Ngành Điện chuyển đổi số toàn diện, hướng tới hệ sinh thái thanh toán điện tử hiện đại

08:00, 18/05/2025

Từ một hệ thống thanh toán chủ yếu dựa trên tiền mặt và giao dịch trực tiếp, đến nay EVN đã từng bước hình thành hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt đồng bộ, hiện đại và phổ cập, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu.

Tổng Giám đốc EVN Nguyễn Anh Tuấn báo cáo tại phiên họp

Sáng 17/5, tại Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 do Thủ tướng Phạm Minh Chính – Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo kết quả chuyển đổi số trong thanh toán điện tử và giao dịch điện tử.

Theo ông Tuấn, năm 2021, EVN đã ban hành Đề án tổng thể chuyển đổi số trong Tập đoàn, với mục tiêu đưa EVN hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025. Đến hết năm 2024, EVN cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra, cụ thể là kết quả chuyển đổi số đạt "Mức 4" với tỉ lệ điểm đạt được là 81,89%.

Hiện hầu hết các hoạt động của Tập đoàn đều được xử lý trên môi trường số với nhiều giải pháp số, công nghệ số như AI, BigData, BI, IoT và tự động hóa, chữ ký điện tử được ứng dụng toàn diện. Việc chuyển đổi số toàn diện giúp cho công tác quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh được kịp thời, nhanh chóng, chính xác và minh bạch.

"Chuyển đổi toàn diện cũng như áp dụng triệt để các giải pháp số, công nghệ mới số đã giúp EVN tiết kiệm chi phí ước khoảng trên 3.000 tỷ đồng/năm. Trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, gắn với nỗ lực hiện đại hóa công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng", ông Tuấn nhấn mạnh.

Đi cụ thể vào các giải pháp đã triển khai, Tổng Giám đốc EVN cho biết, từ năm 2011, EVN đã chủ động xây dựng đề án áp dụng hóa đơn điện tử. Sau thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, đến năm 2015, EVN đã triển khai hóa đơn điện tử tại toàn bộ các Tổng công ty Điện lực. Năm 2017, EVN phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để thống nhất chuẩn kết nối giữa EVN và ngành ngân hàng. Chính điều này đã giúp Tập đoàn mở rộng được khả năng thanh toán và thanh toán điện tử trên toàn quốc.

Tập đoàn cũng đã số hóa toàn bộ Quy trình cung cấp dịch vụ điện là tiền đề để năm 2022, EVN cung cấp 100% dịch vụ điện trực tuyến mức độ 4, cho phép khách hàng thực hiện toàn bộ các thủ tục mà không cần đến trực tiếp tại quầy giao dịch.

Bên cạnh đó, EVN chú trọng hiện đại hóa hệ thống đo đếm, đây là hạ tầng cốt lõi để triển khai thanh toán điện tử, giám sát tiêu thụ và quản lý khách hàng theo thời gian thực. Đến cuối năm 2024, đã có 32 tỉnh, thành phố đạt 100% công tơ điện tử. Hiện toàn quốc, tỉ lệ đo xa đã đạt trên 95,5%.

Chuẩn hóa và liên thông dữ liệu quốc gia

Cũng theo Tổng Giám đốc EVN, Tập đoàn đã phối hợp chặt chẽ với Cục C06, Bộ Công an và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ để xây dựng và chuẩn hóa kết nối giữa hệ thống của EVN với các cơ sở dữ liệu quốc gia như: Cơ sở dữ liệu dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống hóa đơn điện tử của Tổng cục Thuế, nền tảng định danh điện tử VNeID. Đặc biệt, EVN đã tích hợp toàn bộ dịch vụ thanh toán tiền điện lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, cho phép người dân tra cứu hóa đơn, thanh toán tiền điện và theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ điện trực tuyến chỉ với một tài khoản duy nhất.

Các ứng dụng chăm sóc khách hàng của EVN đã tích hợp đầy đủ các chức năng như: Thanh toán tiền điện trực tuyến, tra cứu hóa đơn, theo dõi lịch sử tiêu thụ điện… Việc cung cấp thông tin minh bạch, trực quan và dễ hiểu đã giúp khách hàng nắm bắt được tình hình sử dụng điện của gia đình mình và điều chỉnh hành vi sử dụng một cách hiệu quả, tiết kiệm hơn. EVN cũng đã xây dựng hệ thống cung cấp dữ liệu tiêu thụ điện trực tuyến với tần suất linh hoạt, cho phép cập nhật định kỳ mỗi ngày một lần, hoặc với khách hàng sử dụng điện lớn có thể cập nhật 4 giờ/lần.

Theo ông Tuấn, năm 2024, tỉ lệ khách hàng thực hiện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt toàn EVN đạt 97,19%, tăng 2,31 điểm phần trăm so với năm 2023. Tỉ lệ giá trị tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt đạt 99,39%, tăng 1,08 điểm phần trăm so với năm trước. Từ một hệ thống thanh toán chủ yếu dựa trên tiền mặt và giao dịch trực tiếp, đến nay EVN đã từng bước hình thành hệ sinh thái thanh toán không tiền mặt đồng bộ, hiện đại và phổ cập, góp phần hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi số quốc gia trong lĩnh vực dịch vụ công thiết yếu.

Về định hướng trong thời gian tới, Tổng Giám đốc EVN cho biết Tập đoàn sẽ tiếp tục chuẩn hóa và liên thông dữ liệu với các Cơ sở dữ liệu quốc gia là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ điện trong giai đoạn tới. Dự kiến hết tháng 5/2025, EVN sẽ hoàn thành việc đối soát và đồng bộ dữ liệu khách hàng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, qua đó phục vụ công tác định danh khách hàng bằng Căn cước công dân (CCCD).

Đối với khối khách hàng doanh nghiệp, EVN sẽ thực hiện định danh bằng mã số thuế, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục làm việc với Bộ Nông nghiệp và Môi trường để khai thác dữ liệu đất đai, từ đó rút gọn các yêu cầu hồ sơ, giảm thủ tục hành chính và hướng tới việc cung cấp dịch vụ điện ngày càng thuận tiện, minh bạch và thân thiện hơn cho khách hàng.

Link gốc


Theo baochinhphu.vn

Share

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


EVN ký kết hiệp định vay có tổng giá trị 65 triệu EURO cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

EVN ký kết hiệp định vay có tổng giá trị 65 triệu EURO cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

Ngày 24/6/2025, tại thành phố Frankfurt (CHLB Đức), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký hiệp định vay vốn trị giá 65 triệu EUR với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng. Đây là dự án đầu tiên mà KfW cho EVN vay theo hình thức vay trực tiếp, không có bảo lãnh của Chính phủ.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.