật nghiêng công tơ, đảo pha.

      Các công ty thành viên đều thực hiện quy chế phối hợp với Uỷ ban Mật trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên trong việc  tuyên truyền đến người dân các văn bản pháp luật và các hành vi cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực và tích cực tuyên truyền đến với người sử dụng điện thông qua các sinh hoạt khu phố.

    • Hà Nội: Gần 900 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp

      Đào đường, đào vỉa hè trong một số trường hợp là hành vi vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cáp ngầm - Ảnh TTXVN

      Bên cạnh đó, tốc độ phát triển đô thị hóa ngày càng cao cũng là một trong các nguyên nhân làm cho công tác quản lý vận hành an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn Thủ đô gặp khó khăn.

      Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan kiểm tra và phát hiện 883 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp, trong đó đã xử lý được 236 vụ vi phạm, còn tồn tại 647 vụ vi phạm chưa được giải quyết.

      Cụ thể, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp tại các tuyến đường dây như Chèm- Bờ Hồ, Mai Động - Phương Liệt, Hà Đông - Thành Công, Mai Động - Yên Phụ...

      Ngoài ra, Ban chỉ đạo thành phố cũng yêu cầu 16 Ban chỉ đạo cấp quận, huyện nơi có nhiều vi phạm về hành lang an toàn lưới điện cao áp cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và không để phát sinh những trường hợp vi phạm mới.

      Theo ông Nguyễn Đình Thắng, Phó trưởng Phòng Quản lý Điện năng (Sở Công Thương Hà Nội), công tác kiểm tra sau cấp phép thực hiện chưa thường xuyên. Đối với các vùng nông thôn chưa thực hiện việc cấp phép đối với các công trình xây dựng nhà ở của người dân, vì vậy dẫn đến tình trạng chủ đầu tư chỉ tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy cơ gây sự cố, tai nạn về điện.

      Vì vậy, đơn vị quản lý vận hành lưới điện cần phải yêu cầu chủ đầu tư ký văn bản thỏa thuận về các biện pháp đảm bảo an toàn cần thiết cho người dân xung quanh và công trình trong quá trình xây dựng.

      Ngoài ra, công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp đối với các công trình lưới điện cao áp ngầm từ trước đến nay chưa được quan tâm nên các chủ đầu tư thi công đào hè, đường giao thông gây vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp cáp ngầm rất nghiêm trọng.

      Ông Lê Hồng Thăng cho biết, để đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp, các đơn vị quản lý vận hành lưới điện cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng địa phương để giám sát kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhanh chóng, quyết liệt, không né tránh nể nang; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động người dân hiểu rõ về pháp luật, an toàn lưới điện để không xảy ra tình trạng thiệt hại về người và của./.

    • Giả danh công nhân điện lực đi trộm thiết bị điện

      Đối tượng Phạm Đức Cường và hiện trường, tang vật vụ trộm cắp - Ảnh cand

      Thấy nghi vấn, tổ công tác đuổi theo chừng 100 m thì giữ được người này. Qua kiểm tra hành chính, đối tượng khai tên là Phạm Đức Cường, 37 tuổi, trú tại tổ 23 phường Phương Liên, quận Đống Đa.

      Khi tổ công tác hỏi Cường: "Anh là công nhân thuộc đơn vị nào?", Cường phải thú nhận là giả danh công nhân điện lực, bằng thủ đoạn sử dụng đồng phục để vào bốt điện trộm cắp thiết bị, khi vừa trộm cắp xong bỏ tang vật vào túi đồ nghề thì phát hiện cảnh sát nên đã bỏ chạy.

      Tổ công tác thu giữ tang vật gồm 3 áp-tô-mát 3 pha, 3 dây đầu nối… Đáng lưu ý trong điện thoại di động của Cường còn lưu giữ một số hình ảnh về các bốt điện, Cường khai nhận những hình ảnh này để phục vụ cho việc trộm cắp thiết bị điện sau này.

      Đối tượng và tang vật được giao cho công an phường sở tại để lập hồ sơ xử lý về hành vi trộm cắp.

       

    • Phớt lờ cảnh báo mất an toàn điện ngay giữa phố

      Trao đổi với PV Báo CAND, ông Đặng Thanh Hoàng, Giám đốc Công ty Điện lực Tây Hồ (Hà Nội) không khỏi lo ngại trước hiện tượng một số người dân thiếu ý thức, tận dụng diện tích xung quanh trụ - bốt điện, trạm biến áp trên các tuyến phố để kinh doanh. 

      Mặc dù từ đầu năm đến nay, công ty phối hợp với chính quyền địa phương đã phát gần 10 ngàn tờ rơi tuyên truyền, cảnh báo các hộ gia đình về những nguy cơ mất an toàn luôn tiềm ẩn đi kèm với việc xâm hại hành lang an toàn lưới điện.

      Hàng quán ăn "bủa vây" trạm biến áp ở ngã tư Bát Đàn - Hàng Điếu

      10h20 ngày 13/10, có mặt trên tuyến phố này, chúng tôi chứng kiến dưới Trạm biến áp Ngói xi măng 3 - 560 kVA (gần số nhà 514 Hoàng Hoa Thám - Hà Nội) là hình ảnh người dân thản nhiên kinh doanh cây cảnh. Do dưới lòng đường đông phương tiện qua lại nên chủ cơ sở này còn để luôn xe máy ngay dưới chân cột trạm biến áp. Tại Trạm biến áp Châu Long 1 - ngõ Châu Long (quận Ba Đình), chúng tôi còn giật mình hơn khi cô nhân viên một hàng ăn gần đó còn vô tư đun nấu ngay ở đây...

      Liên quan đến vấn đề này, Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP Hà Nội cũng nhấn mạnh rằng, việc một số người dân thiếu ý thức vi phạm các quy định về an toàn lưới điện, trụ điện, trạm biến áp khiến nguy cơ hỏa hoạn, cháy nổ luôn rình rập xảy ra. Lẽ bởi, thực tiễn cho thấy, số vụ cháy có nguyên nhân bắt nguồn từ sự cố điện luôn chiếm trên 50% tổng số các vụ hỏa hoạn. Nhìn vào thực tế trên có thể thấy rằng, việc phòng ngừa hỏa hoạn có nguyên nhân bắt nguồn từ sự cố điện luôn phải được chú trọng.

      Nói về hướng xử lý, ngăn chặn các vi phạm, ông Đặng Thanh Hoàng cho hay, trách nhiệm của ngành Điện lực chỉ có thể thông báo thực trạng vi phạm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo về các điểm dễ xảy ra nguy cơ phóng điện, mất an toàn… để người dân tránh xa, không vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Còn việc xử lý cũng như ngăn ngừa các trường hợp vi phạm rất cần sự nhập cuộc quyết liệt hơn nữa từ phía chính quyền sở tại. 

      Trước thực trạng trên, thiết nghĩ bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ngăn chặn các vi phạm tái diễn, bản thân cũng cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm các quy định của Luật Điện lực về an toàn điện. Chớ để khi hậu quả xảy ra thì đã quá muộn.

    • Nhanh chóng cấp điện trở lại cho chung cư Xa La bị hoả hoạn

      Ông Lê Ánh Dương, Giám đốc Công ty Điện lực Hà Đông cho biết, ngay khi được thông báo về vụ hỏa hoạn,18h15 tối 11/10, Công ty đã kịp thời cắt điện tại 3 tòa nhà này.

      Công nhân Công ty Điện lực Hà Đông khắc phục sự cố - Ảnh: Hoa Việt Cường

      Công tác khắc phục sự cố để cấp điện tạm thời cho các hộ dân được Công ty Điện lực Hà Đông triển khai từ 4h sáng nay. Ông Dương cho biết, trong ngày 12/10, 60 công nhân đã được huy động và làm việc liên tục. Trong tối nay, người dân sẽ được cấp điện trở lại.

      Riêng chung cư CT4A đang được các cơ quan chức năng phong tỏa, bảo vệ hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ cháy.

    • Vi phạm hành lang an toàn lưới điện tại Đắk Lắk: Còn cảnh báo đến bao giờ?

      Công ty Điện lực (PC) Đắk Lắk đang quản lý vận hành 286,6 km đường dây trung thế 35 kV, trên 3.500 km đường dây trung thế 22 kV và hơn 4.100 km đường dây hạ thế. Đáng chú ý, nhiều đoạn đường dây đi qua nông trường và vườn cây cao su, nên số lượng cây nằm trong và liền kề hành lang bảo vệ an toàn lưới điện rất lớn, lên đến hơn 4.000 cây, tập trung chủ yếu tại các huyện Buôn Hồ, Krông Năng, Ea Súp, Cư M’Gar. 
       
      Ông Nguyễn Văn Sỹ - Phó trưởng phòng An toàn PC Đắk Lắk cho biết, thời gian qua, PC Đắk Lắk đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm, chuyển cơ quan chức năng xử lý. 
       

      Tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện tại đắk lắk diễn ra rất phức tạp - Ảnh: Hương Cẩm

       
      Đồng thời, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/2/2014 của Chính phủ đã quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực, trong đó quy định cụ thể về khoảng cách đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây...
       
      Tại các địa phương cũng thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định số 14, song trên thực tế việc làm này chưa nhận được sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị quản lý nông trường, công ty cao su cũng như chính quyền và người dân địa phương, dẫn đến những sự cố làm gián đoạn cung ứng điện.
       
      Điều đáng nói, cây cao su là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhưng rất dễ đổ nếu gặp gió, giông lốc mạnh. Mặc dù đã được tuyên truyền, song nhiều nông trường chỉ cho chặt, tỉa cành nhánh nhỏ. Riêng phần ngọn cây, nông trường không đồng ý chặt bớt vì sợ mất sản lượng mủ hoặc yêu cầu đơn giá đền bù lớn. Trong khi đó, Điều 23, Nghị định số 14 quy định rõ “mức bồi thường đối với các trường hợp cây trong và ngoài hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không được thực hiện một lần đối với một cây và do UBND cấp tỉnh quy định, phù hợp với thực tế của địa phương”.
       
      Thực tế, ngành Điện đã có nhiều nỗ lực trong việc phối hợp với người dân, chủ quản lý nông trường và chính quyền địa phương tuyên truyền về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, song tình trạng vi phạm vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Để làm được việc này, theo ông Nguyễn Văn Sỹ, ngoài sự nỗ lực của ngành Điện đòi hỏi cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định số 14 ở các cấp, giải quyết dứt điểm tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện tại các khu vực trồng cây cao su, đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định cho người dân. Nếu không có sự vào cuộc một cách quyết liệt thì cảnh báo mãi chỉ là cảnh báo mà thôi! 
       
      Điều 12, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP (ngày 26/2/2014) quy định:
      Đối với đường dây dẫn điện trên không vượt qua rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất, vườn trồng cây thì khoảng cách theo phương thẳng đứng từ chiều cao trung bình của cây đã phát triển tối đa đến dây dẫn điện thấp nhất khi dây ở trạng thái võng cực đại:
       

      Điện áp

      Đến 35 kV

      110 kV

      220 kV

      500 kV

      Khoảng cách

      Dây bọc

      Dây trần

      Dây trần

      0,7 m

      2,0 m

      3,0 m

      4,0 m

      6,0 m

       
      Một số sự cố điện do cây cao su đổ:
       
      - Từ 7/2014 đến 7/2015, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 72 sự cố do vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện, trong đó có 62 vụ liên quan đến cây, cành cây ngã đổ, gác lên đường dây.
      - Ngày 17/6/2015, một cơn lốc lớn đã làm đổ một số cây cao su trồng trong khu vực hành lang bảo vệ an toàn lưới điện xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) làm gián đoạn cung cấp điện.
      - Ngày 1/4/2015, một số cây cao su cũng đã bị giông lốc quật đổ làm đứt dây điện cao áp thuộc địa phận huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, gây mất điện trong 9 giờ. 
       
       
       
    • Nam Định: 15 năm xảy ra 83 vụ trộm cắp tài sản, thiết bị lưới điện

      Tại hội nghị, cùng với việc khẳng định nhiều hiệu quả trong công tác phối hợp đảm bảo an toàn, an ninh trật tự, Công an tỉnh Nam Định và PC Nam Định đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong công tác bảo vệ an toàn lưới điện hiện nay. Trong đó, sau khi ngành điện Nam Định tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn (năm 2009), khối lượng và phạm vi quản lý, bảo vệ tài sản lưới điện tăng đột biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất mát tài sản lưới điện. Trong khi đó, các công trình đường dây và trạm biến áp trung - hạ áp hiện chưa được đưa vào danh mục các công trình quan trọng có liên quan đến an ninh quốc gia nên mức độ xử phạt, tính răn đe đối với các hành vi xâm hại lưới điện chưa cao. 

      Đại diện Công an tỉnh Nam Định và PC Nam Định ký kết quy chế phối hợp - Ảnh Internet

      Theo thống kê, từ năm 2000 đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định xảy ra 83 vụ trộm cắp tài sản, thiết bị lưới điện, trong đó có 12 vụ cắt trộm dây dẫn cao hạ thế; 5 vụ tháo thanh giằng cột điện cao thế, 13 vụ tháo trộm cánh cổng trạm biến áp; 20 vụ cắt trộm cáp xuất tuyến trạm hạ thế; 12 vụ tháo trộm thiết bị trạm BTS…; trong đó, thủ phạm một số vụ trộm cắp trên đã bị khởi tố, phạt tù như vụ cắt trộm dây tiếp địa Trạm biến áp Phúc Trọng (TP. Nam Định), xã Thành Lợi (Vụ Bản); vụ tháo trộm thanh giằng cột sắt đường dây thuộc địa bàn xã Mỹ Xá (TP. Nam Định); vụ cát trộm cáp xuất tuyến lấy công tơ TBA hạ thế Thịnh Long (Hải Hậu); vụ lấy cắp thiết bị Trạm trung gian ở xã Cộng Hòa (Vụ Bản)…

      Tình trạng thả diều, thả vật bay gây sự cố lưới điện diễn ra thường xuyên trên địa bàn tỉnh trong khi việc phối hợp của chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, kiểm tra, xử lý vi phạm chưa chặt chẽ. Mới đây, chỉ vì người dân thả diều vướng vào đường dây điện dẫn đến hậu quả làm cháy máy biến áp 110 KV trạm 110 Nam Trực và cháy máy biến áp trung gian 35/10KV Cổ Lễ (huyện Trực Ninh), tổng thiệt hại lên đến hơn 10 tỷ đồng.

      Việc trộm cắp điện được cho là vẫn đang diễn biến phức tạp, với nhiều hình thức tinh vi. Tuy nhiên, theo Công an tỉnh Nam Định và PC Nam Định, vì nhiều lý do vẫn chưa thể đưa các vụ trộm cắp điện lớn ra truy tố; số lần phạt vi phạm hành chính ở các địa phương về trộm cắp điện còn hạn chế.
       
      Từ thực tế trên, tại hội nghị Công an tỉnh Nam Định và PC Nam Định đã ký kết Quy chế phối hợp mới, trong đó thống nhất từ năm 2015 hai bên duy trì và tăng cường hối hợp trong việc xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai công tác bảo vệ an ninh, an toàn ngành điện. Thường xuyên chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, công an các huyện thành phố và các đơn vị trực thuộc PC Nam Định thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách; các quy định liên quan đến công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chống địch phá hoại, bảo vệ tài sản nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án bảo vệ các công trình điện lực trọng điểm.

    • TP.HCM: Xe container kéo đổ cột điện gây ùn tắc giao thông

       

      Công nhân Tổng công ty Điện lực TP.HCM khắc phục sự cố - Ảnh ST

      Sự cố đã khiến khu vực bị mất điện, hệ thống đèn tín hiệu không hoạt động khiến giao thông tại các tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Qúy Đôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa bị ùn tắc nghiêm trọng trong gần 2 giờ.

      Ngay sau khi sự việc xảy ra, Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng lực lượng cảnh sát giao thông tiến hành phong tỏa một phần làn đường Nguyễn Thị Minh Khai để khắc phục sự cố và điều tiết giao thông.

      Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

    • Ninh Bình: Xe đầu kéo tông gãy cột điện

      Hiện trường vụ tai nạn - thanhnien.com.vn

      Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 3 giờ sáng ngày 4/9, trên đường Trần Hưng Đạo (phường Phúc Thành, Tp. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) khi chiếc xe đầu kéo BKS 51C-628.99 lưu thông theo hướng Ninh Bình - Thanh Hóa đã lao lên vỉa hè tông gãy một cây cột điện và một cây bàng.

      Tại hiện trường vụ tai nạn cho thấy, chiếc xe đầu kéo bị nát phần đầu, kính xe bị vỡ nát. Rất may vụ tai nạn không gây thương vong về người.

      Nhiều người dân lo lắng cho hay, nếu không có cột điện và cây bàng chắc chắn chiếc xe trên sẽ tông thẳng vào nhà dân. Tại hiện trường, chiếc xe tải bị hư hỏng nặng phần đầu; cột điện bị gãy khiến phường Phúc Thành mất điện nhiều giờ.

      Được biết, xe đầu kéo nói trên có gắn tên của Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ giao nhận Kỷ nguyên rồng, BKS 51C - 628.99.

      Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng đã phải điều 3 chiếc xe cứu hộ đến để giải cứu, cũng như  phân luồng giao thông. Đến khoảng 8 giờ sáng cùng ngày công tác cứu hộ đã được hoàn tất.

      Nguyên nhân vụ tai nạn đang được làm rõ.

       

    • Đắk Lắk: Nhiều trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện

      Theo Công ty Điện lực Đắk Lắk, hiện nay, nhiều vườn cao su, cây rừng của các công ty cao su, đơn vị lâm nghiệp vươn tán dưới hành lang đường dây điện cao áp, trung áp đi qua, nguy cơ mất an toàn rất cao, nhất là mỗi khi mùa mưa lũ về. Chỉ riêng tại huyện Cư M’gar, nơi có các đường dây điện trung áp đi qua, các vườn cao su đều vi phạm hành lang an toàn lưới điện…

      Vườn cây cao su của một nông trường cao su vi phạm hành lang an toàn lưới điện - Ảnh PC Đắk Lắk

      Mặc dù còn tồn tại nhiều trường hợp vi phạm như vậy nhưng các địa phương, đơn vị chức năng ở tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa vào cuộc mạnh tay xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện mà xem đây là việc làm của ngành Điện. Trong khi đó, với chức năng của mình, ngành Điện chỉ mới dừng lại ở mức độ phát hiện, thông báo hành vi vi phạm của các hộ gia đình, doanh nghiệp đến với các đơn vị chức năng vì không có thẩm quyền xử lý vi phạm.

      Thiết nghĩ, các địa phương, đơn vị chức năng cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với ngành Điện để xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện nhằm đảm bảo nguồn điện phục vụ tốt yêu cầu sản xuất và đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

      Được biết, Công ty Điện lực Đắk Lắk hiện đang quản lý, vận hành gần 3.875 km đường dây trung thế 35 kV, 22 kV và 4.127 km đường dây hạ thế, với hàng trăm trạm biến áp. Đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã có 95% thôn, buôn có điện, trong đó có gần 97% số hộ được dùng điện lưới quốc gia.

    • Báo động vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao thế

      Từ đầu năm 1995, Chi nhánh điện cao thế tỉnh Bình Phước (Công ty lưới điện cao thế miền Nam) được giao quản lý, vận hành 473 km đường dây 110 kV và 6 trạm biến áp với tổng công suất 225 MVA. Đây là nguồn cung cấp điện quan trọng cho tỉnh Bình Phước và các vùng lân cận. 

      Trong thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn Bình Phước đã vi phạm hành lang an toàn lưới điện, để xảy ra nhiều sự cố trên đường dây 110 kV, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho ngành Điện cũng như các ngành kinh tế khác.

      Những năm gần đây, việc nhiều người dân Bình Phước đổ xô trồng cây cao su gần hành lang an toàn lưới điện đang là nguyên nhân chính gây nên những sự cố về điện, gây hậu quả lớn.

      Lúc 16h ngày 17/6 vừa qua, một cơn lốc lớn đã làm đổ một số cây cao su được trồng trong khu vực hành lang an toàn lưới điện tại địa bàn xã Minh Hưng (huyện Chơn Thành) đã đè lên pha C, B ở trụ điện số 337-338 làm đứt dây, gây cháy nổ và mất điện trên một địa bàn rộng lớn. Cán bộ, công nhân chi nhánh điện cao thế Bình Phước đã phải tập trung lực lượng giải quyết sự cố. Sau 7 giờ khẩn trương làm việc, đến 23h cùng ngày sự cố mới được khắc phục xong.

      Trước đó, ngày 17/5, một người dân ở xã Đức Hạnh (huyện Bù Gia Mập) đã cưa cây cao su làm cây đổ ngã gây đứt đường dây 110 kV, dẫn đến mất điện liên tục trong 8 giờ, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và sản xuất của nhiều hộ dân và doanh nghiệp.

      Biết rõ rằng trồng cao su trong khu vực an toàn hành lang lưới điện cao áp là vi phạm nhưng vì lợi ích kinh tế, người dân vẫn cố tình làm, mặc cho cán bộ - nhân viên ngành Điện đến tha thiết vận động họ chặt bỏ hoặc tỉa bớt cành.

      Một số cán bộ, công nhân Chi nhánh điện cao thế tỉnh Bình Phước bức xúc: “Tìm được chủ đã khó, vận động họ chặt bỏ cây còn khó hơn nhiều. Trong quá trình xử lý, nếu thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn hành lang lưới điện thì bị người dân phản ứng, thách đố. Chúng tôi chỉ có thể lập biên bản về những vi phạm nhưng không được chính quyền địa phương, ngành chức năng cùng tham gia xử lý nên người dân họ vẫn cứ vi phạm, kết quả là những vi phạm về an toàn hành lang lưới điện cao thế ngày càng xuất hiện nhiều. Để bảo vệ lưới điện, chúng tôi thường phải “năn nỉ” người dân hơn là đưa ra các biện pháp xử lý”.

      Trồng cây cao su dưới lưới điện cao thế là vi phạm hành lang an toàn lưới điện

      Theo thống kê của Chi nhánh điện cao thế Bình Phước, trên tuyến 473 km đường dây mà đơn vị đang quản lý hiện có hàng trăm vị trí khoảng trụ bị vi phạm an  toàn  hành lang lưới điện, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Chơn Thành, Đồng Phú, Bù Gia Mập và TX. Phước Long. 

      Mặc dù ngành Điện đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn, xử lý nhưng vi phạm về an toàn hành lang lưới điện vẫn liên tục xảy ra. Nguyên nhân vẫn là do người dân thì thiếu ý thức, kiến thức còn chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa thì chưa mạnh tay xử lý những vi phạm về an toàn hành lang lưới điện. Đặc biệt, thời gian này đang là cao điểm của mùa mưa lũ, khi có giông lốc, gió mạnh, tai nạn về điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về tính mạng con người và ảnh hưởng đến kinh tế. 

