• Văn bản số 3641/BCT-ĐL ngày 21/5/2020 về phát triển điện MTMN theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

      Xem chi tiết tại đây.

    • Đồng Tháp đẩy mạnh lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà

      Chỉ thị đã đề ra các giải pháp cụ thể về việc tiết kiệm điện, trong đó ngoài giải pháp tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở; chiếu sáng công cộng; hộ gia đình; cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ... thì điểm mới được đề cập đến là khuyến khích doanh nghiệp lắp đặt, tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và hệ thống năng lượng nội bộ; ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao. 

      Tại Đồng Tháp, theo báo cáo của Sở Công Thương, tổng sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh trong năm 2019 đạt 2.479 triệu kWh, trong đó điện cung cấp cho sản xuất công nghiệp đạt 1.202 triệu kWh (chiếm 48,49% tổng sản lượng điện thương phẩm). Hoạt động cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh được bảo đảm ổn định và liên tục. 

      Điện mặt trời đang được tỉnh Đồng Tháp quan tâm và đẩy mạnh phát triển - Ảnh: baochinhphu.vn.

      Đặc biệt, về phát triển điện mặt trời áp mái, công tác tuyên truyền và thúc đẩy phát triển điện mặt trời trên địa bàn tỉnh được thực hiện đồng bộ bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, hội thảo chia sẻ kỹ thuật và hiệu quả của điện mặt trời, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình điểm. Qua đó, giúp người dân, doanh nghiệp thấy được hiệu quả và lợi ích của việc sử dụng điện mặt trời. 

      Tính đến hết quý I/2020, trên địa bàn tỉnh có 666 công trình điện mặt trời áp mái được hòa lưới, với tổng công suất lắp đặt 8.152,77 kWp (sản lượng điện tháng 2 và tháng 3/2020 khoảng 473.000 kWh/tháng). 

      Lắp đặt điện mặt trời áp mái sẽ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và tiết kiệm tiền điện cho gia đình. Tuy nhiên, không phải mọi hệ thống điện mặt trời đều cho kết quả như mong đợi, nếu việc chọn thiết bị như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ chuyển đổi DC/AC và thi công lắp đặt không đúng sản phẩm, không đúng kỹ thuật thì việc đầu tư có thể không hiệu quả, gây nguy cơ cháy nổ trong quá trình vận hành.

      Vì vậy, khi đầu tư điện mặt trời áp mái, chủ đầu tư nên lựa chọn đơn vị tư vấn, lắp đặt có uy tín, trách nhiệm, cam kết bảo hành công trình để sản lượng điện phát ra đạt hiệu quả cao, đáp ứng một phần nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất, sinh hoạt và bán sản lượng điện còn lại cho ngành điện. 

      Về giá bán điện mặt trời áp mái, theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020 thì giá điện mặt trời mái nhà là 8,38 UScent/kWh, tương đương 1.943 đồng/kWh. Với tính toán sơ bộ, 1 hộ gia đình sử dụng 500 kWh với chi phí khoảng 1,2 triệu đồng, khi đầu tư 1 hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái công suất 5 kWp (chi phí từ 75-100 triệu đồng) thì hằng tháng sẽ tiết kiệm được chi phí tiền điện sinh hoạt cho gia đình.

      Link gốc

    • Quảng Trị: Gần 1.300kWp công suất điện mặt trời mái nhà đã phát điện

      Một gia đình ở TP. Đông Hà đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN có công suất 20kWp

      Trong 110 khách hàng lắp đặt ĐMTMN, có 23 hệ thống được lắp đặt tại các trụ sở, văn phòng của các đơn vị thuộc Công ty Điện lực Quảng Trị, còn lại 87 khách hàng  chủ yếu lắp đặt hệ thống tại mái nhà các hộ gia đình. Khách hàng lắp đặt ĐMTMN có công suất lớn nhất là 97kWp, thấp nhất là 3kWp, công suất lắp đặt trung bình là 8,59kWp/khách hàng lắp đặt.

      Tính đến giữa tháng 5/2020, sản lượng ĐMTMN của các khách hàng trên đã được phát  lên lưới là 42.913kWh.

      Ông Hồ Ngọc Chiến - Phòng Kinh doanh Công ty Điện lực Quảng Trị cho biết, việc sử dụng điện mặt trời là sử dụng năng lượng sạch, giúp giảm tiền điện hàng tháng cho khách hàng. Ngoài ra, một số khách hàng lắp ĐMTMN công suất lớn còn thu về thêm một khoản tiền không nhỏ khi bán lại lượng điện dư thừa cho ngành Điện.

      Vào thời điểm nắng nóng, có khách hàng được ngành Điện trả hơn 10 triệu đồng/tháng cho phần sản lượng ĐMTMN bán lại cho ngành điện. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu hệ thống ĐMTMN hiện nay còn hơi cao so so với mức chi phí tiền điện khách hàng bỏ ra hàng tháng.

      Theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ “Về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam”, quy định hệ thống ĐMTMN là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35kV trở xuống của Bên mua điện. Các hệ thống ĐMTMN được phép bán một phần hoặc toàn bộ điện năng sản xuất ra cho Bên mua là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Bên mua là tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp không sử dụng lưới điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

      Giá mua điện ĐMTMN là 1.943 VNĐ/kWh tương đương 8,38 UScent/kWh. Giá mua điện nêu trên được áp dụng cho hệ thống ĐMTMN có thời điểm vào vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020 và được áp dụng 20 năm kể từ ngày vào vận hành phát điện.

    • PC Gia Lai tạo điều kiện đấu nối dự án điện mặt trời mái nhà

      Phóng viên: Tới thời điểm này, PC Gia Lai đã triển khai những hoạt động nào để khuyến khích doanh nghiệp và hộ gia đình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, thưa ông?

      Ông Võ Ngọc Quý 

      Ông Võ Ngọc Quý: Gia Lai có tiềm năng rất lớn về nguồn điện năng lượng mặt trời. Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp cũng như hộ gia đình triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, một phần sử dụng cho gia đình, phần khác có thể kinh doanh bằng cách bán lại cho ngành Điện.

      Thực hiện Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo phân cấp, PC Gia Lai chỉ trực tiếp thỏa thuận điểm đấu nối và giải pháp kỹ thuật của các dự án điện mặt trời mái nhà với công suất dưới 1 MWp. Không chỉ bây giờ mà ngay từ khi có Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, PC Gia Lai đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái nhà. PC Gia Lai đã tạo mọi điều kiện cho các chủ đầu tư từ công tác tư vấn, thỏa thuận đấu nối, nghiệm thu đóng điện, lắp đặt công tơ 2 chiều, tính toán giao nhận điện năng.

      Phóng viên: Các doanh nghiệp và hộ gia đình đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà rất lớn. Theo ông, nên lắp đặt hệ thống có công suất bao nhiêu và PC Gia Lai có những hỗ trợ gì đối với doanh nghiệp, cá nhân?

      Ông Võ Ngọc Qúy: Công suất hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, kinh doanh của mỗi hộ gia đình, doanh nghiệp và diện tích mái nhà hiện có. Thông thường, đối với hộ gia đình nhỏ, công ty nhỏ có thể đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà đến 10 kWp để sử dụng.

      Để khuyến khích khách hàng sử dụng điện mặt trời mái nhà, ngành Điện đã áp dụng cơ chế chung. Theo đó, khách hàng được lắp đặt miễn phí công tơ 2 chiều, cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt nếu hệ thống pin mặt trời đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đấu nối lưới điện hiện hữu theo quy định. Ngoài ra, PC Gia Lai thường xuyên kiểm tra, tư vấn, khuyến cáo khách hàng đã lắp pin mặt trời mái nhà nhưng chưa đăng ký thỏa thuận đấu nối, chưa thỏa thuận lắp công tơ 2 chiều nhằm hạn chế nguy cơ mất an toàn.

      Công nhân Điện lực Phú Thiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà cho khách hàng - Ảnh: baogialai.com.vn

      Phóng viên: PC Gia Lai đã đấu nối được bao nhiêu dự án điện mặt trời mái nhà, thưa ông?

      Ông Võ Ngọc Quý: Trong năm 2019, PC Gia Lai đã vận động đấu nối được 12,336MWp điện mặt trời mái nhà, vượt kế hoạch của Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) giao (7,5MWp). Năm 2020, EVNCPC giao kế hoạch cho PC Gia Lai là 20MWp. Dự kiến, PC Gia Lai sẽ vượt xa kế hoạch giao vì Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đang đem lại hiệu quả thấy rõ khi số lượng đăng ký lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái ngày càng nhiều. Riêng trong tháng 4/2020, toàn tỉnh đã có hơn 300 chủ đầu tư đăng ký đầu tư dự án với tổng công suất trên 300MWp.

      Toàn tỉnh đã có 319 dự án điện mặt trời mái nhà lắp đặt, đấu nối vào lưới điện hạ áp với tổng công suất 5,1MWp; 17 dự án đấu nối vào lưới điện trung áp với tổng công suất 13,7MWp. Tổng số tiền ngành Điện đã trả cho các chủ đầu tư đến thời điểm hiện tại (tính riêng các công trình đóng điện trước ngày 30/6/2019) là 8,9 tỷ đồng. Còn đối với các công trình đóng điện sau thời điểm 30/6/2019, ngành Điện đang chờ hướng dẫn của các cấp thẩm quyền.

      Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

      Link gốc

    • EVNSPC kêu gọi tăng cường hợp tác doanh nghiệp phát triển điện mặt trời áp mái

      Cụ thể, trong thời gian qua, EVNSPC và các Công ty Điện lực (CTĐL) thành viên đã triển khai phổ biến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông công cộng về các chủ trương, chính sách khuyến khích lắp đặt điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà (MTMN) và các thủ tục thực hiện đầu tư trên địa bàn 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

      EVNSPC tạo mọi điều kiện khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, người dân lắp đặt sử dụng điện mặt trời mái nhà - Ảnh: baodauthau.vn

      Các Công ty Điện lực sẵn sàng lắp đặt (miễn phí) công tơ hai chiều đo đếm điện năng, ký kết hợp đồng mua lượng điện dư từ hệ thống điện MTMN của hộ dân/doanh nghiệp phát lên lưới điện; thực hiện (miễn phí) các hồ sơ liên quan việc đấu nối vào lưới điện, ghi chỉ số, thanh toán tiền điện MTMN đến khách hàng hàng tháng.

      Thực hiện theo Quyết định số 279/QĐ-TTg ngày 08/3/2018 về việc phê duyệt chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 và triển khai Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành ngày 06/4/2020, năm 2020, EVNSPC tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về lợi ích của lắp đặt hệ thống điện MTMN đến hộ sử dụng điện; phát triển đội ngũ tư vấn đến khách hàng trong lựa chọn lắp đặt hệ thống điện MTMN, cung cấp các dịch vụ đấu nối, thay công tơ 2 chiều miễn phí.

