Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng

22:00, 19/02/2021

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 10/2021/NĐ-CP (ngày 9/2/2021) về quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (dự án PPP).

Ảnh minh họa

Nghị định nêu rõ việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 132 Luật Xây dựng và khoản 50 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, phù hợp với từng nguồn vốn để đầu tư xây dựng, hình thức đầu tư, phương thức thực hiện, kế hoạch thực hiện của dự án và quy định của pháp luật liên quan.

Nhà nước ban hành, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; quy định các công cụ cần thiết để chủ đầu tư và các chủ thể có liên quan áp dụng, tham khảo trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, gồm: định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, xuất vốn đầu tư xây dựng, chỉ số giá xây dựng; giá vật liệu xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng;...

Các dự án, công trình xây dựng đặc thù áp dụng các quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các cơ chế đặc thù theo quy định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Các dự án, công trình xây dựng phục vụ quốc phòng, an ninh, thẩm quyền, trình tự thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thẩm quyền, trình tự thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng trong thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Dự án, công trình xây dựng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia áp dụng nguyên tắc, phương pháp xác định chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan phù hợp với đặc thù về tính chất và điều kiện thực hiện công trình thuộc Chương trình.

Chi tiết Nghị định có file đính kèm.


Minh Ngọc

Share

Cảnh báo Fanpage "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" giả mạo thương hiệu, logo EVN và EVNPECC4

Cảnh báo Fanpage "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" giả mạo thương hiệu, logo EVN và EVNPECC4

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định trang Fanpage có tên "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" (như ảnh dưới) đang sử dụng trái phép thương hiệu EVN. Đồng thời, trang Fanpage này cũng sử dụng trái phép logo, banner Giải chạy bộ/đi bộ online năm 2025 do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4 - đơn vị trong EVN) phát động. Vì vậy, EVN cảnh báo người dân hãy cảnh giác trước những thông tin này để tránh bị trục lợi.


Sau điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, khách hàng sẽ trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?

Sau điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, khách hàng sẽ trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?

Mức điều chỉnh tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành đã được EVN tính toán kỹ lưỡng với tinh thần hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, phù hợp với tình hình thực tiễn.


Điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ tiền điện

Điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ tiền điện

Tại buổi trao đổi thông tin liên quan công tác điều hành đảm bảo điện, chiều 09/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm rõ các thông tin về mức điều chỉnh và tác động của việc điều chỉnh giá điện đến từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện.