Nhà máy xi măng Long Sơn tiết kiệm gần 400 tỷ đồng mỗi năm nhờ hệ thống thu hồi nhiệt dư

10:23, 13/09/2023

Việc lắp đặt hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện giúp Nhà máy xi măng Long Sơn sản xuất được 260 triệu kWh điện/năm. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Ước tính, mỗi năm, đơn vị đã tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng từ hệ thống thu hồi nhiệt dư.

Công ty Cổ phần Xi măng Long Sơn có công suất 10,5 triệu tấn/năm là đơn vị cung cấp ra thị trường lượng xi măng lớn không chỉ trong nước mà cả thị trường quốc tế. Trong quá trình xây dựng, Xi măng Long Sơn đã lựa chọn dây chuyền thiết bị, công nghệ của các hãng nổi tiếng của các nước trên thế giới như: Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Thụy Sĩ... Phòng điều khiển trung tâm điều hành toàn bộ nhà máy, từ nguyên liệu đầu vào, số lượng và chất lượng của sản phẩm.

Trong nhà máy sản xuất xi măng, năng lượng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất. Việc đưa ra nhiều giải pháp cắt giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu đầu vào giúp giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm và phát triển bền vững luôn được Nhà máy xi măng Long Sơn chú trọng.

Hệ thống máy nghiền công nghệ CHLB Đức tại Nhà máy xi măng Long Sơn.

Ông Trương Văn Lợi, Giám đốc sản xuất Nhà máy xi măng Long Sơn cho biết: Là một trong những khách hàng tiêu thụ điện lớn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Nhà máy xi măng Long Sơn có mức tiêu thụ sản lượng điện hơn 600 triệu kWh/năm, tương đương gần 1.000 tỷ đồng/năm. Do đó, việc tiết kiệm điện luôn được nhà máy đặt lên hàng đầu và là một trong những mục tiêu cốt lõi.

Trong quá trình sản xuất clinker sẽ phát sinh nhiệt, gọi là nhiệt dư. Nếu nhiệt dư này không có hệ thống thu hồi để tận dụng phát điện thì nó sẽ phát tán ra môi trường, gây nhiễm và làm cho không khí nóng lên. Chính vì vậy, những năm gần đây, Nhà máy xi măng Long Sơn đã tận dụng nguồn nhiệt dư để phát điện, trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất của đơn vị, hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần giảm tải cho ngành Điện.

Cụ thể, Nhà máy xi măng Long Sơn đã lắp đặt đồng bộ hệ thống thu hồi nhiệt dư như: Hệ thống SP thu nhiệt ở phía sau của tháp trao đổi nhiệt, hệ thống AQC thu tiếp thu nhiệt từ phía lò nung clinker và làm nguội clinker… để phát điện. Nhờ hệ thống thu hồi nhiệt dư này mà mỗi năm, nhà máy đã tự sản xuất được 260 triệu kWh điện. Lượng điện này, nhà máy cho hòa vào trạm cấp điện 110kV, sau đó cấp trở lại cho nhà máy. Lượng điện tự sản xuất ra đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng điện của nhà máy. Ước tính, mỗi năm, đơn vị đã tiết kiệm được gần 400 tỷ đồng từ hệ thống thu hồi nhiệt dư.

"Chúng tôi đang đầu tư hệ thống thu hồi nhiệt dư để phát điện với công suất là 35MW. Thời gian tới, chúng tôi đang nghiên cứu giải pháp liên quan đến dự án cải tạo để tiết kiệm nhiệt ở trên hệ thống lò nung, đưa ra phương án giảm clinker… Dự kiến, nếu sử dụng các phương án này, mỗi năm, mỗi lò chúng tôi tiết kiệm được hơn 100 tỷ từ tiết kiệm nhiệt" - ông Trương Văn Lợi cho biết.

Ngoài ra, Xi măng Long Sơn cũng đã trang bị các thiết bị tiên tiến để giảm điện năng, đơn cử như: Lắp đặt và thay thế hệ thống ánh sáng bằng đèn tiết kiệm điện; thiết kế lắp đặt biến tần điều khiển vào các máy có thể tiết kiệm được; thiết kế, viết chương trình điều khiển hệ thống van xả nước tự động cho các bình tích áp trạm nén khí; chỉnh sửa chương trình các lọc bụi túi đóng mở các khoang hợp lý để tiết kiệm tốt nhất…

Hiện nay, cùng với sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, Xi măng Long Sơn tiếp tục cải tiến để tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức trong đội ngũ cán bộ, công nhân viên để họ chủ động tiết kiệm điện trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Việc thu hồi và sử dụng nhiệt dư để phát điện là một giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, giảm giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giải pháp này còn góp phần giảm tải áp lực điều độ hệ thống điện lưới quốc gia, nhất là những tháng nắng nóng cao điểm.

 


Anh Thư

Share

Bộ đội chung sức thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ đội chung sức thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 đang góp sức để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Dưới đây là chùm ảnh được evn.com.vn thực hiện ngày 8/7 tại tỉnh Lào Cai, về cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 tham gia hỗ trợ thi công trên công trường năng lượng trọng điểm của đất nước.


Bộ đội chung sức thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Bộ đội chung sức thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Cán bộ, chiến sĩ Quân khu 2 đang góp sức để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên. Dưới đây là chùm ảnh được evn.com.vn thực hiện ngày 8/7 tại tỉnh Lào Cai, về cán bộ, chiến sĩ thuộc Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, Quân khu 2 tham gia hỗ trợ thi công trên công trường năng lượng trọng điểm của đất nước.


Hoàn thành nghiệm thu xuất xưởng máy biến áp 70MVA – 132/33kV cho thị trường Australia

Hoàn thành nghiệm thu xuất xưởng máy biến áp 70MVA – 132/33kV cho thị trường Australia

18 hạng mục thử nghiệm được thông qua dựa trên tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt và yêu cầu riêng của điện lực nước này, đặc biệt về độ an toàn, khả năng chịu sét và vận hành trong môi trường nhiệt độ cao.


EVNSPC tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025

EVNSPC tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025

Ngày 8/7, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; Hội nghị sơ kết công tác Đảng và sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, mục tiêu nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.


Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 7 năm 2025

Tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2025; mục tiêu, nhiệm vụ công tác tháng 7 năm 2025

Trong tháng 6 năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.