      Đặc biệt, Tổng công ty Điện lực miền Nam sẵn sàng tiếp nhận các giải pháp hợp tác từ các doanh nghiệp bao gồm: Gói dịch vụ hỗ trợ khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà; Gói giải pháp đem lại lợi ích tăng thêm cho người tiêu dùng điện khi lắp đặt điện MTMN; Gói dịch vụ hợp tác với EVNSPC (và các đơn vị trực thuộc) truyền thông điện MTMN trên địa bàn 21 tỉnh, thành phía Nam...

      Quý doanh nghiệp quan tâm, vui lòng gửi các giải pháp về địa chỉ: Tổng công ty Điện lực miền Nam (Ban Truyền thông), số 72, đường Hai Bà Trưng, phường Bến Nghé, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Email: info@evnspc.vn

      Link gốc

    • Nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại TP.HCM

      Theo biên bản kí kết, EVNHCMC sẽ phối hợp với các nhà cung cấp triển khai các chương trình ưu đãi cho khách hàng tại TP.HCM khi lắp đặt và sử dụng điện mặt trời trên mái nhà, nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quan tâm sử dụng nguồn điện xanh và sạch với chi phí hợp lý.

      Lãnh đạo EVNHCMC kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà với nhà cung cấp. Ảnh: Chi Lan

      Ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng Giám đốc EVNHCMC cho biết, tiềm năng phát triển năng lượng mặt trời ở TP.HCM rất lớn, đặc biệt là điện mặt trời mái nhà. Việc đầu tư điện mặt trời mái nhà sẽ giúp các hộ gia đình giảm chi phí tiền điện, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ khí hậu và sức khỏe cộng đồng...

      EVNHCMC cũng sẽ hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong việc hòa lưới và mua bán điện mặt trời. Cụ thể, sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, chủ đầu tư có nhu cầu hoà lưới điện quốc gia, bán phần điện dư cho ngành Điện, chỉ cần gửi email đến Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHCMC qua địa chỉ cskh@hcmpc.com.vn hoặc gọi đến tổng đài 1900545454 để được hỗ trợ kiểm tra điều kiện hoà lưới, lắp điện kế 02 chiều và ký hợp đồng mua bán điện.

      Chương trình ưu đãi của các nhà cung cấp cho khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà trên địa bàn TP.HCM

      Nhà cung cấp

      Chương trình ưu đãi

      Công ty Solar BK

       

           * Hộ gia đình (công suất lắp đặt  ≤ 20 kWp): Giảm giá trực tiếp vào chi phí, với mức: 615.000 vnđ/kWp.

           * Cơ sở kinh doanh thương mại – dịch vụ – sản xuất (công suất lắp đặt > 20 kWp): Giảm giá trực tiếp vào chi phí với mức: 400.000 vnđ/ kWp.

          * Cơ sở thương mại – dịch vụ – sản xuất (công suất lắp đặt > 30 kWp): Tặng gói vận hành & quản lý hệ thống điện mặt trời trên nền tảng công nghệ IoT, trị giá tối thiểu 50 triệu đồng/gói, hạn dùng trong 1 năm.

          * Đối với địa phương:  Dành 20 kWp (tương đương 350.000.000 – 400.000.000 triệu đồng) để cùng EVNHCMC và các cấp chính quyền tại điạ phương kết nối tài trợ công trình điện mặt trời.

       

      Công ty VES  

      * Hộ dân dụng:

      - Lắp đặt < 12 kWp: tặng 500.000 VNĐ/kWp hoặc giảm trực tiếp vào tổng giá trị Hợp đồng khi đăng ký lắp đặt thông qua ngành Điện.

           - Lắp đặt > 12kWp: giảm trực tiếp 3% vào tổng giá trị Hợp đồng khi đăng ký lắp đặt thông qua ngành điện.

           * Doanh nghiệp:

          - Đầu tư 100% vốn đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp, miễn phí toàn bộ các chi phí vận hành, bảo dưỡng trong suốt thời hạn sử dụng hợp đồng.

          - Cam kết mức tiết kiệm điện của doanh nghiệp trong năm đầu tiên đạt ít nhất 10%. 

      Công ty TTC

       

         * Hộ dân dụng: Giảm ngay 5% giá trị hệ thống lắp đặt.

          * Doanh nghiệp:

           - Đầu tư 100% giá trị ban đầu, đồng thời: 

           + Miễn phí toàn bộ chi phí vận hành và bảo dưỡng trong suốt thời hạn sử dụng hệ thống theo Hợp đồng thuê.

          + Đối với điện sản xuất: giảm từ 5% giá bán điện cho doanh nghiệp so với giá bán điện hiện hành của EVN.

           + Đối với điện kinh doanh: giảm từ 15% giá bán điện cho doanh nghiệp so với giá bán điện hiện hành của EVN.

             - Đầu tư lên đến 90% giá trị ban đầu, đồng thời:

           + Hỗ trợ phí vận hành và bảo dưỡng trong suốt thời hạn sử dụng hệ thống theo Hợp đồng;

           + Đối với điện sản xuất: giảm từ 12% giá bán điện cho doanh nghiệp so với giá bán điện hiện hành của EVN;

           + Đối với điện kinh doanh: Giảm từ 20% giá bán điện cho doanh nghiệp so với giá bán điện hiện hành của EVN;

           - Đối với doanh nghiệp muốn đầu tư sở hữu hệ thống: Giảm ngay 100 triệu đồng/100kWp và doanh nghiệp được sở hữu 100% sản lượng điện sản sinh từ hệ thống.

       

    • Bình Định khuyến khích hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà

      Tính đến cuối tháng 3/2020, Bình Định có khoảng 600 khách hàng lắp đặt ĐMTMN với tổng công suất lắp đặt 5.200 kWp, lũy kế sản lượng điện phát lên lưới đạt 458.985 kWh. Từ năm 2017 đến nay, tổng sản lượng điện mặt trời phát lên lưới điện đạt trên 2.309.000 kWh.

      PC Bình Định đã thanh toán sản lượng điện mua từ 244 khách hàng, với tổng số tiền 631 triệu đồng; còn hơn 300 khách hàng chưa thanh toán. Số hộ gia đình lắp đặt hệ thống ĐMTMN ở một số địa phương như thành phố Quy Nhơn, các huyện Phù Mỹ, Hoài Nhơn,... tăng nhanh. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng cho hệ thống điện mặt trời, vừa phục vụ nhu cầu sử dụng điện sản xuất, kinh doanh, vừa bán lượng điện dư thừa lên lưới điện quốc gia.

      Trong năm 2020, PC Bình Định đề ra kế hoạch phát triển hệ thống ĐMTMN với tổng công suất 15 MWp. Nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng, công ty đã thực hiện các quy trình đấu nối, mua bán điện từ hệ thống ĐMTMN, lắp đặt công tơ hai chiều miễn phí, chốt chỉ số điện năng, thanh toán tiền kịp thời cho khách hàng.

      Ngành Điện cam kết sẽ mua hết sản lượng điện của khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTMN mà khách hàng sử dụng thừa phát lên lưới điện. Trong thời gian tới, PC Bình Định tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ tư vấn, tuyên truyền tới doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có nhu cầu lắp đặt hệ thống ĐMTMN, tạo điều kiện phát triển nhanh điện mặt trời tại tỉnh và góp phần bảo vệ môi trường, giảm tải cho lưới điện quốc gia.

      Link tin gốc

    • EVNSPC: Gần 830 khách hàng đăng ký bán điện mặt trời mái nhà trong tháng 4/2020

      Ảnh minh họa

      Lũy kế đến cuối tháng 4/2020, đã có trên 2.759 khách hàng đăng ký bán ĐMTMN cho Tổng công ty, tổng công suất tấm pin mặt trời lắp đặt là 96.879 kWp, đạt 28% kế hoạch EVN giao năm 2020 (350.000 kWp). Tổng sản lượng điện phát lên lưới đến hết tháng 4/2020 đạt trên 71,2 triệu kWh, trong đó riêng trong tháng 4/2020 đạt hơn 24,2 triệu kWh.

      Tổng công ty cũng đã thanh toán tiền mua ĐMTMN cho 4.163 khách hàng, với sản lượng điện thanh toán trên 71,9 triệu kWh, tương ứng số tiền đã trả cho khách hàng là 160,65 tỷ đồng.

      Ngày 8/5 vừa qua, EVNSPC đã có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp phân phối, lắp đặt hệ thống điện mặt trời về việc kêu gọi hợp tác phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tại 21 tỉnh, thành phía Nam. Hoạt động hợp tác nhằm góp phần phát triển hệ thống ĐMTMN đến mọi khách hàng, mở rộng mô hình sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Chính phủ.

      Ngoài ra, trong thời gian tới, Tổng công ty sẽ tiếp tục tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn 21 tỉnh, thành phía Nam lắp đặt, sử dụng ĐMTMN để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này. 

    • Chính sách giá mới cho điện mặt trời áp mái: Có còn hấp dẫn?

      Giá điện mặt trời áp mái theo Quyết định 13/QĐ-TTg vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư

      Giá điện mặt trời áp mái vẫn được ưu đãi

      Tính đến tháng 3/2020, cả nước đã có hơn 24.300 công trình điện mặt trời áp mái với tổng công suất là 465,8 MWp. Theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định giá mua điện mặt trời áp mái cao hơn các loại hình điện mặt trời khác cho thấy Chính phủ quan tâm và ưu đãi phát triển điện mặt trời áp mái. Bên cạnh ưu đãi về giá mua điện, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn quy định hợp đồng mua bán điện có thời hạn 20 năm kể từ ngày đưa hệ thống vào vận hành, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Đây sẽ là động lực hỗ trợ điện mặt trời áp mái, tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

      Ông Nguyễn Văn Nam (Phan Rang, Ninh Thuận) cho biết, gia đình ông dự kiến đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà hàng ven biển. Tuy nhiên, thời gian qua, gia đình ông còn phân vân, chờ giá mới. Giá mới được ban hành không giảm nhiều so với giá cũ, trong khi giá vật tư, thiết bị giảm mạnh so với trước đây, gia đình ông quyết định đầu tư lắp đặt công trình với công suất khoảng 100 kWp. Ông Nam dự kiến sẽ thu hồi vốn trong vòng 4-5 năm.

      Chỉ còn 8 tháng “chạy đua”...

      Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Chính phủ áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái có thời điểm vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ từ ngày 1/7/2019 đến 31/12/2020. Như vậy, với những dự án chưa đi vào vận hành, chỉ còn khoảng 8 tháng để đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành, dự án mới được hưởng mức giá ưu đãi. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với người dân, doanh nghiệp. 

      Theo bà Trần Hương Thảo - Trưởng đại diện Chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa - Solar BK khu vực miền Bắc, thời gian để các công trình điện mặt trời áp mái được hưởng chế độ theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg còn lại không nhiều. Vì vậy, những dự án điện mặt trời áp mái công suất lớn, lắp đặt tại các nhà xưởng, khu công nghiệp… sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc lắp đặt thiết bị, nhập khẩu vật tư cũng bị ảnh hưởng do  nhiều nước thực hiện phong tỏa biên giới. Vì vậy, khách hàng cần triển khai lắp đặt sớm để được hưởng ưu đãi theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.

      Để hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái, nhất là tại các địa phương có tiềm năng, thời gian tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương liên quan, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân và doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở có diện tích mái lớn. Các Tổng công ty Điện lực luôn đồng hành, hỗ trợ khách hàng bằng những việc làm cụ thể như, đơn giản hóa các thủ tục, kiểm tra điều kiện nối lưới, lắp đồng hồ 2 chiều và ký kết hợp đồng mua bán điện mặt trời ngay khi có yêu cầu. Ngoài ra, EVN còn vận động CBCNV lắp đặt điện mặt trời áp mái, giúp khách hàng thấy rõ những lợi ích thiết thực của loại hình này.

      Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, để phát huy thế mạnh của điện mặt trời, đề nghị Nhà nước nghiên cứu, đưa việc lắp đặt điện mặt trời áp mái thành yêu cầu bắt buộc đối với các công trình xây mới của cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước... Đồng thời, đề xuất các chương trình hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời áp mái tương tự như chương trình hỗ trợ cho khách hàng lắp đặt bình nước nóng NLMT đã triển khai rất hiệu quả trong những năm trước đây.

    • Đà Nẵng: Đầu tư từ 50 triệu đồng, hộ gia đình đã có năng lượng điện bền vững

      Đà Nẵng khuyến khích người dân lắp đặt và sử dụng điện mặt trời mái nhà

      Đầu tư bao nhiêu và theo dõi sản lượng điện như thế nào?

      Hướng đến hình ảnh là thành phố môi trường, chính quyền TP Đà Nẵng đã ban hành nhiều kế hoạch để khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng năng lượng bền vững, thân thiện với môi trường, trong đó có lắp đặt và sử dụng ĐMTMN. Mặc dù được khuyến khích phát triển nhưng hiện nay số lượng khách hàng lắp đặt ĐMTMN tại Đà Nẵng nói riêng, miền Trung nói chung còn khá hạn chế. Lý do chủ yếu là do khách hàng chưa thực sự hiểu rõ về loại hình năng lượng này cũng như chưa muốn bỏ ra một khoản đầu tư để lắp đặt hệ thống ĐMTMN.

      Theo tính toán của ngành Điện, chi phí lắp đặt hệ thống ĐMTMN sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng là hộ gia đình hay doanh nghiệp. Đối với hộ gia đình nhỏ hoặc doanh nghiệp nhỏ thì chỉ cần đầu tư hệ thống điện năng lượng từ 1,5 - 8 kWp (trung bình mỗi 1 kWp tạo ra được 4,89 kWh/ngày), với mức đầu tư 20 - 25 triệu đồng/kWp (thiết bị từ các hãng có uy tín) là đã có nguồn năng lượng để sử dụng. Nghĩa là một hộ gia đình nhỏ thì chỉ cần đầu tư từ 30 - 50 triệu đồng để lắp đặt hệ thống ĐMTMN.

      Lắp đặt hệ thống ĐMTMN được gần 2 năm, bà Nguyễn Thị Kim Liên (đường Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng) cho biết, chi phí ban đầu bỏ ra vào khoảng 200 triệu đồng (công suất 8 kWp). “Tôi lắp đặt để phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Mặc dù khi sử dụng chưa thực sự đạt hiệu quả như kỳ vọng, nhưng cũng giảm đáng kể hóa đơn tiền điện. Thay vì mỗi tháng tôi trả hơn 2 triệu đồng thì giờ chỉ phải trả khoảng 1 - 1,5 triệu đồng tùy theo tháng (theo mùa nắng hay mùa mưa)”, bà Liên chia sẻ và cho biết thêm, việc lắp đặt ĐMTMN góp phần giảm nóng cho phần mái nhà, giảm điện năng sử dụng máy lạnh cho tầng áp mái, và quan trọng hơn đây là năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. “Tôi cho rằng sử dụng ĐMTMN cũng là một cách là bảo vệ môi trường thiết thực, bền vững”, bà Liên nói.

      Theo ông Trần Nguyễn Bảo An - Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng), doanh nghiệp lắp đặt ĐMTMN sẽ góp phần bảo vệ môi trường, giảm lượng CO2 trên đầu sản phẩm tạo ra để hỗ trợ các tiêu chuẩn xuất khẩu (cho xưởng sản xuất), tạo hình ảnh du lịch sinh thái, tăng lượng khách du lịch (resort, khách sạn, vườn bảo tồn,…).

      Để thuận tiện cho khách hàng trong việc kiểm soát chỉ số điện tiêu thụ hàng ngày cũng như đánh giá hiệu quả điện mặt trời, PC Đà Nẵng đã xây dựng công cụ tra cứu thông tin sử dụng điện hàng ngày tại địa chỉ https://pcdn.cpc.vn/tracuu. Khách hàng hoàn toàn có thể theo dõi, kiểm tra sản lượng điện mặt trời phát lên lưới điện hàng ngày và biết được số tiền ngành Điện sẽ thanh toán cho phần sản lượng điện đã phát lên lưới. Toàn bộ phương thức chốt chỉ số, thanh toán đều được công ty thực hiện công khai, minh bạch.

      Thanh toán hơn 7 tỷ đồng tiền mua lại điện của các hộ gia đình, doanh nghiệp

      Kết quả dự án đánh giá tiềm năng ĐMTMN tại TP. Đà Nẵng do Sở Công Thương thành phố phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam và đơn vị tư vấn Effigis cho thấy, tổng công suất điện mặt trời trên toàn Đà Nẵng ước tính là 1.140 MW (trong đó 18% tiềm năng đến từ các tòa nhà công cộng, 30% đến từ các tòa nhà công nghiệp và 52% đến từ các tòa nhà dân cư).

      “Việc đầu tư ĐMTMN mang lại những lợi ích thiết thực như: giảm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng, sản lượng điện mặt trời dư phát ngược lên lưới được bán lại cho ngành Điện. Ước tính thời gian thu hồi vốn của dự án điện mặt trời mái nhà trung bình từ 4 - 5 năm”, ông An cho hay.

      Tính đến hết tháng 4/2020, TP. Đà Nẵng có 1.146 khách hàng lắp đặt ĐMTMN, tổng công suất lắp đặt 10.363 kWp, tổng sản lượng phát ngược lên lưới là hơn 1,7 triệu kWh. Trong đó, có 17 khách hàng lắp đặt hệ thống ĐMTMN có công suất lớn từ 50 kWp trở lên, với tổng công suất hơn 3.000 kWp. Dự kiến đến cuối năm 2020 sẽ có thêm 7 khách hàng lắp đặt, nâng công suất tổng của đối tượng này lên gần 5.000 kWp.

      Trong 4 tháng đầu năm 2020, có 161 khách hàng lắp đặt mới, công suất lắp đặt 3.366 kWp, với sản lượng phát ngược lên lưới là hơn 200 nghìn kWh. Đến nay, PC Đà Nẵng đã và đang thanh toán hơn 7 tỷ đồng tiền điện mặt trời mua lại từ ĐMTMN của các hộ gia đình, doanh nghiệp.

      Để khuyến khích khách hàng sử dụng ĐMTMN, ngành Điện đã ban hành cơ chế chung. Theo đó, khách hàng sẽ được lắp đặt miễn phí công tơ 2 chiều, cơ chế mua bán điện theo chiều giao và chiều nhận riêng biệt nếu hệ thống pin mặt trời đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện đấu nối lưới điện hiện hữu theo quy định.

      Để nhân rộng mô hình ĐMTMN, PC Đà Nẵng đã hỗ trợ khách hàng thông tin đầy đủ về loại hình năng lượng này như công nghệ và kỹ thuật của quang điện, nguyên lý hoạt động hệ thống mặt trời mái nhà nối lưới, lợi ích khi đầu tư, thời gian thu hồi vốn.... để khách hàng nắm rõ trước khi quyết định đầu tư. Đồng thời, hỗ trợ khách hàng kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ lắp đặt ĐMTMN uy tín. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra, tư vấn, khuyến cáo các khách hàng đã lắp pin mặt trời mái nhà nhưng chưa đăng ký thỏa thuận đấu nối, chưa thỏa thuận lắp công tơ 2 chiều, nhằm hạn chế nguy cơ mất an toàn khi tự ý hòa lưới, đồng thời nếu vẫn lắp công tơ 1 chiều thì khách hàng sẽ bị cộng thêm sản lượng tiêu thụ bằng sản lượng phát ngược lên lưới...

      Link bài gốc

    • Quảng Nam: Hệ thống điện mặt trời mái nhà tăng nhanh

      Đến hết tháng 4/2020, đã có 362 khách hàng đầu tư lắp đặt hệ thống ĐMTMN với tổng công suất hơn 5,3 MWp và thực hiện hợp đồng mua bán điện với Công ty Điện lực Quảng Nam (PC Quảng Nam).

      Kết quả này có sự tích cực vận động của CBCNV PC Quảng Nam. Ngoài ra, đơn vị cũng đẩy mạnh vận động, khuyến khích khách hàng đầu tư hệ thống ĐMTMN; kịp thời thỏa thuận và tạo thuận lợi trong thủ tục đấu đồng hồ đo đếm hai chiều bán và mua điện với khách hàng.

      Từ khi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam được ban hành, thêm nhiều nhà đầu tư đã làm việc với PC Quảng Nam để đăng ký nhu cầu đấu nối, lắp đặt hệ thống ĐMTMN, trong đó có hệ thống với công suất khá lớn, điển hình như của Công ty HaNaCans ở Điện Bàn, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng điện Hòa Bình,... với công suất lắp đặt mỗi doanh nghiệp gần 1.000 kWp.

      Link tin gốc

    • Hơn 27.600 công trình điện mặt trời mái nhà đã được lắp đặt trên cả nước

      Cũng trong 4 tháng đầu năm, các công trình điện mặt trời mái nhà đã phát lên lưới điện quốc gia hơn 137,1 triệu kWh.

