Chính sách giá mới cho điện mặt trời áp mái: Có còn hấp dẫn?

16:32, 10/05/2020

Với giá điện mặt trời áp mái 8,38 Uscent/kWh (khoảng 1.943 đồng), giảm hơn so với mức giá cũ (9,35 Uscent), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 04 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành liệu có thúc đẩy điện mặt trời áp mái tiếp tục phát triển?
Giá điện mặt trời áp mái theo Quyết định 13/QĐ-TTg vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư

Giá điện mặt trời áp mái vẫn được ưu đãi

Tính đến tháng 3/2020, cả nước đã có hơn 24.300 công trình điện mặt trời áp mái với tổng công suất là 465,8 MWp. Theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định giá mua điện mặt trời áp mái cao hơn các loại hình điện mặt trời khác cho thấy Chính phủ quan tâm và ưu đãi phát triển điện mặt trời áp mái. Bên cạnh ưu đãi về giá mua điện, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ còn quy định hợp đồng mua bán điện có thời hạn 20 năm kể từ ngày đưa hệ thống vào vận hành, tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Đây sẽ là động lực hỗ trợ điện mặt trời áp mái, tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Văn Nam (Phan Rang, Ninh Thuận) cho biết, gia đình ông dự kiến đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái tại nhà hàng ven biển. Tuy nhiên, thời gian qua, gia đình ông còn phân vân, chờ giá mới. Giá mới được ban hành không giảm nhiều so với giá cũ, trong khi giá vật tư, thiết bị giảm mạnh so với trước đây, gia đình ông quyết định đầu tư lắp đặt công trình với công suất khoảng 100 kWp. Ông Nam dự kiến sẽ thu hồi vốn trong vòng 4-5 năm.

Chỉ còn 8 tháng “chạy đua”...

Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Chính phủ áp dụng cho hệ thống điện mặt trời mái có thời điểm vận hành phát điện và xác nhận chỉ số công tơ từ ngày 1/7/2019 đến 31/12/2020. Như vậy, với những dự án chưa đi vào vận hành, chỉ còn khoảng 8 tháng để đầu tư, lắp đặt và đưa vào vận hành, dự án mới được hưởng mức giá ưu đãi. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ đối với người dân, doanh nghiệp. 

Theo bà Trần Hương Thảo - Trưởng đại diện Chi nhánh Công ty Năng lượng Mặt trời Bách Khoa - Solar BK khu vực miền Bắc, thời gian để các công trình điện mặt trời áp mái được hưởng chế độ theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg còn lại không nhiều. Vì vậy, những dự án điện mặt trời áp mái công suất lớn, lắp đặt tại các nhà xưởng, khu công nghiệp… sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa kể, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, việc lắp đặt thiết bị, nhập khẩu vật tư cũng bị ảnh hưởng do  nhiều nước thực hiện phong tỏa biên giới. Vì vậy, khách hàng cần triển khai lắp đặt sớm để được hưởng ưu đãi theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.

Để hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái, nhất là tại các địa phương có tiềm năng, thời gian tới, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị sẽ phối hợp với chính quyền các địa phương liên quan, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ dân và doanh nghiệp lắp đặt điện mặt trời áp mái, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở có diện tích mái lớn. Các Tổng công ty Điện lực luôn đồng hành, hỗ trợ khách hàng bằng những việc làm cụ thể như, đơn giản hóa các thủ tục, kiểm tra điều kiện nối lưới, lắp đồng hồ 2 chiều và ký kết hợp đồng mua bán điện mặt trời ngay khi có yêu cầu. Ngoài ra, EVN còn vận động CBCNV lắp đặt điện mặt trời áp mái, giúp khách hàng thấy rõ những lợi ích thiết thực của loại hình này.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, để phát huy thế mạnh của điện mặt trời, đề nghị Nhà nước nghiên cứu, đưa việc lắp đặt điện mặt trời áp mái thành yêu cầu bắt buộc đối với các công trình xây mới của cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị thụ hưởng ngân sách Nhà nước... Đồng thời, đề xuất các chương trình hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời áp mái tương tự như chương trình hỗ trợ cho khách hàng lắp đặt bình nước nóng NLMT đã triển khai rất hiệu quả trong những năm trước đây.


Theo TCĐL Chuyên đề Quản lý & Hội nhập

Share

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện Tết Ất Tỵ và chúc Tết cán bộ công nhân viên EVN

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện Tết Ất Tỵ và chúc Tết cán bộ công nhân viên EVN

Ngày 25/1 (tức ngày 26 tháng Chạp), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng đoàn công tác đã kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện Tết Ất tỵ và thăm hỏi, chúc tết cán bộ, người lao động Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).


Điện lưới quốc gia đến thôn cuối cùng của tỉnh Lào Cai ngay trước Tết Ất Tỵ

Điện lưới quốc gia đến thôn cuối cùng của tỉnh Lào Cai ngay trước Tết Ất Tỵ

Ngày 23/1, Công ty Điện lực Lào Cai phối hợp đóng điện, cấp điện lưới quốc gia đến thôn Lếch Mông (xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai), đánh dấu cột mốc toàn bộ các thôn bản trong tỉnh đều đã có điện lưới quốc gia.


Nên và không nên ngắt các thiết bị điện nào khi vắng nhà dịp Tết Nguyên đán?

Nên và không nên ngắt các thiết bị điện nào khi vắng nhà dịp Tết Nguyên đán?

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ kéo dài 9 ngày, nhiều người đã có kế hoạch về quê ăn Tết, du lịch đón Xuân… Khi bạn vắng nhà, thiết bị nào cần ngắt điện, thiết bị nào nên bật? Hãy xem ngay infographic dưới đây để đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện cho gia đình, yên tâm đón Tết trọn vẹn.


EVNHANOI sẵn sàng cung cấp điện ổn định, an toàn trong dịp Tết Nguyên đán 2025

EVNHANOI sẵn sàng cung cấp điện ổn định, an toàn trong dịp Tết Nguyên đán 2025

Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) và các đơn vị thành viên đã chuẩn bị đầy đủ phương án để đảm bảo điện an toàn, liên tục, ổn định, chất lượng cho toàn địa bàn Thủ đô trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Ghi nhận của evn.com.vn tại một số đơn vị của EVNHANOI, ngày 23/1.


Tổ chức Tết trồng cây nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

Tổ chức Tết trồng cây nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

Công đoàn Điện lực Việt Nam vừa ban hành văn bản số 33/CĐĐVN-TGNC ngày 23/01/2025 về việc tổ chức “Tết trồng cây - Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025.