8 quy tắc nơi công sở người EQ cao thường áp dụng khiến sự nghiệp lên như diều gặp gió

09:23, 22/01/2025

Có 8 nguyên tắc người EQ cao thường thực hiện để đạt được nhiều thành tựu trong công việc.

1. Phải cho người khác biết bạn đã làm việc tốt

Nhiều người có suy nghĩ "chỉ cần có năng lực, cấp trên sẽ nhìn ra". Nhưng nếu chỉ cắm đầu vào làm mà không lên tiếng thì khả năng thăng chức của bạn rất khó xảy ra. Nguyên nhân, là dù bạn giỏi đến đâu, cũng ít người biết tới.

Một cô gái từng chia sẻ trên mạng xã hội Zhihu của Trung Quốc, cô làm việc rất chăm chỉ, đi sớm về muộn. Thậm chí không dùng điện thoại riêng, bữa trưa chỉ ăn qua loa để sớm hoàn thành công việc.

Cô gái nghĩ nếu chăm chỉ và cố gắng như vậy sẽ sớm được thăng chức giám đốc bộ phận. Tuy nhiên nửa năm sau, người khác lại giành mất vị trí này.

Nguyên nhân không phải do thành tích của cô gái yếu kém mà bởi người sếp thường xuyên vắng mặt tại công ty, hoàn toàn không biết những cố gắng của cô.

Trong khi đó, người mới được thăng chức lại thường xuyên kết nối và trao đổi với cấp trên, tìm mọi cách để giao tiếp với lãnh đạo.

Một người có EQ cao không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn cho người khác biết mình đã hoàn thành tốt công việc đó.

Cách thể hiện tích cực và đúng đắn kết quả đạt được cũng là một khả năng, đặc biệt tại nơi làm việc.

2. Tôn trọng ý kiến của người khác

Để thành công trong công việc, bạn không chỉ cần trí tuệ thông minh mà còn cần có EQ cao. Đây sẽ là cách để bạn chứng tỏ bản thân ở nơi làm việc và được nhiều người yêu mến.

Trong 1 tập thể, mỗi cá nhân lại có những ý tưởng và đề xuất riêng của mình. Vì vậy, bạn sẽ nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, cấp trên trong những cuộc họp.

Bạn cần phải biết rằng ý tưởng của mình chưa chắc đã là lựa chọn tốt nhất. Mỗi người lại có thể đưa ra những ý mới mẻ, hay ho và có thể đóng góp vào thành quả của tập thể.

Bởi vậy, người EQ cao không bao giờ phán xét hay đánh giá thấp người khác. Ngược lại, họ dành sự tôn trọng tuyệt đối cho người khác và lắng nghe xem ý kiến ấy có khả quan hay không.

Khi bạn làm được điều này, chắc chắn cấp trên cũng sẽ đánh giá cao bạn. Đó chính là sự nhạy bén, óc tư duy đúng đắn của bạn để tập thể phát triển hơn.

3. Học cách giả vờ để tránh được rất nhiều rắc rối

Làm việc trong môi trường công sở không chỉ là một bài kiểm tra khả năng.

Mặc dù những người xuất sắc sẽ tỏa sáng ở bất cứ nơi nào họ đến, nhưng những người có năng lực mạnh thường có "cái tôi" cao, suy nghĩ quá thẳng thắn.

Suy cho cùng thì bản chất của nơi làm việc nói riêng và cả xã hội nói chung đều khác với trường học.

Nếu năng lực của bạn nổi trội mà lại giành được quá nhiều sự chú ý trong công ty thì bạn sẽ tự chuốc lấy rắc rối cho mình.

Bạn phải hiểu rằng, giữa nhân viên luôn tồn tại sự cạnh tranh. Kết quả cạnh tranh trực tiếp ảnh hưởng tới trách nhiệm và quyền lợi của mọi người.

Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là phải "học cách giả vờ".

Mọi người nên thông minh khi cần thông minh, nhưng phải khéo léo để có thể "giả vờ" trước mặt đồng nghiệp. Khi trao đổi với đồng nghiệp, học cách giả vờ để tránh rắc rối.

4. Biết giữ bí mật, không bàn luận sau lưng người khác

Ở nơi công sở, nếu không khéo léo chúng ta dễ gặp phải thị phi. Bởi vậy, nếu như bạn là người EQ cao chắc chắn bạn sẽ biết giữ bí mật, kín miệng để tránh đẩy bản thân vào rắc rối.

Bạn không thể kiểm soát được những lời phán xét về mình nên tốt nhất cần dè chừng khi nói bất cứ điều gì.

Đặc biệt, người khôn ngoan sẽ không bàn luận sau lưng người khác vì đó là điều không nên. Bạn nên góp ý với người khác để họ tốt lên thay vì bàn tán sau lưng và khiến mối quan hệ xấu đi.

Bạn sẽ trở thành trung tâm của rắc rối, bị đánh giá là người nhiều chuyện nếu như nói xấu sau lưng người khác.

5. Thử thách bản thân với những dự án lớn

Ở trong môi trường văn phòng, chẳng thiếu gì những việc nhỏ không tên. Nếu thường xuyên chỉ làm những việc như vậy, sự nghiệp của bạn mãi mãi dậm chân tại chỗ vì chẳng bao giờ dám "bơi xa bờ".

Bạn chấp nhận làm những việc nhỏ do thói quen hoặc vì không muốn chịu áp lực mới nhưng cả đời bạn sẽ chẳng dám bước ra khỏi vùng an toàn.

"Cái bẫy" này thậm chí sẽ trói chân bạn nếu bạn không học cách chủ động thách thức bản thân với những công việc lớn hơn và nỗ lực không ngừng trong những vai trò mới.

Việc bản thân phát triển mới khó thực hiện chứ làm mãi một công việc, chẳng phải ai cũng có thể làm được hay sao?

6. Không thể hiện bản thân thái quá

Ở nơi làm việc, không ít người có năng lực nổi trội nhưng không phải lúc nào họ cũng thể hiện.

Khi mới vào làm việc, tốt nhất bạn không nên phô trương năng lực của bản thân mà chú ý học hỏi người khác.

Trong mọi tình huống, bạn nên đề cao sự học hỏi để hoàn thiện bản thân mình, nâng cao năng lực và tự tin hơn.

Khi bạn khiêm tốn, cả đồng nghiệp và cấp trên đều sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Bạn nên thể hiện năng lực của mình đúng lúc để được ghi nhận và trao nhiều cơ hội hơn.

Khi đã tạo được những ấn tượng tốt với cấp trên, việc bạn thăng quan tiến chức cũng dễ dàng hơn nhiều.

7. Không nói về mức lương, thu nhập

Thu nhập hay mức lương của mọi người trong cơ quan là điều dường như ai cũng tò mò, nhưng đôi khi, tò mò quá cũng không phải điều tốt.

Sẽ không ai trong chúng ta thoải mái khi được hỏi về thu nhập. Ví dụ mỗi khi dịp tết đến, bạn thường bị họ hàng hỏi về điều này và rõ ràng, không ai muốn nhắc đến dù là thấp hay cao.

Trên thực tế, đây là một vấn đề khá nhạy cảm và không ai muốn nói về chuyện đó quá nhiều. Trong những tình huống như vậy, bạn nên giữ im lặng và đừng nên tùy ý hỏi người khác về thu nhập của họ.

Ngoài việc tránh hỏi về thu nhập cá nhân của người khác, bạn cũng không nên tiết lộ về thu nhập của chính mình. Nhiều người sau khi kiếm được những khoản lớn sẽ rất khoa trương, muốn cho mọi người biết về sự tài năng của mình.

Mặc dù có tiền quả thực có thể khiến mọi người tôn trọng, nhưng sẽ thật rắc rối nếu điều đó chỉ về phục vụ mục đích cá nhân của họ. Chắc chắn sẽ có những người hỏi vay tiền hay có những người chỉ muốn bạn phục vụ.

Vậy nên, để tránh tình trạng này, tốt nhất bạn không nên tùy tiện nói về thu nhập hay mức lương dù ở bất kỳ đâu.