      Ngày 1/4, một số cây cao su đã bị giông lốc quật ngã làm đứt dây điện cao áp ở địa phận huyên Chơn Thành, gây mất điện trong 9 giờ liền, làm nhà máy xi măng phải ngưng hoạt động, thiệt hại gần 3 tỷ đồng. Theo thống kê của chi nhánh điện cao thế tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2015 đến nay, trên địa bàn đã xảy ra hàng chục vụ vi phạm an toàn hành lang lưới điện, rất may là chưa có thiệt hại về con người chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế.

      Để bảo vệ an toàn hành lang lưới điện, ngoài nỗ lực của ngành Điện, cần có sự chỉ đạo sát sao của chính quyền các cấp sự tham gia kết hợp đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt của ngành chức năng ở địa phương. Cần đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền đối với người dân để họ hiểu, không vì quyền lợi kinh tế của riêng mình mà gây hậu quả thiệt hại lớn cho ngành Điện và cho xã hội.

    • Cả trăm hộ dân bị mất điện vì xe ben húc đổ 4 trụ điện

      Khoảng hơn 18h ngày 16/8, hàng trăm hộ dân sinh sống tại khu vực phường Thống Nhất, TP. Biên Hòa, Đồng Nai bị chìm trong bóng tối vì một xe ben đã tông sập 4 trụ điện gãy đổ khiến mất điện trên diện rộng.

      Đường bị ách tắc vì sự cố

      Thông tin ban đầu, vào khoảng thời gian trên, xe tải ben mang biển số 60C-212.17 (chưa rõ danh tính tài xế) di chuyển trên đường Võ Thị Sáu hướng từ đường Cách mạng tháng 8 đến đường Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, tài xế xe đã quên hạ thùng xe xuống sau khi đổ vật liệu, do vậy khi đi đến đoạn giao với đường Phạm Văn Thuận, thùng xe tải ben đã va vào đường dây điện và cáp quang bắt ngang đường dọc đường Phạm Văn Thuận và kéo 4 trụ điện gãy đổ. Đường dây điện và cáp quang bắt trên các trụ điện bị nghiêng xuống đường, nhiều dây điện, cáp quang bị đứt khiến điện bị ngắt liền sau đó.

      Nhận được tin báo của người dân, lực lượng chức năng đã đến đến hiện trường để điều tiết giao thông. Ít nhất có 4 xe cẩu đã được điều động đến để nâng đường dây điện bị ngã lên cao nhằm giải phóng giao thông bị ùn tắc. Nhân viên điện lực cũng nhanh chóng đến hiện trường phối hợp với các xe cẩu khẩn trương dựng các trụ điện mới thay thế các trụ điện bị gãy, nối lại đường dây điện bị đứt.

      Lực lượng chức năng nhanh chóng khắc phục sự cố

      Theo một nhân viên Điện lực tại hiện trường, có khoảng vài trăm hộ dân tại khu vực trên bị mất điện. Do hiện trường là ngã tư lớn, đông xe cộ qua lại khiến cho giao thông tại đây bị ùn ứ nghiêm trọng. Lực lượng chức năng phải xuống đường để điều tiết giao thông.

      Đến khoảng 21h các lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục công việc khắc phục sự cố do vụ tai nạn trên gây ra.

    • Ứng trực 24/24h để đảm bảo điện dịp Quốc khánh 2/9

      Theo đó, EVN yêu cầu các đơn vị lập và thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo cung cấp điện, đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống cháy nổ trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2015.

      EVN yêu cầu các đơn vị ứng trực 24/24h để đảm bảo điện an toàn, ổn định cho người dân trong dịp 2/9 - Ảnh Minh Nguyên

      Các đơn vị phát điện, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty điện lực, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia gửi phương án điện và lịch trực lãnh đạo đơn vị về Tập đoàn trước ngày 25/8/2015.

      EVN yêu cầu các đơn vị không thực hiện các công việc trên lưới dẫn đến phải cắt điện khách hàng hoặc ảnh hưởng đến an toàn hệ thống trong các ngày từ 1/9 - 3/9/2015 trừ trường hợp để xử lý sự cố hoặc trường hợp đặc biệt có chỉ đạo của lãnh đạo Tập đoàn.

      Tăng cường kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông trong dịp Lễ Quốc khánh 2/9/2015; cấm cán bộ công nhân viên uống rượu, đánh bài, bỏ vị trí… trong thời gian trực ca.

      Phối hợp với các cấp chính quyền, công an, quân đội tại địa phương xây dựng và triển khai phương án bảo vệ an ninh trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ cho các công trình, trụ sở cơ quan, kho tàng… Tổ chức trực tăng cường đối với lãnh đạo, lực lượng trực vận hành, sửa chữa điện 24/24h trong các ngày lễ. Chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, hệ thống thông tin liên lạc và phương tiện đi lại, xử lý nhanh khi xảy ra sự cố.

      Đặc biệt, EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực chỉ đạo các Công ty Điện lực, Công ty Lưới điện Cao thế kiểm tra, củng cố lưới điện đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, tin cậy cho khách hàng sử dụng điện, các địa điểm diễn ra các hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật trong dịp lễ. Trong những ngày lễ cần tăng cường công tác kiểm tra, củng cố lưới điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục, tin cậy. Các công việc thực hiện trên lưới điện có cắt điện phải có tiến độ cụ thể và hoàn tất trước ngày 31/8/2015. Tổ chức trực lãnh đạo, trực xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h trong suốt thời gian nghỉ lễ tại các đơn vị. Chuẩn bị đủ vật tư thiết bị, phương tiện sẵn sàng xử lý nhanh sự cố, cấp điện lại cho khách hàng. Phối hợp với các địa phương và các cơ quan thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm đến khách hàng sử dụng điện, tuyên truyền ngăng ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp bắn pháo giấy tráng kim loại và ném các vật lạ lên đường dây, vi phạm hành lang tuyến dây.

    • EVNHANOI: 262 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện sẽ được xử lý dứt điểm

      Theo ông Nguyễn Đăng Thiện – Phó Ban An toàn của EVNHANOI cho biết, tính đến hết tháng 6/2015, Tổng công ty đã giải quyết được 126/262 trường hợp, thực hiện được 48% kế hoạch năm. Tổng công ty đang quyết liệt chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác xử lý vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện tại các đơn vị trực thuộc, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương thành phố Hà Nội, Ban chỉ đạo UBND các quận, huyện, phường, xã, thị trấn để giải quyết triệt để các vụ vi phạm phát sinh.

      Công nhân Điện lực hỗ trợ khách hàng tháo dỡ công trình vi phạm an toàn hành lang lưới điện - Ảnh: Hoàng Tuyết

      Chúng tôi có mặt tại cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Bích Thủy tại số 2, ngõ 156 Phú Viên, phường Bồ Đề, quận Long Biên trong lúc công nhân đang tiến hành tháo dỡ khu vực nhà xưởng bị vi phạm an toàn hành lang lưới điện dưới sự hỗ trợ và giám sát của Công ty Điện lực Long Biên. Bà Thủy cho biết, sau khi nhận được thông báo cũng như sự giải thích, vận động từ phía Công ty Điện lực, bà tự nguyện tháo dỡ nhà xưởng này vì đã hiểu rõ những mối nguy hiểm không thể lường trước trong trường hợp xảy ra sự cố do vi phạm an toàn điện.

      Đặc biệt, trong thời điểm mưa bão như hiện nay, các đơn vị trực thuộc EVNHANOI đang tập trung cao độ cho công tác bảo vệ lưới điện, chủ động loại bỏ các nguy cơ gây sự cố. Trong đó, phát quang hành lang tuyến là một nhiệm vụ rất quan trọng.

      Ông Nguyễn Thành Trường – Phó giám đốc Công ty Điện lực Sóc Sơn cho biết, đường dây do đơn vị quản lý chạy qua nhiều vùng đồi, rừng, đặc biệt là một số khu vực trồng nhiều cây keo, nên công tác phát quang hành lang tuyến được Điện lực Sóc Sơn thực hiện định kỳ hằng tháng, nhất là trong mùa mưa bão càng được triển khai thường xuyên. Đồng thời, Công ty còn phối hợp với chính quyền địa phương vận động người dân chuyển sang những giống cây trồng phù hợp để không ảnh hưởng đến đường dây, tuyên truyền an toàn điện cho nhân dân trong mùa mưa bão,...

      Theo ông Nguyễn Đăng Thiện, Thủ đô đang phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt là trong khu vực nội thành nhưng để giảm thiểu các điểm vi phạm an toàn hành lang lưới điện gặp không ít khó khăn. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương các cấp thì việc nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ an toàn hành lang lưới điện là công việc hết sức cần thiết. Tổng công ty và các công ty thành viên đã thường xuyên thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, in và phát tờ rơi giải thích cho dân cư sống gần hoặc trong hành lang bảo vệ lưới điện về sự nguy hiểm và hậu quả khi xẩy ra sự cố lưới điện.

      Để hoàn thành mục tiêu đưa ra, trong các tháng còn lại của năm, Tổng công ty Điện lực Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương có biện pháp ngăn chặn, xử lý ngay các trường hợp thi công không thông báo cũng như không có các biện pháp đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện đi trong khu vực thi công của dự án. Đồng thời, kiên quyết ngăn chặn những trường hợp xây dựng vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp; xử lý cưỡng chế và đầu tư cải tạo lưới điện, không để phát sinh mới các vụ vi phạm hành lang.

    • Phần lớn chung cư vi phạm an toàn điện

      Cụ thể, qua kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng, công tác bảo trì và các hoạt động liên quan cho thấy, cả 30 chung cư đều vi phạm về an toàn điện. Có tới 19 chung cư vi phạm xây dựng như: Phân chia, chuyển đổi phần sở hữu chung, thay đổi thiết kế so với bản vẽ, xây thêm một số hạng mục; 10 chung cư cư dân chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ.

      Công tác quản lý vận hành chung cư thời gian qua vẫn còn bất cập - Ảnh: Cảnh Nhật

      Điều đáng nói là, một số chung cư xây dựng trước năm 1975 đã xuống cấp, hồ sơ thiết kế, kỹ thuật không được lưu trữ đầy đủ gây khó khăn cho công tác sửa chữa khắc phục, phòng cháy, chữa cháy, nơi để xe, các tiện ích sử dụng chung khác chưa đảm bảo... Nhiều chung cư đang xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp giữa chủ đầu tư - ban quản trị - cư dân về phí dịch vụ quản lý chung cư, phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư, tranh chấp quyền sở hữu riêng, chung.

      Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành nhà chung cư, cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý Nhà nước chuyên ngành đối với quá trình đầu tư, quản lý sử dụng nhà chung cư, nhất là vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, xử lý, xây dựng các mô hình tự quản, chủ động hòa giải tranh chấp, khiếu nại...

    • Xe Camry tông hỏng hộp điện, hơn 200 hộ dân bị ảnh hưởng

      Khoảng 22h ngày 10/8, xe Camry màu xám bạc phóng rất nhanh trên đường Lê Hồng Phong hướng từ BigC về Ngã Sáu mới - Máy Tơ (Ngô Quyền, Hải Phòng). Khi tới trước cửa siêu thị điện máy Ngũ Phúc, lái xe bất ngờ lao thẳng lên vỉa hè, húc bay hộp điện, đâm vào cây phượng và lật ngửa. 

      Thấy tài xế đập cửa cầu cứu, người dân đã đập vỡ kính đưa nạn nhân ra ngoài trong tình trạng bị thương nhẹ. Gần 30 phút sau, rất đông người đi ôtô, xe máy đến vội tháo biển kiểm soát xe Camry và chở người đàn ông gặp nạn đi. 

      Tại hiện trường, chiếc Camry hư hỏng phần đầu, móp vỏ xe, nằm chỏng 4 bánh lên trời, cách bốt gác của bảo vệ siêu thị điện chừng một mét. Cách đó khoảng 4-5 mét, hộp điện làm bằng thép, được gắn chặt với phần đế đổ để bê tông bị ủi bay. Cây phượng gần đó cũng bị húc tróc vỏ. 

      Nhiều hộ dân trên đường Lê Hồng Phong đã bị mất điện sau tai nạn.

      Chiếc xe lao lên vỉa hè, đâm bay hộp điện và lật ngửa. Ảnh: Giang Chinh

      Công an quận Ngô Quyền đã tới lập biên bản hiện trường, tạm giữ một vài giấy tờ trong xe, trong đó có thẻ mang tên giám đốc một công ty vận tải thuộc Đại học Hàng hải Việt Nam. Đến 1h sáng 11/8, mọi thủ tục hoàn tất, công an đồng ý để đơn vị bảo hiểm kéo xe về bãi. 

      Theo đại diện Điện lực Ngô Quyền, chiếc hộp điện bị hỏng nặng khiến hơn 200 hộ dân lô 3B Lê Hồng Phong, phường Đông Khê, bị mất điện từ đêm qua đến sáng nay. Đơn vị này đang khắc phục, để cấp điện trở lại cho các hộ dân trong thời gian sớm nhất.

    • 15 năm thực hiện quy chế phối hợp giữa EVN và Tổng cục An ninh

      Triệt phá nhiều vụ trọng án

      Các công trình điện do EVN quản lý, vận hành trải rộng khắp các vùng, đa số ở những vùng rừng núi, địa hình phức tạp, xa khu dân cư, giao thông đi lại rất khó khăn, có những công trình tiếp giáp biên giới (nhất là hệ thống đường dây tải điện 500 kV, 220 kV) rất dễ bị kẻ gian và phần tử xấu trộm cắp, phá hoại.

      Theo thống kê của Tổng cục An ninh, thời gian qua, công an các địa phương đã phối hợp với các đơn vị thuộc EVN điều tra, xác minh làm rõ hơn 2.500 vụ mất cắp tài sản, các thiết bị, phụ kiện của đường dây tải điện và trộm cắp điện, xử lý hơn 2.000 đối tượng và xử lý hành chính hàng nghìn vụ vi phạm sử dụng điện, truy thu hàng chục tỷ đồng. Điển hình là: Năm 2012, Công an Bắc Ninh đã lập chuyên án đấu tranh bắt 3 đối tượng trộm cắp máy biến áp, thiết bị điện tại địa bàn nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc; Công an TP. Hồ Chí Minh điều tra 243 vụ, xử lý 454 đối tượng trộm cắp phụ kiện, thiết bị trên đường dây, trạm biến áp; Công an Nghệ An điều tra, xử lý 290 vụ, bắt giữ 210 đối tượng;…

      Các công trình trọng điểm của ngành Điện được lực lượng công an địa phương đảm bảo an toàn

      Ảnh: st

      Không những vậy, công an các địa phương đã tham mưu chính quyền địa phương và phối hợp, hướng dẫn các đơn vị thuộc EVN giải quyết các khó khăn, vướng mắc, phức tạp trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư các dự án trọng điểm như Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng - Bản Chát; cùng nhiều dự án đường dây 220 kV, 500 kV khác, đảm bảo tiến độ dự án, không để xảy ra tình hình khiếu kiện phức tạp về an ninh trật tự tại địa bàn.

      Ngoài ra, lực lượng công an các địa phương đã phối hợp với Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố gây mất điện diện rộng như: Sự cố ngày 22/5/2013 trên đường dây 500 kV Tân Định - Di Linh thuộc địa phận tỉnh Bình Dương gây mất điện 22 tỉnh, thành phía Nam, không để mất điện kéo dài, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự.

      Đào tạo, huấn luyện lực lượng bảo vệ tại cơ sở

      Bên cạnh việc đảm bảo an toàn cho các công trình điện, thời gian qua, Tổng cục An ninh và công an các địa phương còn huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ tại các công trình điện, đồng thời phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ gìn ổn định an ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn đơn vị và bảo vệ tài sản cơ quan, doanh nghiệp.

      Tổng cục An ninh và công an các địa phương đã đào tạo, huấn luyện lực lượng bảo vệ cho các đơn vị thuộc EVN quản lý các công trình trọng điểm - Ảnh: st

      Công an các địa phương đã phối hợp với các đơn vị thuộc EVN tổ chức nhiều đợt tuần tra, bảo vệ tuyệt đối an toàn các công trình điện, đảm bảo cung cấp điện ổn định, đặc biệt là trong các đợt cao điểm cấp điện phục vụ các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như: Đại hội Đảng các cấp, các kỳ họp Quốc hội, các Hội nghị quốc tế, các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước…

      Để nâng cao chất lượng của lực lượng bảo vệ chuyên trách, các đơn vị đã bố trí cho hầu hết CBCNV làm công tác bảo vệ được bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ và lực lượng An ninh kinh tế Công an các địa phương tích cực tham mưu, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho các đơn vị thuộc EVN. Hàng trăm lớp học nâng cao trình độ nghiệp vụ, kiến thức về công tác bảo vệ cho hàng nghìn nhân viên bảo vệ chuyên trách đã được tổ chức.

      Đặc biệt, đối với hệ thống truyền tải điện siêu cao áp 500 kV Bắc - Nam, hầu hết nhân viên bảo vệ của địa phương đã được huấn luyện cơ bản về công tác bảo vệ. Hiện nay, EVN, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đang phối hợp với Cục An ninh kinh tế chuẩn bị hồ sơ đưa hệ thống truyền tải điện quốc gia vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, đảm bảo tuyệt đối an toàn hệ thống truyền tải điện huyết mạch của đất nước. Qua các lớp tập huấn, lực lượng bảo vệ đã được trang bị kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, tinh thần cảnh giác với các loại tội phạm, từ đó đã nâng cao hiệu quả trong công tác phòng ngừa, xử lý các vụ việc phức tạp góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
       

      Mới đây, ngày 26/6/2015, EVN và Tổng cục An ninh (TCAN) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 15 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác bảo vệ an ninh, an toàn. Tại Hội nghị, 2 đơn vị đã tiến hành ký kết Quy chế phối hợp mới trong công tác giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhằm vận hành hệ thống điện an toàn và hiệu quả.

      Một số nội dung trong Quy chế phối hợp giữa EVN và TCAN năm 2015:

      * Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

      1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ Công Thương về công tác bảo vệ an ninh, an toàn ngành Điện; xây dựng và tích cực triển khai phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

      2. Chủ động trao đổi với lực lượng An ninh kinh tế về chủ trương, kế hoạch, tình hình, kết quả đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng tại các dự án của ngành Điện trong và ngoài nước; quá trình hợp tác, liên doanh với các đối tác nước ngoài.

      3. Thường xuyên quán triệt cho các cán bộ được giao nhiệm vụ làm việc với người nước ngoài đề cao cảnh giác, phát hiện và báo cáo kịp thời về những dấu hiệu nghi vấn như: Tác động mua chuộc, lôi kéo cán bộ để thu thập tin tức tình báo, bí mật Quốc gia; hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam và các hoạt động nghi vấn khác.

      4. Thường xuyên phổ biến những quy định của Nhà nước, của ngành Công an để CBCNV thực hiện, nhất là quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 18/8/2014 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay”. Kiểm soát và đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng cán bộ được cử đi nước ngoài công tác, học tập, đàm phán, ký kết hợp đồng…; người làm việc trong các liên doanh, văn phòng đại diện ở nước ngoài… Trước và sau khi kết thúc đợt học tập, công tác tại nước ngoài EVN kịp thời trao đổi tình hình, kết quả cho lực lượng An ninh biết để phối hợp trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.

      5. Trong những trường hợp cần thiết hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an ninh, các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam trước khi làm việc với các cá nhân, tổ chức nước ngoài cần thông báo cho lực lượng An ninh kinh tế biết về chương trình, kế hoạch để chủ động trong công tác phối hợp, bảo vệ.

      6. Các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch đảm bảo an ninh, an toàn các công trình trọng điểm của ngành Điện đã và đang xây dựng, các nhà máy, đường dây tải điện, cơ quan, xí nghiệp…; các nội quy, quy chế làm việc, quan hệ tiếp xúc với người nước ngoài, quy chế quản lý đoàn vào, quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước.

      7. Các đơn vị thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức, xây dựng lực lượng bảo vệ tuần tra, kiểm soát theo quy định tại Nghị định số 06/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ. Thường xuyên tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cũng như việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ khác, tạo điều kiện cho lực lượng bảo vệ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

      8. Cán bộ, công nhân viên thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khi phát hiện các dấu hiệu phá hoại; hoạt động tuyên truyền các quan điểm sai trái, thu thập tài liệu bí mật Nhà nước; lôi kéo, kích động gây rối nội bộ hoặc gây cháy nổ; phát tán tờ rơi, khẩu hiệu, các thông tin trên mạng Internet có nội dung xấu; các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật tại các dự án, công trình trọng điểm và đơn vị mình công tác, kịp thời báo ngay với lực lượng An ninh kinh tế để phối hợp giải quyết.

       

    • Phát hiện 6.552 vụ trộm cắp điện, truy thu hơn 45 tỷ đồng

      Trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn Tập đoàn đã truy thu trên 12 triệu kWh với số tiền lên tới trên 45 tỷ đồng. Các hình thức ăn cắp điện chủ yếu như câu móc trực tiếp, trích cáp ngầm, đảo cực tính nguồn và sử dụng nguội ngoài, làm nghiêng công tơ, phá hỏng công tơ, sử dụng nam châm…

      Cũng theo Thường trực Ban chỉ đạo giảm tổn thất điện năng EVN, trong 5 tổng công ty điện lực thuộc EVN, Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát hiện được số vụ trộm cắp điện nhiều nhất với 2.694 vụ, truy thu trên 5 triệu kWh với số tiền 13,847 tỷ đồng, tiếp đến là Tổng công ty Điện lực miền Nam với việc phát hiện ra 1.651 vụ, truy thu trên 1,6 triệu kWh với số tiền lên tới 17,887 tỷ đồng, Tổng công ty Điện lực TP.HCM cũng phát hiện ra 1.076 vụ trộm cắp điện, truy thu 3,31 triệu kWh với tổng số tiền 8,68 tỷ đồng.

      Để hạn chế tình trạng này, EVN yêu cầu các tổng công ty điện lực tiếp tục chỉ đạo các phòng kiểm tra giám sát hợp đồng mua bán điện tại công ty điện lực, các tổ đội hoặc bộ phận chuyên trách làm công tác kiểm tra sử dụng điện tại điện lực để nâng cao hiệu quả hoạt động. Giao nhiệm vụ và các chỉ tiêu kiểm tra, xử lý vi phạm sử dụng điện cho tổ đội để theo dõi, đánh giá kết quả hoạt động.

      Các tổng công ty điện lực, công ty điện lực làm việc và ký kết quy chế phối hợp với công an các tỉnh/thành phố về công tác phòng chống trộm cắp điện nhằm tạo điều kiện cho việc kiểm tra phát hiện, lập hồ sơ và truy tố đối với các trường hợp trộm cắp điện với sản lượng lớn có tính chất nghiêm trọng; tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tại địa phương trong công tác chống trộm cắp điện, xử lý nghiêm các đối tượng trộm cắp điện theo quy định hiện hành.

