Tiếp cận điện năng ở TP.HCM: Chi phí 0 đồng

11:02, 14/08/2017

Khách hàng đăng ký mua điện qua lưới điện trung áp có nhu cầu phụ tải 160 kV trở lên chỉ cần thực hiện một thủ tục duy nhất và không mất chi phí... Bước cải tiến mạnh mẽ này của Tổng công ty Điện lực TP. HCM (EVNHCMC) nhằm góp phần nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng.

Nhanh hơn, hiệu quả hơn

Ông Phạm Quốc Bảo - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC cho biết, năm 2017, ngoài việc giải quyết thủ tục cấp điện theo “cơ chế 1 cửa”, Tổng công ty còn phân cấp cho các công ty quyết định đầu tư cấp điện chuyên dùng, từ đó, các đơn vị chủ động đáp ứng nhanh hơn yêu cầu sử dụng điện của khách hàng.

Đặc biệt, với khách hàng sử dụng điện có nhu cầu phụ tải lớn hơn 160 kVA (trừ lĩnh vực bất động sản), EVNHCMC nhận đầu tư trạm biến áp (TBA) chuyên dùng. Khách hàng chỉ cần thực hiện một thủ tục duy nhất là đăng ký cấp điện. Tổng công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí đầu tư TBA và thực hiện các thủ tục cần thiết với các cơ quan chức năng. Tổng thời gian thực hiện không vượt quá 13 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đề nghị của khách hàng đến khi hoàn tất nghiệm thu, đóng điện công trình. Trong khi đó, theo khảo sát của WB năm 2016, thời gian thực hiện trung bình trên toàn quốc là 46 ngày.

Trường hợp tự đầu tư TBA, khách hàng chỉ cần thực hiện 2 thủ tục là đăng ký cung cấp điện với công ty điện lực và thỏa thuận hướng tuyến, cấp phép thi công với Sở Giao thông - Vận tải (GTVT). Thời gian giải quyết các thủ tục không quá 8 ngày làm việc, trong đó ngành Điện không quá 3 ngày và các cơ quan quản lý Nhà nước không quá 5 ngày.

Trong quá trình thi công xây dựng TBA, thay vì chờ kế hoạch cắt điện, EVNHCMC ưu tiên áp dụng biện pháp thi công live-line cho việc đấu nối cấp điện, rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng.

Tại buổi làm việc với Tổ công tác của Chính phủ vào cuối tháng 6 vừa qua, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành cho biết, chủ trương nhận đầu tư TBA cho khách hàng của EVNHCMC đã giúp khách hàng tiết kiệm chi phí đầu tư hiệu quả. Và việc thực hiện miễn phí trong tiếp cận điện năng có rất ít nước thực hiện được.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Tổng công ty đã cấp điện cho 452 TBA chuyên dùng, với thời gian giải quyết bình quân các thủ tục của điện lực là 4,8 ngày (thấp hơn 0,2 ngày so với quy định của EVN). Trong đó, có 232 khách hàng được Tổng công ty đầu tư TBA với thời gian giải quyết bình quân là 7,21 ngày. 

EVNHCMC đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng hiệu quả

Đổi mới thủ tục hành chính

Không chỉ chủ động rút ngắn thời gian cũng như thủ tục thuộc lĩnh vực của ngành Điện, EVNHCMC còn chủ động phối hợp với các sở/ngành của Thành phố đề xuất các giải pháp đổi mới thủ tục hành chính trong tiếp cận điện năng.  

Cụ thể, Tổng công ty đã phối hợp Sở Công Thương và Sở GTVT ký Thỏa thuận liên ngành về việc rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ xây dựng công trình TBA chuyên dùng. Theo đó, đề xuất Sở Công Thương bỏ thủ tục thực hiện thỏa thuận phù hợp quy hoạch, chỉ bổ sung quy hoạch các công trình có tổng công suất trên 2.000 kVA chưa có trong quy hoạch được duyệt với thời gian tối đa 05 ngày, rút ngắn 5 ngày so với trước đây.

Đồng thời, Tổng công ty cũng đề xuất Sở GTVT bãi bỏ thủ tục chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công đối với công trình trung thế nổi có quy mô lắp đặt dưới 2 khoảng trụ. Riêng công trình trung thế ngầm và trung thế nổi có quy mô lắp đặt mới từ 2 trụ điện trở lên, thực hiện song song việc chấp thuận xây dựng công trình và cấp phép thi công với thời gian giải quyết không quá 5 ngày làm việc, rút ngắn 15 ngày so với trước.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, EVNHCMC đang giảm chi phí đầu tư cho khách hàng và cải thiện chỉ số tiếp cận điện năng hiệu quả. Tuy nhiên, ông Phạm Quốc Bảo cho biết, theo Luật Bảo vệ môi trường, khi thi công các công trình điện chuyên dùng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và phải được UBND quận/huyện xác nhận trong vòng 10 ngày trước khi thực hiện các bước tiếp theo. Với số lượng hàng trăm công trình phải đầu tư hàng năm, quy định này làm ảnh hưởng nhiều đến thời gian thực hiện và tăng số thủ tục tại đơn vị điện lực. 

Ông Phạm Quốc Bảo cho biết: “Hiện nay, EVN đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị Bộ Tài nguyên - Môi trường xem xét không áp dụng thủ tục này đối với các công trình điện chuyên dùng, bởi thực tế, các công trình quy mô nhỏ không làm phát sinh các vấn đề ô nhiễm”.  

Anh Văn Hữu Thái - Quản lý Cơ sở Ngọc Lan (chuyên sản xuất đá viên tại phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh):

“Phong cách phục vụ của ngành Điện hiện nay rất chuyên nghiệp. Tháng 2/2017, để mở rộng sản xuất kinh doanh, chúng tôi có nhu cầu lắp đặt thêm một TBA 250 kVA. Không mất nhiều thời gian như trước đây, tôi chỉ cần làm thủ tục đăng kí cấp điện, ngành Điện thực hiện từ A đến Z. Đáng nói, thủ tục đăng ký hoàn toàn miễn phí. Và chỉ chưa đầy một tuần kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ sở đã được cấp điện, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh”. 

Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2017 (Doing Business 2017) của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam năm 2016:

- Tăng 9 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2015 

- Số thủ tục: 5  

- Thời gian thực hiện: 46 ngày (trong đó thời gian thực hiện các công việc của Điện lực là 11 ngày). 


Theo TCĐL chuyên đề Quản lý & Hội nhập

Share

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Ngày 23/6, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Emerson Automation Solutions – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Emerson (Hoa Kỳ) tới trao đổi về các định hướng hợp tác và giải pháp công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.


2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.