      Với nhiều lợi ích mang lại cho chính chủ đầu tư cũng như cộng đồng, việc lắp đặt điện mặt trời mái nhà những năm gần đây đã được người dân, doanh nghiệp quan tâm. Tuy nhiên, số công trình được lắp đặt vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng thực tế. 

      Điện mặt trời áp mái mang lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư cũng như cộng đồng

      Ngày 6/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 13/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, với mức giá bán điện mặt trời mái nhà là 8,38 Uscent/kWh (tương đương 1.943 đồng), áp dụng cho các dự án đi vào vận hành phát điện từ ngày 1/7/2019 - 31/12/2020 và được áp dụng trong thời hạn 20 năm. Có thể nói, đây là "cú hích” tạo đà điện mặt trời áp mái phát triển. Bởi chi phí đầu tư ngày càng giảm, giá bán điện vẫn ưu đãi, thời gian thu hồi vốn của các dự án sẽ ngày càng rút ngắn, qua đó mang lại lợi ích kinh tế cho chủ đầu tư…

      Riêng tại TP.HCM, ông Bùi Trung Kiên – Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho biết, toàn thành phố đã có 6.626 công trình điện mặt trời mái nhà với công suất 85MWp. Đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí tiền điện phải trả hằng tháng, do giảm bớt sử dụng nguồn điện lưới. Hiện nay, trình tự thủ tục đấu nối và mua điện mặt trời rất đơn giản, sau khi lắp đặt, chủ đầu tư có nhu cầu bán điện chỉ cần liên hệ Tổng đài chăm sóc khách hàng của ngành Điện để được hỗ trợ kiểm tra miễn phí điều kiện hòa lưới, lắp đặt điện kế 2 chiều và ký hợp đồng mua bán điện mặt trời.

      Theo tính toán của ông Bùi Việt Phương - Trưởng bộ phận Marketing điện mặt trời thuộc Công ty TNHH Kỹ Thuật Đạt (DAT), hiện tại giá thành đầu tư một hệ thống năng lượng mặt trời đã giảm rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, nếu hộ gia đình đầu tư một bộ với công suất là 3kWp, có giá khoảng 50 triệu đồng và ước tính thời gian hoàn vốn sau 4 - 5 năm, thời gian sử dụng bộ sản phẩm khoảng 30 năm.

      Những lợi ích thiết thực của điện mặt trời áp mái:

      - Chống nóng hiệu quả cho công trình;

      - Giảm chi phí tiền điện hàng tháng;

      - Tăng thu nhập nhờ bán lại phần sản lượng điện không sử dụng cho EVN;

      - Không tốn diện tích đất khi lắp đặt;

      - Được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu nên giảm áp lực đầu tư lưới điện truyền tải;

      - Bảo vệ môi trường.

    • Trên 5.000 khách hàng tại miền Trung – Tây Nguyên đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà

      Trong năm 2019, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã vận động được 3.936 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) với tổng công suất 94,44MWp, vượt 96,7% chỉ tiêu EVN giao, sản lượng điện mặt trời mái nhà đạt 38 triệu kWh. Đây là thời kỳ khách hàng đầu tư mạnh nhất trong gần 3 năm qua.

      Trong quý I/2020, việc đầu tư của các hộ dân, doanh nghiệp có phần chững lại khi chỉ có 628 khách hàng miền Trung – Tây Nguyên lắp đặt ĐMTMN với tổng công suất đặt 40,1 MWp. Lý giải nguyên nhân này, EVNCPC cho biết, do cơ chế, chính sách, giá mua điện ĐMTMN tại Quyết định 11/2017/QĐ-TTg đã hết hạn từ 1/7/2019 nhưng phải đến ngày 6/4/2020 mới có Quyết định 13/2020/QĐ-TTg thay thế, đã gây khó khăn cho Tổng công ty do thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của cấp có thẩm quyền.

      Tới cuối tháng 4/2020, EVNCPC đã vận động khách hàng lắp đặt ĐMTMN với tổng công suất khoảng 150MWp

      Thời gian qua, với chủ trương khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, EVNCPC đã tuyên truyền phổ biến về các chính sách phát triển điện mặt trời, giá mua điện,… của Chính phủ đến với người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, nỗ lực vận động khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo giới thiệu ĐMTMN, quảng bá tại các hội nghị tri ân khách hàng, hỗ trợ thông tin 24/7 thông qua các kênh chăm sóc khách hàng...

      EVNCPC cũng đã ban hành quy định, hướng dẫn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc thỏa thuận đấu nối, lắp đặt công tơ 2 chiều, ký hợp đồng mua bán điện, thanh toán tiền mua điện cho khách hàng ngay khi có hướng dẫn từ cơ quan chức năng.

      Hiện nay, Quyết định 13/2020/QĐ-TTg quy định giá ĐMTMN ở mức 8,38 Uscent/kWh trong vòng 20 năm (tương đương 1.943 đồng/kWh). Đây vẫn là mức giá hấp dẫn nhà đầu tư vì hiện nay suất đầu tư hệ thống ĐMTMN thấp hơn so với thời điểm ban đầu.

    • Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

      Xem chi tiết  tại đây

    • Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

      Xem chi tiết Thông báo số 402/TB-VPCP ngày 22/11/2019 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về Dự thảo Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, áp dụng từ ngày 01/7/2019 tại đây

    • Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 05/7/2019 phê duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025

      Xem chi tiết Quyết định số 2023/QĐ-BCT ngày 05/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 tại đây

    • Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/03/2019 của Bộ Công Thương quy định bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017 của Bộ Công Thương

      Xem chi tiết tại đây

    • Thông tư số 16/2017/TT-BCT ngày 12/09/2017 của Bộ Công Thương quy định về phát triển dự án và quy định về Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời

      Xem chi tiết  tại đây

    • Infographic: Lắp đặt điện mặt trời mái nhà có lợi gì?

    • Infographic: Điện mặt trời mái nhà - lợi ích lớn

       

      Tính đến hết quý I/2020, cả nước đã có 26.146 công trình điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất 521,8 MWp. Sản lượng điện phát lên lưới tính riêng trong quý I/2020 là 90,34 triệu kWh.

      Theo Quyết định 13/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, mức giá bán điện mặt trời mái nhà là 8,38 Uscent/kWh, tương đương 1.943 đồng, trong thời hạn 20 năm. Đây là “cú hích” thúc đẩy làn sóng đầu tư điện mặt trời trên mái nhà ở hình thức hộ dân lẫn các cao ốc, mái nhà xưởng.

    • EVN xây dựng nền tảng EVNSOLAR

      Dự kiến, nền tảng này sẽ đáp ứng những mục tiêu trọng tâm như: Hỗ trợ quản lý chất lượng thiết bị các dự án ĐMTMN, giảm thiểu rủi ro đối với lưới điện quốc gia; hỗ trợ định hướng các vị trí ưu tiên lắp đặt ĐMTMN; cung cấp thông tin hữu ích như văn bản pháp lý, các tài liệu hướng dẫn, tham khảo chuyên môn,... cho cá nhân, đơn vị quan tâm đến ĐMTMN.

      Việc xây dựng nền tảng này cũng cho thấy Tập đoàn Điện lực Việt Nam là một doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ cao và thân thiện với môi trường. 

      Tại phiên họp trực tuyến để rà soát nhiệm vụ của Tổ công tác xây dựng nền tảng EVNSOLAR ngày 28/4, các thành viên đã tiếp tục cho ý kiến về việc hoàn thiện giao diện nền tảng, công tác chuẩn bị và thu thập dữ liệu thông tin, các tiện ích tích hợp trên nền tảng,... Chủ trì phiên họp, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm biểu dương Tổ công tác và các ban, đơn vị liên quan trong việc triển khai nhiệm vụ được giao. Phó Tổng giám đốc EVN đề nghị tiếp tục khẩn trương hoàn thành các phần việc để đáp ứng mục tiêu tiến độ vận hành đã đề ra.  

    • Người dân Hà Nội được hỗ trợ từ 3 – 5 triệu đồng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái

      Ảnh minh họa

      Cụ thể, khách hàng sử dụng điện tại Hà Nội khi tham gia lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trong năm 2020 sẽ được EVNHANOI và SONHA hỗ trợ tiền mặt 2 triệu đồng cho hệ thống có công suất dưới 3kWp và 5 triệu đồng cho hệ thống có công suất từ 3kWp trở lên, thực hiện công việc thủ tục liên quan đến thay thế công tơ điện 2 chiều và cung cấp dịch vụ bảo trì miễn phí cho hệ thống trong 2 năm đầu.

      Hệ thống điện mặt trời áp mái phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, từ các hộ gia đình nhỏ đến các nhà máy, doanh nghiệp, khách sạn… có diện tích mái lớn và tiêu thụ nhiều điện năng.

      Bà Tô Lan Phương – Trưởng ban Kinh doanh EVNHANOI cho biết, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ làm giảm sức nóng cho các tòa nhà, công sở, giảm chi phí tiền điện cho các khách hàng, đồng thời giảm công suất nguồn cho lưới điện Hà Nội khi hệ thống điện có sự cố ngắn hạn trong những ngày thời tiết nắng nóng cực đoan.

      Khách hàng tại Hà Nội có nhu cầu lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái vui lòng liên hệ qua các kênh tiếp nhận: Trung tâm chăm sóc khách hàng EVNHANOI qua tổng đài 19001288 (phục vụ 24/7), truy cập website: cskh.evnhanoi.com.vn hoặc các phòng giao dịch khách hàng tại các công ty điện lực trực thuộc EVNHANOI.

    • Đầu tư điện mặt trời áp mái đang sôi động trở lại

      Cụ thể, với hình thức điện mặt trời áp mái đang được nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp quan tâm đầu tư, lượng điện sản xuất được và đưa lên lưới sẽ được mua lại với mức giá là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 cent/kWh). Do thời hạn áp dụng giá mua bán cố định mới sẽ kéo dài trong 20 năm nhưng chỉ áp dụng cho các dự án đấu nối, vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020, các doanh nghiệp sẽ phải chạy đua để được hưởng mức giá Chính phủ vừa ban hành.

      Xu hướng đầu tư điện mặt trời trên mái nhà vẫn khá tốt

      Ngày 7/4, Tổng công ty Điện lực miền Nam cho biết chỉ riêng trong tháng 3, Tổng công ty đã ký biên bản lắp đặt công tơ 2 chiều cho gần 600 khách hàng và tổng số khách hàng lắp đặt điện mặt trời đã lên đến 1.615. Lũy kế đến tháng 3, Tổng công ty đã thanh toán tiền mua điện mặt trời trên mái nhà cho hơn 4.000 khách hàng gần 145 tỷ đồng.