      Ngoài ra, các đơn vị cần tích cực tuyên truyền hướng dẫn khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả, và không bi phạm sử dụng điện, có ý thức phòng chống các hành vi ăn cắp điện.

    • Nỗi lo tai nạn điện mùa mưa

      Hậu quả khó lường
       
      Vài năm trở lại đây, thời tiết diễn biến phức tạp. Mưa thường kèm theo giông, lốc, gây ra nhiều sự cố lưới điện như: trụ điện gãy đổ, sụt lún, đứt đường dây… Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phước Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), bên cạnh những sự cố điện do thời tiết vẫn có rất nhiều vụ tai nạn điện xuất phát từ sự chủ quan, thiếu ý thức trong đảm bảo hành lang an toàn lưới điện. Tình trạng vi phạm, mất an toàn vẫn thường xuyên xảy ra và điều này rất nguy hiểm nếu không được khắc phục trong mùa mưa bão.
       
      Ông Đức nhắc lại hàng loạt sự cố điện từ đầu năm đến nay. Đơn cử là ngày 18/3, trong quá trình thanh lý vườn cây cao su ở Bình Phước, đơn vị cưa cắt cây đã để cây cao su cao hơn 25 m ngã vào đường dây, gây mất điện tuyến đường dây 110 kV Bình Long 2 - Thác Mõ. Điều đáng nói là trước đó, Điện lực Bình Phước đã cảnh báo chủ vườn về biện pháp an toàn trong quá trình khai thác và thanh lý vườn cao su nhưng khi thanh lý, chủ vườn không thông báo cho Điện lực Bình Phước để được hướng dẫn biện pháp an toàn.
       
      Trước đó không lâu, ngày 9/3, chiếc xe cuốc của Công ty Đông Mê Công khi thi công Quốc lộ 20 đã vi phạm khoảng cách an toàn tuyến đường dây 22 kV 477 Quang Trung, làm mất điện một số khu vực thuộc H.Thống Nhất (Đồng Nai). Ngày 14.5, trong quá trình xây nhà, một thợ xây dựng đã kéo sắt vi phạm khoảng cách an toàn tuyến đường dây 22 kV 480 Tân Thắng, gây tai nạn điện cho bản thân và làm mất điện một số khu vực TX.Dĩ An (Bình Dương)…
       

      Gia cố điện để tránh sự cố trong mùa mưa lũ tại Đồng Tháp - Ảnh: Tú Uyên

      Chủ động tránh sự cố điện
       
      Ông Hồ Quang Ái, Phó tổng giám đốc EVNSPC, cho biết trước tình hình mùa mưa đến, EVNSPC đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn, hạn chế tối thiểu sự cố điện. Ông Ái nói: “Chúng tôi đã cho tổng kiểm tra lưới điện để khắc phục, xử lý ngay các vị trí có nguy cơ gây ra sự cố. Đặc biệt là kiểm tra và nâng cao độ võng đối với các vị trí vượt sông, vượt đường giao thông, đường dây đi qua vùng lũ… nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong mùa mưa bão”.
       
      Cũng theo ông Ái, EVNSPC đã lắp đặt, sửa chữa và thay thế các biển báo an toàn để cảnh báo người dân trong mùa mưa bão; chỉ đạo các điện lực trực thuộc thường xuyên phát quang và dọn dẹp hành lang lưới điện; vận động người dân sinh sống sống dọc theo lưới điện chặt tỉa cây xanh, chằng néo mái tole, di dời ăng ten ti vi... để đảm bảo an toàn lưới điện.
       
      Chỉ đạo của EVNSPC nhanh chóng được các địa phương thực hiện, điển hình là Trà Vinh, một trong những tỉnh có nhiều cây xanh lâu năm được bảo tồn. Đến nay Điện lực Trà Vinh đã kiểm tra toàn bộ và cắt tỉa cây cối gần khu vực có đường dây điện ngang qua; khi có gió bão cấp 6 sẽ cắt điện các tuyến đường dây, khu vực ngập sâu ảnh hưởng đến an toàn điện đều được cắt nguồn... Tại Đồng Tháp, Điện lực tỉnh đã triển khai nhiều phương án xử lý sự cố điện như chặt tỉa cây lớn, xử lý các biển báo vượt sông bị phai mờ và đường dây vượt sông có nguy cơ xảy ra sự cố…
       
      EVNSPC ghi nhận, đến nay trên địa bàn 21 tỉnh thành phía Nam, các công ty điện lực đã cơ bản xử lý xong các điểm có nguy cơ mất an toàn, bảo đảm nguồn điện ổn định phục vụ người dân trong mùa mưa bão.
       
      “8 không” để phòng ngừa các tai nạn điện đáng tiếc:
       
      - Không thả diều, vật bay gần lưới điện cao áp có khả năng gây sự cố lưới điện.
       
      - Không lắp ăng ten; dây phơi; giàn giáo; biển, hộp đèn quảng cáo... khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào công trình lưới điện cao áp.
       
      - Không trồng cây vi phạm khoảng cách an toàn đường dây dẫn điện trên không, trạm điện.
       
      - Không bắn chim đậu trên dây điện, trạm điện hoặc quăng, ném bất kỳ vật gì lên đường dây điện, trạm điện.
       
      - Không đào đất gây lún sụt công trình lưới điện cao áp, trạm điện.
       
      - Không đắp đất, xếp các loại vật liệu, thiết bị hoặc đổ phế thải vi phạm khoảng cách an toàn.
       
      - Không sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc...
       
      - Không đốt nương rẫy, sử dụng các phương tiện thi công gây chấn động hoặc có khả năng làm hư hỏng, sự cố công trình lưới điện, trạm điện, nhà máy điện.
       
    • Bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp vùng sông nước: Đẩy mạnh tuyên truyền và giám sát chặt

      Vào lúc 0h19 ngày 10/5/2015, sà lan mang số hiệu BT 5607 khi đang di chuyển đã va chạm với một sà lan số hiệu LA 6212 chở cần cẩu cao khoảng 20m đang neo đậu trên sông Vàm Cỏ Tây (khu vực phường 6, TP Tân An - tỉnh Long An). Hậu quả, sà lan bị đứt dây neo, trôi tự do và cần cẩu trên sà lan đã vướng vào đường dây 220 kV Long An - Cai Lậy mạch 1. Sự cố làm mất ổn định lưới điện khu vực tỉnh Long An và Tiền Giang, đặc biệt trong thời gian cao điểm nắng nóng 2015.

      Sà lan vi phạm khoảng cách an toàn ĐD 220 kV Thốt Lốt - Châu Đốc - Ảnh: EVNNPT

      Trước đó, ngày 16/10/2014, sà lan thuộc doanh nghiệp tư nhân Trường Thọ (địa chỉ 33/16 khóm Long Hưng, Mỹ Thới, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang), do ông Nguyễn Ngọc Huy làm chủ, trong quá trình thi công nạo vét kênh Cái Dung nối dài đã vi phạm khoảng cách an toàn, gây phóng điện đường dây 220 kV Thốt Lốt - Châu Đốc.

      Các sà lan trong hai trường hợp nêu trên đã vi phạm quy định về an toàn điện tại Khoản 3, Điều 10, Nghị định số 14/NĐ-CP ngày 26/2/2014; và Điểm b, Khoản 4, Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP về “Điều khiển thiết bị, dụng cụ, phương tiện hoặc các hoạt động khác vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện theo cấp điện áp”.

      Theo ông Võ Đình Thủy - Giám đốc Công ty Truyền tải điện 4 (PTC4), để bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, đảm bảo vận hành ổn định lưới điện 220 - 500 kV tại 19 tỉnh, thành phía Nam, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô 2015, PTC4 đã đẩy mạnh tuyên truyền với nhiều hình thức khác nhau.

      ĐD 220 kV Long An - Cai Lậy bị sự cố do sà lan có cần cẩu vướng vào - Ảnh: PTC4

      Đặc biệt đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, công tác quản lý, vận hành lưới điện cao áp gặp rất nhiều khó khăn do mật độ sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vì vậy, PTC4 đã thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các đợt tuyên truyền về an toàn điện cho các cá nhân, doanh nghiệp, chủ dự án thi công xây dựng, người điều khiển phương tiện đường thủy nội địa (tàu thuyền, sà lan có lắp cần cẩu) hoạt động gần đường dây điện.

      Công ty đã lắp đèn báo hiệu ban đêm, lắp các biển cảnh báo an toàn điện tại các vị trí đường dây 220 kV, 500 kV vượt sông theo quy định của Cơ quan quản lý Đường thủy nội địa; lắp tăng cường các biển cảnh báo an toàn điện theo quy định của ngành Điện; lập danh sách và giám sát chặt chẽ các chủ phương tiện và doanh nghiệp sử dụng phương tiện đường thủy nội địa để thuận lợi cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn an toàn khi các phương tiện này thi công hoặc hoạt động gần hành lang.

      Tuy nhiên, để tiếp tục bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp vùng sông nước trong thời gian tới, theo ông Võ Đình Thủy, rất cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền với người dân, phối hợp giám sát chặt các phương tiện, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

      Đơn cử, với Cảnh sát đường thủy trong lúc tuần tra ở khu vực gần vị trí giao chéo giữa đường dây 220 kV, 500 kV và đường thủy nội địa có thể thông báo, tuyên truyền, nhắc nhở các phương tiện tàu thuyền và thiết bị trên sông tuân thủ theo hướng dẫn trên các biển cảnh báo; phải neo đậu đúng nơi quy định; phải hạ cần cẩu khi neo đậu cũng như khi di chuyển trên sông… Đồng thời, cũng rất cần chính quyền địa phương tích cực phối hợp với ngành Điện hướng dẫn, kiểm tra và tuyên truyền đến các cá nhân, doanh nghiệp, chủ đầu tư các dự án công trình, người điều khiển thiết bị trên sông về ý thức bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, biện pháp an toàn điện khi làm việc gần và trong hành lang; kiên quyết xử lý vi phạm hành chính do vi phạm về an toàn hành lang lưới điện cao áp.

      - Ngày 27/5/2015, Đoàn thanh niên Truyền tải điện miền Đông 1 phối hợp với Đội Truyền tải điện Xuân Lộc tổ chức chương trình “Tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp” cho gần 120 người dân, cán bộ chính quyền, đoàn thể xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Đây là đợt phối hợp tuyên truyền lần thứ 2 kể từ đầu năm 2015 của Đoàn thanh niên Truyền tải điện miền Đông 1.

      - Ngày 29/5/2015, Công ty Truyền tải điện 4 và Công an tỉnh Bạc Liêu ký Quy chế phối hợp về "Công tác bảo vệ an ninh trật tự hệ thống lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu".

       

    • Phú Thọ: Liên tiếp các sự cố điện do... diều

      Chiếc diều được làm bằng chất liệu giấy bạc bay vào đường dây điện tại khu vực đối diện Quảng trường Hùng Vương gây sự cố mất điện

      Cụ thể, trong ngày 17/6/2015, đã có 3 sự cố do diều bay vào đường dây. Tại các khu vực vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành, đối diện Liên đoàn lao động tỉnh (thuộc lộ 473E4.1), gây mất điện cho các phụ tải thuộc các phường Gia Cẩm, Tân Dân, Dữu Lâu và xã Trưng Vương. 

      Tại khu vực đối diện Quảng trường Hùng Vương về phía Ngân hàng nhà nước tỉnh Phú Thọ (thuộc lộ 473E4.1 và lộ 475E4.6), có 2 sự cố xảy ra do diều bay vào đường dây gây sự cố ngắn mạch giữa các pha, gây mất điện cho các phụ tải thuộc các phường Vân Cơ; Nông Trang  Gia Cẩm; Tân Dân; Dữu Lâu; Tiên Cát; Thọ Sơn; Thanh Miếu; Bến Gót và xã Trưng Vương.

      Trước đó, ngày 19/5/2015, tại khu vực vỉa hè đường Nguyễn Tất Thành, đối diện Liên đoàn lao động tỉnh (thuộc lộ 474E4.1) một chiếc diều bằng nilon chùm lên sứ cách điện của 1 pha, gặp thời tiết ẩm đã gây phóng điện bề mặt sứ và gây sự cố, làm mất điện cho các phụ tải thuộc các phường Tiên Cát; Gia Cẩm; Tân Dân; Dữu Lâu và xã Trưng Vương.

      Sự cố tại các lộ nói trên đã khiến cho số trạm biến áp bị mất điện lên tới 233 trạm, tương ứng với 25.577 khách hàng bị mất điện. Được biết, lộ 473E4.1 và lộ 474E4.1 hiện đang cấp điện cho các phụ tải đặc biệt quan trọng như Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Công an tỉnh, Bưu điện tỉnh, Bệnh viện tỉnh Phú Thọ.

      Qua kiểm tra định kỳ đường dây trung áp trên địa bàn thành phố, Điện lực thành phố Việt Trì cũng phát hiện thấy có nhiều vị trí diều và dây diều mắc trên đường dây có thể gây sự cố bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi thời tiết mưa ẩm và có gió bão và đã có những biện pháp kịp thời để xử lý.

      Trên đây chỉ là 4 trong rất nhiều sự cố lưới điện do người dân thả diều hay vật thể bay gây ra. Điều đáng nói là tình trạng này diễn ra khá lâu dù Nghị định số 134/2013/NĐ-CP, ngày 17-10-2013, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP, ngày 26-2- 2014 của Chính phủ có nội dung "nghiêm cấm thả diều, vật bay gần công trình lưới điện, có khả năng gây sự cố lưới điện" và quy định chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm.

      Để ngăn chặn hiệu quả những hành vi vi phạm an toàn hành lang lưới điện, rất mong có sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp chính quyền, các sở ban ngành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cùng ngành điện thực hiện tốt nhiệm vụ cung ứng điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.

      Hơn thế nữa, để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra, mỗi gia đình, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, trang bị cho mình kiến thức để tự bảo vệ cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

    • Treo bẫy chim trên... dây điện cao áp

      Được biết, người dân sử dụng ná cao su tự chế kèm dây gấc xanh bắn vòng qua đường dây trung thế 22kV và kéo lồng bẫy chim lên vị trí như hình ảnh kèm theo dưới đây.

       

      Lồng bẫy chim được treo trực tiếp lên dây trung thế 22 kV, tuyến 478-E6.

      Hành vi này đã vi phạm điều cấm tại điều 4 Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về An toàn điện.

      Sau khi thu hồi lồng bẫy chim (chưa có sự cố về con người và thiết bị), Điện lực đã tiến hành nhắc nhở hộ dân về hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp nêu trên, đồng thời gửi thông báo an toàn đến UBND phường An Đông, đề nghị chính quyền địa phương có kế hoạch tuyên truyền, nhắc nhở các hộ dân trên địa bàn có ý thức bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, đặc biệt là hộ dân tại khu vực đường Hải Triều, tránh để các trường hợp tương tự xảy ra.

    • Tăng cường kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về công tác PCCC

      Đoàn Thanh tra C66 đánh giá cao những nỗ lực của EVN trong công tác phòng cháy chữa cháy

      Theo C66, trong 3 năm từ 2012 - 2014, EVN đã ban hành 31 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác PCCC, đồng thời EVN xây dựng và ban hành các văn bản về PCCC cho các dự án xây dựng các công trình điện. 53/53 cơ sở được thanh tra đã lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của pháp luật. Việc phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về PCCC cho cán bộ, công nhân viên trong các cơ sở kịp thời.

      Các đơn vị đã quan tâm mua sắm, đầu tư, trang bị các loại phương tiện PCCC, nhiều cơ sở đã đầu tư trang bị xe ô tô chữa cháy, hệ thống chữa cháy, báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy bằng bọt, hệ thống chữa cháy bằng khí…Tuy nhiên ở một số đơn vị vẫn còn những tồn tại, khuyết điểm và đã được C66 chỉ ra, cũng như đề nghị chỉnh chấp hành.

      Để nâng cao hiệu quả việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC đối với các đơn vị thành viên thuộc EVN, C66 kiến nghị: EVN căn cứ vào kết luận thanh tổ chức rút kinh nghiệm và có văn bản chỉ đạo các đơn vị được thanh tra có kế hoạch cụ thể thực hiện những tồn tại; ban hành các văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tiếp tục triển khai các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về việc thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ; đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền đến các cán bộ, công nhân viên; tăng cường kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về công tác này, đồng thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức diễn tập và trang bị thêm phương tiện PCCC.

      Phát biểu tại buổi công bố dự thảo, Phó tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cho rằng: Do đặc thù EVN có lưới điện trải dài khắp cả nướ, cùng với đó là rất nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện có giá trị tài sản lớn nên trong những năm qua công tác PCCC được EVN đặc biệt chú trọng. Việc thanh tra lần này của C66 đã chỉ ra những khiếm khuyết của những đơn vị chính là cơ hội để các đơn vị nhận thức rõ hơn nữa về công tác PCCC. Trong thời gian tới, song song với việc tự kiểm tra các đơn vị trực thuộc, EVN sẽ có chỉ thị yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra và có kế hoạch khắc phục những tồn tại sớm nhất đảm bảo các yêu cầu về PCCC.

    • Miền Nam tăng cường tiết kiệm điện

      Ứng phó với thiếu điện
       
      Theo ông Nguyễn Phước Đức, Phó tổng giám đốc EVNSPC, đây là thời điểm “căng thẳng” nhất của ngành Điện miền Nam khi phụ tải đang tăng cao, trong khi các nhà máy thủy điện phía Nam phải hạn chế phát điện vì thiếu nước.

      Trong 4 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng điện EVNSPC nhận đầu nguồn là 16,272 tỉ kWh, tăng 11,31% so với cùng kỳ năm 2014. Dự kiến, tháng 5, sản lượng tiêu thụ sẽ là 4,5 tỉ kWh (tăng 12,1%), công suất tối đa là 7.500 MW (tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2014).

      Dưới áp lực phụ tải gia tăng như trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành tăng cường tối đa khả năng phát điện, áp dụng các biện pháp kỹ thuật và quản lý vận hành, nâng cao khả năng truyền tải điện trên các đường dây 500 kV, 220 kV để truyền tải công suất cao từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam. EVNSPC cũng đang đẩy nhanh tiến độ các công trình 110 kV và lưới phân phối; đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương và khách hàng đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện.
       
      Ngay từ đầu năm nay, EVNSPC đề ra mục tiêu thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu tiết kiệm 2% điện năng so với sản lượng điện thương phẩm và hoàn thành các chương trình, kế hoạch tiết kiệm điện do EVN giao. “Tổng công ty đang tập trung nâng cao hiệu quả truyền thông về sử dụng điện tiết kiệm, đưa các phong trào tiết kiệm điện, chương trình hưởng ứng Giờ trái đất đi vào đời sống. Đặc biệt tới đây Ngày hội tiết kiệm điện năm 2015 sẽ được tổ chức tại TP.Biên Hoà (Đồng Nai)”, ông Đức nói.
       

       Đạp xe tuyên truyền tiết kiệm điện trong chương trình Giờ trái đất tại Cần Thơ năm 2015 - Ảnh: Tú Uyên

      Tự nguyện đăng ký tiết kiệm điện
       
      Ông Quách Lâm Hưng, Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất EVNSPC, cho biết hiện có khoảng 30.000 khách hàng trên địa bàn 21 tỉnh, thành phía Nam từ Ninh Thuận, Lâm Đồng trở vào (trừ TP.HCM) có sản lượng trên 5.000 kWh/tháng đã đăng ký thực hiện tiết giảm sản lượng điện theo tình hình thực tế sản xuất của đơn vị (khoảng 2% sản lượng thực tế). Cũng theo ông Hưng, một điểm khả quan nữa là trong trường hợp mất cân đối cung cầu của hệ thống, có yêu cầu từ điều độ các cấp thì sản lượng điện tiết giảm của các khách hàng ở 21 tỉnh, thành phía Nam có khả năng sẽ tăng từ 10 - 15%. Sản lượng này còn có thể thay đổi tùy theo đặc thù, quy trình công nghệ của từng khách hàng.
       
      “Tiết kiệm điện đã thực sự ăn sâu vào ý thức của doanh nghiệp và người dân. Không chỉ giảm bớt chi tiêu mà còn chia sẻ khó khăn với ngành Điện. Chính vì vậy, tại nhiều địa phương hiện nay, các doanh nghiệp đều cam kết tiết giảm mạnh lượng điện”, ông Hưng nói.
       
      Ông Phạm Viết Ái, Trưởng phòng Kinh doanh Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai (PC Đồng Nai) cho biết, hiện có 1.072 khách hàng tiêu thụ điện năng lớn đã ký thỏa thuận tiết giảm sản lượng điện trong mùa khô. Tiêu biểu như Công ty Tole Phương Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 1) sẽ tiết giảm 5% lượng điện sử dụng trong giờ cao điểm. Tương tự, tại TP.Cần Thơ và các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh... nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn cũng đã cam kết ủng hộ ngành Điện trong trường hợp mất cân đối cung cầu của hệ thống. Các doanh nghiệp sẽ bố trí sản xuất vào những giờ thấp điểm và thực hiện đúng cam kết tiết giảm điện đã ký.
       
      Ông Nguyễn Phước Đức cho biết, song song với việc vận động doanh nghiệp, người dân tiết kiệm điện thì EVNSPC cũng đã kịp thời tuyên dương nhiều gương điển hình thực hành tiết kiệm điện trong các chương trình “Gia đình tiết kiệm điện”, “Ấp/Khu dân cư văn hóa tiết kiệm điện” và “Tuyến phố tiết kiệm điện”. Tổng công ty đã trao hơn 10.000 giải thưởng cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trong các chương trình này. Nhờ đó, kết quả thực hiện sản lượng điện tiết kiệm trong thời gian qua tại EVNSPC và các công ty điện lực đều vượt kế hoạch do EVN giao hơn 20%, chiếm 1,32 - 2,75% tổng sản lượng điện thương phẩm.
       

      Ông Quách Lâm Hưng, Trưởng ban Kỹ thuật sản xuất EVNSPC cho biết:

      "Tiết kiệm điện đã thực sự ăn sâu vào ý thức của doanh nghiệp và người dân. Không chỉ giảm bớt chi tiêu mà còn chia sẻ khó khăn với ngành Điện. Chính vì vậy, tại nhiều địa phương hiện nay, các doanh nghiệp đều cam kết tiết giảm mạnh lượng điện"

       

       

    • TP HCM: Hướng đến hệ thống điện an toàn, mỹ quan, tiết kiệm

      Một buổi tuyên truyền của Đoàn viên, công nhân EVN HCMC - Ảnh: Đỗ Cường. 

