Ấn Độ đầu tư lớn vào mục tiêu trở thành quốc gia hàng đầu xuất khẩu hydro

22:19, 10/01/2023

Chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt 174,9 tỉ rupee (1,78 tỉ bảng Anh) hỗ trợ sản xuất, sử dụng và xuất khẩu hydro xanh, đặt mục tiêu trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu của dòng nhiên liệu mới này.

Khoản đầu tư lớn của New Delhi vào hydro xanh nhằm mục đích thúc đẩy Ấn Độ, một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới đạt được mức phát thải carbon bằng không vào năm 2070.

Mục tiêu của sáng kiến ​​​​tài trợ là “làm cho hydro xanh có giá cả phải chăng và giảm chi phí sản xuất trong vòng 5 năm tới. Nguồn ngân sách cũng sẽ giúp Ấn Độ giảm lượng khí thải và trở thành nhà xuất khẩu hydro lớn trong lĩnh vực nhiên liệu mới này,” Anurag Thakur, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Ấn Độ cho biết.

Chính phủ Ấn Độ tuyên bố, khoản tài trợ này sẽ hỗ trợ thiết lập các cơ sở sản xuất, có khả năng tạo ra ít nhất 5 triệu tấn hydro xanh vào năm 2030, có nghĩa là bổ sung thêm khoảng 125 gigawatt công suất năng lượng tái tạo.

Tính đến tháng 10/2022, Ấn Độ có khoảng 166 gigawatt công suất năng lượng tái tạo.

Mặc dù hydro là nguồn nhiên liệu không chứa carbon, nhưng quy trình sản xuất sẽ xả thải nhiều carbon hơn so với khí đốt và than đá nếu chiết xuất từ nhiên liệu hóa thạch thay vì sử dụng quá trình điện phân nước, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, được gọi là 'hydro xanh'.

Hiện tại, 95% lượng hydro thương mại trên toàn thế giới được sản xuất từ ​​nhiên liệu hóa thạch bằng phương pháp tách khí tự nhiên thành hydro và carbon dioxide, do đó có lượng khí thải carbon rất cao.

Ngoài mục đích hỗ trợ phát triển mạng lưới năng lượng tái tạo, khoản đầu tư của Ấn Độ vào hydro xanh dự kiến ​​sẽ tạo ra hơn nửa triệu việc làm mới, thu hút đầu tư tư nhân vào lĩnh vực năng lượng sạch, giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và cắt giảm 50 triệu tấn khí thải nhà kính.

Ông Thakur nói: “Mục tiêu của chúng tôi là biến Ấn Độ trở thành một trung tâm cung cấp hydro xanh toàn cầu. Chúng tôi sẽ nỗ lực phát triển để có thể đáp ứng ít nhất 10% nhu cầu toàn cầu về hydro xanh vào năm 2030.”

Khoản tài trợ được công bố sẽ hỗ trợ nhiều công ty năng lượng tái tạo hàng đầu của Ấn Độ, đang đầu tư vào công nghệ sản xuất hydro xanh. Đó là những công ty thuộc sở hữu của Adani Group, Reliance Industries và JSW Energy; các công ty khu vực công như Indian Oil và NTPC Limited và các công ty sử dụng năng lượng tái tạo như Renew Power.

Trên thế giới, ngày càng nhiều quốc gia đầu tư hỗ trợ phát triển nguồn nhiên liệu hydro xanh, các nhà phân tích năng lượng dự đoán chi phí sản xuất hydro xanh sẽ giảm đáng kể trong vài năm tới, ước tính thị trường hydro xanh sẽ tăng gấp 20 lần, đạt 80 tỉ USD vào năm 2030.

Shreyans Jain, nhà tư vấn chiến lược kinh doanh bền vững có trụ sở tại Ấn Độ cho biết.: “Một khung chính sách mạnh mẽ, hỗ trợ tài chính cần thiết và một hệ sinh thái thuận lợi cho phát triển công nghệ là điều kiện cần thiết để thay thế nhiên liệu hỗn hợp thông thường của quốc gia bằng hydro xanh, tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp trong một thế giới, định hướng tới giảm thiểu phát thải carbon.”

Tại Anh, chính phủ đang tư vấn những kế hoạch mới nhằm bắt buộc tất cả các nồi hơi mới phải cung cấp nguồn nhiệt năng từ hydro chứ không sử dụng khí đốt từ năm 2026 trong khuôn khổ loạt sáng kiến giúp các hộ gia đình tiết kiệm hóa đơn năng lượng.

Quyết định này đi ngược với những đánh giá gần đây của hơn hai chục nhà nghiên cứu độc lập, cho rằng hydro sẽ không có vai trò nguồn năng lượng chính để sưởi ấm các ngôi nhà trên khắp nước Anh trong tương lai mà sẽ là năng lượng tái tạo.

Thông báo của Ấn Độ được đưa ra sau một tuyên bố của Ủy ban châu Âu vào tháng 9, thông báo thành lập ngân hàng hydro trị giá 3 tỷ euro, được thiết kế để phát triển một thị trường giàu tiềm năng trong tương lai cho loại nhiên liệu mới này.

Link gốc


Theo viettimes.vn

Share

EVN và Tập đoàn Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) trao đổi thông tin về giải pháp tàu phát điện nổi

EVN và Tập đoàn Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) trao đổi thông tin về giải pháp tàu phát điện nổi

Giải pháp cung cấp điện bằng tàu phát điện nổi được đại diện của Công ty Karpowership (Thổ Nhĩ Kỳ) giới thiệu, khi đến làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), ngày 7/7 tại Hà Nội.


Hoàn thành nghiệm thu xuất xưởng máy biến áp 70MVA – 132/33kV cho thị trường Australia

Hoàn thành nghiệm thu xuất xưởng máy biến áp 70MVA – 132/33kV cho thị trường Australia

18 hạng mục thử nghiệm được thông qua dựa trên tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt và yêu cầu riêng của điện lực nước này, đặc biệt về độ an toàn, khả năng chịu sét và vận hành trong môi trường nhiệt độ cao.


EVNSPC tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025

EVNSPC tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025

Ngày 8/7, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; Hội nghị sơ kết công tác Đảng và sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.


Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 7 năm 2025

Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 7 năm 2025

Trong tháng 6 năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.


Điện lực miền Bắc vận động lắp điện mặt trời mái nhà: Giảm tiền điện, chia sẻ với hàng xóm

Điện lực miền Bắc vận động lắp điện mặt trời mái nhà: Giảm tiền điện, chia sẻ với hàng xóm

Tiêu thụ điện đã lập đỉnh mới, áp lực cung ứng điện tăng lên trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cao hơn. Giải pháp lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu dùng đang được Tổng công ty Điện lực miền Bắc tích cực vận động.