      Đầu năm nay, ông Lê Ngọc Rạng (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất lắp đặt 6 kW (diện tích mái khoảng 30m2). Đầu tư gần 100 triệu đồng và đã phát điện lên lưới hơn 3.500 kWh nhưng do chờ giá mới nên ngành điện chưa thanh toán. Ông Rạng cho biết với giá vừa được Chính phủ ban hành, dự kiến ông sẽ được nhận về gần 7 triệu đồng tiền bán điện và sẽ tính toán tiếp tục đầu tư nếu bài toán lợi nhuận khả quan.

      Ông Lê Anh Vũ, Giám đốc Công ty TNHH Nguồn năng lượng (Source Energy) cho biết riêng với giá điện mặt trời trên mái nhà, dù không cao như kỳ vọng, song các hộ dân vẫn có thể lắp đặt bởi giá mua bán điện không giảm quá sâu trong khi chi phí thiết bị đã hạ so với trước. Riêng doanh nghiệp của ông đã lắp theo dạng hình thức đầu tư bán lên lưới, công suất lắp đặt 100 kW từ cuối năm ngoái, đến nay đã phát lên lưới 25.000 kWh.

      Ông Vũ nhận định giá mới sẽ vẫn thúc đẩy làn sóng đầu tư điện trên mái nhà ở hình thức hộ dân lẫn các cao ốc, mái nhà xưởng. Tuy vậy, quyết định có hiệu lực từ ngày 22/5 và kéo dài đến 31/12/2020, tức thời gian thực hiện chỉ còn hơn 7 tháng sẽ rất khó cho các nhà đầu tư lẫn các DN muốn lắp trên mái nhà xưởng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay khi tình hình dịch COVID-19 đang còn tiếp diễn đã ảnh hưởng đến tiến độ lắp đặt thiết bị, đặt hàng nhập khẩu.

      Cùng chung nhận định, ông Vũ Đình Khánh, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển năng lượng HIGG cũng cho rằng hiện nay nhu cầu lắp đặt điện mặt trời của người dân rất cao.

      Từ tháng 8/2019 đến nay, DN của ông đã lắp đặt hơn 100 công trình điện trên mái nhà, tổng công suất lắp đặt khoảng 1,5 MW dù chưa có giá mới. Số lượng công trình này sẽ thực hiện ngay sau khi có giá mới này cũng rơi vào khoảng 3,5 MW và DN này dự kiến đầu tư hơn 10 MW công suất lắp đặt ở các tỉnh.

      Theo ông Khánh, cái khó hiện nay là số lượng thiết bị chỉ đủ cho vài chục kWp, nếu nhiều hơn thì DN phải đặt hàng và thời gian trung bình 20-30 ngày mới có. Với tình hình dịch bệnh hiện nay, thời gian đặt hàng có thể kéo dài hơn trong khi thời gian hưởng chính sách khuyến khích chỉ kéo dài đến ngày 31/12 là khá ngắn.

      Tuy nhiên, ông Khánh đánh giá chắc chắn thị trường lắp đặt điện mặt trời ở miền Nam sẽ sôi động trở lại và đây sẽ là cuộc chạy đua nước rút để hoàn thành trước khi chính sách hết hiệu lực.

      Link gốc.

    • EVNSPC: Tổng công suất điện mặt trời áp mái trong quý I/2020 đạt hơn 64,5 ngàn kWp

      Ảnh minh họa

      Tổng lượng điện từ nguồn ĐMTAM phát lên lưới trong quý I/2020 là 46,8 triệu kWh.

      Tổng công ty cũng đã thanh toán tiền mua ĐMTAM cho khách hàng với sản lượng điện là 64,68 triệu kWh, tương ứng số tiền 144,57 tỷ đồng.

      Để đạt được kết quả này, thời gian qua, ngoài việc bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục cho khách hàng trên địa bàn, EVNSPC còn thực hiện tốt công tác tuyên truyền.

      Ngoài ra, EVNSPC cùng các đơn vị điện lực trực thuộc đã tổ chức lắp đặt, bàn giao hệ thống ĐMTAM cho các trường học, cơ sở bảo trợ xã hội... trên địa bàn các tỉnh Nam bộ, góp phần tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của nguồn điện "sạch" này đến với đông đảo người dân, doanh nghiệp.

      Thời gian tới, EVNSPC sẽ tiếp tục tuyên truyền và hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn 21 tỉnh, thành phía Nam lắp đặt, sử dụng điện mặt trời mái nhà để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này, nhất là sau khi Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.

    • Bộ Công Thương đồng ý tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái trong khi giá mới sau thời điểm 30/6/2019 chưa được phê duyệt

      Căn cứ văn bản số 89/BCT-ĐL ngày 6/1/2020 của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã có văn bản số 125/EVN-TTĐ ngày 7/1/2020 gửi các tổng công ty điện lực, các nội dung chính của 2 văn bản này gồm các vấn đề: 

      1. Dự thảo Quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam áp dụng sau ngày 1/7/2019 mà Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ (tại tờ trình 10170/TTr-BCT ngày 31/12/2019) đã nêu: "Hệ thống điện mặt trời mái nhà là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp trên mái nhà của công trình xây dựng, có công suất không quá 01MW, đấu nối trực tiếp và gián tiếp vào luới điện có cấp điện áp từ 35kV trở xuống" và giá bán điện của các hệ thống điện mặt trời mái nhà là 1.916 đồng/kWh, tương đương 8,38 Uscent/kWh. Hiện nay, cơ chế khuyến khích nêu trên chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

      2. Tiếp tục nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái, thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận nhưng chưa thực hiện việc thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan thẩm quyền có hướng dẫn chính thức.

      3. Đảm bảo các hệ thống điện mặt trời mái nhà đấu nối vào hệ thống điện quốc gia tuân thủ đúng quy định của pháp luật và không gây quá tải lên hệ thống điện hiện hữu.

      4. Các tổng công ty điện lực thông báo rõ với các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư phải tự chịu rủi ro về sự thay đổi (nếu có) so với đề xuất điện mặt trời trên mái nhà có trong Dự thảo mà Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ tại tờ trình 10170/TTr-BCT ngày 31/12/2019.

    • EVN đề xuất tiếp tục nhận và giải quyết yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái

      Cụ thể, để thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư đăng kí bán điện cho EVN, trong thời gian chờ Chính phủ ban hành quyết định về cơ chế đối với các dự án điện mặt trời áp mái cho giai đoạn sau ngày 30/6/2019, EVN kính đề nghị Bộ Công Thương cho phép  Tập đoàn chỉ đạo các tổng công ty điện lực tiếp tục tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái.

      Cụ thể, cho phép các tổng công ty điện lực thực hiện xác nhận chỉ số công tơ và sản lượng điện giao nhận nhưng chưa thực hiện thanh toán tiền điện cho đến khi các cơ quan có thẩm quyền có hướng dẫn chính thức.

      Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương tại Văn bản số 9608/BCT-ĐL ngày 16/12/2019 về việc tạm dừng đề xuất, thỏa thuận đối với các dự án điện mặt trời theo cơ chế giá Fit, EVN đã có văn bản số 9626/EVN-TTĐ, ngày 19/12/2019 chỉ đạo các đơn vị liên quan tạm dừng các thỏa thuận kỹ thuật do các đơn vị phụ trách với các dự án điện mặt trời.

      Trong thời gian qua, thực hiện Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, với những ưu điểm của điện mặt trời áp mái (đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia, không phải truyền tải đi xa), EVN đã chỉ đạo các tổng công ty điện lực tập trung khuyến khích loại hình năng lượng này. Tuy nhiên, đến nay, tổng công suất điện mặt trời áp mái mới chỉ đạt khoảng 350MW. Đáng nói, theo báo cáo của các tổng công ty điện lực, số lượng các dự án điện mặt trời áp mái có xu hướng tăng nhanh trong thời gian qua, do chi phí đầu tư đã giảm đáng kể.

    • TP.HCM: Huyện Hóc Môn có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời áp mái tại doanh nghiệp

      Theo Công ty Điện lực Hóc Môn, huyện Hóc Môn có tới 7.000 doanh nghiệp với nhiều nhà xưởng có diện tích mái lớn, thuận lợi để phát triển điện mặt trời áp mái. Dù tiềm năng rất lớn, nhưng tính đến hết ngày 20/9, trong số 206 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái trên địa bàn huyện (công suất hơn 2,46 MWp), chỉ có 26 doanh nghiệp.

      Hiện nay, giá lắp đặt đã giảm nhiều so với các năm trước; nhiều ngân hàng cũng đã có các gói tài chính ưu đãi cho phát triển điện mặt trời áp mái.

      Đặc biệt, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ ban hành giá mua điện mặt trời, với nhiều ưu đãi cho loại hình điện mặt trời áp mái, nên đây là thời điểm thuận lợi để phát triển loại hình này.

      Tại hội nghị, Công ty Điện lực Hóc Môn đã giới thiệu quy trình thủ tục lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái có kết nối lưới điện để bán phần điện dư cho ngành Điện; quy trình ghi nhận và thanh toán lượng điện phát lên lưới. Các nhà cung cấp hệ thống năng lượng mặt trời và Ngân hàng HD Bank đã giới thiệu các giải pháp kỹ thuật, giải pháp tài chính cho các dự án điện mặt trời áp mái...

      Ông Võ Hồng Minh Danh - Quyền Giám đốc Công ty Điện lực Hóc Môn cho biết, trong thời gian tới, Công ty Điện lực Hóc Môn sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền về các chính sách, chủ trương khuyến khích phát triển điện mặt trời tới khách hàng. Bên cạnh đó, EVNHCMC sẽ rút ngắn thời gian thử nghiệm, đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện mặt trời với khách hàng, nhằm đẩy mạnh phát triển điện mặt trời trên địa bàn thành phố.

    • Bình Dương: Đưa vào hoạt động hệ thống điện mặt trời theo công nghệ Singapore

      Hệ thống điện mặt trời áp mái này hoạt động theo công nghệ của Tập đoàn Sembcorp Industries Parks (Singapore). Thông qua nền tảng số công nghệ cao, hệ thống điện này sẽ kết nối với Trung tâm Giám sát hoạt động năng lượng mặt trời của Sembcorp đặt tại Singapore, với mục đích cho hệ thống vận hành mạnh mẽ, phát hiện, khắc phục nhanh khi sự cố xảy ra.

      Các tấm pin mặt trời áp mái vừa được lắp đặt tại Văn phòng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 1 (Thuận An, Bình Dương)

      Cùng ngày, 3 đơn vị gồm chủ đầu tư các KCN VSIP, Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex IDC) và Tập đoàn Sembcorp Industries (Singapore) đã ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai các giải pháp năng lượng thông minh, thân thiện môi trường như tạo ra điện năng từ mặt trời, rác thải, tái chế nước thải...