      Theo EVNHCMC, tại các khu dân cư, Tổng công ty đã thường xuyên phối hợp với địa phương, các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chương trình khu phố kiểu mẫu có hệ thống điện an toàn, mỹ quan; thực hiện các công trình tuyến đường kiểu mẫu tiết kiệm điện. Trong đó, lắp đặt lại hệ thống điện trong nhà bị cũ nát, chắp vá, lắp đặt không đúng quy cách, mất an toàn nằm trong các khu vực có nguy cơ cháy nổ cao; xóa các quảng cáo mất mỹ quan trên trụ điện, hướng dẫn người sử dụng điện biết số điện thoại của Trung tâm chăm sóc khách hàng; cải tạo hệ thống lưới điện an toàn, mỹ quan cho đường dây hạ thế, cải tạo hệ thống chiếu sáng dân lập, chỉnh trang làm gọn dây thông tin, viễn thông, di dời diện kế ra vị trí thích hợp.

      Năm 2015, Đoàn thanh niên EVN HCMC thực hiện kế hoạch “40 tuyến hẻm có hệ thống điện an toàn, mỹ quan, tiết kiệm” với mục đích cải tạo lại hệ thống lưới điện hạ thế đảm bảo an toàn và mỹ quan; chương trình “16 tuyến đường kiểu mẫu tiết kiệm điện”.

      Tại Công ty Điện lực Thủ Đức, Đoàn thanh niên Công ty đã phối hợp cùng Đoàn Phường Tam Phú, quận Thủ Đức đã tổ chức lễ ra quân thực hiện công trình thanh niên: “Tuyến hẻm có hệ thống điện mỹ quan, an toàn, tiết kiệm”. Công trình được thực hiện tại các địa điểm khu phố 3 và khu phố 4, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, với tổng chiều dài 500m. Tuyến hẻm được thi công lắp đặt mới 20 bộ đèn compact tiết kiệm điện công suất 40W, 2 bộ thiết bị chỉnh định đóng, mở hẹn giờ; cải tạo hệ thống lưới điện hạ thế bảo đảm an toàn và mỹ quan. Đồng thời, thực hiện bó gọn dây thông tin, làm sạch, xoá quảng cáo, sơn mới các gốc trụ điện và tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả đến các hộ dân trong tuyến hẻm.

      Thời gian tới, EVN HCMC sẽ chỉ đạo các đơn vị tiếp tục thực hiện cải tạo, nâng cấp các tuyến hẻm trên toàn địa bàn để hệ thống cung cấp điện an toàn, hiện đại, làm đẹp cảnh quan đô thị.

    • Thả diều: Vui ít, lo nhiều

      Từ trò chơi thành tai nạn

      Cách đây chưa lâu, em Bùi Đồng 14 tuổi ở thôn Thiệp Sơn, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ, cùng nhóm bạn kéo nhau ra cánh đồng thả diều. Một con diều của nhóm bị đứt dây mắc vào đường dây điện. Đồng leo lên trụ điện gỡ diều và bị điện giật chết tại chỗ.

      Ngày 10/3, tại xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cũng đã xảy ra vụ phóng điện khiến em Phạm Ngọc Phát (17 tuổi) bị bỏng nặng. Nguyên nhân được xác định, diều của Phát vướng vào đường dây điện, Phát leo lên mái nhà gần đó, dùng sào để gỡ diều. Khi Phát vừa đưa sào lên gần sát đường dây thì bị phóng điện gây bỏng. Nạn nhân được người dân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng mặt, ngực và tay bị cháy xém.

      Một trong những con diều gây sự cố điện do ngành Điện thu được - Ảnh X.Tiến

      Các cấp chính quyền địa phương cần sớm vào cuộc

      Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng – Phó giám đốc Công ty Điện lực Lâm Đồng, hiện không có cơ sở pháp lý cấm thả diều. Biện pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân nâng cao nhận thức, không thả diều xung quanh khu vực lưới điện. Ngoài ra, ngành Điện rất cần sự chung tay của các chính quyền địa phương trong việc giáo dục thanh thiếu niên và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.

      Cùng quan điểm trên, ông Phạm Lê Phú – Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) cho rằng: Để hạn chế tình trạng thả diều làm ảnh hưởng đến sự an toàn lưới điện, Công ty cùng với Đoàn thành niên Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền đến từng thôn xóm, gia đình ở những khu vực có mật độ thả diều cao như Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Giang... Nhờ đó, năm 2014 sự cố lưới điện do PTC 1 quản lý từ nguyên nhân thả diều đã giảm đáng kể so với các năm trước.

      Ông Nguyễn Văn Chớ - Trưởng thôn 9 xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, nơi có tục chơi diều sáo từ lâu đời, cho biết: “Để hạn chế việc thả diều tràn lan, chính quyền cấp trên nên quy hoạch thành một trò chơi dân gian chỉ tổ chức vào một thời gian cụ thể, với một địa điểm cụ thể cách xa khu vực hành lang lưới điện. Nếu làm được như vậy, truyền thống thả diều không mất đi, mà sẽ giảm được các nguy cơ sự cố vào đường dây điện. Chính quyền địa phương đã vừa vận động, giải thích, vừa răn đe những đối tượng cố tình, đồng thời, đưa tiêu chí thả diều an toàn vào các tiêu chí bình xét gia đình văn hóa của thôn. Nhờ vậy, nhiều gia đình trong thôn không có người nào chơi diều, thả diều nữa".
       

      Ông Phạm Lê Phú – Giám đốc Công ty Truyền tải điện 1 (PTC 1): Thực tế đã có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra từ thú chơi thả diều khi điện phóng qua dây làm bỏng nặng hoặc làm tử vong người thả diều. Đối với lưới điện, khi diều hoặc dây diều mắc vào dây diện gây ngắn mạch dẫn đến phóng điện làm mất điện hoặc hỏng hóc thiết bị, thậm chí nếu dòng ngắn mạch lớn có thể gây sự cố cho các trạm biến áp. Việc này gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành Điện và ảnh hưởng đến cung ứng điện cho các khách hàng sử dụng điện.

       

    • Tồn tại 5.499 vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp

      Hành lang an toàn lưới điện cao áp bị xâm phạm sẽ gây nguy hiểm lớn đến hệ thống điện - Ảnh Minh Ngọc

      Theo Ban An toàn, bên cạnh những cố gắng của các đơn vị trong việc giải quyết, xử lý các vụ vi phạm, thực tế vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, ý thức của người dân về an toàn lưới điện cao áp và an toàn cho tính mạng của chính mình còn rất hạn chế; khi phát hiện vi phạm đơn vị quản lý vận hành thông báo, lập biên bản vẫn còn tình trạng người dân không chấp hành, cố tình tiếp tục vi phạm, chính quyền một số địa phương chưa vào cuộc quyết liệt cùng đơn vị quản lý nên chưa xử lý dứt điểm nhiều vi phạm.

      Để vận hành an toàn lưới điện trong thời gian tới, Ban An toàn đề nghị các đơn vị trực thuộc EVN có liên quan:

      Những đơn vị còn để xảy ra nhiều sự cố do sét đánh, đốt nương rẫy, chặt cây đổ vào đường dây cần phải tổng kiểm tra và xử lý tiếp địa cột, tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp, tăng cường công tác kiểm tra định kỳ và xử lý các vụ vi phạm, tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết các vụ vi phạm hành lang.

      Tiến hành kiểm tra các tuyến đường dây có nhiều vị trí cột có trị số tiếp địa lớn, có nhiều sự cố do sét đánh hoặc do nghi ngờ quá trình thi công tiếp địa không đúng thiết kế.

      Các tổng công ty/công ty chỉ đạo các ban quản lý dự án lưới điện trực thuộc giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm hành lang tồn tại khi xây dựng công trình đã bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành.

      Các ban quản lý dự án lưới điện phải tiến hành thực hiện các thủ tục hoàn công hồ sơ đất trong hành lang an toàn lưới điện cao áp trước khi bàn giao công trình cho đơn vị quản lý vận hành nhằm hạn chế các vụ vi phạm hành lang kéo dài và hạn chế nguy cơ sự cố do vi phạm hành lang.

      Ngoài ra, các đơn vị cần rà soát những điểm vi phạm để phối hợp xử lý trong quá trình cải tạo, nâng cấp lưới điện.

    • Vụ nổ dưới chân cầu Sài Gòn: Hành lang an toàn lưới điện bị vi phạm

      Khoảng 17h10 phút ngày 13-3, tại khoảng giữa trụ 16 và 17, đường dây 110 kV Thủ Đức - Vikimco - Xa lộ (Q2), anh Nguyễn Hữu Đức (SN 1978, quê Lâm Đồng) và một số người khác ngồi câu cá ở khu vực chân cầu Sài Gòn 2. Khi anh Đức giật mạnh cần câu máy lên thì bất ngờ một tiếng nổ lớn phát ra từ đường dây điện cao thế phía trên làm anh này bị bỏng khắp người. Vụ nổ gây chập điện, một số khu vực thuộc Q.Thủ Đức và một phần Q1, Q.Bình Thạnh bị mất điện trong ít phút.

      Để khắc phục tình trạng trên, Công ty lưới điện cao thế TPHCM cho biết sẽ tăng cường kiểm tra và kết hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền, lắp đặt thêm các biển cảnh báo. Qua sự việc này, người dân cũng cần chú ý, không câu cá gần hành lang an toàn lưới điện cao áp và phải quan sát biển báo.

    • Tai nạn do vi phạm hành lang an toàn lưới điện

      Nơi xảy ra vụ chập điện

      Công nhân xây dựng Phan Văn Huề - 42 tuổi (ở thôn Hanh Quang, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước) trong lúc đang thao tác trên giàn giáo phía trước ngôi nhà đã dùng thước dây (loại cuộn bằng sắt mỏng) để đo kích thước lắp kính tại tầng 3. Do có gió mạnh, đoạn thước dây lại bị kéo quá dài, bất ngờ đổ gập về phía sau. Thước dây kim loại chạm vào đường dây điện trung áp 22 kV, gây chập điện, anh Huề bị hất văng rơi từ giàn giáo ở lầu ba xuống đất.

      Rất may, do ngã vào các cuộn dây cáp viễn thông căng ở tầng 1 trước khi chạm đất nên anh Huề hạn chế được thương tích, sau đó anh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viên đa khoa tỉnh Bình Định.

      Đây là một trong những vụ vi phạm an toàn lưới điện điển hình trong xây dựng công trình. Khi xảy ra vụ việc nói trên, Điện lực Quy Nhơn đã nhanh chóng khắc phục sự cố, cấp điện lại cho khu vực.     

      Được biết, trong thời gian qua, Công ty Điện lực Bình Định đã phối hợp với Sở Công Thương và chính quyền địa phương thực hiện tuyên truyền bảo vệ an toàn hành lang lưới điện. Tuy nhiên, nhiều vụ việc đáng tiếc như trên vẫn xảy ra, do người dân chưa có ý thức nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn.

    • Phá máy biến áp 200 triệu đồng để bán đồng nát

      Trong quá trình điều tra, ngoài số tang vật từ vụ trộm, lực lượng điều tra còn thu giữ thêm một máy tời tay bằng ròng rọc. Đây là phương tiện nhóm đối tượng này sử dụng để tời máy biến áp nặng hơn 4 tấn khỏi bệ rồi tháo, đốt lấy lõi đồng và linh kiện bên trong.

      Theo khai nhận của các đối tượng, phát hiện thấy trạm biến áp 750 KVA của Công ty TNHH MTV SXVL Quảng Bình tại địa bàn thôn Áng Sơn, xã Vạn Ninh, Quảng Bình nhiều ngày liền tắt điện và bảo vệ đi vắng, trong đêm 26 tháng 10, nhóm đối tượng trên đã quyết định ra tay. Toàn bộ số lõi đồng bên trong máy biến áp hơn 150kg được chúng đem đi tiêu thụ với giá 14 triệu đồng. Tuy nhiên,  toàn bộ tài sản thiệt hại từ vụ trộm mà các đối tượng gây ra được định giá là hơn 200 triệu đồng.

    • Hà Nội: Nhức nhối vi phạm hành lang an toàn lưới điện

      Vi phạm do buông lỏng quản lý

      Thôn Thắng Đầu, xã Hòa Thạch là địa phương có nhiều vi phạm hành lang lưới điện nhất địa bàn Quốc Oai. Hiện xã có 17 hộ dân xây dựng công trình trong hành lang đảm bảo an toàn đường dây điện 110 kV Quốc Oai – Thạch Thất. Khoảng cách gần nhất giữa đường dây với công trình của người dân Thắng Đầu là 3 mét.

      Nhìn đường dây 110 kV chạy lơ lửng trên công trình nhà dân, khiến nhiều người không khỏi ái ngại cho các hộ gia đình nơi đây. Ông Nguyễn Trọng Ánh, ở đội 4, thôn Thắng Đầu, xã Hòa Thạch, một trong những hộ nằm dưới đường dây điện cho biết, gia đình rất lo lắng mỗi khi mưa bão, nguy cơ bị phóng điện từ đường dây xuống nhà rất cao. “Gia đình chúng tôi phải luôn nhắc nhau, không được đi lại nhiều, mang vác vật cao, đặc biệt, tuyệt đối không được mở cửa ban công để giữ an toàn. Mặc dù, biết là nguy hiểm nhưng vì sinh nhai, nên gia đình tôi vẫn phải sinh sống trong sự bất an”, ông Ánh phân trần.

      Bất chấp những cảnh báo của ngành Điện, một số hộ dân vẫn vô tư kinh doanh ngay chân các đường dây điện cao thế - Ảnh: Theo Vietnam+

      Theo ông Đỗ Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch, đường dây điện đã có từ những năm 1999, thời điểm ấy, người dân ở cách quốc lộ khá xa. Nhưng khi con đường được nâng cấp mở rộng, người dân tiến dần ra mặt đường kinh doanh, nên nằm trong hành lang an toàn của đường dây 110 kV Quốc Oai – Thạch Thất.

      Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cũng thừa nhận rằng, chính quyền lúc đó cũng còn nể nang, buông lỏng quản lý, chưa quyết liệt trong xử lý nên một số nhà dân đã vi phạm chỉ giới an toàn đường điện. Hiện, xã chưa có cách nào giải quyết triệt để tình trạng này mà chỉ canh chừng không để người dân phát sinh vi phạm, ảnh hưởng đến sự an toàn của lưới điện cũng như tính mạng. Mặt khác, địa phương cũng đang kiến nghị với cấp có thẩm quyền di chuyển đường dây hoặc bố trí khu vực tái định cư cho các hộ vi phạm hành lang lưới điện 110 kV.

      Cần bổ sung chế tài xử phạt

      Theo Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, tính đến hết tháng 7, toàn thành phố còn 969 trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Trong số 77 vụ gây sự cố lưới điện, nguyên nhân chính được ngành Điện thủ đô xác định là do vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

      Điển hình, vào trưa ngày 23/4, trong quá trình thi công hệ thống thoát nước tại số 79 ngõ 34 Vĩnh Tuy, đơn vị thi công đã đóng cọc vào đường cáp ngầm trung thế 22kV lộ 480 (trạm 110 kV Mai Động). Sự cố trên đã gây mất điện 46 trạm biến áp, khiến 5.000 hộ dân quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai bị mất điện.

      Trước đó, ngày 9/4 tại khu vực Hà Đông, do xây dựng vi phạm khoảng cách khiến đường dây Phú Lương phóng điện gây sự cố. Sự việc đã làm một số khu vực ở quận Hà Đông bị ngắt điện tới hơn 3 tiếng đồng hồ, mới khắc phục xong.

      Ở mỗi tình huống vi phạm lưới điện trên địa bàn thủ đô, dù khác nhau về mặt cách thức nhưng có điểm chung là thường rất nặng nề, gây mất điện diện rộng, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều hộ dân. Vì vậy, việc đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, thông suốt, đặc biệt vào mùa mưa bão luôn là một nhiệm vụ nặng nề đối với ngành điện thủ đô.

      Ông Nguyễn Văn Quỳnh, Giám đốc Công ty Điện lực Quốc Oai cho biết, để đảm bảo cấp điện liên tục, đơn vị thường xuyên quan tâm tới việc bảo vệ hành lang an toàn lưới điện. Mỗi đường dây, khu vực đều được giao cho cán bộ quản lý, theo dõi. Ngoài việc phối hợp với chính quyền địa phương, điện lực huyện cũng chủ động giải tỏa, xử lý không để vi phạm mới phát sinh theo thẩm quyền. Ngoài ra, điện lực huyện cũng phối hợp với đài truyền thanh huyện, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.

      Ông Nguyễn Văn Quỳnh cũng kiến nghị, hiện nay, ngành Điện chỉ được phép lập biên bản và thông báo với chính quyền địa phương, chứ không được trao quyền xử phạt trực tiếp. Chính vì thế, khi công trình đã được xây dựng kiên cố, ngành điện chỉ còn cách tự bỏ 100% kinh phí ra để nâng cao cột, thay thế dây dẫn điện trần bằng dây bọc hoặc ngầm hoá lưới điện, nếu không muốn bị vi phạm. Vì vậy, các cơ quan chức năng cũng cần xem xét điều chỉnh những quy định để ngành điện thực quyền hơn trong xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện.

      Để tăng cường xử lý các vi phạm về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, cuối tháng 3 năm nay, thành phố Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng như: Công an, Công Thương, Điện lực và Ủy ban các quận, huyện trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền và có kế hoạch để có thể giảm tối thiểu 30% số điểm vi phạm. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc ngăn chặn, giảm thiểu vi phạm hành lang lưới điện phụ thuộc nhiều vào chính quyền địa phương và ý thức của người dân.

      Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó trưởng Ban an toàn - Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội, biện pháp hữu hiệu giảm thiểu vi phạm hành lang lưới điện chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân, doanh nghiệp hiểu và có ý thức tốt hơn không xây dựng, lấn chiến hành lang lưới điện.

      Ông Dũng cho rằng, vai trò của chính quyền sở tại sẽ quyết định đến việc ngăn chặn, cưỡng chế giải tỏa vi phạm, bởi, chính quyền địa phương quản lý nguồn gốc đất đai, sẽ nắm rõ vi phạm hành lang lưới điện trên đất “nhảy dù” hay đất sổ đỏ để có phương án xử lý, di dời một cách đúng pháp luật nhất. Hơn nữa, chính quyền địa phương quản lý con người, nên cũng dễ tuyên truyền vận động người dân tự giác chấp hành các quy định của nhà nước về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.

    • Lưới điện Hà Nội sẵn sàng trước mùa mưa bão

      Đến nay, cả 29 quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã hoàn thiện việc chỉnh trang, nâng cấp hệ thống lưới điện cũng như giải phóng các điểm có nguy cơ cao về mất an toàn hành lang lưới điện, nhất là tại các vùng nông thôn, ngoại thành.

      Công nhân Công ty Điện lực Quốc Oai (thuộc EVN HANOI) phát quang hành lang tuyến trước mùa mưa bão 2014 - Ảnh: Ngọc Tuấn

      Theo ông Đinh Tuấn Dũng, do lưới điện hạ áp nông thôn Hà Nội nhiều vùng mới được tiếp nhận, tình trạng vi phạm an toàn hành lang lưới điện chưa được giải quyết dứt điểm ở nhiều nơi... nên việc đảm bảo an toàn cấp điện  trong mùa mưa bão cho các khu vực này luôn được Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) chú trọng. Ngoài các biện pháp như: sửa chữa, củng cố lưới điện một cách thường xuyên, các Công ty Điện lực trực thuộc còn thường xuyên kiểm tra, xử lý các vị trí cột điện, dây điện chùng võng nguy hiểm, không đạt tiêu chuẩn quy định về khoảng cách an toàn; kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn các công trình lưới điện cao áp, kiểm tra rà soát các thiết bị chống sét của hệ thống lưới điện... 

      Đặc biệt, công tác tuyên truyền đã được Tổng công ty cũng như 29 quận huyện đẩy mạnh với các chủ đề trọng điểm "Đề phòng tai nạn điện trong mùa mưa bão úng ngập", "An toàn điện trong nhân dân". Hàng nghìn tờ rơi tuyên truyền đã được EVN HANOI in phát miễn phí cho người dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, các công ty Điện lực cũng đã đẩy mạnh công tác phối hợp truyền thông với các cơ quan thông tấn báo chí, mạng lưới đài phát thanh các cấp.

      Tại huyện Quốc Oai - một trong những địa bàn "bán sơn địa" đặc thù, hệ thống lưới điện cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng để trước mùa mưa bão 2014. Giám đốc Công ty Điện lực Quốc Oai - ông Nguyễn Văn Quỳnh, cho biết: Do công ty phải quản lý hệ thống lưới điện nông thôn trải dài trên nhiều xã, đi qua nhiều dạng địa hình từ đồi núi đến đồng bằng, nên việc đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới là hết sức khó khăn. Hằng năm, trước mỗi mùa mưa bão, Công ty đều phải tăng cường công tác kiểm tra, sửa chữa, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp với chính quyền địa phương các cấp để đảm bảo hành lang an toàn lưới điện, giảm thiểu sự cố khi có mưa bão xảy ra.

      Mặc dù còn không ít “điểm nóng” vi phạm hành lang an toàn lưới điện, nhưng EVN HANOI cam kết luôn sẵn sàng cấp điện ổn định cho người dân thủ đô, cả trong những tình huống xấu nhất.

      Để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác vận hành lưới điện trong mùa mưa bão, EVN HANOI cũng mong muốn nhận được sự vào cuộc, hỗ trợ thường xuyên và hiệu quả hơn nữa của chính quyền địa phương cũng như người dân trên địa bàn trong việc bảo vệ an toàn hành lang lưới điện.

    • Đà Nẵng: Một người đàn ông bị điện giật cháy sém

      Các bác sĩ đang sơ cứu ban đầu cho nạn nhân

      Vào khoảng 9 giờ 35 phút ngày 21/7, tại số nhà 495 Ngô Quyền (quận Sơn Trà, Đà Nẵng) xảy ra vụ tai nạn lao động thương tâm.

      Theo một số nhân chứng cho biết, thời điểm trên, một người đàn ông mang một thanh sắt dài khoảng 4m từ tầng 1 lên tầng 3 ngôi nhà nói trên để thi công cửa sắt.

      Khi người đàn ông này loay hoay đưa được thanh sắt lên tới tầng 3 thì bất ngờ chạm phải đường dây điện cách đó khoảng 3m.

      Khoảng vài phút sau, xe cấp cứu có mặt tại hiện trường tổ chức sơ cứu ban đầu cho nạn nhân và đưa vào bệnh viện cấp cứu kịp thời. Theo quan sát tại hiện trường, hai tay và áo, phần ngực, bụng của người bị nạn cháy sém. Rất may được cấp cứu kịp thời nên người bị nạn đã thoát chết.

      Nạn nhân được xác định tên Phương trú đường Trần Cao Vân, quận Thanh Khê, Đà Nẵng. Anh Phương làm nghề thợ sắt, hàn xì.