8. Không ngại mất thể diện

Tất cả chúng ta đều không muốn bị chỉ trích hoặc bị người khác khinh thường. Do tâm lý này, ở nơi làm việc nhiều người giả vờ tỏ ra mình là người có năng lực dù họ không biết gì. Trên thực tế, thể diện là thứ ít có giá trị nhất, nhất là khi bạn không đủ khả năng.

Một người mới bước chân vào làm việc, nếu bạn không thể nghe những lời nhận xét từ đồng nghiệp và cấp trên, bạn sẽ không thể nhận được sự hướng dẫn tận tình, đồng thời năng lực cũng không được nâng cao, không được người khác công nhận.

Ở nơi làm việc, những người thực sự có năng lực không quá quan tâm đến thể diện. Bởi vì họ ý thức được mình cần có thêm kiến thức và kinh nghiệm và phát triển.

Bên cạnh đó, những người ngoài cũng không quan tâm đến lòng tự trọng của bạn, họ chỉ quan tâm đến thành tích và thái độ mà bạn thể hiện ở nơi làm việc

Cuối cùng, trong cuộc sống công sở và xã hội, không nhất thiết phải có năng lực làm việc mà đôi khi cần có tài hùng biện, tầm nhìn, trí tuệ cảm xúc và chiến lược.

Với khả năng hùng biện tốt, bạn có thể diễn đạt những điều mình muốn nói dưới hình thức mà đối phương thích nghe mà vẫn có thể duy trì tình cảm của đôi bên, để người khác hiểu bạn và tăng khả năng đàm phán thành công.

Với tầm nhìn xa, bạn có thể tìm ra hướng đi của mọi thứ, tìm ra chìa khóa để bẻ khóa và nhận được kết quả gấp đôi với một nửa nỗ lực.

Khuôn mẫu và chiến lược sẽ cho phép bạn đi đúng đường và nhận được sự tin tưởng của người khác.

Link gốc


Theo giadinh.suckhoedoisong.vn

Share

EVN và các đơn vị tích cực hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2025

EVN và các đơn vị tích cực hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2025

Giờ Trái đất là một trong những sự kiện thường niên toàn cầu về bảo vệ môi trường, với sự hưởng ứng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Chiến dịch Giờ Trái đất đã tạo ra những chuyển biến rất lớn về nhận thức cũng như hành động của người dân trên thế giới trong việc tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Bắt đầu tại thành phố Sydney - Australia vào năm 2007, với hơn 2 triệu người tham gia, đến nay, chiến dịch đã thu hút sự hưởng ứng của gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng tỷ người trên toàn thế giới hưởng ứng.


Hà Nội trong thời khắc tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Hà Nội trong thời khắc tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Từ 20h30 - 21h30 tối 22/3, nhiều toà nhà, tuyến phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã đồng loạt tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất 2025 với thông điệp “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh”. Một số hình ảnh Evn.com.vn ghi nhận được.


Các đơn vị trong EVN: Đa dạng hoạt động hưởng ứng “Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh”

Các đơn vị trong EVN: Đa dạng hoạt động hưởng ứng “Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh”

Trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các hoạt động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 vẫn đang được diễn ra hết sức sôi nổi. Evn.com.vn tổng hợp hình ảnh từ một số đơn vị.


Sôi nổi các hoạt động lan tỏa tiết kiệm điện trước giờ “Tắt đèn”

Sôi nổi các hoạt động lan tỏa tiết kiệm điện trước giờ “Tắt đèn”

Hoạt động Tắt đèn của Giờ trái đất năm 2025 sẽ diễn ra từ 20h30 – 21h30 thứ Bảy, ngày 22/3.  Các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã và đang tích cực tổ chức các hoạt động góp phần tuyên truyền, lan tỏa chiến dịch Giờ trái đất đến cộng đồng, xã hội.


Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Hà Nội hưởng ứng Giờ Trái đất 2025

Tại Hà Nội, ngày 22/3, Lễ phát động hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 với chủ đề “Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh” đã diễn ra tại khu vực phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, thu hút sự tham gia hàng nghìn của người dân, các tổ chức và doanh nghiệp. Sự kiện đã trở thành một ngày hội cộng đồng, nơi tinh thần sống xanh được lan tỏa mạnh mẽ và nhận thức về chuyển dịch năng lượng bền vững được nâng cao rõ rệt.