      Theo thỏa thuận vừa được ký kết, hơn 1.000 nhà máy, doanh nghiệp trong các KCN (là khách hàng của VSIP và Becamex) sẽ lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời áp mái nhằm tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

    • Gần 13 ngàn công trình điện mặt trời áp mái đã đăng ký bán điện cho EVN

      Trong đó, tổng công suất các công trình điện mặt trời trên mái nhà của khách hàng là 216 MWp.

      Quyết định 11/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời đã hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019 mà chưa có quyết định mới thay thế. Hiện nay, EVN chưa có cơ sở pháp lý để hướng dẫn khách hàng, cũng như chưa thực hiện được các thủ tục mua bán điện từ các dự án điện mặt trời áp mái của khách hàng mới.

      Tập đoàn hiện đang chờ hướng dẫn của Bộ Công Thương để thực hiện việc ký hợp đồng mua điện với các chủ đầu tư các dự án điện mặt trời trên mái nhà.

      - Dự kiến đến cuối năm 2019,  sẽ có thêm 300 MW công suất điện mặt trời áp mái được lắp đặt. 

      - 2.000 MW là tổng công suất điện mặt trời áp mái có thể đạt được đến hết năm 2020.

       

    • Vui vì bán điện cho ngành Điện

      Tháng nào cũng được ngành Điện trả tiền! 

      “Trước đây, khi trời nóng, tất cả các cửa hàng bán sách của chúng tôi đều phải bật điều hòa phục vụ khách hàng, tuy có mát, nhưng xót tiền điện lắm! Từ khi lắp hệ thống điện mặt trời áp mái, Công ty không phải lo khoản chi phí này nữa, mà còn được ngành Điện trả thêm tiền” - Đó là chia sẻ của ông Trương Văn Hùng, Giám đốc Công ty Sách - Thiết bị trường học Đắk Lắk.

      Từ cuối năm 2017, công ty này đã lắp đặt thí điểm ĐMTAM đầu tiên công suất 86 kWp. Qua 1 năm sử dụng, không chỉ nhiệt độ dưới mái nhà giảm, mà tiền điện hàng tháng cũng giảm đáng kể. Hệ thống điện mặt trời cho sản lượng điện 344 kWh/ngày. Do đó, mỗi tháng nhà sách thu được hơn 12 triệu đồng nhờ bán điện thừa cho ngành Điện. Trong khi đó, tiền điện phải trả chỉ khoảng 7 - 8 triệu đồng/ tháng. Thấy rõ lợi ích, nên Công ty đã lắp thêm 4 hệ thống năng lượng này tại các nhà sách còn lại. Ông Hùng cho biết thêm: “Khi lắp đặt, vận hành hệ thống ĐMTAM, Công ty luôn nhận được sự hướng dẫn rất tận tình của cán bộ, công nhân Điện lực Nam Buôn Ma Thuột. Hơn nữa, chỉ số đo đếm của Điện lực luôn trùng khớp với chỉ số đo đếm của chúng tôi, tạo được sự tin tưởng từ hai phía”.

      Từ tháng 9/2018, gia đình ông Triệu Quốc Thạnh (số nhà 144 đường Núi Thành,  TP. Đà Nẵng) đã lắp ĐMTAM với công suất nhỏ chỉ 3 kWp. Theo ông Thạch: “Tháng 05/2019, hệ thống sản xuất được 426 kWh, gia đình chỉ sử dụng 300 kWh, số còn dư bán cho ngành Điện. Khi nhận được tiền từ việc bán điện, tôi vui lắm! Dù số tiền hơn 300.000 đồng/tháng là không nhiều, nhưng cũng góp được chút điện cho quốc gia và gia đình xài điện vào ban ngày thoải mái hơn”.

      Hiện nay, ngày càng nhiều người dân mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực này. Theo ông Nguyễn Trung Hướng, Giám đốc Công ty Kỹ thuật Năng lượng Môi trường TNHH Bảo Gia Khang (Đà Nẵng): Nếu như trước đây, Công ty phải tìm đến khách hàng để thuyết phục, 3 tháng qua, lượng khách hàng tìm đến Công ty nhờ tư vấn lắp đặt đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Giá pin mặt trời hiện nay rất thấp so với vài năm trước, tuổi thọ tăng lên khoảng 25-30 năm, các gia đình sẵn sàng đầu tư, vừa được sử dụng điện thoải mái, vừa có thể bán điện dư thừa cho Điện lực. Nếu các hộ dân khu vực miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam đầu tư sản xuất điện theo hướng này, vấn đề thiếu điện mùa khô không còn là nỗi lo nữa. 

      Ngày càng nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư ĐMTAM

      Người dân yên tâm đầu tư 

      Tính đến 30/5/2019, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã chi trả hơn 972 triệu đồng cho 134 khách hàng bán ĐMTAM tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. Trong đó, 2 địa phương có số dự án và tiền bán điện nhiều nhất là Đà Nẵng và Đắk Lắk. 

      Ông Trần Nguyễn Bảo An, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cho biết, ngay khi nhận được đăng ký lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái từ khách hàng, các công ty điện lực sẽ tiến hành khảo sát và thông báo kết quả trong vòng 1 ngày. Khi khách hàng hoàn thành lắp đặt và gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ dự án, Điện lực sẽ kiểm tra đấu nối, lắp đặt công tơ 2 chiều miễn phí và ký hợp đồng mua bán điện trong thời hạn 3 ngày làm việc.

      Trao đổi với chúng tôi tại buổi ký hợp đồng lắp điện mặt trời áp mái, ông Nguyễn Hữu Thành (Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng) cho biết, ông phấn khởi khi thủ tục hợp đồng đơn giản, nhanh gọn, cơ chế thanh toán rõ ràng minh bạch. Trong vòng 7 ngày, kể từ khi khách hàng xác nhận chỉ số công tơ, ngành Điện sẽ thanh toán tiền mua điện cho khách hàng thông qua hình thức chuyển khoản.

      Hiện EVNCPC cũng đang tích cực tìm kiếm nguồn tài trợ để có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho khách hàng lắp đặt ĐMTAM; phát triển các mô hình ESCO, kêu gọi bên thứ 3 đầu tư cho việc phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. 

    • EVNHCMC đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp

      Đại diện Công ty Điện lực Củ Chi ký cam kết với đại diện của 4 khu công nghiệp về việc đẩy mạnh phát triển điện mặt trời áp mái - Ảnh: Đức Hùng

      Tại Hội nghị, EVNHCMC và các nhà cung cấp dịch vụ đã giới thiệu về các quy trình, hình thức lắp đặt điện mặt trời áp mái; chế độ bảo dưỡng, bảo hiểm sản phẩm; lợi ích và chất lượng điện năng của công trình...

      Theo ông Nguyễn Duy Quốc Việt - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, các khu công nghiệp có lợi thế về diện tích mái nhà lớn. Nếu đầu tư điện mặt trời, doanh nghiệp có thể tự chủ động về nguồn điện cho hoạt động của mình, đồng thời bán lại phần sản lượng dôi dư cho ngành Điện. Về vốn đầu tư, doanh nghiệp có thể thông qua các công ty hỗ trợ vốn, ngân hàng mà ngành Điện kết nối. 

      Tổng công ty đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động tuyên truyền, nhằm giới thiệu cho khách hàng hiểu rõ về nguồn năng lượng sạch này. EVNHCM cũng sẽ hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong việc kết nối, phát điện lên lưới.

      Một trong những vấn đề các doanh nghiệp đang rất quan tâm hiện nay là chưa có quyết định của Chính phủ về việc giá bán điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6/2019. 

      TP.HCM nằm trong khu vực có bức xạ mặt trời mạnh, với số giờ nắng trung bình là 6,8 giờ/ngày và liên tục trong cả năm; cường độ bức xạ khá cao nên tiềm năng phát triển và khai thác năng lượng mặt trời là rất lớn. 

      Hiện nay, trên địa bàn Thành phố đã có 3.366 khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái, với tổng công suất 39,31 MWp, điện năng phát lên lưới là 6,03 triệu kWh. Tuy vậy, con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với tiềm năng.

    • Tiết kiệm 60% tiền điện nhờ điện mặt trời áp mái

      Mang lại nhiều lợi ích

      Đầu năm 2019, Công ty Điện lực Phú Yên phối hợp với Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung (Tổng công ty Điện lực miền Trung) lắp đặt miễn phí hệ thống điện mặt trời áp mái cho Trường Tiểu học Hòa Bình 1 (xã Hòa Bình 1, huyện Tây Hòa). Hệ thống gồm 12 tấm pin năng lượng mặt trời, tổng công suất lắp đặt 4,32kWp, với tổng chi phí hơn 120 triệu đồng.

      Theo thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hồng, trước đây, bình quân tiền điện của Trường khoảng 1,5 - 2 triệu đồng/ tháng. Từ khi ngành Điện hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái (sản xuất được gần 30 kWh/ngày), Trường chỉ phải trả khoảng 500.000 đồng/tháng, tiết kiệm được hơn 60% tiền điện.

      Ngoài việc tiết kiệm tiền điện, học sinh còn được các thầy cô tổ chức các buổi tham quan, làm quen với hệ thống điện mặt trời. Nhà trường cũng đón tiếp rất nhiều phụ huynh cũng như đại diện các trường khác trong tỉnh đến tham quan.

      Các em học sinh Trường Tiểu học Hòa Bình 1 thăm quan hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại trường

      Cần nhân rộng mô hình

      Trường Tiểu học Hòa Bình 1 là một trong 6 trường học ở khu vực miền Trung được Tổng công ty Điện lực miền Trung chọn, hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Đây đều là những trường ở khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực không tiếp cận được lưới điện quốc gia, vùng có khả năng bị cắt điện vào mùa mưa lũ.

      Theo ông Thái Minh Châu, Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên: “Thông qua công trình này, chúng tôi muốn khuyến khích các cơ sở, tổ chức và cá nhân tích cực đầu tư các hệ thống điện mặt trời áp mái, tạo thêm nguồn năng lượng mới, góp phần giảm áp lực cung cấp điện cho ngành Điện, đặc biệt là trong đợt cao điểm nắng nóng”.

      Hiện nay, chi phí lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái ngày càng giảm. Thêm vào đó, cơ chế giá điện mặt trời áp mái đã được sửa đổi, tạo thuận lợi cho người dân. Cụ thể, giá điện sẽ được tính theo 2 chiều giao và nhận. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có rất nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp đã và đang lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái để phục vụ cho nhu cầu của mình và bán lại điện cho ngành Điện khi không sử dụng hết.