      Trước đó, vào sáng ngày 28/5, tại công trình xây dựng nhà ở đường Nguyễn Tri Phương (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cũng xảy ra vụ điện giật khiến công nhân Võ Văn Cảnh (SN 1983, trú quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) chết ngay tại chỗ. Nguyên nhân cũng do trong khi thi công, công nhân Cảnh đưa thanh sắt từ dưới đất lên trên tầng, không may chạm vào dây điện gần đó và bị giật tử vong.

    • Phơi đồ gần dây điện làm 1 căn nhà cháy rụi

      Thời điểm trên, người dân phát hiện đám cháy bốc lên từ nhà số 294/13A Nơ Trang Long nên hô hoán mọi người. Nhiều người đã dùng bình chữa cháy mini để dập lửa nhưng do căn nhà bằng chất liệu gỗ nên đám cháy bùng phát.

      Tầng 1 ngôi nhà số 294/13A Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh – TP HCM bị cháy rụi

      Nhận tin báo, lực lượng Cảnh sát PCCC quận Bình Thạnh đến hiện trường dập lửa nhưng do hẻm nhỏ và nhiều chướng ngại vật nên phải mất gần 30 phút, đám cháy mới được dập tắt hoàn toàn.

      Hẻm nhỏ và nhiều chướng ngại vật nên việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn

      Nguyên nhân ban đầu được xác định do người dân phơi quần áo ngoài lan can, những bộ quần áo bị gió thổi dính vào đường dây điện gây chập điện rồi phát cháy.

    • “Rủ nhau” trộm cắp điện!

      Trộm cắp điện ở Đà Nẵng có dấu hiệu gia tăng trong thời gian gần đây

      Lợi dụng điểm dừng cáp trước công tơ nằm ở vị trí thuận lợi gần nhà, ông Hạnh đã trích cáp, lấy cả 2 pha qua ổ cắm để hai nhà “dùng chung”. Để “qua mắt” nhân viên điện lực, khách hàng đã dùng các chậu cây cảnh che chắn bên ngoài. Cách làm không mới, nhưng thủ đoạn thì rất tinh vi và khó phát hiện. Qua xác minh của Đoàn kiểm tra sử dụng điện, hai gia đình đã thừa nhận sai phạm và ký vào biên bản vi phạm với sản lượng điện truy thu trên 11.000 kWh tương đương gần 30 triệu đồng.

      Trước đó, kiểm tra viên điện lực cũng đã phát hiện hai vụ trộm cắp điện trên địa bàn quận Thanh Khê.

      Tại hộ gia đình bà Nguyễn Thị Diên Hồng - 24 Văn Cao, khách hàng tự ý đảo sơ đồ đấu dây công tơ, kết hợp sử dụng nguội ngoài qua cầu dao đảo chiều để sử dụng “điện chùa”. Sản lượng điện năng bị mất cắp lên tới 12.000 kWh.

      Tại hộ gia đình bà Lương Ngọc Thùy Linh, tổ 30 phường Tân chính, Đoàn kiểm tra đã phát hiện khách hàng sử dụng đinh vít đấu trực tiếp vào pha lửa trước công tơ, thông qua aptomat, sử dụng điện không qua đo đếm, sản lượng điện năng bị mất cắp là hơn 900kWh. Đáng chú ý, tại hiện trường đoạn cáp cấp nguồn vào trước công tơ bị khách hàng “xẻ thịt”, rất may hành động liều lĩnh trên chưa gây ngắn mạch điện, có thể xảy ra cháy nỗ.

      Khung hình phạt cho các hành vi trộm cắp điện nêu trên đã được quy định rõ tại Nghị định 134/2013/NĐ-CP. Theo đó, sẽ phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng với số lượng dưới 1.000kWh; từ 25 triệu đến 30 triệu đồng với số lượng từ 8.500- dưới 11.000kWh và từ 30 triệu đến 35 triệu đồng với số lượng từ 11.000- dưới 13.500kWh

      Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn của tháng 6/2013, Công ty Điện lực Đà Nẵng đã phát hiện 3 vụ vi phạm sử dụng điện với tổng sản lượng bồi thường 24.400 kWh tương đương gần 65 triệu đồng.

      Việc kiểm tra và liên tục phát hiện các trường hợp trộm cắp điện của Công ty Điện lực Đà Nẵng trong thời gian gần đây đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng khách hàng tự ý can thiệp vào lưới điện, sử dụng điện không qua đo đếm đang có chiều hướng ngày càng  gia tăng, qua đó cần sớm có giải pháp xử lý, răn đe.

                                                                                     

    • Bình Định: Kinh hãi xe tải húc đổ cột điện

      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh CTV

      Vào khoảng 0h15 ngày 4/7, một xe tải mang biển kiểm soát 77C - 038.19 chạy hướng từ ngã ba Phú Tài về cảng Quy Nhơn đã lao lên vỉa hè và tông trực diện vào cột điện trên vỉa hè đường Quy Nhơn Lakeside Villa thuộc tổ 20, phường Thị Nại, TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định).

      Tài xế điều khiển chiếc xe tải được xác định là Võ Ngọc Minh – sinh năm 1990, trú tại thôn Dương Liễu Nam, thị trấn Bình Dương, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

      Điều đáng nói, do tài xế ngủ gật trong khi chiếc xe tải chở 2 thùng đầy hàng chạy với tốc độ rất cao, sau khi leo lên vỉa hè và đâm vào cột điện, kéo lê cột điện đi hơn 3 m làm bong hết phần bê tông, chỉ còn lại lõi sắt bên trong, cột điện bị ngả nghiêng đổ  vào đầu xe tải.

      Vụ tai nạn xảy ra trong đêm khuya nên không gây thiệt hại về người, nhưng đã làm đứt hệ thống đường dây điện trung thế 22 kV, đứt lìa đường dây điện đấu nối sang TBA 0,4 kV Thị Nại, gây ra sự cố mất điện trên diện rộng.

      Được biết, đường dây điện trung thế 22 kV này do Điện lực Quy Nhơn (Công ty Điện lực Bình Định) quản lý, cung cấp điện cho khu vực cảng Quy Nhơn và hàng ngàn hộ dân của 2 phường Thị Nại và Hải Cảng.

      Ngay sau khi sự cố xảy ra, Điện lực Quy Nhơn nhanh chóng khắc phục sự cố để đóng điện đường dây này, cấp điện trở lại cho cảng Quy Nhơn và các hộ dân phường Thị Nại và Hải Cảng.

      Hiện vụ việc đang được các cơ quan công an TP. Quy Nhơn điều tra, giải quyết.

    • Thay 2 triệu bóng đèn tiết kiệm điện cho vườn thanh long

      Tổng vốn đầu tư của đề án này là 20 tỉ đồng, trong đó chi phí hỗ trợ cho nông dân thu hồi bóng đèn sợi đốt là 8 tỉ đồng (4.000 đồng/bóng). Việc thay đổi từ sử dụng đèn sợi đốt (60 W) sang sử dụng thiết bị chiếu sáng có hiệu suất cao và tiết kiệm điện năng (đèn compact 20 W) là một giải pháp hữu hiệu, giảm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ.

      Nhu cầu sử dụng điện chiếu (chong) đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên địa bàn các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An liên tục tăng với tốc độ rất cao. Tại 3 tỉnh này, bà con nông dân đang sử dụng hơn 14 triệu bóng đèn tròn sợi đốt loại 60 W để chiếu sáng kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ.

      Nếu áp dụng giải pháp trên cho toàn bộ diện tích thanh long, chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (khoảng 19.000 ha) và hệ số sử dụng là 0,7 thì khi sử dụng đèn compact thay đèn tròn sợi đốt, hằng năm sẽ tiết kiệm 170.240.000 kWh, với giá điện như hiện nay là 1.340 đồng/kWh thì số tiền tiết kiệm mỗi năm khoảng 228 tỉ đồng.

      Tương tự, Long An có khoảng 2.000 ha và Tiền Giang khoảng 2.500 ha, nếu sử dụng bóng đèn compact thay đèn tròn thì nông dân 2 tỉnh này sẽ tiết kiệm hơn 50 tỉ đồng/năm.

    • Hà Nội: Lại vi phạm nghiêm trọng hành lang an toàn lưới điện 110 kV

      Chiếc xe cẩu gây sự cố lưới điện bị cơ quan chức năng bắt giữ  - Ảnh: Hoa Việt Cường

      Sau khi sự cố xảy ra, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, phối hợp khắc phục sự cố. Đến 9h13 sáng nay, toàn bộ phụ tải điện tại khu vực đã được khôi phục cấp điện an toàn.

      Theo thông tin từ EVN HANOI, chiếc xe cẩu bị phóng điện cháy xém phần đầu cần cẩu, đường dây điện bị xơ tướp. Dự kiến, đêm nay, Công ty Lưới điện cao thế TP Hà Nội sẽ cắt điện đường dây để khắc phục xử lý.

      Trước đây, lưới điện cao áp tại Hà Nội cũng không ít lần bị vi phạm hành lang an toàn, gây mất điện trên diện rộng. Một số vụ sự cố lớn điển hình như: Sự cố đường dây 100 kV Mai Động do xe cẩu của công trường Nhà máy Xử lý nước thải Yên Sở (GAMUDA làm chủ đầu tư) hồi tháng 8/2011, sự cố tại khoảng cột 21 - 22 đường dây 110 kV Chèm - Bờ Hồ do xe cẩu hạ container vi phạm khoảng cách an toàn vào năm 2012, sự cố khoan vào tuyến cáp ngầm 110 kV từ Trạm 220 kV Thành Công đi Trạm 110 kV Phương Liệt  năm 2013 của Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Dịch vụ Điện lực Hà Nội,...

      Trước thực trạng vi phạm an toàn hành lang lưới điện, đại diện EVN HANOI cho biết, đơn vị đã áp dụng nhiều biện pháp như, chủ động giám sát, kiểm tra hành lang lưới điện, phát hành các tờ rơi về nguy hiểm do vi phạm hành lang… Tổng công ty cũng tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng  nhằm nâng cao ý thức của người dân và các tổ chức, các doanh nghiệp có liên quan trong việc tôn trọng hành lang an toàn lưới điện.

      Sự cố xảy ra sáng nay, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân khi thi công các công trình, sửa chữa nhà cửa phía dưới, gần đường dây điện, trạm điện cần thông báo cho cơ quan quản lý điện khu vực để phối hợp giám sát an toàn điện trong quá trình thi công.

    • Đà Nẵng: Phát hiện thêm nhiều vụ lấy cắp điện

      Theo đó, lúc 10h15 phút ngày 7/3, nhóm Kiểm tra viên Phòng Kiểm tra giám sát mua bán điện (PC Đà Nẵng) phát hiện, lập biên bản hộ ông Võ Văn Mãng (trú tại 249 Ngô Quyền, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) có hành vi lấp cắp điện khá tinh vi bằng tự ý tháo chốt định vị hộp bảo vệ và lật ngược công tơ làm cho hệ thống đo đếm hoạt động không chính xác.

      Điện lực Đà Nẵng tăng cường công tác kiểm tra ngăn chặn tình trạng lấy cắp điện (Ảnh: HC)

      Hiện trường cho thấy, để qua mặt đơn vị quản lý, đến kỳ ghi chỉ số công tơ, ông Mãng lại treo hệ thống đo đếm tại vị trí ban đầu bằng 2 móc cố định. Tuy nhiên, hành vi này của hộ ông Mãng đã không qua mắt được lực lượng chức năng với sản lượng điện năng phải bồi thường hơn 2.000 kWh, tương đương số tiền khoảng 4.5 triệu đồng.

      Cùng ngày 7/3, nhóm kiểm tra viên phát hiện thêm vụ lấy cắp điện còn tinh vi, phức tạp hơn xảy ra tại hộ ông Trương Văn Hiến (trú tại tổ 38 Mỹ Đa Đông, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Ông này đã chuẩn bị sẵn việc tiếp đất (thay thế dây nguội) khi xây nhà và đi dây âm tường, chờ sơ hở của đơn vị quản lý điện tráo sơ đồ đấu dây để sử dụng điện không qua đo đếm.

      Tuy nhiên bằng biện pháp nghiệp vụ, các kiểm tra viên đã bắt quả tang vi phạm. Trước những chứng cứ thuyết phục, chủ hộ đã phải thú nhận hành vi vi phạm với sản lượng bồi thường trên 6.500 kWh, tương đương số tiền trên 17,5 triệu đồng.

      Trước đó, ngày 4/3, cũng tại tổ 38 Mỹ Đa Đông, bằng các biện pháp nghiệp vụ, các kiểm tra viên đã phát hiện hộ ông Thái Quy có hành vi mổ cáp trước công tơ ngay tại đầu hồi nhà để đấu nối sử dụng điện sinh hoạt gia đình không qua hệ thống đo đếm. Với chứng cứ là đoạn cáp bị xẻ được lôi ra từ mái tôn, ông Quy phải ký vào biên bản vi phạm, bồi thường sản lượng điện trên 3.700 kWh, tương đương số tiền trên 10 triệu đồng.

      Ông Ngô Tấn Cư cho hay, toàn bộ hồ sơ các vụ việc kể trên đã được bàn giao cho cơ quan chức năng để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật. Ghi nhận từ PC Đà Nẵng cho thấy, thời gian gần đây liên tục xảy ra nhiều vụ lấy cắp điện trên địa bàn, gây tổn thất lớn về điện năng.

      Được biết, cuối tháng 2 vừa qua, Điện lực Thanh Khê (thuộc PC Đà Nẵng) đã phát hiện 2 vụ lấy cắp điện tại địa chỉ K377/54 Hải Phòng (bằng cách lợi dụng vị trí khó phát hiện, mổ cáp trước công tơ để đấu nối sử dụng điện sinh hoạt không qua hệ thống đo đếm) và 28 Nguyễn Đình Tựu (bằng cách tự ý cắt niêm chì, sử dụng dây điện đấu nối trực tiếp vào hộp đấu dây của đồng hồ để sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh không qua hệ thống đo đếm) với tổng sản lượng điện năng phải bồi thường là 3.371 kWh, tương đương số tiền 11,6 triệu đồng.

    • Cột điện Hà Nội:Bao giờ… thoát cảnh “Một cổ nhiều tròng”

      Cáp viễn thông, truyền hình quây “cột điện”

      Trên nhiều tuyến phố của thủ đô Hà Nội như Giang Văn Minh, Âu Cơ, Tô Ngọc Vân, Đội Cấn…, hình ảnh dễ thấy nhất và cũng làm mất mỹ quan đô thị nhất, có lẽ là những cây cột điện với hệ thống dây nhợ chằng chịt vây quanh, từ chân đến đỉnh cột.

      Đáng nói, trong số hàng chục loại dây cáp “đu” mình trên cột điện, ngoài dây điện hạ thế do ngành Điện quản lý, còn lại phần lớn là dây cáp truyền hình, viễn thông, điện thoại. Thậm chí nhiều nơi, lưới điện đã được hạ ngầm, cột điện chỉ còn treo mắc các loại cáp truyền hình, viễn thông…

      Thế nhưng, do các loại dây cáp này được treo trên cột điện nên rất nhiều người dân hiểu nhầm rằng, tất cả những loại dây cáp “loằng ngoằng” này đều là của ngành Điện.

      Bà Đinh Thanh Lan, một người dân trên phố Đội Cấn cho biết: “Nhìn thấy dây điện mà rùng rợn. Có lẽ phải đến cả trăm cái dây “đeo bám” trên một cái cột điện. Nhiều khi tôi chỉ sợ nặng quá, cột điện ngã xuống rồi dây đứt, rò điện thì chết”. Khi được phóng viên giải thích rằng, trên cây cột điện này, phần lớn là các loại cáp truyền hình, viễn thông, dây điện chỉ chiếm một phần rất nhỏ, bà Lan tặc lưỡi: “Chúng tôi làm sao biết được. Cứ tưởng dây treo trên cột điện thì là dây điện chứ?”

      Phần lớn các loại cáp treo trên cột điện hạ thế không phải là dây điện - Ảnh: CTV

      Hạ ngầm đường dây đi nổi: Vẫn gặp khó!

      Những năm qua, UBND TP. Hà Nội đã rất quyết tâm triển khai các dự án hạ ngầm, sắp xếp lại các đường dây đi nổi. Tuy nhiên, nếu như lưới điện trung áp khu vực nội thành và lưới điện hạ áp ở các tuyến phố chính đã được Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) cơ bản hoàn thành theo đúng chủ trương, thì việc ngầm hóa các loại dây cáp truyền hình, viễn thông, điện thoại vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. Trên nhiều tuyến phố, những búi “rác trời” vẫn treo lơ lửng trên cột điện, gây mất mỹ quan đô thị.

      Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Hà Nội cho biết, việc ngầm hóa các loại dây cáp trên các cột điện liên quan đến nhiều sở, ban, ngành và các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp… Trong khi đó, các doanh nghiệp lại chưa thực sự hợp tác. Đồng thời, năng lực của một số nhà thầu còn hạn chế; Công tác giám sát của chủ đầu tư chưa nghiêm túc và thường xuyên, làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh; Đơn vị thi công chưa tuân thủ các quy định kỹ thuật chuyên ngành Bưu chính - Viễn thông dẫn đến tình trạng các đầu cáp tại các tủ, hộp cáp lộn xộn làm mất mỹ quan đô thị…

      Năm 2020, cột điện Hà Nội được “giải phóng”?

      Quy hoạch phát triển ngành Bưu chính - Viễn thông Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 3563/QĐ-UBND ngày 10/6/2013 đặt ra mục tiêu: Ngầm hóa 80-90% đường dây, cáp nổi khu vực nội thành và 50-60% khu vực ngoại thành.

      Để đạt được mục tiêu này, Sở TT&TT đã chủ trì, phối hợp với các sở: Xây dựng, KH&ĐT, UBND các quận, huyện, thị xã lập danh mục các tuyến phố hạ ngầm, cải tạo sắp xếp đường dây đi nổi giai đoạn 2014-2020, với tổng chiều dài dự kiến 300 km. Trong đó, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đăng ký 14 tuyến đường với 160 km; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông đăng ký 8 tuyến đường với 8km, bằng nguồn xã hội hóa doanh nghiệp.

      Đặc biệt, Sở TT&TT cũng đã yêu cầu 13 doanh nghiệp bưu chính, viễn thông và truyền hình cáp ký Biên bản thỏa thuận sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật - một bài toán khó, vốn đã tồn tại nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm.

      Nếu Quy hoạch phát triển Bưu chính - Viễn thông Hà Nội đến năm 2020 đảm bảo đúng mục tiêu đề ra, thì đến năm 2020, Hà Nội cơ bản sạch “rác trời” và các cột điện sẽ được “giải phóng”. Nhưng để thực hiện Quy hoạch trên, cần phải có sự phối hợp thực sự hiệu quả giữa các doanh nghiệp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô.
       

    • EVN tăng cường kiểm tra công tác ATVSLĐ- PCCN

      Diễn tập phòng cháy chữa cháy tại một đơn vị truyền tải điện - Ảnh: Vũ Lam

      Theo đó, trong thời gian từ 17-22/03/2014, Ban An toàn (EVN) sẽ phối hợp với đại diện Bộ LĐTB&XH, Bộ Công Thương, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Tổ chức- Nhân sự (EVN) và Công đoàn Điện lực Việt Nam kiểm tra an toàn lao động phòng chống cháy nổ tại Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng, Công ty Lưới điện cao thế Miền Trung (thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Trung); Truyền tải điện Quang Nam – Đà Nẵng, Truyền tải điện miền Đông 1 (thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia); Công ty Điện lực Thủ Đức, Công ty Điện lực Hóc Môn (thuộc Tổng công ty Điện lực TP.HCM); Công ty Thí nghiệm điện miền Nam và Công ty Lưới điện cao thế miền Nam (thuộc Tổng công ty Điện lực Miền Nam).

      Ông Đại Ngọc Giang – Phó trưởng ban phụ trách Ban An toàn (EVN) cho biết: Nội dung của cuộc kiểm tra này nhằm kiểm tra, thực hiện công tác bảo hộ lao động năm 2013 của các đơn vị, thực hiện công tác kiểm tra và tự kiểm tra về công tác bảo hộ lao động, bệnh nghề nghiệp và một số nội dung của công tác bảo hộ lao động khác. Đặc biệt, nhân Tuần lễ quốc gia ATVSLĐ –PCCN lần thứ 16, đoàn sẽ kiểm tra hoạt động hưởng ứng từ các đơn vị với công tác này ra sao.

      Bên cạnh đó, Đoàn công tác cũng tiếp thu những đề xuất kiến nghị của đơn vị về những vấn đề liên quan đến pháp luật, chế độ chính sách bảo hộ lao động để có thể điều chỉnh kịp thời trong thời gian tới.

    • Tài xế ngủ gật, lao xe vào cột điện

       

      Hiện trường vụ tai nạn - Ảnh TT

      Theo các nhân chứng tại hiện trường, vào thời điểm trên, xe ô tô tải mang biển đăng ký 54Y-7907 chạy trên Quốc lộ 1A từ hướng TP.HCM ra Hà Nội. Khi đến đoạn đường này, do tài xế ngủ gật nên bất ngờ đánh lái vào lề đường, sau đó xe đâm gãy 2 trụ điện trung thế và một trụ điện thoại rồi lật úp.

      Qua xác minh, hai người đi trên xe khai tên Nguyễn Văn Đằng, Diệp Bảo Hưng (cùng ngụ tỉnh Khánh Hòa) đều thừa nhận đi cùng xe tải nhưng không ai nhận là lái xe. Do vậy cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Xuân Lộc phải tiến hành lấy mẫu vân tay điều tra.

      Sau vụ tai nạn xảy ra, do các trụ điện bị gãy nên các xã Xuân Hiệp, xã Suối Cát của huyện Xuân Lộc bị mất điện. Các công nhân Điện lực Xuân Lộc đã tiến hành thay các trụ điện mới để khắc phục tình trạng mất điện.

    • Chuyển hồ sơ vụ trộm điện quy mô lớn sang cơ quan công an

      Đoạn cáp chôn trong tường của gia đình bà T - Ảnh: PC Đà Nẵng cung cấp

      Trước đó, ngày 20/8, cán bộ Phòng Kiểm tra - Giám sát mua bán điện (PC Đà Nẵng) phát hiện hộ gia đình bà L.T.T (trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) lấy cắp điện.

      Cụ thể, gia đình bà T đã mổ cáp trước công tơ, lấy cắp điện với sản lượng lớn dùng cho sinh hoạt và kinh doanh internet.  

      Đoạn cáp bị mổ được chôn trong tường nhằm qua mặt cơ quan quản lý. Tuy nhiên, sau khi làm rõ, Điện lực Đà Nẵng xác định bà T. đã lấy trộm hơn 25.000 kWh, trị giá gần 110 triệu đồng.

      Do mức độ vi phạm vượt quá khung xử phạt theo quy định, Điện lực Đà Nẵng đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Đà Nẵng thụ lý, làm rõ.

