Trạm sạc xe điện sử dụng điện mặt trời không kết nối lưới điện

Với xu hướng phát triển nhanh về số lượng phương tiện xe điện hiện nay, thì lượng điện tiêu thụ mới mỗi năm sẽ gia tăng đáng kể. Đòi hỏi cần có giải pháp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để phục vụ cho việc sạc xe điện.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng và phát triển của thị trường xe điện trên thế giới, cũng như Việt Nam ngày càng mạnh mẽ, trở thành xu hướng tất yếu cho cuộc sống xanh, giao thông xanh. Tuy nhiên, việc sử dụng nguồn điện từ nhà máy điện truyền thống như nhiệt điện than, khí để cung cấp cho trạm sạc xe điện thì bản chất vẫn là dùng nhiên liệu hóa thạch, chưa thể đáp ứng triệt để mục tiêu của Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải (Quyết định số: 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022).

Tác động của xe điện đến hệ thống điện Việt Nam. Nguồn: ADB

Công ty cổ phần Giải pháp công nghệ thông minh Focus (www.focussolar.vn) và Năng lượng xanh Eagle Fly (www.solarev.vn) đã, đang hoạt động với mục tiêu phát triển năng lượng xanh tại Việt Nam, là đơn vị đầu tiên đã đầu tư trạm sạc nhanh DC công suất lớn sử dụng nguồn điện mặt trời mái nhà để phục vụ cho việc sạc xe điện mà không cần đến nguồn điện lưới.

Hệ thống trạm sạc SolarEV sử dụng pin lưu trữ LiFePo4 và các thiết bị chuyển đổi công suất lớn (hệ thống lưu trữ từ 100kWh đến 2MWh, trụ sạc nhanh DC 60kW đến 250kW), hoạt động độc lập hoàn toàn không đấu nối lưới điện, sẽ không gây ảnh hưởng đến các vấn đề kỹ thuật như: dao động công suất, tần số, điện áp; quá tải ở các đoạn dây gần cuối phát tuyến; quá áp dọc đường dây phân phối; mất cân bằng pha; giảm hiệu suất máy biến áp trung gian; hài điện áp và dòng điện tại chỗ kết nối…

Trạm sạc xe điện sử dụng điện mặt trời không kết nối lưới điện. Nguồn: Focus solar&Eagle Fly

Hệ thống trạm sạc thông minh sử dụng điện mặt trời với không gian đậu xe được che mát bởi mái che solar PV không chỉ phục vụ cho việc sạc xe mà còn cung cấp các tiện ích trong khi chờ sạc xe như: dịch vụ chăm sóc xe, dịch vụ giải khát, phòng chờ VIP, giới thiệu quà lưu niệm và đặc sản địa phương, tạo thu nhập cho đồng bào, kết nối du lịch bằng xe điện tìm hiểu văn hóa bản sắc vùng cao, vùng biển, trồng vườn cây ăn trái kết hợp bán chứng chỉ cacbon…. Các trạm sạc đã thực hiện cho những khách hàng lớn như: Lado Taxi, Atlas Copco, Trạm dừng chân Đăk Nông, Đăk Lăk và đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới hạ tầng trạm sạc xe điện sử dụng năng lượng mặt trời tại Việt Nam.

Trạm sạc lắp đặt tại Công ty Atlas Copco. Nguồn: Focus solar&Eagle Fly

Với nguyên lý độc lập, có lưu trữ và không kết nối lưới điện, cần có các giải pháp để tối ưu hóa hiệu suất thông qua các cải tiến ở việc lắp đặt cũng như lựa chọn chủng loại tấm quang điện, như thiết kế hệ tracking (tự xoay theo hướng bức xạ) và tấm quang điện 02 mặt để tăng lượng hấp thụ bức xạ thêm từ 20%-50%.


  • 02/10/2023 04:59
  • Nguyễn Hữu Khoa
  • 4140