Ngày 10/2: Thành phố Hà Nội sẽ hoàn thành lấy nước đổ ải

18:00, 06/02/2020

Sáng 6/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đã đi kiểm tra công tác lấy nước tại trạm bơm Phù Sa (thị xã Sơn Tây) và trạm bơm Vĩnh Phúc (huyện Quốc Oai). Hiện, TP Hà Nội đang là địa phương có tỷ lệ lấy nước đổ ải phục vụ gieo cấy chậm nhất trong khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Tham gia đoàn công tác còn có ông Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng giám đốc EVN và lãnh đạo Tổng cục Thủy lợi.

Mới đạt 72% diện tích gieo cấy

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội - ông Chu Phú Mỹ cho biết, để bảo đảm công tác đổ ải vụ xuân của các địa phương ở hạ du, thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT và Thành phố, các công ty thủy lợi đã tiến hành lắp đặt 274 trạm bơm dã chiến; tổ chức nạo vét cửa khẩu lấy nước, kênh mương với tổng khối lượng khoảng 450.000m3 bùn, đất.

Tính đến 7h ngày 5/2/2020, tổng diện tích có nước đổ ải vụ xuân 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội là gần 65.000ha, đạt 72% (thời điểm này của các năm chỉ đạt 40%). Diện tích đã cấy đạt 16.052ha, bằng 17,85% kế hoạch. Diện tích gieo trồng cây rau màu vụ xuân đạt hơn 9.000ha, bằng 39,8% kế hoạch.

Ông Mỹ cho biết thêm: Hai “điểm nóng” thường xuyên chậm tiến độ lấy nước nằm trong vùng phục vụ của trạm bơm Phù Sa (Sơn Tây) và trạm bơm Thanh Điềm (Mê Linh) đã chủ động lắp đặt các trạm bơm dã chiến, có thể vận hành trong điều kiện mực nước thấp. Với tiến độ lấy nước như hiện nay, dự kiến đến ngày 10/2, Thành phố cơ bản lấy đủ nước để gieo cấy.

Ông Chu Phú Mỹ cho biết, hiện lịch gieo cấy của Hà Nội vẫn chậm hơn so với lịch thời vụ các địa phương trong vùng khoảng 1 tuần. Từ vụ Đông Xuân tới, Thành phố sẽ điều chỉnh lịch thời vụ sớm lên để đồng bộ với các lịch của khu vực. 

Tại buổi kiểm tra, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, hiện tại, diện tích đủ nước bình quân tại 12 tỉnh, thành vùng Trung du và Đồng bằng Bắc bộ đạt 92%. Trong đó, nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành lấy nước đổ ải, chỉ còn Hà Nội hiện nay mới đạt 72% và một phần nhỏ của Nam Định. Chính vì vậy chính quyền thành phố cần quyết liệt để vận động bà con xuống đồng làm ruộng nhằm tiết kiệm nguồn nước xả từ các hồ chứa thủy điện.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Xem xét rút ngắn thời gian xả nước đợt 2

Tại buổi làm việc, Thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ NN&PTNT rút ngắn 3 ngày lấy nước đợt 2 và bổ sung từ 1 – 2 ngày lấy nước đợt 3 để đảm bảo bơm nước cho một số vùng có truyền thống cấy lúa muộn.

Ông Ngô Sơn Hải – Phó Tổng giám đốc EVN cho biết, như mọi năm, kết thúc 3 đợt xả nước tăng cường thì diện tích đủ nước bình quân tại các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đạt trên 90%, sau đó các nhà máy thủy điện phát điện bình thường để địa phương chủ động cấp nước cho các diện tích gieo cấy còn lại.

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải phát biểu tại buổi làm việc

“Do khô hạn từ năm 2019 đến nay, nên các hồ chứa thủy điện đang thiếu nước nghiêm trọng. Trong khi đó các NMTĐ thực hiện đa mục tiêu gồm phát điện; cấp nước sinh hoạt, cấp nước sản xuất cho hạ du. Vì vậy, EVN kiến nghị kết thúc đợt 2 lấy nước đổ ải sớm hơn”, ông Ngô Sơn Hải cho hay. 

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đánh gia cao EVN trong thời gian qua khi duy trì lượng xả theo đúng yêu cầu của Bộ NN&PTNT để các địa phương có thể lấy được nước và đồng tình với kiến nghị của EVN về việc rút ngắn thời gian xả nước đợt 2.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT cam kết sẽ đầu tư xây dựng mới trạm bơm Phù Sa 2 trong giai đoạn đầu tư công trung hạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, TP Hà Nội cũng cần dành nguồn vốn để sớm đầu tư xây dựng trạm bơm Ấp Bắc và Liên Mạc, vì đây là những công trình thủy lợi rất quan trọng của TP. 

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải ghi nhận sự tích cực, chủ động trong công tác triển khai sản xuất vụ Xuân của ngành nông nghiệp ở Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh nguồn nước sông Hồng bị hạ thấp hơn mọi năm. Nhờ vậy, kết quả sản xuất vụ Xuân đã cao hơn năm ngoái với 100% diện tích mạ được gieo cấy và tỷ lệ đổ ải đạt gần 72%.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, trước mắt, các cấp, các ngành tập trung chỉ đạo sản xuất vụ Xuân bảo đảm đúng khung thời vụ. Tất cả các huyện, các xã phải chuẩn bị thật tốt để động viên nông dân xuống giống kịp thời vụ. Các đơn vị thủy lợi thực hiện tốt việc cấp nước, phù hợp với thời điểm xuống giống. 

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, TP Hà Nội đã kiến nghị với Bộ NN&PTNT và EVN rút ngắn thời gian xả nước đợt 2 để tiết kiệm nguồn nước và khớp với khung thời vụ. Do vậy, các đơn vị, các huyện phải bám sát kế hoạch để chủ động triển khai lấy nước gieo cấy vụ Xuân đảm bảo hiệu quả và phấn đấu hoàn thành theo đúng kế hoạch.


Lê Việt

Share

Tái diễn tình trạng mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo

Tái diễn tình trạng mạo danh nhân viên điện lực để lừa đảo

Thời gian gần đây, tình trạng các đối tượng xấu mạo danh cán bộ điện lực để lừa đảo người dân tăng đột biến.


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN ngày 14/02/2025 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị điện dùng cho lắp đặt điện trong gia đình và hệ thống lắp đặt tương tự” (QCVN 25:2025/BKHCN).


Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng: Sẵn sàng cấp điện mùa khô

Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng: Sẵn sàng cấp điện mùa khô

Để chuẩn bị cung ứng đủ điện cho mùa khô 2025 đang đến gần, Công ty CP Nhiệt điện Hải Phòng đã triển khai rất nhiều giải pháp.


Giải chạy online hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 vẫn đang 'rộng cửa' với các vận động viên

Giải chạy online hưởng ứng Giờ Trái đất 2025 vẫn đang 'rộng cửa' với các vận động viên

Vận động viên vẫn có thể tiếp tục đăng ký và gia nhập đường đua trực tuyến "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" đến hết ngày 31/3/2025.


Nhiều điểm mới tại Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Nhiều điểm mới tại Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong hai bộ luật này không chỉ giúp tăng cường vai trò của tổ chức Công đoàn mà còn góp phần bảo đảm quyền lợi của người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống và an sinh xã hội - Đây là một trong những thông tin từ Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 do Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) tổ chức vào ngày 13/3, tại Hà Nội.