       

    • 'Tử thần' rình rập do mất an toàn hành lang lưới điện

      Nhiều người đã phải bỏ mạng hoặc bị bỏng nặng chỉ vì một phút sơ suất, bất cẩn đứng gần dòng điện cao thế.

      Anh Dương Minh Tr. tại bệnh viện

      Tử thần ở trên đầu

      Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h20’ ngày 15/6, công nhân Dương Minh Tr. (SN 1974, ngụ tỉnh Kiên Giang) cùng ba công nhân khác của công ty Quang Minh (có trụ sở tại số 166, đại lộ Bình Dương, P. Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một), trèo lên mái nhà công ty để chuẩn bị treo biển hiệu mới. Bất ngờ, anh Tr. bị lưới điện cao thế phóng, khiến anh ngã xuống bất tỉnh.

      Theo các nhân chứng kể lại, cú phóng điện đã tạo ra tiếng nổ khá lớn, khói lửa bốc lên và gây cúp điện ngay sau đó. Ngay lập tức, anh Tr. được nhóm công nhân dùng võng đưa xuống đất và đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương, trong tình trạng bị bỏng nặng toàn thân. Theo các bác sĩ nhiều khả năng anh Tr. phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên. Chi nhánh điện Thủ Dầu Một đã có mặt để xử lý vụ việc, khắc phục sự cố mất điện sau đó.

      Ông Đ.V.H (52 tuổi), một người dân sống gần hiện trường cho biết: Trong khi cố rút thanh sắt cũ, trước đây dùng gắn ăng ten truyền hình bỏ xuống, thì anh Tr. vô tình để chạm vào đường dây điện cao thế phía trên, nên gây phóng điện. Do lúc đó trời lại đang có mưa nên điện nhiễm mạnh hơn, dễ dàng tiếp điện với những thứ bằng sắt, hoặc ăng ten mà anh Tr. bất cẩn không để ý. Được biết, anh Tr. là thợ hàn sắt có kinh nghiệm hai năm, từng thực hiện rất nhiều công trình.

      Trước đó, đã xảy ra khá nhiều vụ bị phóng điện gây thương vong lớn. 13h30 phút ngày 23/3/2013, anh Nguyễn Thanh Nh. (SN 1971, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) điều khiển xe tải chở 33,7 tấn hạt điều khô vào xưởng điều S.B. Anh vô tình đỗ xe dưới đường điện cao thế, nên khi anh Huỳnh Minh T. (SN 1995, ngụ huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) trèo lên thùng xe lấy mẫu hạt điều, bất ngờ bị dòng điện phóng thẳng xuống đầu. Vụ tai nạn khiến anh T. bị cháy nửa người và tử vong ngay sau đó.

      Ngày 25/3/2012, vào khoảng 17h, 5 công nhân thuộc Trung tâm viễn thông huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) đang làm việc giữa trời thuộc địa bàn khối 5, thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn) thì bị điện giật. Hậu quả làm anh Hà Văn H. (quê TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) chết tại chỗ, 4 công nhân khác bị thương. Nguyên nhân là do các công nhân này làm việc vi phạm hành lang đường điện cao thế nên bị hút vào.

      Tháng 3/2011, một vụ tai nạn thương tâm do điện phóng xảy ra tại thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống (tỉnh Thanh Hóa) khiến 6 người chết, 2 người khác bị thương. Theo đó, trong khi đang dựng cột, thi công đường điện hạ thế trên địa bàn xã Thăng Long, 6 công nhân của công ty Xây lắp điện và xây dựng Phương Anh đã kéo chiếc tời (một dụng cụ xây dựng dùng để kéo vật nặng) gần đường điện cao áp, gây phóng điện chết người.

      Vi phạm hành lang an toàn lưới điện - tiềm ẩn mối nguy hiểm chết người - Ảnh: H.Hiếu

      Nhiều người chủ quan với mạng sống của mình

      Trao đổi với PV, kỹ sư điện Trần Việt Tuấn, công tác tại công ty CP đầu tư xây dựng giao thông Phương Thành (TP.HCM) cho biết: "Hoạt động dưới đường dây điện cao áp rất nguy hiểm, vì nó dễ dàng phóng điện tới bất kể loại dụng cụ nào có khả năng tiếp điện. Một đường dây thông tin, hoặc một cây sào bằng kim loại, nếu vô tình vi phạm khoảng cách an toàn với lưới điện cao thế cũng sẽ gây nguy hiểm cho chúng ta".

      "Để tránh tai nạn do phóng điện, chúng ta không được vi phạm khoảng cách an toàn đối với các thiết bị mang điện. Cụ thể, điện áp 500 kV khoảng cách an toàn phải từ 5m trở lên. Điện áp 220 kV khoảng cách là 2,5m, và điện áp 110 kV khoảng cách an toàn là 1,5m. Nếu vi phạm khoảng cách an toàn này, rất dễ xảy ra hiện tượng phóng điện từ nguồn điện sang cơ thể con người. Nếu điều kiện bắt buộc thi công thì phải có các thiết bị bảo hộ, thực hiện theo đúng quy trình" - kỹ sư Tuấn cho biết thêm.

      Kỹ sư Trần Việt Tuấn nhận định, vẫn còn rất nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra do bị điện cao thế phóng phải. Nguyên nhân chủ yếu là do mọi người đã vi phạm về xâm hại hành lang an toàn lưới điện cao áp. Nhiều người vẫn còn bất cẩn, chủ quan trước mối nguy hiểm từ điện cao thế đến tính mạng mình, nên không tìm hiểu kỹ những kiến thức về an toàn lưới điện để tự bảo vệ mình. Trong khi chúng ta đang phải sống chung với hàng chục ngàn km đường điện cao thế trên khắp cả nước.

      Theo luật gia Đặng Đình Thịnh, giám đốc Trung tâm tư vấn Luật TP.HCM, Hội Luật gia Việt Nam: "Nhiều khả năng công ty này đã vi phạm hành lang an toàn lưới điện khi treo biển hiệu quá gần đường dây điện cao thế. Hiện nay, quy định về hành lang an toàn lưới điện của chúng ta còn thiếu chặt chẽ. Nhiều người không tuân thủ những quy định này, hoạt động dưới đường điện sai quy cách, dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng mình và người khác, gây mất an toàn hệ thống điện. Trong khi đó, những quy định về chế tài xử phạt còn bất cập, chồng chéo nên chưa thể xử lý nghiêm những hành vi xâm hại hành lang an toàn điện vẫn ngày ngày đang diễn ra".

      Ông Phạm Văn Hưng (48 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) cho biết: "Theo tôi, đúng là do người dân thiếu hiểu biết nên dù biết điện rất nguy hiểm, bị điện giật sẽ mất mạng như chơi, nhiều người vẫn chẳng để ý gì khi hoạt động gần đường điện. Nhưng sự thiếu hiểu biết này của người dân, một phần do công tác tuyên truyền về hành lang an toàn đường điện của chúng ta còn quá mỏng và chưa hiệu quả. Lâu lâu trên ti vi tôi mới bắt gặp một vài đoạn hình ảnh khoảng vài ba phút tuyên truyền về an toàn điện. Thiết nghĩ, chúng ta cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền này, vì những đường dây điện cao thế vẫn ở đâu đó trong các khu dân cư, tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường".

      Bỏng điện là nguy hiểm nhất

      So với các loại bỏng khác như bỏng điện, bỏng nước sôi, thì bỏng điện là loại bỏng nguy hiểm nhất. Các loại bỏng khác chỉ gây bỏng từ ngoài vào trong, bỏng điện lại gây bỏng từ trong ra ngoài. Biểu hiện bên ngoài của bỏng điện là những đốm da cháy đen tại vùng có dòng điện đi qua. Điều này khiến các đoạn cơ thể cứ lần lượt bị hoại tử và chết, đến đoạn nào dòng điện không còn tác dụng nữa thì thôi. Bỏng điện ảnh hưởng đến các khớp xương thì nguy cơ phải tháo khớp chân, tay sẽ rất cao. Vì nếu không sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc, đe dọa đến tính mạng. Trường hợp bỏng điện nguy hiểm nhất là dòng điện đi gần não bộ và tim như đầu, ngực, tay trái.

       

    • Khu vui chơi mất an toàn

      Bất chấp nguy hiểm, chủ cửa hàng ngang nhiên lấn chiếm hành lang an toàn lưới điện, dùng tấm tôn quây quanh trụ điện cao thế làm tường rào kinh doanh.

      Tất cả thú nhún, xe điện, nhà banh bằng sắt... đều nằm gọn trong khu vực này.

      Việc kinh doanh khu vui chơi mất an toàn như thế đã tồn tại suốt thời gian dài, không lẽ các cơ quan hữu quan không hề hay biết?

    • Sự cố lưới điện cao áp do diều tại Hải Phòng

      Cần tính đến những chế tài mạnh mẽ, quyết liệt hơn khi xử lý các vi phạm an toàn lưới điện - Ảnh: H.Hiếu

      Bên cạnh thiệt hại về kinh tế lên tới hàng tỷ đồng, việc mất điện trên diện rộng đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.

      Trong thời gian qua, Công ty Điện lực Hải Phòng đã phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương, chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan bằng nhiều hình thức, đã tuyên truyền, vận động khách hàng dùng điện cùng với người dân nêu cao ý thức dùng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, không thả đèn trời, bắn pháo có giấy trang kim, đặc biệt không thả diều gần các công trình lưới điện.

      Tuy nhiên, tình trạng một số người vì quá đam mê diều mà không chịu từ bỏ hoặc vẫn cố tình đem diều ra thả gần đường dây điện. Số lượng diều thả không những không giảm mà còn tăng khá nhiều, nhất là vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, các ngày nghỉ… đã để xảy ra các sự cố đáng tiếc. Sau các vụ sự cố, cơ quan chức năng đã nhanh chóng xác minh, tìm ra người vi phạm, xử lý nghiêm, kịp thời vụ việc theo quy định pháp luật.

      Những chủ diều gây sự cố lưới điện đã phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại trang thiết bị cho ngành điện tới hàng chục triệu đồng, hơn thế nữa, họ còn bị dư luận, làng xóm lên án bởi đã làm mất điện, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân xung quanh.

      Hệ thống lưới điện trên địa bàn thành phố được trải dài và phủ rộng khắp nơi, để đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định, Công ty Điện lực Hải Phòng đã tiếp tục phối hợp các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan tích cực kiểm tra,  tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân dùng điện an toàn, tiết kiệm, đặc biệt người dân không được thả diều gần các công trình lưới điện.

      Luật Điện lực, Nghị định của Chính phủ đã quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân, tổ chức trong công tác bảo vệ các công trình lưới điện, nhưng trước những sự cố xảy ra thời gian qua chưa có biện pháp xử lý triệt để, những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro vẫn rình rập từng ngày, từng giờ, cũng cần tính đến những chế tài mạnh mẽ, quyết liệt hơn khi xử lý các vi phạm an toàn lưới điện.

       

       

    • Trèo cột điện 500 kV bắt chim, 2 học sinh bỏng nặng

      Em Lê Ngọc Đức bị bỏng nặng đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh - Ảnh NB

      Em Lê Ngọc Đức,  học sinh lớp 11, quê xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên) rủ em Trần Đình Pháp cùng xã, trèo cột điện 500 kV và dùng sào để khều tổ chim, không may bị điện phóng vào người.

      Lê Ngọc Đức bị bỏng nặng ở cánh tay, ngực, còn em Trần Đình Pháp bị thương ở mắt và gây sự cố điện đối với đường dây 500 kV đoạn Hà Tĩnh – Đà Nẵng.

      Sau khi sự việc xảy ra, 2 em đã được người dân phát hiện kịp thời đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh và Trung tâm mắt Hà Tĩnh.

      Truyền tải điện Hà Tĩnh đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, lập biên bản vi phạm đồng thời tổ chức lực lượng khắc phục sự cố, đưa đường dây 500 kV trở lại hoạt động bình thường.

    • Bị điện giật khi tháo lưỡi câu vướng trên trạm biến thế

      Theo những người có mặt tại hiện trường cho biết, vào khoảng 9h30 phút sáng, ông Lê Văn Chinh (SN 1952, trú tại phường Trường Thi) ngồi câu cá tại hồ Trường Thi (phường Trường Thi, thành phố Thanh Hóa), khi vắt cần câu lên thì lưỡi câu vướng vào trạm biến thế cạnh đó. Kéo mãi không được, ông Chinh liền leo lên trạm biến thế gỡ lưỡi câu và bị điện giật.

      Khu vực nơi ông Chinh câu cá

      Ngay lập tức, hệ thống điện được ngắt và nạn nhân được đưa xuống đi cấp cứu. Lúc này cơ thể nạn nhân đã bị cháy sém nhiều chỗ.

      Vụ việc xảy ra khiến khu vực trên mất điện cục bộ, gần 1 tiếng đồng hồ sau sự cố mới được khắc phục.

       

    • Nghệ An: Hàng loạt công trình xây dựng vi phạm hành lang lưới điện

      Hiểm họa treo lơ lửng

      Theo thống kê của Công ty Điện lực Nghệ An, tính đến đầu tháng 4/2013, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 347 điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ). Trong đó lỗi chủ yếu là nhà, công trình xây dựng vi phạm an toàn hành lang lưới điện.

      Điển hình như tại khu vực khối 8, phường Lê Lợi, TP Vinh có hàng chục hộ dân xây dựng nhà ngay dưới hành lang lưới điện cao thế ĐDK 974 E15.1. Nhiều nhà dân ở đây ban công, mái nhà chỉ cách đường dây điện trần khoảng 1 - 2m, trong khi khoảng cách an toàn tối thiểu là 3m.

      Nguy hiểm hơn, tại TP Vinh ngay dưới chân cột điện cao thế, người ta còn tổ chức họp chợ đông đúc. Đó là chợ Dũng Quyết, trên đường Trần Bình Cảnh, khối 1, Phường Trung Đô, TP Vinh. Chợ này đã tồn tại nhiều năm, phía trên chợ là 3 tuyến đường dây điện cao thế chạy vắt qua, rất nguy hiểm.

      Nhiều nhà dân khối 8, phường Lê Lợi, TP. Vinh xây dựng vi phạm an toàn hành lang lưới điện. Ảnh: ĐN

      Ông Nguyễn Minh Loan - Phó giám đốc Điện lực TP Vinh lo lắng: "Những đường dây điện này đã có từ mấy chục năm nay. Cuối năm 2010, bỗng nhiên người dân tập trung buôn bán tấp nập dưới hành lang an toàn lưới điện. Chúng tôi đã gửi thông báo cho UBND phường Trung Đô đề nghị dừng ngay việc họp chợ và di dời chợ khẩn cấp khỏi hành lang lưới điện cao áp".

      Thực tế trên địa bàn Nghệ An những năm gần đây đã xảy ra nhiều tai nạn thương tâm dẫn đến chết người do người dân xây dựng các công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Điển hình vào ngày 23/02/2011, ông Đậu Ngọc Ánh (khối 6, P.Hà Huy Tập, TP Vinh) trong lúc xây nhà ngay dưới đường dây điện 35 kV, 2 người đã bị điện giật khiến một người chết và một người bị thương nặng.

      Điều đang nói là công trình này năm trong hành lang an toàn lưới điện, nhưng vẫn được chính quyền cấp phép cho xây dựng.

      Buông lỏng quản lý

      Hiện tại ở Nghệ An những điểm tập trung nhiều vi phạm hành lang vi phạm ATLĐ là TP Vinh, huyện Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳnh Lưu... Phần lớn các điểm vi phạm là do hộ dân xây nhà ở, công trình dân sinh quá cao, gần đường dây điện cao áp, không bảo đảm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện.

      Để xảy ra tình trạng trên, nguyên nhân chủ yếu là do sự buông lỏng trong quản lý của chính quyền địa phương nơi  các tuyến đường điện chạy qua. Cá biệt ở một số nơi người ta còn cấp bìa đỏ, giấy phép xây dựng nhà, công trình cho người dân ngay trong hành lang an toàn lưới điện.

      Nói về việc cấp bìa đỏ nhà người dân ngay dưới đường dây điện cũng như để một số nhà dân ở khối 8, P. Lê Lợi, TP Vinh xây dựng vi phạm hành lang lưới điện cao thế ĐDK 974 E15.1, ông Thái Giáp Vinh - Phó chủ tịch UBND phường Lê Lợi thừa nhận: “Việc cấp đất cũng như để người dân xây dựng trong hành lang lưới điện là sai, về mặt quản lý nhà nước thì trách nhiệm trước hết là của phường”.

      Ông Trịnh Phương Trâm - Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có rất nhiều công trình vi phạm hành lang an toàn lưới điện, có những trường hợp cơ quan chức năng cấp bìa đỏ, cấp phép xây dựng ngày dưới đường dây điện. Ngành Điện thường xuyên tổ chức kiểm tra, khi phát hiện vi phạm, chúng tôi báo cáo chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý”.

      Theo ông Trâm, để hạn chế các vi phạm, chính quyền địa phương cần kiên quyết xử lý các sai phạm, cần làm tốt vai trò quản lý nhà nước trên địa bàn để giảm thiệt hại cho người dân cũng như ngành Điện.

      Khó xử lý nếu thiếu sự phối hợp

      Ông Tạ Quang Lịch – Phó phòng Thanh tra An toàn Cty Điện lực Nghệ An cho biết: Khi phát hiện vi phạm chúng tôi lập biên vi phạm rồi báo cho chính quyền địa phương, ngành Điện không trực tiếp xử lý. Nếu không có sự phối hợp của người dân, chính quyền nơi đường dây điện đi qua thì việc xử lý các công trình xây dựng vi phạm an toàn hành lang lưới điện sẽ gặp khó khăn.

       

       

    • Thời tiết bất thường gây ra nhiều sự cố về điện

      Cụ thể, đêm 30/4, do giông, lốc, mưa lớn và sấm sét, trên địa bàn các tỉnh phía Bắc thuộc quản lý của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (NPC) đã xảy ra 13 vụ sự cố 110 kV và 56 vụ sự cố trung áp, gây ra mất điện trên diện rộng. Trong đó, Cao Bằng là tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất (với 27 vụ), tiếp đến là Lào Cai (7 vụ).

      Tại TP.HCM, cũng vào thời điểm trên do thời tiết nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến đã làm aptomat bị nhảy, gây mất điện trên diện rộng.

      Trước tình hình này, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo các Tổng công ty, các Ban: Ban KT-SX, Ban Kinh doanh nhanh chóng kiểm tra kịp thời các sự cố trên, đồng thời tiến hành công tác chuẩn bị cấp điện mùa khô cho năm 2013.

      Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đặc biệt lưu ý đối với Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVN HANOI) phải kiểm tra và có sự ứng phó kịp thời những nơi dễ xảy ra sự cố trong việc cung cấp điện tại các đơn vị như: Công ty Điện lực Từ Liêm, Long Biên, Đông Anh, Hà Đông.

    • 4 tháng đầu năm, EVN tiết kiệm gần 750 triệu kWh điện

      Mức tiết kiệm điện cao nhất thuộc về Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) với 295,7 triệu kWh, xếp sau đó là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) với 153,7 triệu kWh và Tổng công ty Điện lực thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) với sản lượng tương ứng đạt 143,3 triệu kWh.

      Các tổng công ty điện lực đều tiết kiệm sản lượng điện lớn hơn 2% so với điện thương phẩm (Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội - EVN HANOI đạt 2,8%, EVN HCMC đạt 2,6% và EVN SPC là 2,3%), vượt mức tiết kiệm điện từ 2,5 – 19% so với kế hoạch được giao. Đáng chú ý, EVN HANOI đã tiết kiệm được 92,7 triệu kWh, con số này tương ứng với 52,4% kế hoạch tiết kiệm điện của năm 2013. Chỉ riêng tháng 4, đơn vị này tiết kiệm được gần 23 triệu kWh điện.

      Dự kiến vào mùa nắng nóng năm nay, nhu cầu sử dụng điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất sẽ tăng cao. Trước tình hình đó, các tổng công ty điện lực đã chủ động đề xuất các kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hơn nữa sản lượng điện tiết kiệm và đảm bảo cung ứng điện đẩy đủ và liên tục trong suốt mùa khô.

       

    • Truy tố kẻ trộm gần 500.000 kWh điện

      Giữa năm 2006, Mai Xuân Nhân lập thủ tục đăng ký kinh doanh và mở cơ sở sản xuất nước đá ở thôn Phú Ân Nam 1, xã Diên An, huyện Diên Khánh, đồng thời ký kết hợp đồng mua điện sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa. Sau 4 năm hoạt động, tình cờ trong lúc ngồi uống cà phê tại Nhà hàng Bốn Mùa ven biển Nha Trang, Mai Xuân Nhân được một người thợ sửa chữa điện tử mới quen biết, chỉ dẫn lắp đặt, điều chỉnh thiết bị điều khiển đồng hồ đo đếm điện năng để… trộm cắp điện.

      Theo đó, từ tháng 10/2010, Mai Xuân Nhân đã giở chiêu trộm cắp điện năng để sản xuất nước đá suốt một thời gian dài, đến ngày 28/4/2012 mới bị nhân viên kỹ thuật Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa phối hợp chính quyền địa phương bắt quả tang.

      Kết quả giám định của cơ quan chức năng cho thấy, tổng số điện năng Mai Xuân Nhân đã trộm cắp là 491.267 kWh với tổng trị giá 1.050.496.069 đồng. Theo đó, Mai Xuân Nhân bị khởi tố, bắt tạm giam về tội danh nêu trên.

    • Hai công nhân suýt mất mạng do đào phải cáp ngầm

      Điều báo động hơn, tình trạng đào trúng cáp điện gây ra sự cố mất điện thường xuyên nhưng phía Cty Cấp nước Nghệ An vẫn “phớt lờ”.  

      Khoảng 6g chiều 25/3, khi Nawasco cho tiến hành cải tạo, thay thế tuyến ống DK 150 tại đường Nguyễn Văn Cừ (TP Vinh). Trong khi tiến hành đào đường ống, bất ngờ xảy ra sự cố khi nhóm công nhân của Cty này đào nhầm phải cáp điện khiến 2 công nhân bị điện giật văng ra xa, bỏng nặng và phải đưa đi cấp cứu. Sau một thời gian điều trị, 2 công nhân được chuyển ra điều trị tại BV Bỏng Quốc gia.

      Ngày 13/4, Điện lực TP Vinh tiến hành kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp tại lộ đường dây cáp ngầm 474E15.7 thì phát hiện phía Nawasco đang thi công trong hành lang lưới điện cao áp. Cụ thể, dọc đường Nguyễn Văn Cừ nhiều vị trí đã bị đào làm hở cáp điện hoặc ống nước đã chồng lên đường cáp điện cấp cho Trạm biến áp Hà Huy Tập 5. Việc ống nước và đường điện đi chồng chéo nhau như vậy, gây khó khăn trong công tác xử lý khi đường điện bị sự cố. Việc làm này đã vi phạm vào các khoản 2, 3 Điều 7 Nghị định 106/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.   

