Công ty CP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi: Doanh thu giảm, vẫn dồn nước chống hạn

Chưa năm nào các hồ thủy điện do Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) quản lý lại thiếu nước trầm trọng như năm nay. Nhiều khả năng doanh thu của Công ty sẽ giảm, nhưng DHD vẫn ưu tiên cấp nước chống hạn cho Ninh Thuận và Bình Thuận. Ông Đỗ Minh Lộc – Phó tổng giám đốc DHD đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với PV Thế giới điện.

Ông Đỗ Minh Lộc

PV: Hiện nay, tình hình thủy văn tại các hồ thủy điện do DHD quản lý như thế nào, thưa ông? 

Ông Đỗ Minh Lộc: Tính đến đầu tháng 5/2016, lưu lượng nước về hồ Đơn Dương (thuộc Nhà máy Thủy điện Đa Nhim) và hồ Hàm Thuận (thuộc Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi) đã có dấu hiệu khởi sắc, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với TBNN và cùng kỳ năm 2015. 

Cụ thể, lưu lượng nước về hồ Đơn Dương đạt 6,97 m3/s, cùng kỳ năm 2015 đạt 11,26 m3/s, hồ Hàm Thuận là 12,83 m3/s, cùng kỳ năm 2015 đạt 20,07 m3/s. Đến ngày 9/5/2016, mực nước hồ thủy điện Đơn Dương là hơn 1.029 m (thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 12,2 m) và hồ Hàm Thuận đạt 586,84 m (thấp hơn so với mực nước dâng bình thường 18,16 m).

Chưa năm nào các hồ thủy điện do DHD quản lý lại lâm vào tình trạng khô hạn kéo dài và thiếu nước trầm trọng như vậy.

PV: DHD đã làm gì để đảm bảo cấp nước chống hạn cho Ninh Thuận và Bình Thuận, thưa ông?

Ông Đỗ Minh Lộc: Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn) về kế hoạch điều tiết nước từ các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông Cái Phan Rang, sông La Ngà – Lũy và Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai, DHD đã phối hợp với Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia vận hành Nhà máy Thủy điện Đa Nhim và Hàm Thuận - Đa Mi kết hợp cấp nước chống hạn cho 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Cụ thể, từ tháng 1 – 4/2016, Nhà máy Thủy điện Đa Nhim đã cấp nước chống hạn cho tỉnh Ninh Thuận với lưu lượng xả trung bình ngày từ 14 – 16 m3/s. Tổng lượng nước xả khoảng 40 triệu m3/tháng. Trong khi đó, Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Thuận với mức xả trung bình ngày từ 29 – 32 m3/s. Trung bình hàng tháng, Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi đã cấp cho tỉnh Bình Thuận từ 77 – 84 triệu m3 nước.

PV: Như vậy, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Công ty có phải điều chỉnh không, thưa ông?

Ông Đỗ Minh Lộc: Trong điều kiện như vậy, theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, DHD đã ưu tiên cấp nước chống hạn, sau đó là nhiệm vụ phát điện. Vì vậy, từ ngày 06/10/2015 đến nay, Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi chỉ tham gia bán điện gián tiếp trên thị trường phát điện cạnh tranh. Nhiều khả năng, năm 2016, DHD sẽ giảm doanh thu khá lớn so với các năm trước. 

Tính đến ngày 9/5/2016, Công ty mới sản xuất được hơn 698,5 triệu kWh, bằng 29,72% kế hoạch. Thời gian tới, nếu tình hình thủy văn tiếp tục không được cải thiện, DHD rất khó hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016.

Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận ưu tiên cấp nước cho tỉnh Bình Thuận

PV: Vậy, DHD có giải pháp nào vừa đảm bảo cấp nước chống hạn vừa hoàn thành kế hoạch phát điện, thưa ông?

Ông Đỗ Minh Lộc: Theo dự báo, tình hình khô hạn sẽ tiếp tục kéo dài trên diện rộng đến hết mùa khô năm 2016, lưu lượng nước về các sông chính khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên tiếp tục giảm. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn phải đối mặt với tình hình thiếu nước trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của người dân. Vì vậy, hàng tuần, hàng tháng, DHD sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT hai tỉnh này và các đơn vị liên quan để thống nhất kế hoạch vận hành điều tiết nước các hồ Đơn Dương, Hàm Thuận phù hợp với tình hình thủy văn thực tế. 

Những năm trước đây, nhu cầu cấp nước cho hạ du chỉ đến tháng 6 hoặc tháng 7. Năm nay, có thể kéo dài đến hết tháng 8. Theo đó, kế hoạch đại tu, trung tu các tổ máy và thiết bị chính của Công ty CP Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi sẽ được chuyển sang đầu mùa mưa, khi nhu cầu cấp nước hạ du giảm. Việc chào giá bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh cũng được xây dựng theo hướng ưu tiên đảm bảo cung cấp nước cho hạ du. 

PV: Xin cảm ơn ông! 

Tổng hợp kết quả cấp nước cho hạ du: :

Nhà máy Thủy điện Đa Nhim (cấp nước hạ du tỉnh Ninh Thuận):

 

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5 (kế hoạch)

Kế hoạch cấp nước TB ngày (m3/s)

Từ 14 - 16

15

  1.  

Thực hiện (m3/s)

16,64

13,70

16,49

  1.  

16

Tổng lượng nước cung cấp (triệu m3)

44,57

34,33

44,17

41,79

42,85

 

Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi (cấp nước hạ du tỉnh Bình Thuận):

 

Tháng 12/2015

Tháng 1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5 (kế hoạch)

Kế hoạch cấp nước TB ngày (m3/s)

25

32

30

32

  1.  

Thực hiện (m3/s)

30,47

29,10

30,96

31,39

  1.  
  1.  

Tổng lượng nước cung cấp (triệu m3)

81,62

77,94

77,57

84,07

83,41

88,38

 

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận, tính đến ngày 6/5/2016, tại Ninh Thuận:
- Lượng nước tích trữ trong các hệ thống công trình thủy lợi chỉ còn: Khoảng 37 triệu m3, đạt khoảng 18% dung tích thiết kế.
- Hơn 131.000 người thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 
 


 


  • 29/05/2016 05:20
  • Theo TCĐL Chuyên đề Thế giới điện
  • 8401