      PC Phú Yên:

      - Là một trong những đơn vị đầu tiên của ngành Điện lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở, công suất 40 kWp (năm 2017).

      - Lắp điện mặt trời áp mái tại:

      + Các điện lực trực thuộc, tổng công suất 360 kWp (năm 2018).

      + 7 trạm biến áp 110 kV, tổng công suất 199,71 kWp (năm 2019).

    • Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến cuối năm 2025 có 100.000 hệ thống điện mặt trời áp mái

      Hội thảo do Bộ Công Thương Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam tổ chức với sự tham gia của nhiều các nhà tài trợ như Liên minh châu Âu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới.

      Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 của Bộ Công Thương, nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo thông qua các giải pháp về phát triển thị trường công nghệ điện mặt trời áp mái.

      Ông Micheal Greene, Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cho hay, chương trình thúc đẩy điện mặt trời áp mái đặt ra mục tiêu rất tham vọng nhưng khả thi, do Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và một thị trường thiết bị điện mặt trời đang phát triển. Không như các nhà máy điện mặt trời nối lưới quy mô lớn đòi hỏi đầu tư lớn vào hạ tầng lưới điện, các hệ thống điện mặt trời áp mái có thể được phát triển rộng rãi mà không đòi hỏi nâng cấp lưới điện phân phối, do công nghệ này đặc biệt hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh tại chỗ.

      Là nhà tài trợ cho một số dự án phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đại diện cho nước Đức, ông Sebastian Paust, Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác Phát triển đến từ Đại sứ quán Đức tại Việt Nam cho hay, tại Đức hiện có 1,5 triệu hệ thống điện mặt trời mái nhà và sẵn sàng chia sẻ bài học kinh nghiệm, cũng như hỗ trợ Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.

      “Thông qua các tổ chức như GIZ và Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), chúng tôi sẽ hỗ trợ các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, triển khai các hoạt động nghiên cứu và chương trình tài trợ thí điểm nhằm khuyến khích khu vực tư nhân và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh phát triển điện mặt trời áp mái”, ông Sebastian Paust nói.

      Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo Quyết định 2023/QĐ-BCT (ngày 5/7/2019) gồm năm hợp phần là Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường; Tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm; Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm; Chương trình Chứng chỉ Điện mặt trời áp mái và Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và Chiến lược truyền thông.

      Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) Bộ Công Thương được giao chủ trì thực hiện, trên cơ sở lồng ghép các hoạt động của chương trình với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ như Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) của USAID, Tổ chức Hợp tác Đức GIZ, Ngân hàng Tái thiết Đức và Chương trình hỗ trợ năng lượng của EU và Ngân hàng Thế giới.

      Theo ông Nguyễn Quốc Dũng - Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tới ngày 18/7/2019 đã có 9.314 khách hàng lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với tổng công suất lắp đặt là 193 MWp.

      Trong số này có 204 hệ thống được lắp trên các toà nhà của ngành điện và có 7.550 hộ dân lắp hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

    • Tài trợ đến 70% vốn vay cho doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái

      Lắp đặt điện mặt trời áp mái  sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí tiền điện hàng tháng

      Tài sản đảm bảo để vay vốn chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, với mức tài trợ lên đến 10 tỷ đồng.

      Với chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo của Chính phủ, rất nhiều dự án điện mặt trời đã được đầu tư xây dựng. Trong đó, điện mặt trời áp mái có ưu thế nổi trội như: Thi công nhanh, không chiếm dụng đất mà sử dụng diện tích các mái nhà sẵn có, giúp tăng cường chống nóng hiệu quả cho các công trình, giảm ô nhiễm môi trường,...

      Với sản lượng điện dư, nếu không sử dụng hết, khách hàng có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đặc biệt, những công trình hòa lưới trước ngày 30/6/2019 sẽ được EVN mua với giá ưu đãi trong vòng 20 năm theo quy định của Chính phủ.

      Hiện nay, TP.HCM đang là địa phương đi đầu cả nước trong việc lắp đặt điện mặt trời áp mái, với gần 1.400 khách hàng đã lắp đặt, tổng công suất khoảng 15 MWp.

      Hiện các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đang tiến hành trả tiền điện cho người dân sau thời gian phát điện lên lưới.

    • Trả lời hàng trăm câu hỏi về điện mặt trời áp mái

      Buổi tọa đàm - giao lưu trực tuyến do Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), Công ty cổ phần đầu tư Điện Xanh và Công ty cổ phần Năng lượng điện mặt trời Việt Nam (SPUC) tổ chức.

      Diễn ra từ 9h-11h30, hàng trăm độc giả gửi câu hỏi đến để được tham vấn về thủ tục, chi phí lắp đặt điện mặt trời, thủ tục mua bán lại điện cho ngành Điện,...

      Các câu hỏi đã được các chuyên gia giải đáp cụ thể. Đồng thời, các chuyên gia cũng tư vấn những giải pháp kỹ thuật, giải pháp hỗ trợ tài chính cho khách hàng khi đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái trên mái nhà hộ gia đình, trung tâm thương mại, cao ốc...

      Theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 của Bộ Công Thương, ngành Điện mua lại điện mặt trời từ người dân với giá trong năm 2019 là 2.134 đồng/kWh.

      Đối với các dự án điện mặt trời trên mái nhà, ngành Điện sẽ kiểm tra hòa lưới, lắp điện kế 2 chiều (miễn phí) và ký hợp đồng mua bán điện mặt trời để thanh toán phần điện dư phát ngược lên lưới cho khách hàng. 

      Độc giả có thể tham khảo nội dung tọa đàm trong link sau: https://tuoitre.vn/lap-dien-mat-troi-se-duoc-tra-tien-dien-ra-sao-20190509112512974.htm 

    • Kinh nghiệm của Nhật Bản về phát triển điện mặt trời áp mái

      Câu chuyện về cơ cấu lại nguồn năng lượng của Nhật Bản đầu thế kỷ 21 gắn liền với sự cố tháng 3/2011, Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Daiichi gặp thảm họa kép về động đất và sóng thần. Sau sự cố này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thay đổi cơ cấu nguồn điện: Dừng vận hành một số nhà máy điện hạt nhân, tạm thời không phát triển điện hạt nhân mới, tập trung phát triển nhiệt điện và năng lượng tái tạo.

      Đến nay, những tấm pin mặt trời áp mái ở Nhật Bản ngày càng phổ biến. Thậm chí, đã có ngày càng nhiều khu vực dân cư tự chủ về nguồn năng lượng nhờ tận dụng rất tốt nguồn năng lượng mặt trời. 

      Có chính sách hấp dẫn, thu hút được đầu tư

      Ngay từ năm 2008, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng năng lượng tái tạo với thời gian trả nợ tối đa là 10 năm, trong đó, cho những gia đình cải tạo nhà, chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời được vay số tiền tối đa lên đến 5 triệu Yen, tương đương gần 5.000 USD. Ngoài ra, Chính phủ Nhật Bản còn mua điện sản xuất từ năng lượng mặt trời với giá cao hơn giá thị trường và giảm giá bán các tấm pin năng lượng mặt trời.

      Tháng 8/2011, Nhật Bản đã ban hành Luật Trợ giá (FiT) mua năng lượng tái tạo, khuyến kích người dân tự sản xuất điện mặt trời tại nhà và từ đó xây dựng các trung tâm điện mặt trời lớn, tập trung. Luật FiT cho phép hỗ trợ giá điện sản xuất từ năng lượng mặt trời khi các doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư .
      Cụ thể, Chính phủ mua điện sản xuất từ năng lượng mặt trời với giá cao hơn giá thị trường, khoảng 40 Yen/kWp (0.50 USD/kWh) cho các dự án có công suất 10 kW trở lên. Đối với các dự án công suất <10 kW, giá mua là khoảng 42 yen/kWp (0.53 USD/kWh).

      Thị trấn xanh Fujisawa, nơi có số dân sử dụng điện mặt trời áp mái cao nhất Nhật Bản 

      Chỉ riêng năm 2016, Chính phủ Nhật Bản dành khoảng 2,3 nghìn tỉ Yen (tương đương 20,5 tỉ USD) hỗ trợ việc mua lại điện mặt trời với giá cao.

      Nhật Bản cũng khuyến khích chính quyền các địa phương cùng tham gia các dự án điện mặt trời. Theo báo cáo của Tổ chức phi lợi nhuận “Mạng lưới chủ sở hữu điện mặt trời ở Nhật Bản”, tính đến tháng 7/2013 đã có 277 cơ quan hành chính các cấp ở Nhật Bản (chiếm 15% số lượng cơ quan hành chính của quốc gia này) thực hiện hoặc đồng ý “cho thuê mái nhà” các công trình công cộng, lắp đặt hệ thống pin mặt trời.

      Tháng 4/2017, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) giới thiệu đạo luật FiT mới (sửa đổi), trong đó, giảm thuế từ 21 đến 30 Yên/kWp điện tái tạo, tùy thuộc vào quy mô hệ thống. Điều này đã khuyến khích đầu tư từ DN tư nhân vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. 

      Những kết quả khả quan

      Chính sách hấp dẫn của Chính phủ Nhật Bản đã thu hút một số lượng lớn các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo, trong đó phổ biến nhất là năng lượng mặt trời. Từ năm 2011 đến năm 2014, công suất lắp đặt điện mặt trời tại Nhật Bản tăng mạnh từ 5.000 MW lên 25.000 MW. Đến nay, đã có khoảng 2,4 triệu khách hàng (bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp…) lắp đặt điện mặt trời áp mái ở Nhật Bản. 

      Trong số các dự án điện mặt trời, 80% là quy mô nhỏ, chủ yếu là công trình lắp đặt trên mái nhà. Hệ thống điện mặt trời áp mái có nhiều ưu điểm như, giảm được tiền thuê đất, không cần thiết phải kí hợp đồng tiêu thụ điện với các công ty điện lực địa phương… Những khách hàng lắp đặt điện mặt trời áp mái khi không sử dụng hết số lượng điện sản xuất ra, có thể bán cho các công ty điện với mức giá ưu đãi. 

      Còn các dự án điện mặt trời ở Nhật Bản có quy mô lớn chỉ chiếm 20% vì gặp nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng, chuyển đổi đất nông nghiệp, khó khăn trong việc hòa lưới điện mặt trời vào lưới điện quốc gia...