      Công nhân vẫn tiếp tục đào đường mà không có sự giám sát, tư vấn kỹ thuật.

      Trước đó, vào ngày 21-3, Điện lực TP Vinh kiểm tra hành lang bảo vệ an toàn tại lộ đường dây cáp ngầm 974E15.1 thuộc địa bàn phường Cửa Nam cũng đã phát hiện phía Cty cấp nước Nghệ An trong quá trình thi công lắp đặt công trình nước đã đào xới làm nổi nhiều đoạn cáp ngầm thuộc nhánh rẽ Trạm biến áp Phan Đình Phùng 2. Quá trình thi công, công nhân Nhà máy nước đã đào nhầm phải tuyến cáp ngầm thay vì đường ống nước. Rất may, cả hai lần tai nạn đều không có thiệt hại về người.  

      Sau hai lần xảy ra sự cố, Điện lực TP Vinh đã yêu cầu  Cty cấp nước Nghệ An dừng ngay việc thi công tại điểm vi phạm để tìm biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đến chiều 15/4,  Cty cấp nước vẫn cho công nhân tiến hành cải tạo trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ. Đồng thời, trên công trường chỉ có vài ba công nhân đang làm việc, hoàn toàn không có giám sát kỹ thuật.    

      Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó GĐ Cty Cấp nước Nghệ An cho biết: Vụ việc xảy ra là có thật, song đó là sự cố ngoài ý muốn bởi đường điện 24kV của Điện lực TP Vinh và đường ống nước của Cty cùng có… màu đen giống nhau, lại đặt ở vị trí gần nhau nên nhân viên đã có sự nhầm lẫn. Bên cạnh đó, theo quy định thì cáp điện lực phải có đầy đủ lưới, gạch và chỉ dẫn phía trên. Song tại nơi xảy ra sự cố, quá trình làm mương thoát nước, người dân đã làm mất lớp lưới cảnh báo của cáp điện lực khiến công nhân đã nhầm lẫn dẫn đến xảy ra sự cố ngoài ý muốn. Để hạn chế những sự cố trên, Cty Cấp nước Nghệ An đã làm việc với Điện lực TP Vinh và hai bên đã có cơ chế phối hợp, báo cáo với nhau khi thi công để tránh xảy ra sai sót đáng tiếc, ông Thắng cho biết thêm. 

       

    • Dự thảo quy trình vận hành hệ thống điện của EVN

    • Hà Nội sẽ tiết kiệm 235,5 triệu kWh điện

      Để thực hiện mục tiêu này, EVN HN đã chỉ đạo 29 công ty điện lực trên địa bàn TP phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện đối với khách hàng hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp tiêu thụ điện trọng điểm, nhân rộng mô hình tuyến phố tiết kiệm điện đến 100 tuyến phố. Trong tháng 3/2013, Tổng công ty phối hợp với cơ quan báo chí tổ chức cuộc thi Tổ trưởng dân phố tuyên truyền tiết kiệm điện giỏi; Cán bộ quản lý năng lượng và tuyên truyền tiết kiệm điện giỏi trong toàn tổng công ty vào tháng 5/2013. Đồng thời, EVN cũng tăng cường vận động khách hàng kinh doanh dịch vụ ký cam kết duy trì việc tiết giảm 50% công suất chiếu sáng, tiết giảm công suất sử dụng điện vào giờ cao điểm.

    • Liên tiếp 2 vụ chập điện gây thiệt hại lớn về người và của

      Tại thành phố Hồ Chí Minh, vào khoảng 3 giờ sáng ngày 11/01/2013, một ngọn lửa lớn bùng phát bao trùm cửa hàng chuyên may màn cửa Kim Sương có địa chỉ số 4/2 đường Lương Định Của, phường Bình Khánh, quận 2.

      Khi xảy ra vụ hỏa hoạn, trong cửa hàng chỉ có bà Lê Kim Sương (52 tuổi, chủ cửa hàng) và chồng là ông Đặng Văn Sủn (60 tuổi, bị bại liệt). Theo một số người hàng xóm cho biết, vào thời điểm trên mọi người đang nằm ngủ thì bỗng nghe tiếng kêu cứu phát ra từ cửa hàng nói trên. Khi mọi người chạy đến thì thấy bà Sương đang bế ông Sủn chạy ra khỏi đám cháy.

      Mọi người nhanh chóng tìm cách dập lửa và hỗ trợ bà Sương đưa ông Sủn ra ngoài, khi đưa được chồng ra ngoài bà Sương chạy vào trong tiệm để lấy tài sản ra ngoài. Nhiều người có mặt ở đó đã can ngăn nhưng bà Sương vẫn liều mình chạy vào, ngọn lửa bén nhanh và bao trùm toàn bộ phía bên trong cửa hàng nên bà Sương bị mắc kẹt bên trong và tử vong.

      Hiện trường vụ cháy tại gia đình bà Sương, ông Sủn - Ảnh PV

      Nhận được tin báo, lực lượng cảnh sát PCCC Quận 2  đã có mặt kịp thời để hỗ trợ người dân khống chế ngọn lửa. Sau hơn 1 tiếng nỗ lực dập lửa, ngọn lửa đã được khống chế hoàn toàn. Đồng thời nhân viên của Tổng công ty Điện lực TP.HCM cũng đã đến hiện trường để cắt điện để đảm bảo an toàn và phục vụ công tác điều tra.

      Nguyên nhân vụ cháy ban đầu được xác định là do chập điện.

      Trước đó, theo tin từ UBND huyện Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa) cho biết: Trưa ngày 7/1, ngôi nhà sàn 3 gian và toàn bộ tài sản của ông Hà Văn Đoan tại bản Sài 2, xã Thiên Phủ huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) đã bị lửa thiêu rụi.

      Một hàng xóm của ông Đoan cho biết, khoảng hơn 10 giờ ngày 7/1, bà con trong xóm phát hiện nhà ông Đoan có khói bốc ra nghi ngút, ngọn lửa lan nhanh khắp ngôi nhà sàn truyền thống. Mọi biện pháp chữa cháy đều không mang lại hiệu quả, do ngọn lửa lan nhanh, lại thiếu các phương tiện chữa cháy hiện đại nên việc chữa chánh chỉ tránh hỏa hoạn lây lan sang nhà khác. Thiệt hại do hỏa hoạn gây ra tại nhà ông Đoan ước tính trên 200 triệu đồng.

      Nguyên nhân vụ hỏa hoạn được xác định là do hệ thống điện sinh hoạt trong gia đình được đấu nối không đảm bảo dẫn đến chập điện và gây ra hỏa hoạn.

       

    • Thành phố Đà Nẵng: Quảng cáo rao vặt “tấn công” cột điện

      Cột điện khổ sở đèo bòng quá nhiều dịch vụ                Ảnh: CTV

      Bóc không kịp, gỡ không xuể

      Đi dọc các tuyến phố chính ở TP Đà Nẵng, hay vào các ngõ sâu hun hút, ở đâu có cột điện là ở đó có quảng cáo, rao vặt. Trên mỗi cột điện có tới hàng chục quảng cáo dịch vụ như khoan cắt bê tông, rút hầm cầu, trung tâm gia sư, tuyển nhân viên, thuê người giúp việc, bán nhà, bán xe...

      Đã có nhiều đợt phát động thanh niên, sinh viên ra quân tình nguyện bóc gỡ các mẩu quảng cáo, rao vặt trái phép trên cột điện, nhưng cũng chỉ như… “muối bỏ biển”.

      Ông Nguyễn Văn Hai (sống trên đường Nguyễn Tri Phương, TP Đà Nẵng) cho biết: “Các tình nguyện viên vừa bóc gỡ sạch các mẩu quảng cáo, rao vặt trên hàng cột điện dọc tuyến phố, bà con trong tổ dân phố chưa kịp mừng, thì chỉ sau một đêm, các cột điện lại nham nhở dấu sơn các số điện thoại khoan cắt bê tông, mua bán nhà… và đủ loại quảng cáo lớn bé chồng chéo lên nhau”.

      Sinh viên tình nguyện Trần Quốc N. (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) đã nhiều lần tham gia bóc gỡ quảng cáo, rao vặt chia sẻ: “Loại quảng cáo rác này không chỉ xuất hiện trên các cột điện mà còn “tấn công” tường nhà, các công trình công cộng, chúng tôi gỡ không xuể”.

      Biển cảnh báo an toàn hư hỏng, mất tác dụng vì quảng cáo trái phép      Ảnh: CTV

      Biển báo mất tác dụng cảnh báo

      Trao đổi về vấn đề trên, ông Ngô Công Thành, Trưởng ban Kỹ thuật an toàn, Tổng công ty Điện lực miền Trung cho biết: “Trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên, các công trình lưới điện cao áp đều có đặt biển cấm, biển báo theo quy phạm và tiêu chuẩn hiện hành. Tuy nhiên thực tế hiện nay, các biển cấm, biển báo trên cột điện đã bị những đối tượng dán quảng cáo, rao vặt trái phép dán đè lên hoặc làm che khuất tầm nhìn, giảm hoặc mất tác dụng cảnh báo, dẫn đến việc người dân tụ tập bên dưới công trình điện, leo trèo lên trụ điện mà không biết đang nguy hiểm đến tính mạng, gây mất an toàn cho hệ thống điện.

       Chúng tôi cũng thường xuyên chỉ đạo các đơn vị điện lực địa phương, trong quá trình công tác nếu phát hiện có quảng cáo, rao vặt trái phép trên các công trình điện phải tháo gỡ để đảm bảo các biển cấm, biển cảnh báo phát huy tối đa tác dụng”. 

      Trước tình trạng này, nhiều địa phương tại Đà Nẵng cũng đã có biện pháp xử phạt cứng rắn nhằm răn đe và ngăn chặn các vi phạm như: Ban hành quy định nghiêm cấm mọi hành vi quảng cáo, rao vặt trái phép; yêu cầu khôi phục nguyên trạng cho các công trình, nếu phát hiện cá nhân, tập thể nào vi phạm sẽ cắt vĩnh viễn số điện thoại, đồng thời xử phạt nặng từ 5 - 10 triệu đồng.

      Tuy nhiên đến nay, theo khảo sát và lấy ý kiến của nhiều người dân ở Đà Nẵng, tình trạng này vẫn chưa được cải thiện nhiều, các cây cột điện vẫn đang bị tấn công trở thành mối nguy hiểm tiềm ẩn khi các biển báo không phát huy được tác dụng cảnh báo, Thành phố vẫn còn nhếch nhác vì chưa tẩy xóa hết được các nội dung quảng cáo, rao vặt trái phép. Cần lắm có những biện pháp triệt để cũng như những chế tài phù hợp để giảm thiểu tình trạng vừa thiếu văn hóa, mất thẩm mỹ, lại vừa mất an toàn này.

    • Hải Phòng: Báo động nạn trộm cắp điện

      Từ việc chính quyền huyện An Dương chậm xử lý…

      Cuối tháng 5/2012, tại xã Lê Thiện, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng đoàn kiểm tra liên ngành đã phát hiện và lập biên bản vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện của 2 trạm biến áp Dụ Nghĩa 1 và Dụ Nghĩa 2. Theo biên bản hồ sơ, đối tượng trộm cắp đã phá chì niêm phong của công tơ điện tử, can thiệp trực tiếp vào công tơ để trộm cắp tới 161.590 kWh, tương ứng số tiền gần 260 triệu đồng.

      Ngay sau đó, hồ sơ đã được chuyển ngay tới UBND huyện An Dương để làm rõ và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

      Tuy nhiên, quá thời hạn quy định, nhưng UBND huyện An Dương không ra quyết định xử phạt đối với vi phạm của HTX Dụ Nghĩa. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng, ngày 23/7/2012, ông Nguyễn Ngọc Cải - Phó chủ tịch UBND huyện An Dương mới có văn bản gửi lãnh đạo thành phố Hải Phòng giải trình, do không có đủ cơ sở kết luận về hành vi và trách nhiệm của HTX Dụ Nghĩa, nên Huyện không ra quyết định xử phạt, đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc tới Sở Công Thương thành phố Hải Phòng xem xét và tổ chức hòa giải theo quy định. 

      Tiếp đến, ngày 2/8/2012, UBND thành phố Hải Phòng ra văn bản yêu cầu Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Công an thành phố và các đơn vị liên quan làm rõ hành vi vi phạm của HTX Dụ Nghĩa, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

      TBA xã Lê Thiện nơi phát hiện trộm cắp điện tinh vi của HTX Dụ Nghĩa

      … đến dấu hiệu phạm tội hình sự

      Ngày 25/9/2012, Sở Công Thương đã trủ trì cuộc họp để công bố kết quả giám định, căn cứ vào kết quả giám định của Viện đo lường Việt Nam (Bộ KH&CN) và Phòng Kỹ thuật hình sự (Công an TP Hải Phòng) thì HTX Dụ Nghĩa đã có dấu hiệu tội phạm “thay chì niêm phong của 2 công tơ điện tử bao gồm chì hòm, chì bọc và chì tai. HTX này đã tác động vào mạch đo đếm công tơ để thay đổi tổng số lượng điện năng lớn”. Theo ông Dương Đức Hùng, Chánh thanh tra, Sở đã chuyển toàn bộ hồ sơ sang cơ quan Công an giải quyết theo đúng pháp luật.

      Như vậy, một vụ việc xảy ra từ tháng 5/2012, nhưng đến khi có kết luận và được thụ lý hồ sơ giải quyết theo pháp luật đã mất nhiều tháng trời, không còn tính răn đe kịp thời. 

      Cần kiên quyết hơn

      Khi vụ trộm cắp điện tại HTX Dụ Nghĩa đang được xử lý, thì cơ quan liên ngành đã phát hiện thêm 2 vụ trộm cắp điện quy mô lớn hơn, với mức độ tinh vi hơn. Ngày 7/9/2012, Công ty Điện lực Hải Phòng phối hợp với các ngành liên quan đã bắt quả tang Công ty TNHH Nhật Phát, Khu công nghiệp Cầu Vàng 2, huyện An Lão (Hải Phòng) có hành động thay chì niêm phong và tác động vào công tơ điện tử trên lưới điện cao thế 35 kV gây thất thoát số tiền 151 triệu đồng cho ngành Điện.

      Ngày 17/9/2012, HTX dịch vụ điện nước Lê Thiện (cũng tại xã Lê Thiện, huyện An Dương) bị phát hiện đã thay chì niêm phong, thay bánh răng bên trong công tơ cơ khí, làm công tơ điện quay chậm lại. Giá trị tiền điện gian lận khoảng 170 triệu đồng.

      Trước tình trạng này, đề nghị, UBND thành phố Hải Phòng và các ban ngành liên quan cần kiên quyết hơn trong việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đem lại sự an toàn ổn định trong cung ứng sử dụng điện.

      Ông Dương Đức Hùng, Chánh thanh tra Sở Công Thương Thành phố Hải Phòng: Những vụ trộm cắp điện ngày càng mở rộng với mức độ tinh vi. Đối tượng trộm cắp đã tác động vào loại công tơ điện tử công nghệ cao, cấp điện áp đến 35 kV. Những hành vi trên đã vi phạm nghiêm trọng Luật Điện lực và hợp đồng mua bán điện, không những làm thất thoát điện năng, hư hại tài sản của ngành Điện mà còn làm tăng nguy cơ mất an toàn trong cung ứng và sử dụng điện, thậm chí, dẫn tới nguy hiểm tính mạng cho người dân.

       

    • Giảm thiểu tình trạng sự cố gây mất điện diện rộng do người dân bất cẩn

      Chỉ tính riêng trong 3 tháng trở lại đây, đã có 4 vụ vi phạm an toàn hành lang lưới điện gây mất điện trên diện rộng do người dân gây ra.

      Mới đây nhất, vào lúc 21h02 ngày 12/11/2012, đường dây 110kV Mai Động cấp điện cho trạm biến áp 110 kV Trần Hưng Đạo và trạm biến áp 110kV Bờ Hồ đã xảy ra sự cố tại khoảng cột 31 - 32. Nguyên nhân được xác định do công nhân của một Công ty TNHH thi công lắp đặt biển quảng cáo đã vi phạm khoảng cách an toàn gây phóng điện và làm gián đoạn việc cung cấp điện cho các phụ tải tại khu vực quận Hoàn Kiếm và một phần phụ tải khu vực quận Hai Bà Trưng. Đến 21h25 phút, toàn bộ phụ tải trong khu vực đã được ngành Điện khắc phục cấp điện trở lại an toàn.

      Trước đó là các vụ mất điện diện rộng do người dân xây nhà đào hào vào cáp ngầm; vi phạm an toàn hành lang lưới điện gây phóng điện; điều khiển xe cẩu trong quá trình hạ container vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp 110 kV…

      Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Đăng Thiện – Phó ban An toàn, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội cho biết: “Trong thời gian qua, những sự cố mất điện do người dân gây ra ngày càng tăng. Tuy nhiên, việc xử phạt lại rất khó khăn, do ngành Điện không có đủ thẩm quyền mà phải phối hợp với các cấp chính quyền như UBND xã, phường nơi xảy ra vụ việc, phòng Công Thương và cao hơn nữa là Sở Công Thương.”

      Sự cố về điện đã gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn 

      Nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng này, ông Thiện cho rằng: Cần có sự phối hợp chặt chẽ và triển khai đồng bộ các giải pháp giữa các cấp, ngành. Cụ thể: Chính quyền địa phương cần kiện toàn việc cấp đất quản lý đất đai theo quy định của nhà nước, không để vi phạm hành lang an toàn các công trình điện; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm ngay từ đầu, tích cực kiểm tra nhắc nhở để không có trường hợp vi phạm mới, hoặc tái vi phạm.

      Về phía các đơn vị Điện lực, cần tích cực tham mưu cho Ban chỉ đạo các quận, huyện đưa ra các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện, đề nghị các công trình, dự án khi tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai cần có ý kiến của ngành Điện để tránh chồng tréo, có sự thống nhất đồng bộ với quy hoạch lưới điện.

      Ngoài ra, các cơ quan thông tin đại chúng cần đẩy mạnh tuyên truyền về vấn đề an toàn hành lang lưới điện đến người dân, để họ hiểu và thực hiện đúng quy định về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.

      Một số sự cố điện tại Hà Nội trong 3 tháng gần đây:

      19h55 phút, ngày 12/08/2012, mất điện tại một số khu vực của các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ và Cầu Giấy.

      Nguyên nhân: Lái xe Hoàng Mạnh Dũng điều khiển xe cẩu trong quá trình hạ container đã vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp 110kV tại khoảng cột 21 – 22, đường dây 175 từ trạm biến áp 220kV Chèm đi trạm biến áp 110kV Yên Phụ - Bờ Hồ.

      13h50 phút ngày 29/10/2012, mất điện một phần phụ tải quận Đống Đa, Thanh Xuân và Hai Bà Trưng.

      Nguyên nhân: Nhà bà Nguyễn Thị Mùi, ở tại số 41, ngõ 38 phố Phương Mai xây nhà đào vào cáp xuất tuyến lộ 982 trạm biến áp 110kV E1.13 Phương Liệt làm mất điện máy biến áp T2 (63.000 kVA).

      10h33 phút ngày 31/07/2012, sự cố lưới điện 110 kV.

      Nguyên nhân: Hộ dân khu vực xóm 8, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội vi phạm khoảng cách an toàn hành lang lưới điện cao áp làm phóng điện tại khoảng cột 23 – 24 lộ đường dây 110kV cấp điện từ trạm biến áp 220kV Chèm đi trạm 220kV Mai Động.

      21h02 ngày 12/11/2012, mất điện tại quận Hoàn Kiếm và một phần quận Hai Bà Trưng.

      Nguyên nhân: Công nhân thi công lắp đặt biển quảng cáo vi phạm an toàn hành lang lưới điện.

       

    • Ký kết Quy chế phối hợp đảm bảo an toàn điện cho hệ thống điện Thủ đô

      Trong giai đoạn 2013 – 2015, hai cơ quan cùng triển khai 6 nhiệm vụ chung, gồm: Tham mưu giúp Thành ủy, UBND Thành phố chỉ đạo kịp thời công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), cứu hộ cứu nạn trên toàn thành phố nhằm hạn chế tối đa các nguy cơ cháy, nổ do chạm, chập điện,…; Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và nghiệp vụ PCCC cho các cơ quan, tổ chức và nhân dân; Cải tạo các tuyến đường dây, khu vực tiêu thụ điện có nguy cơ xảy ra cháy nổ; Xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ điện và phục vụ công tác chữa cháy; Xác định nguyên nhân các vụ cháy, nổ điện trên địa bàn; Trao đổi thông tin trong công tác quản lý nhà nước và các công tác khác có liên quan trong lĩnh vực PCCC và an toàn điện.

      Trước đó, 2 bên đã thực hiện tốt quy chế phối hợp trong giai đoạn 2008 – 2012. Cụ thể là các vụ cháy lớn xảy ra trên địa bàn đều được các đơn vị thuộc EVN HANOI phối hợp với lực lượng cảnh sát PCCC cắt điện kịp thời, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện, hệ thống điện.

    • Bắt quả tang 2 đối tượng cắt trộm dây điện chiếu sáng

      Hai tên đạo chích đã bị cơ quan công an bắt giữ vì hành vi trộm cắp dây điện chiếu sáng

      Hai tên khai là Châu Phát Đạt (SN 1996, quê xã Phú Lâm, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang) và Trương Công Độ (SN 1987, ngụ đường Hai Bà Trưng, phường 7, quận 3, TPHCM).

      Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, Tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm đang tuần tra trên địa bàn quận Phú Nhuận, đến khu vực đường Phan Đình Phùng (phường 2, quận Phú Nhuận) thì phát hiện hai thanh niên đang cắt trộm dây điện từ hệ thống đèn chiếu sáng công cộng kéo dài từ số 52 đến 66, đường Phan Đình Phùng.

      Ngay sau đó, hai đối tượng này bị các trinh sát bắt giữ cùng tang vật là một cuộn dây điện khá lớn. Tại Cơ quan Công an, bọn chúng khai tên là Trương Công Độ và Châu Phát Đạt. Cả hai sống lang thang và chọn gầm cầu Kiệu làm nơi cư ngụ. Hàng ngày các đối tượng này thường qua lại nhiều khu vực tìm cách cắt trộm dây điện bán lấy tiền ăn xài.

      Bước đầu, Độ và Đạt thừa nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm dây điện khác tại quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 1, 3…

      Hiện cơ quan chức năng đang lập hồ sơ xử lý hai tên này về hành vi “Trộm cắp tài sản”.

       

    • Loại bỏ dần thiết bị sử dụng nhiều năng lượng

      Theo báo cáo tổng hợp, năm 2012, hệ thống văn bản hướng dẫn sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã cơ bản hình thành, các chương trình, phong trào quảng bá, sử dụng sản phẩm tiết kiệm năng lượng được phát  động rộng rãi trên phạm vi cả nước.

      Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về triển khai Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả trong năm 2013 - Ảnh NL

      Tuy nhiên, đánh giá chung cho thấy, đến nay mục tiêu, tiến độ Chương trình tiết kiệm năng lượng chưa đạt đúng như mong muốn. Nhiều dự án tiết kiệm năng lượng gặp hạn chế về trình độ công nghệ, sự thiếu hụt và không đồng bộ các tiêu chuẩn trong lộ trình thực hiện. Nhận thức của cộng đồng và  doanh nghiệp có phần chưa sẵn sàng tiếp cận các công nghệ mới, giải pháp tiết kiệm năng lượng.

      Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có các chỉ đạo quyết liệt để Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đạt đúng mục tiêu cấp quốc gia như tên gọi. Đặc biệt là năm 2013, được coi là năm bản lề tiết kiệm 5-8% tổng mức tiêu thụ cả nước trong giai đoạn 2012-2015 so với nhu cầu năng lượng theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia.

      Theo đó, các bộ, ngành, các cơ quan điều phối, thực hiện Chương trình cần tập trung các nguồn lực để đẩy mạnh thực hiện các đề  án tăng cường tuyên truyền, đào tạo, dự án dán nhãn năng lượng và phổ biến sử dụng phương tiện, thiết bị hiệu suất năng lượng cao, thực hiện Dự án triển khai cuộc vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mỗi gia đình tại các tỉnh, thành phố đã lựa chọn và mở rộng trên quy mô lớn.

      Phó Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh chủ trương, lộ trình dần loại bỏ các phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu, sử dụng nhiều năng lượng, triển khai Chương trình ở  các hộ tiêu thụ lớn như giao thông vận tải, khai thác mỏ, dầu khí,…

       

    • Kiểm tra phát hiện câu móc điện trái phép với sản lượng truy thu trên 15000 kWh

      Tang vật câu móc điện để cấp điện cho máy bơm nước mặn vào hồ nuôi tôm

      Qua kiểm tra, đã phát hiện trường hợp khách hàng Phạm Hùng, địa chỉ thôn Trung Đồng, xã Điền Hương, huyện Phong Điền có hành vi câu móc điện trái phép để sử dụng bơm nước mặn vào hồ nuôi tôm. Đội kiểm tra phối hợp với Điện lực Quảng Điền đã lập biên bản truy thu và biên bản xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. Sản lượng điện truy thu đối với trường hợp này là 15.000 kWh. Hiện nay, hồ sơ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực đã được chuyển chính quyền địa phương để xử lý.

      Các đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đang tăng cường công tác kiểm tra sử dụng điện các khách hàng có sản lượng lớn, có sản lượng biến động bất thường; kiểm tra tại các khu vực có phụ tải tập trung, có nguy cơ trộm cắp điện cao như: Khu vực nuôi tôm ven biển, các hộ SX nước đá...

    • Phố cổ Hội An: Mất mỹ quan vì trụ và dây

      Dạo một vòng quanh các tuyến phố ở Hội An, nhiều nơi các trụ hiện đã không còn mang dây điện, nhưng vẫn đứng sừng sững trên hè phố.. Trên các trụ là hàng loạt các loại cáp thông tin, truyền hình, viễn thông và nhiều loại dây giăng mắc khác.

      Điển hình là trên các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Nguyễn Duy Hiệu…, có tới 65 cây trụ, buộc nhùng nhằng trên mỗi trụ có đến ba, bốn chục sợi dây đủ các loại kích cỡ, giăng ngang dọc, trên đầu người và xe cộ, nằm lẫn dưới các tán cây, gây mất vẻ mỹ quan của thành phố.

      Phố cổ Hội An đã được hạ ngầm lưới điện nhưng vẫn lùng nhùng các loại dây không phải dây điện     Ảnh: Sơn Tùng

      Trả lời câu hỏi vì sao sau khi ngầm hóa lưới điện, đơn vị thi công lại không dỡ bỏ các trụ điện cũ? Ông Nguyễn Anh, Phó giám đốc Điện lực Hội An, giải thích: Theo chỉ đạo của Công ty Điện lực Quảng Nam, sau khi hoàn thành dự án JBIC cải tạo xong lưới điện thành phố, cần tập trung nhanh chóng thu hồi dây điện cũ, tháo dỡ các loại cột sắt, nhổ trụ bê tông để trả lại sự thông thoáng cho các vỉa hè. Tuy nhiên, khi Điện lực Hội An thu hồi xong dây điện, xà và sứ cũ, thì UBND thành phố có văn bản đề xuất, tạm thời giữ nguyên hiện trạng của các trụ điện nhằm tận dụng kéo dây, mắc đèn đường và làm giá đỡ cho các loại cáp, dây thông tin đang chờ được sắp xếp lại. 

      Như vậy, các cột trụ bê tông tại khu phố cổ Hội An hiện nay không phải là trụ điện do ngành Điện vận hành quản lý nữa, mà lại nảy sinh ra nhiều loại dây không phải dây điện giăng mắc đầy trên cột trụ. Người dân thì nhận thức rõ đây không phải là lưới điện, nhưng khách du lịch thì suy luận theo “logic”: “Dây trên cột điện thì của ngành Điện chứ của ai”

      Được biết, UBND Thành phố Hội An cũng đã có kế hoạch chỉnh trang lại đường phố, vỉa hè trong khu phố cổ. Hi vọng rằng, các cấp chính quyền và đơn vị liên quan sẽ sớm tích cực vào cuộc nhanh chóng tháo dỡ các trụ điện, giải quyết dứt điểm việc giăng mắc bùng nhùng các loại dây, trả lại sự thông thoáng và vẻ mỹ quan cho vỉa hè của đường phố cổ Hội An.

    • Sự cố lưới điện 110 kV tại Hà Nội

      Nguyên nhân sự cố được xác định là do nhà bà Nguyễn Thị Mùi, ở tại số 41, ngõ 38 phố Phương Mai xây nhà đào vào cáp xuất tuyến lộ 982 trạm biến áp 110kV E1.13 Phương Liệt làm mất điện máy biến áp T2 (63.000kVA) tại trạm biến áp 110kV E1.13 Phương Liệt.

      Ngay sau khi xảy ra sự cố, Công ty Điện lực Đống Đa và Công ty Lưới điện Cao thế TP Hà Nội  (thuộc Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội) đã tích cực huy động mọi nguồn lực khắc phục sự cố trên.

      Hiện trường sự cố làm mất điện máy biến áp T2 tại trạm biến áp 110kV Phương Liệt

      Sự cố dù đã không xảy ra thiệt hại về người, nhưng một lần nữa cảnh báo việc vi phạm an toàn hành lang lưới điện cao áp của các cá nhân, đơn vị trong khi thi công công trình, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

       

       

    • Đồng Nai: Bắt một đối tượng giả danh nhân viên điện lực bán dây điện

      Lực lượng công an kiểm tra phát hiện đối tượng có chở khoảng 500 mét dây đồng và một giỏ lớn là dây nhôm mạ đồng, trong giỏ có cả giấy phép kinh doanh và hồ sơ dự toán công trình điện.

      Tại trụ sở công an xã Bình Minh, đối tượng khai là Nguyễn Văn.H, sinh năm 1978, ngụ tại Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ việc giả danh nhân viên điện lực bán dây điện làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành Điện.

       

       

    • Cảnh giác với hành vi lừa đảo thu tiền kéo điện

      Dự án này được triển khai trên địa bàn 85 xã, phường của 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ông Võ Văn Tư - Phó giám đốc Công ty Điện lực Sóc Trăng (Cty ĐLST) cho biết: “Dự án này ngành Điện không thu tiền vật tư gắn điện kế chính. Tuy nhiên, vừa qua, tại nhiều địa phương một số người đã lợi dụng danh nghĩa hoặc tự xưng là nhân viên của các đơn vị thi công kéo điện để vòi vĩnh đòi tiền vật tư, nhân công kéo dây, gắn điện kế mới và thu mỗi hộ dân từ 40.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

      Đối tượng Lý Sơn Nhật Khánh Huy (đầu tiên từ trái sang phải) bị đưa ra xử lý trước công chúng vì hành vi lừa đảo và vi phạm các quy định về an toàn điện.     Ảnh: CTV

      Trước tình trạng trên, Công ty Điện lực Sóc Trăng đã tích cực phối hợp với chính quyền một số địa phương trong tỉnh kiểm tra tình hình triển khai dự án, phát hiện và kịp thời xử lý một số trường hợp mạo danh đơn vị thi công thu tiền của hộ dân được thụ hưởng từ dự án.

      Mới đây, Công ty Điện lực Sóc Trăng phối hợp cùng Công an huyện Mỹ Tú và các ban, ngành đoàn thể xã Phú Mỹ (Mỹ Tú) đã tổ chức xử lý công khai trước nhân dân đối tượng Lý Sơn Nhật Khánh Huy, sinh năm 1986, ngụ tại ấp Đai Úi, xã Phú Mỹ, người đã tự xưng là nhân viên của đơn vị thi công, trèo lên lưới điện để đấu nối điện vào nhà cho các hộ dân thuộc Dự án để thu tiền. Sau khi bị phát hiện, Lý Sơn Nhật Khánh Huy đã thừa nhận sai phạm về việc thu tiền cũng như vi phạm các quy định về an toàn lưới điện, phải nộp phạt 3.000.000 đồng.

      Dự án “Cung cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer trong tỉnh Sóc Trăng”:

      - Vốn đầu tư: Hơn 305 tỷ đồng.

      - Cấp điện cho hơn 20.000 hộ dân.

      - Sau công tơ điện kế, mỗi hộ được cấp 5 mét dây điện, 1 táp-lô và 1 bóng đèn compact.

      - Hộ dân không phải đóng một khoản chi phí nào.

      Khi người dân phát hiện các trường hợp vòi vĩnh đòi tiền vật tư, nhân công kéo dây, gắn điện kế mới... xin thông báo cho Công ty Điện lực Sóc Trăng. (Điện thoại 079. 3686906; 079. 3821417; 079.2211417) hoặc báo cho các điện lực huyện, thành phố, thị xã, chính quyền địa phương hoặc công an.

       

    • Để tiết kiệm điện trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống: Cần viết đúng, viết trúng và …

      Để truyền thông tiết kiệm điện mang lại hiệu quả kinh tế cao và thực sự phổ biến trong xã hội, cần có những chính sách, giải pháp tích cực, chủ động hơn nữa, nhất là sự phối hợp giữa ngành Điện, Bộ Công Thương với các cơ quan báo chí, các cấp Hội Nhà báo.

      Trong sự phối hợp này, trước hết cần nhấn mạnh vai trò chủ động cung cấp thông tin, hướng dẫn thông tin của ngành Điện và Bộ Công Thương đối với giới báo chí.

      Mặt khác, các cơ quan báo chí cũng cần coi truyền thông tiết kiệm điện là chương trình chiến lược, có ý nghĩa xã hội thiết thực tới từng người dân, từng gia đình và là trách nhiệm xã hội của báo chí đối với vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.

      Đối với các nhà báo viết về lĩnh vực tiết kiệm điện, muốn viết tốt, cần có kiến thức cơ bản về lĩnh vực này. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kĩ thuật điện.

      Xin dẫn chứng: Năm 2008, nhân giảng bài về nghiệp vụ làm tin cho một lớp báo chí ở Hải Dương, tôi có dẫn lớp đi thực tế tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Tại đây, học viên được nghe Giám đốc Nhà máy và một số trưởng phó phòng, quản đốc phân xưởng giới thiệu về hoạt động của Nhà máy, sau đó được đi tham quan dây chuyền sản xuất điện, phỏng vấn công nhân, cán bộ kĩ thuật… được quan sát, chụp ảnh, ghi chép một cách chi tiết, tỉ mỉ. Nhưng, khi về viết tin tại lớp, kết quả hơn một nửa viết sai các thuật ngữ về ngành Điện: Công suất nhà máy thì viết là ki-lô-oát-giờ (kWh), sản lượng điện trong quý thì lại viết là ki-lô-oát (kW),….

      Qua theo dõi, nghiên cứu truyền thông về lĩnh vực này, có thể thấy một số hướng khai thác đề tài lĩnh vực tiết kiệm điện thường được sử dụng là:

      - Phổ biến kiến thức pháp luật về tiết kiệm điện.

      - Phổ biến kiến thức về sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.

      - Thông tin chỉ dẫn cụ thể về tiết kiệm điện trong các lĩnh vực kinh tế và đời sống.

      Với chức năng của mình, Hội Nhà báo là cầu nối phối hợp các ngành, các cơ quan báo chí để xây dựng các chương trình và tổ chức các khóa tập huấn, các hội nghị, hội thảo về sử dụng tiết kiệm năng lượng nói chung, tiết kiệm điện nói riêng. Tiết kiệm điện là đề tài hơi khô cứng nên khó hấp dẫn người đọc, cần phải viết thế nào để truyền tải được thông tin về tiết kiệm điện đến với người dân một cách mềm mại, không cứng nhắc, giúp người dân hiểu, thông cảm, chia sẻ với những khó khăn của ngành Điện. Từ đó, họ có ý thức sử dụng điện tiết kiệm hơn, hiệu quả hơn. Muốn vậy, nhà báo phải được bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ báo chí và phải có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực năng lượng điện.

      Tôi cho rằng, để viết đúng, viết trúng, viết hấp dẫn về tiết kiệm điện, đưa ý thức tiết kiệm điện trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống - Văn hóa tiết kiệm điện… thì các nhà báo cần có “tay nghề” vững, có tâm huyết và đặc biệt có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực điện nói chung, tiết kiệm điện nói riêng.

       

    • 3 tháng, tiết kiệm trên 9,6 triệu kWh điện

      Kết quả, qua 3 tháng cao điểm mùa khô (tháng 4, 5, 6/2012), đã có trên 24 ngàn hộ gia đình đăng ký thực hiện tiết kiệm điện với số điện năng tiết kiện đạt hơn 9,6 triệu kWh, tiết kiệm hơn 22% so với cùng kỳ năm 2011. Trong số này, có trên 7.000 hộ đạt tỉ lệ tiết kiệm từ 10% trở lên, với tổng điện năng tiết kiệm được là 7,2 triệu kWh.

      Các hộ gia đình tiêu biểu tiết kiệm điện tại quận 10 (TP.HCM) năm 2012

      Tại buổi tổng kết, ban tổ chức đã trao 1.440 giải thưởng (mỗi giải 200.000 đồng) cho các hộ gia đình được công nhận là “Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu cấp quận” và 40 giải thưởng (trị giá 500.000 đồng) cho các hộ gia đình được công nhận  “Gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu cấp thành phố”

      Theo Công ty Điện lực Phú Thọ, kết quả đạt được như trên là nhờ sự phối hợp đồng bộ và có hiệu quả của giữa ủy ban nhân dân, các tổ chức đòan thể các phường cùng với  Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 10, thông qua việc tuyên truyền, cổ động trực quan như: treo băng rôn, phát tờ rơi, dán poster hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện trong gia đình trên địa bàn.

    • Bắt quả tang kẻ trộm cắp công tơ điện

      Hiện trường vụ trộm cắp công tơ trên phố Đặng Văn Ngữ

      Hiện trường xảy ra vụ trộm là cột điện trên tuyến phố Đặng Văn Ngữ, phường Phương Liên. Qua khai thác, Tuấn nhận đã gây ra một số vụ trộm cắp công tơ điện trước đó.

      Phương thức hoạt động của Tuấn là dùng xe máy đi lòng vòng ban đêm trên các tuyến phố để “tăm tia”, phát hiện cột điện treo công tơ điện 3 pha là trèo lên lấy cắp. Dụng cụ trợ giúp của tên gian này là kìm có vỏ cách điện, tua-vít và bút thử điện.

      Trung tá Nguyễn Đắc Minh, Trưởng công an phường Phương Liên cho biết, từ cuối tháng 6/2012 đến nay, trên địa bàn giáp ranh giữa phường Phương Liên với các phường Kim Liên, Nam Đồng, Trung Tự, Thổ Quan, Hàng Bột và Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) đã liên tiếp xảy ra hơn 20 vụ trộm cắp công tơ điện trên lưới điện đang vận hành. Những vụ trộm này gây thiệt hại cho ngành Điện hơn 100 triệu đồng. Riêng vụ trộm cắp 2 chiếc công tơ điện do Nguyễn Anh Tuấn gây ra đã gây thiệt hại 5 triệu đồng. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm nhất là những hoạt động tội phạm đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của nhân dân trong những ngày hè oi bức.

      Trước tình trạng trên, Công an quận Đống Đa đã phối hợp với Công ty Điện lực Đống Đa và công an các phường xảy ra nhiều vụ trộm cắp công tơ điện tổ chức tuần tra ban đêm, phát hiện, đấu tranh với hoạt động trộm cắp nguy hiểm này. Công ty Điện lực Đống Đa cũng đã cử nhiều công nhân tham gia tuần tra, phối hợp chặt chẽ với công an phát hiện, đấu tranh phòng ngừa kẻ gian.

      Hiện đối tượng Nguyễn Anh Tuấn đã được Công an phường Phương Liên giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra, công an quận Đống Đa tiếp tục làm rõ để xử lý.

       

    • Thành phố Hồ Chí Minh: 6 tháng tiết kiệm hơn 238 triệu kWh điện

      Có được kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là nỗ lực của EVN HCMC nhằm triển khai các chương trình tuyên truyền về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

      Ngay từ đầu năm 2012, phát huy thành công từ kết quả đạt được trong công tác TKĐ của năm 2011, Tổng công ty tiếp tục triển khai mạnh mẽ và sâu rộng các chương trình tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả. Cụ thể: Đẩy mạnh phong trào thi đua “gia đình tiết kiệm điện”, tổ chức các lớp đào tạo tuyên truyền viên tiết kiệm điện giỏi… tăng cường công tác phối kết hợp với các tổ chức chính trị  - xã hội trên địa bàn để tranh thủ sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi một bước căn bản từ nhận thức đến hành động tiết kiệm điện cụ thể của người dân, doanh nghiệp.

      Với sự nỗ lực lớn và sự triển khai đồng bộ các giải pháp đó, EVN HCMC đã trở thành đơn vị tiên phong trong cả nước về công tác tiết kiệm điện. Tháng 6/2012, con số tiết kiệm đã đạt 55,80 triệu kWh, chiếm 3,81% điện thương phẩm của Thành phố, tăng 25,59% so với cùng kỳ năm 2011.

    • Thưởng 20 triệu đồng cho người phát hiện trộm thiết bị điện ở Đà Nẵng

      Trạm biến áp là mục tiêu của những kẻ trộm cắp thiết bị điện tại thành phố Đà Nẵng

      Theo ông Lê Thanh Minh - Giám đốc Công ty Điện lực Đà Nẵng: Trong thời gian qua, kẻ trộm liên tục trộm cắp trang thiết bị, vật tư do Công ty quản lý. Chính vì vậy, chúng tôi đã yêu cầu các Điện lực trực thuộc tiếp tục chủ trì tiến hành tổng rà soát tài sản các trạm biến áp đang nằm trong khuôn viên của khách hàng để có cam kết bảo vệ tài sản, tăng cường trách nhiệm quản lý và chịu trách nhiệm khi bị mất cắp.

      Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền về các thủ đoạn, hành vi trộm cắp tài sản tại các trạm biến áp trong thời gian qua đến toàn thể cán bộ, công nhân viên trong đơn vị và phát động ý tưởng chống mất cắp tài sản trong toàn công ty để tăng cường công tác đấu tranh, phòng ngừa tình trạng mất cắp.

      Không dừng lại ở đó, Công ty đã tích cực vận động nhân dân, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng mặc trang phục tương tự công nhân ngành Điện nếu phát hiện có hành vi bất thường thì báo ngay cho cơ quan công an địa phương, đồng thời sẽ được Công ty khen thưởng với số tiền 20 triệu đồng.

      Đối với các cá nhân, đơn vị trực thuộc Công ty, nếu có thành tích trong công tác phát hiện và xử lý các vụ trộm cắp tài sản thì ngoài khen thưởng đột xuất còn được Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty xem xét và thưởng điểm hoàn thành nhiệm vụ trong công tác xét thi đua hàng tháng tại đơn vị.

    • Cháy chợ: Vì đâu nên nỗi?

      Do thiếu an toàn khi sử dụng điện,vụ cháy chợ Quảng Ngãi năm 2012 đã gây thiệt hại lớn về tài sản   Ảnh: CTV

      Theo số liệu thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, hiện cả nước có 3.000 chợ và trung tâm thương mại với tổng giá trị hàng hóa và tài sản cố định gần 300.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cán cân kinh tế của đất nước. Điều đáng nói là số vụ cháy xảy ra ngày càng nhiều, trung bình mỗi năm có khoảng 20 vụ. 80% tổng số vụ cháy xảy ra vào ban đêm và ngoài giờ hoạt động của chợ.

      Trong các nguyên nhân xảy ra cháy thì 47% vụ cháy là do sự cố chập điện và việc sử dụng thiết bị điện không đảm bảo an toàn PCCC, còn lại 33,3% do thắp nến, hương để thờ cúng.

      Sở dĩ tình trạng trên tồn tại trong thời gian dài và có chiều hướng gia tăng, một phần do Ban quản lý tại các chợ chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình đối với công tác PCCC, thiếu sự quan tâm hoặc coi nhẹ, thậm chí cố tình vi phạm quy định về PCCC. Mặt khác, việc quy hoạch, xây dựng chợ chưa kiên cố, chưa đảm bảo an toàn về PCCC, chưa tính tới số lượng chợ tạm chiếm tới 60% tổng số chợ trên cả nước, thì 90% số chợ đang hoạt động chưa được cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt về PCCC. Ngoài việc thiếu nguồn nước chữa cháy tại chỗ, nhiều chợ còn không có chỗ để xe cứu hỏa tiếp cận chữa cháy.

      Bên cạnh đó, nhận thức về PCCC cũng như ý thức về phòng chống cháy nổ của nhiều hộ kinh doanh còn hạn chế như: Thắp hương trong chợ; kinh doanh xăng dầu, gas; xếp hàng lấn chiếm lối đi, cửa thoát nạn; cơi nới mái che bằng các vật liệu dễ cháy. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở, các hộ kinh doanh này thường đưa ra nhiều lý do trì hoãn, không nghiêm túc thực hiện.

      Không đảm bảo an toàn điện, các khu chợ rất dễ bị cháy nổ do chập điện    Ảnh: CTV

      Hạn chế nguy cơ cháy nổ

      Để hạn chế mức thấp nhất nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra tại các khu chợ và trung tâm thương mại, mới đây, Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) đã đưa ra các giải pháp chính sau:

      Cơ quan chủ quản:

      - Rà soát, xây dựng kế hoạch sửa chữa, cải tạo đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC đối với chợ như hệ thống điện, hệ thống báo cháy, chữa cháy, nguồn nước...