Sổ tay điện tử

Chiến lược phát triển tập đoàn Điện lực Việt Nam

Chiến lược phát triển
tập đoàn Điện lực Việt Nam

đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

quyết định 538/qđ-ttg

iv. định hướng phát triển

1. Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Đầu tư phát triển hệ thống điện phải đảm bảo đồng bộ và hợp lý từ sản xuất - truyền tải - phân phối kinh doanh điện năng, có khả năng tích hợp quy mô lớn nguồn năng lượng tái tạo.

Tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin cậy, bảo vệ môi trường. Rà soát tổng thể và có kế hoạch sớm triển khai nâng cấp công nghệ của các nhà máy điện than hiện có để đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng giai đoạn.

Thủy điện
Nhiệt điện
Điện khí
Điện khí
Điện
hạt nhân
Điện
mặt trời
Điện gió

a) Phát triển các dự án nguồn điện trên cơ sở khai thác hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triền bền vững.

- Tiếp tục khai thác hiệu quả tài nguyên nước theo hướng mở rộng các nhà máy thủy điện lớn đang vận hành; nghiên cứu khả năng xây dựng các nhà máy thủy điện có cột nước thấp.

- Đầu tư các nhà máy nhiệt điện theo công nghệ hiện đại, hiệu quả, tuân thủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Đầu tư các nhà máy nhiệt điện than được giao theo quy hoạch được phê duyệt gắn với đầu tư hạ tầng tiếp nhận than trong nước và nhập khẩu. Nghiên cứu giải pháp trộn than để nâng cao hiệu quả vận hành nhà máy.

- Thực hiện thủ tục để khởi công các dự án nhà máy điện sử dụng khí thiên nhiên được giao giai đoạn sau năm 2020.

- Nghiên cứu, đề xuất các trung tâm phân phối khí hóa lỏng (LNG) để cung cấp nhiên liệu cho phát điện, đồng bộ với tiến độ vận hành và nằm trong khu vực các nhà máy điện sử dụng LNG tại các Trung tâm điện lực theo quy hoạch được phê duyệt để tối ưu hiệu quả đầu tư, quản lý vận hành.

- Nghiên cứu, phát triển các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời,..) tại các khu vực có tiềm năng, phù hợp với năng lực truyền tải của lưới điện, đảm bảo khai thác hiệu quả.

- Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống tích điện tại một số khu vực có nhiều nhà máy điện mặt trời, khu vực hải đảo.

- Phối hợp và tạo điều kiện khuyến khích để thúc đẩy phát triển các dự án điện mặt trời áp mái. Tập trung đầu tư hệ thống điện mặt trời phân tán, có hệ thống tích điện tập trung tại các khu vực khó tiếp cận với lưới điện quốc gia hoặc đầu tư điện lưới không hiệu quả.

b) Đầu tư hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối đồng bộ với phát triển nguồn điện, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương, đảm bảo vận hành an toàn và hiệu quả.

- Phát triển hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối đảm bảo đồng bộ với phát triển nguồn điện, phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực và lộ trình phát triển thị trường điện.

- Các dự án đầu tư phải gắn liền với mục tiêu, kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu thị trường.

- Xây dựng các mạch vòng lưới siêu cao áp xung quanh các vùng trung tâm phụ tải để tăng độ linh hoạt và tin cậy cung cấp điện, ứng dụng các công nghệ trạm GIS, trạm biến áp số, trạm biến áp ngầm, đường dây nhiều mạch,.. để giảm diện tích chiếm đất. Áp dụng đưa thiết bị điều khiển, thiết bị bảo vệ công nghệ mới ở các nhà máy, trạm biến áp đồng bộ với hạ tầng.

- Nghiên cứu áp dụng công nghệ cấp điện áp lớn hơn 500 kV và truyền tải điện một chiều.

- Nâng cao năng lực của hệ thống truyền tải, đảm bảo thông tin liên lạc, điều độ vận hành phục vụ cho phát triển hoàn chỉnh thị trường điện và nhu cầu chất lượng ngày càng cao của các phụ tải.

- Phát triển lưới điện thông minh, chuẩn bị hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để tích hợp các nguồn điện phân tán.

- Áp dụng các giải pháp cấp điện bằng lưới hệ thống, lưới điện độc lập cấp điện không nối lưới trên cơ sở hiệu quả và bền vững, kết hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới và tái tạo.

- Phát triển cân đối cơ cấu chiều dài đường dây theo tương quan thích hợp ở các cấp điện áp; tương quan dung lượng trạm biến áp ở các cấp điện áp cho từng vùng, miền.

c) Đầu tư phát triển nguồn, lưới điện phải chú trọng gắn với sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguồn lực, phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản. Hạn chế tối đa việc sử dụng đất trồng lúa, đất rừng khi đầu tư, xây dựng các công trình lưới điện thông qua các giải pháp về kỹ thuật như nâng chiều cao cột, sử dụng cột đơn thân, sử dụng các biện pháp thi công, vận hành tiên tiến,... Đồng thời chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường.


d) Phối hợp thúc đẩy các dự án điện được đầu tư theo hình thức PPP;

- Tham gia với Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc lập, thẩm định quy hoạch các trung tâm điện lực, lựa chọn công nghệ, nhiên liệu phù hợp trong việc quy hoạch đầu tư các dự án nguồn điện.dựng lưới truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các dự án PPP.

- Tập trung phát triển nguồn điện đã có trong quy hoạch, được giao làm chủ đầu tư đảm bảo tiến độ phát điện để kịp thời bổ sung nguồn cho hệ thống. Theo dõi, đôn đốc các chủ đầu tư dự án PPP thực hiện đúng cam kết, báo cáo kịp thời với Chính phủ, các bộ, ngành trong trường hợp các dự án PPP không đúng tiến độ để kịp thời có giải pháp đảm bảo đủ nguồn điện.

- Kịp thời triển khai hệ thống lưới truyền tải, đáp ứng tiến độ giải tỏa công suất cho các dự án PPP. Phối hợp, đề xuất với Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp đặc biệt đầu tư xây dựng lưới truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các dự án PPP.


đ) Xây dựng và ứng dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại trong đó có hệ thống quản trị rủi ro, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều kiện thực tế của EVN.