Dùng điện cẩn thận để phòng 'bà hỏa', nhiều hệ thống dễ chập cháy

09:52, 18/10/2023

Nhiều vụ tai nạn cháy nổ xảy ra có nguyên nhân từ sự bất cẩn, thói quen sử dụng điện thường ngày. Theo Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh, việc phát hiện và kịp thời khắc phục các lỗi về sử dụng điện sẽ giúp khách hàng tránh nguy cơ hỏa hoạn.

Để góp phần đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ do sử dụng điện, từ năm 2017 Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã triển khai khảo sát và tư vấn sử dụng điện cho người dân. Trong năm 2022 đã tư vấn 92.539 hộ gia đình.

Tám tháng đầu năm 2023, có 54.577 hộ gia đình được kiểm tra, tư vấn. Ngoài ra, ngành Điện còn phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra gần 1.600 điểm ở khu dân cư, cơ sở trọng điểm, cơ sở sản xuất có quy mô lớn.

Nhiều hệ thống điện dễ chập cháy

Trong quá trình khảo sát, nhân viên ngành Điện không khỏi tá hỏa với nhiều hệ thống điện tại nhà dân có thể chập cháy bất cứ lúc nào. Các lỗi về an toàn sử dụng điện thường gặp như dây dẫn điện không đặt trong ống bảo vệ, mối nối không được bọc cách điện bằng băng keo cách điện.

Nhiều nhà dân còn sử dụng các thiết bị điện công suất lớn chung một ổ cắm, trong quá trình hoạt động sẽ sinh ra nhiệt, quá tải gây chập cháy.

Ông Luân Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM, cho biết theo quy định của Luật Điện lực, ngành Điện có nhiệm vụ quản lý và kiểm tra hệ thống điện đến trước công tơ điện.

Từ công tơ điện trở về sau là thuộc trách nhiệm của khách hàng sử dụng điện. Tuy nhiên, không vì vậy mà ngành Điện phó thác tất cả cho người dân. Với chuyên môn của mình, ngành Điện TP HCM luôn có các chuyên đề để hỗ trợ người dân trong đảm bảo an toàn.

Ở góc độ phụ trách trực tiếp, ông Nguyễn Thành, Phó giám đốc Công ty Điện lực Tân Phú, cho biết trong năm nay đã kiểm tra, tư vấn, tuyên truyền cho toàn bộ hộ dân trên địa bàn công ty quản lý.

Cao điểm một tháng vừa qua, công ty đã kiểm tra 238 cơ sở sử dụng điện lớn theo kế hoạch của quận này. Ngoài ra, Điện lực Tân Phú phối hợp với 11 phường đi kiểm tra 1.500 cơ sở khác. Trong quá trình kiểm tra, công ty đã kết hợp phát cho người dân "Sổ tay phòng cháy chữa cháy điện gia đình" do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành.

Công ty Điện lực Tân Phú (TP.HCM) phối hợp với địa phương kiểm tra an toàn điện tại địa bàn quận Tân Phú

Tuyên truyền "mưa dầm thấm lâu"

Qua các đợt kiểm tra, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã kịp thời tư vấn khi phát hiện các trường hợp hệ thống điện gia đình, hệ thống điện nội bộ có nguy cơ mất an toàn. Đồng thời, công ty cũng gửi danh sách các hộ gia đình, chung cư, cơ sở kinh doanh... có nguy cơ mất an toàn trong sử dụng điện đến UBND quận huyện, cảnh sát phòng cháy chữa cháy để theo dõi, kiểm tra.

Ngành Điện TP.HCM nhận định tuyên truyền vẫn là phương án hiệu quả nhất. Việc tuyên truyền phải diễn ra thường xuyên để thay đổi thói quen người dân.

Bên cạnh kiểm tra, tư vấn, đơn vị đã phát 45.791 quyển "Cẩm nang sử dụng điện an toàn", 29.543 quyển "Sổ tay phòng cháy chữa cháy điện gia đình", 55.629 các loại tờ rơi với nhiều nội dung đến các hộ sử dụng điện.

Tổng công ty cũng phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, huấn luyện trực quan cho người dân để nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn điện, hệ thống điện, ngành Điện cũng tư vấn người dân về việc sạc pin, ắc quy xe điện sao cho an toàn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cháy nổ nếu không được đảm bảo.

Ông Luân Quốc Hưng cho biết ngành Điện Thành phố luôn cử cán bộ có chuyên môn tham gia các đoàn kiểm tra để đưa ra tư vấn hợp lý. "Ngành Điện làm việc nghiêm túc, quyết liệt nhằm đạt hiệu quả thiết thực, hoàn toàn không làm đối phó theo phong trào hay chạy theo thành tích", ông Hưng khẳng định.

Link gốc


Theo tuoitre.vn

Share

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).