      Tháng 7/2018, Nhật Bản thông qua kế hoạch chiến lược phát triển năng lượng lần thứ 5 tầm nhìn 2030 và đến 2050. Theo đó, Nhật Bản đã định hướng phát triển năng lượng dựa trên nguyên lí 3 E+S, (Viết tắt của Safety - an toàn, Energy Sercurity - an ninh năng lượng, Enviroment - môi trường, Economic Effeciency - hiệu quả kinh tế). Nguyên lý này cho thấy, Nhật Bản đang hướng đến xác lập cơ cấu cung cầu năng lượng bền vững, giảm gánh nặng kinh tế và thân thiện với môi trường. 

      Theo kế hoạch, Nhật Bản tiếp tục duy trì mục tiêu sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng. Cụ thể, đến năm 2030, trong cơ cấu nguồn điện, năng lượng tái tạo chiếm từ 22-24%, nhiên liệu hóa thạch 56% và năng lượng hạt nhân từ 20-22%.

      Để thực hiện được mục tiêu đề ra, việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển điện mặt trời, trong đó có các công trình điện mặt trời áp mái là không thể thiếu trong Chiến lược phát triển năng lượng của chính phủ Nhật Bản. 

    • EVN cam kết hỗ trợ tối đa để phát triển điện mặt trời áp mái

      Vì sao phải phát triển ĐMT áp mái?

      Theo ông Trần Đình Nhân - Tổng giám đốc EVN, năm 2017, sau khi Thủ tướng ban hành Quyết định số 11 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, các dự án công suất lớn đã phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tập trung quá nhiều vào các khu vực có cường độ bức xạ lớn và khả năng tiếp cận mặt bằng dễ dàng (các tỉnh Nam Trung bộ). Điều này, tạo nên sức ép lớn đối với lưới truyền tải; một số nhà máy sẽ không phát được hết công suất, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. 

      Trước thực trạng trên, điện mặt trời áp mái chính là giải pháp đặc biệt hiệu quả góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, bởi tính ưu việt của nguồn điện này là đấu nối thẳng vào lưới điện hạ thế đã có sẵn của EVN. Tuy nhiên, đến nay, cả nước mới chỉ có 1.800 khách hàng tham gia với công suất lắp đặt khoảng 30 MWp, sản lượng điện năng phát lên lưới đạt gần 4 triệu kWh - con số quá nhỏ bé so với tiềm năng.

      Tại Hội thảo “Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” vừa được tổ chức mới đây, bà Ngụy Thị Khanh - Giám đốc Trung tâm Phát triển xanh (GreenID) cho hay, Việt Nam có trên 11 triệu hộ gia đình. Nếu khai thác hiệu quả nguồn lực này sẽ góp phần giảm áp lực rất lớn cho hệ thống điện và không gây nên sự quá tải cục bộ cho lưới truyền tải. 

      Theo các chuyên gia năng lượng, điện mặt trời áp mái còn có thể triển khai theo hình thức chia sẻ: EVN chia sẻ lưới điện cho các nhà đầu tư; các hộ gia đình chia sẻ mái nhà; nhà đầu tư có thể tham gia bằng cách đầu tư nguồn vốn, thiết bị... Khi lắp đặt điện mặt trời áp mái, các gia đình không chỉ giảm được chi phí tiền điện mà còn góp phần giảm áp lực nguồn điện cho EVN.

      Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển điện mặt trời áp mái, đặc biệt là khu vực miền Trung và miền Nam

      Thúc đẩy bằng cách nào?

      Việc phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam còn nhiều vướng mắc, do chưa có hướng dẫn chính thức về cách thức thanh quyết toán tiền điện cho khách hàng; chi phí đầu tư vẫn còn cao; khách hàng còn e ngại do thiếu thông tin về chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công, lắp đặt, chế độ vận hành...

      Theo bà Ngụy Thị Khanh, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác truyền thông, để từng hộ gia đình hiểu được những lợi ích cũng như vốn đầu tư, kĩ thuật đấu nối điện mặt trời áp mái; đồng thời, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ như miễn thuế trong thời gian hệ thống chưa được hoàn vốn; có các chương trình hỗ trợ tín dụng... 

      Ngoài ra, cần có cơ chế để các nhà tài trợ, ngân hàng, nhà đầu tư, sản xuất, các tổ chức quốc tế và trong nước cũng tham gia sâu rộng, cung cấp các giải pháp, gói dịch vụ hấp dẫn khuyến khích khách hàng đầu tư và sử dụng điện mặt trời áp mái...

      Đặc biệt, Bộ Công Thương cần sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư 16/2017, để EVN và các đơn vị điện lực có thể ký kết hợp đồng và thanh toán tiền điện phát lên lưới cho khách hàng; đồng thời xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật điện mặt trời áp mái đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả cho khách hàng cũng như hệ thống lưới điện.

      Về phía EVN, ông Trần Đình Nhân cho biết, Tập đoàn cam kết hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu của người dân, doanh nghiệp như: Đơn giản hóa các quy trình thủ tục đấu nối; thanh toán tiền điện kịp thời sau khi có thông tư hướng dẫn của các bộ/ngành; lắp đặt miễn phí công tơ hai chiều... EVN cũng sẽ tiếp tục tiên phong trong công tác tuyên truyền, triển khai lắp đặt điện mặt trời áp mái để người dân, doanh nghiệp thấy được lợi ích, hiệu quả từ những mô hình cụ thể. 

    • TP.HCM: Khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch

      Trung bình hàng năm TP.HCM tiêu thụ khoảng 22 tỷ kWh điện năng, chiếm khoảng 15% so với cả nước. Trong bối cảnh thực hiện định hướng phát triển thành phố thông minh cần phải bao gồm khả năng giải quyết các thách thức về môi trường, trong đó giải pháp đầu tư phát triển năng lượng tái tạo đóng vai trò quan trọng.

      Đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho thấy, tổng công suất năng lượng tái tạo trên địa bàn tính đến thời điểm hiện nay là 35,4 MW, so với nhu cầu phụ tải lớn nhất toàn thành phố là 3.575 MW. Ngoài ra, Thành phố không có nhiều diện tích đất cũng như địa hình phù hợp để phát triển các công trình sản xuất điện quy mô lớn như thủy điện hay nhiệt điện, điện hạt nhân. Mô hình điện gió cũng không thích hợp với TP.HCM do cần nhiều diện tích và lắp đặt phức tạp. Vì thế phát triển năng lượng mặt trời và tiết kiệm năng lượng là hướng đi TP.HCM nên lựa chọn.

      Theo thống kê của Sở Công Thương TP.HCM, giai đoạn 2011 - 2017, Thành phố đã tiết kiệm được 3.100 triệu kWh điện, góp phần giảm trên 2.039 triệu tấn CO2. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo thì Thành phố phát triển còn chậm, chủ yếu là máy nước nóng năng lượng mặt trời. Nguồn phát điện từ năng lượng mặt trời còn chưa đáng kể, do giá thành đầu tư cao, trong khi giá bán điện chưa được nhà nước hỗ trợ.

      Hiện trên địa bàn Thành phố có khoảng 17.340 bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời, góp phần cắt giảm được công suất hệ thống lưới điện khoảng 31 MW. Đối với điện mặt trời, hiện công suất lắp đặt pin mặt trời trên địa bàn thành phố ước đạt 2 MWp (có 1.838,2 kWp đã nối lưới); trong đó phân bố ở các tòa nhà cơ quan và DN 1.607,2 kWp (chiểm 87,5%), hộ gia đình 231 kWp (12,5%).

      Từ tháng 4/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Quyết định này cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự đầu tư vể các dự án điện mặt trời và đặc biệt là dự án điện mặt trời trên mái nhà. Sau khi Quyết định được ban hành, Sở Công Thương TP.HCM đã làm việc với Tổng công ty Điện lực TP.HCM nhằm hỗ trợ người dân, DN trong việc ký hợp đồng mua điện, điểm đầu nối, cấp đồng hồ đo đếm 2 chiều... Đến nay, trên địa bàn đã có 274 khách hàng lắp đặt điện mặt trời nối lưới với tổng công suất là 3,6 MWp,  trong đó 245/274 khách hàng đăng ký bán lại phần điện dư cho ngành Điện đã được kiểm tra thử nghiệm các yêu cầu kỹ thuật nối lưới và gắn điện kế 2 chiều.

      Nghiên cứu của của cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, năng lượng tái tạo đang chiếm 2/3 các nguồn năng lượng mới. Trong đó năng lượng mặt trời dẫn đầu với khoảng 50% trong tổng số năng lượng tái tạo. Dự báo trong 5 năm tới, nguồn năng này có thể rẻ hơn năng lượng hóa thạch. Theo các chuyên gia, những sự tiến bộ của công nghệ cũng như những chính sách mới đang mở ra cơ hội thuận lợi cho phát triển điện mặt trời, cả ở quy mô hộ gia đình.

    • Phú Yên: Doanh nghiệp hào hứng với điện mặt trời áp mái

      Hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở Công ty Điện lực Phú Yên tại TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên được đưa vào sử dụng từ tháng 1/2018

      Công ty Điện lực Phú Yên là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời áp mái với kinh phí đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng. Theo ông Thái Minh Châu - Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên, hệ thống được đưa vào sử dụng từ đầu năm nay đã giúp cho đơn vị tiết kiệm được từ 15 – 20% sản lượng điện tiêu thụ hằng tháng so với trước đó.

      Công ty cũng có kế hoạch tiếp tục lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại các trụ sở điện lực cấp huyện trong năm 2018. Đồng thời, phối hợp và hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện cũng như đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái – ông Châu cho biết thêm.

      Theo ông Lê Xuân Nguyễn – Giám đốc Trung tâm Tư vấn năng lượng và tiết kiệm điện (thuộc Sở Công Thương Phú Yên), ngoài mô hình mà Công ty Điện lực Phú Yên đã thực hiện, Sở Công Thương cũng đang triển khai thí điểm điện mặt trời áp mái tại một số doanh nghiệp khác. Với những hiệu quả bước đầu, có thể nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn tỉnh.

      Ông Ngô Đa Thọ - Giám đốc Công ty TNHH MTV Masan Brewery Phú Yên cho biết, tiết kiệm chi phí nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề cần thiết trong các doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp này cũng đang có kế hoạch làm việc với Sở Công Thương để thực hiện kiểm toán năng lượng, xem xét khả năng đầu tư hệ thống năng lượng điện mặt trời. 

      Từ phía Hội Doanh nghiệp tỉnh Phú Yên, ông Ngô Văn Định – Phó Chủ tịch Hội cho hay, Hội luôn khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các nguồn năng lượng mới để tiết kiệm chi phí cho sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và góp phần giảm biến đổi khí hậu. Trong đó, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh sẽ tài trợ và bảo lãnh cho các doanh nghiệp có nhu cầu lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời - Lãnh đạo Hội Doanh nghiệp tỉnh Phú Yên khẳng định.