EVN tổ chức hội thảo chuyên đề về chương trình quá độ điện từ (EMTP)

12:30, 12/09/2024

Ngày 12/9, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức hội thảo chuyên đề về áp dụng chương trình tính toán quá độ điện từ (EMTP) trong hệ thống điện có tỉ trọng năng lượng tái tạo cao. Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến do Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải chủ trì.

Tham dự cuộc họp có GS. Trần Quốc Tuấn, Đại học Paris-Saclay; GS. Jean Mahseredjian, Đại học Bách khoa Montreal, thành viên Fellow của Hội Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE).

Cùng dự có đại diện của Viện Năng lượng; Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), các ban chuyên môn EVN, 9 Tổng công ty và 4 CTCP Tư vấn Xây dựng điện trong EVN.

Ngoài ra còn có sự tham dự của đại diện Trường Đại học Điện lực; Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Thủy lợi; Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng; Trường Đại học Bách khoa TP. HCM.

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải phát biểu khai mạc hội thảo

Khai mạc hội thảo, Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải cho biết, tính đến hết năm 2023, tổng công suất đặt nguồn điện toàn hệ thống điện Việt Nam đạt xấp xỉ 80.000MW, trong đó tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) chiếm tới gần 22.000MW, tương đương tỷ trọng 27% toàn hệ thống. Sự phát triển của các nguồn NLTT đặt ra nhiều vấn đề mới đối với hệ thống điện, trong đó có nhu cầu về mô phỏng các nguồn NLTT, các nguồn phân tán; tính toán các bài toán quá độ điện từ như quá độ điện áp, ổn định hệ thống, ngắn mạch, bảo vệ hệ thống điện, phân tích sóng hài, hiện tượng cộng hưởng...

Do đó, Phó Tổng giám đốc EVN mong muốn, thông qua cuộc hội thảo, các chuyên gia, những người sáng tạo và phát triển chương trình EMTP - phần mềm giúp các kỹ sư mô phỏng, tính toán các quá trình quá độ điện từ trong hệ thống điện sẽ giúp các đơn vị trong EVN tìm hiểu cặn kẽ các tính năng ưu việt của công cụ này, xem xét đề xuất khả năng áp dụng mở rộng tại đơn vị của mình; hoặc trên cơ sở những tiềm năng từ chương trình EMTP, các đơn vị, các trường có thể đào tạo chuyên sâu hơn về công cụ tính toán này, phục vụ hiệu quả cho vận hành hệ thống điện Việt Nam.

Lãnh đạo EVN cũng mong muốn Giáo sư Trần Quốc Tuấn và GS. Jean Mahseredjian sẽ đem kinh nghiệm quý báu của mình truyền đạt lại cho các cán bộ EVN, các thầy cô giáo của các trường đại học.

Giáo sư Trần Quốc Tuấn thuộc Đại học Paris-Saclay chia sẻ tại Hội thảo.

Chia sẻ tại hội thảo, Giáo sư Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh hội thảo là cơ hội để các chuyên gia trong và ngoài nước trong lĩnh vực năng lượng, tự động hóa được gặp gỡ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời bày tỏ hy vọng sau hội thảo các đơn vị trong EVN sẽ có những tư duy mới, những cách làm phù hợp, hiệu quả khi áp dụng phần mềm EMTP vào thực tế.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe GS. Jean Mahseredjian và Giáo sư Trần Quốc Tuấn giới thiệu về EMTP và các chức năng chuyên sâu của EMTP, hướng dẫn lập mô hình và mô phỏng lưới điện khi có nguồn năng lượng tái tạo cao và các nguồn có inverter tham gia vào lưới, lợi ích của EMTP trong thị trường điện; cách xây dựng và xử lý dữ liệu, các dạng và cách thức tiến hành mô phỏng.

Ngoài các nội dung trao đổi liên quan đến kỹ năng sử dụng phần mềm EMTP, GS Trần Quốc Tuấn cũng chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn của phần mềm trên hệ thống điện Việt Nam và tình hình, xu hướng phát triển của nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới.

Hội thảo chuyên đề về chương trình quá độ điện từ (EMTP) được tổ chức theo hình thực trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Thực tế, khi các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng cao, việc mô phỏng và tính toán hệ thống điện sẽ trở nên ngày càng phức tạp. Phần mềm EMTP (Electromagnetic Transients Programme) là công cụ quan trọng giúp các kỹ sư tính toán quá trình quá độ điện từ và các quá trình siêu quá độ của hệ thống điện, đặc biệt là mô phỏng, tính toán các bài toán liên quan đến nguồn năng lượng tái tạo.


T.Huyền

Share

EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng

EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản số 4325/EVN-KDMBĐ ngày 03/7/2025 gửi các Tổng công ty Điện lực nhằm triển khai thống nhất các dịch vụ chăm sóc khách hàng và đảm bảo thông tin đầy đủ, rộng rãi đến khách hàng về hoá đơn tiền điện tháng 6/2025.


EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng

EVN chỉ đạo các Tổng công ty Điện lực kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc của khách hàng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có văn bản số 4325/EVN-KDMBĐ ngày 03/7/2025 gửi các Tổng công ty Điện lực nhằm triển khai thống nhất các dịch vụ chăm sóc khách hàng và đảm bảo thông tin đầy đủ, rộng rãi đến khách hàng về hoá đơn tiền điện tháng 6/2025.


Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Chủ tịch HĐTV EVN kiểm tra công trường, thăm lực lượng Quân khu 2 đang hỗ trợ thi công

Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên: Chủ tịch HĐTV EVN kiểm tra công trường, thăm lực lượng Quân khu 2 đang hỗ trợ thi công

Sáng 5/7, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An kiểm tra tình hình thi công các vị trí trên tuyến đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên và thăm hỏi lực lượng cán bộ, chiến sỹ Quân khu 2 đang tham gia hỗ trợ dự án tại một số vị trí, trên địa bàn tỉnh Lào Cai.


Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2: Hành trình 40 năm kiến tạo giá trị bền vững

Công ty CP Tư vấn xây dựng Điện 2: Hành trình 40 năm kiến tạo giá trị bền vững

Ngày 4/7/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập Công ty (1/7/1985 - 1/7/2025), đánh dấu một chặng đường phát triển bền vững, không ngừng đổi mới và tiên phong trong lĩnh vực tư vấn xây dựng điện.


Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng

Vào lúc 11 giờ 20 phút sáng ngày 6/7/2025, tại công trường Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Quản lý dự án Điện 1 đã phối hợp với các nhà thầu tổ chức hạ đặt thành công Rotor tổ máy số 1 dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng. Đây là cột mốc tiến độ quan trọng trong quá trình lắp đặt thiết bị và hoàn thiện tổ máy.