Những 'nhà máy điện' trên ban công ở châu Âu

00:14, 23/12/2024

Tấm quang điện lắp đặt ở ban công có thể giúp người dân các nước như châu Âu tiết kiệm 30% tiền điện và ưu việt hơn điện mái nhà.

Tại Đức, các tấm quang điện được lắp ở khoảng 1,5 triệu ban công, phổ biến tới mức được đặt tên là Balkonkraftwer (nhà máy điện ban công). Các nhà sản xuất cho hay việc lắp vài tấm quang điện công suất 300 watt sẽ giúp một hộ gia đình tiết kiệm 30% tiền điện mỗi tháng.

Với chi phí đầu tư 400-800 euro (415-830 USD), chưa tính phí lắp đặt, các "nhà máy điện ban công" này sẽ hoàn vốn trong 6 năm.

Ở Tây Ban Nha, nơi 2/3 dân số sống trong căn hộ chung cư có ban công và việc lắp tấm quang điện trên mái nhà cần được đa số dân cư trong tòa nhà đồng ý, phương án lắp quang điện ở ban công có lợi thế hơn hẳn.

Tấm quang điện lắp tại ban công căn hộ ở Tây Ban Nha. Ảnh: Guardian

Người dân có thể tự lắp đặt tấm quang điện ở ban công mà không cần xin phép người khác nếu ban quản lý tòa nhà hoặc chính quyền địa phương không cấm, hay nhà không nằm ở khu vực phố cổ. Ngoài ra, với công suất phát điện dưới 800 watt, họ không cần mất 100-400 euro (103-415 USD) xin giấy chứng nhận an toàn.

"Cái hay của điện mặt trời ban công là nhỏ gọn, giá thành rẻ, điện hòa lưới trực tiếp thông qua bộ chuyển đổi nên không mất chi phí lắp đặt", Santiago Vernetta, CEO của Tornasol Energy, một trong những nhà cung cấp tấm quang điện lớn của Tây Ban Nha, nói.

Bà cho hay giá thành tấm quang điện liên tục giảm, nên chi phí lắp đặt thường cao hơn giá mua thiết bị.

Tương tự các hệ thống điện mặt trời khác, điện mặt trời ban công chỉ hoạt động vào ban ngày và nếu muốn dùng ban đêm, phải tốn thêm ít nhất 1.000 euro (1.038 USD) để mua ắc quy.

Theo Vernetta, tổng diện tích bề mặt thẳng đứng của đô thị lớn hơn nhiều so với diện tích mái nhà và tại Tây Ban Nha, tấm quang điện ở ban công được nắng chiếu nhiều hơn so với trên mái nhà vào mùa đông.

Một số thành phố như thủ đô Helsinki của Phần Lan đang thử nghiệm ốp tấm quang năng vào bề mặt các tòa cao ốc.

Michael Schmela, giám đốc thông tin thị trường của SolarPower Europe, nhóm tập hợp 320 tổ chức năng lượng mặt trời ở châu Âu, cho rằng điểm đặc biệt của điện mặt trời ban công là tính linh hoạt và dễ lắp đặt.

"Công nghệ có sẵn, nhưng các quy định và kiến trúc nhà cửa phải phù hợp. Điện mặt trời ban công là xu hướng mới nhất để giải quyết các thách thức", Schmela nói.

Raquel Paule, giám đốc Fundacion Renovables, công ty có trụ sở tại Madrid, cho rằng tự cung tự cấp năng lượng ở bất kỳ quy mô nào, hộ gia đình hay một cụm dân cư, là một phần thiết yếu của quá trình chuyển đổi năng lượng, đặc biệt ở đô thị, nơi 97% lượng điện phụ thuộc từ nguồn bên ngoài.

"Các đô thị cần tăng cường khả năng tự cung tự cấp bằng cách sản xuất nhiều điện hơn", bà nói.

Bà cho rằng các công ty năng lượng lớn cần thúc đẩy năng lượng tái tạo, chủ động khuyến khích người dân tự sản xuất điện bằng cách cho phép họ có quyền hòa lưới điện.

Điện mặt trời ban công phát triển ở một số thành phố và khu vực châu Âu nhờ các chính sách ưu đãi tài chính quy mô nhỏ. Riêng tại Đức, điện mặt trời ban công bùng nổ do chi phí điện tăng vọt bởi cuộc chiến Nga - Ukraine và quy định người dân được tự do lắp đặt điện mặt trời ban công ngay cả khi hàng xóm phản đối.

Các "nhà máy điện ban công" chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng công suất điện mặt trời ở Đức, nhưng quốc gia này vẫn là nước dẫn đầu ở châu Âu về lắp đặt các hệ thống quang năng, tiếp theo là Tây Ban Nha, Italy và Ba Lan.

Thủ đô Helsinki, Phần Lan. Ảnh: City of Helsinki

Điện mặt trời ban công đang được đón nhận nhiều hơn ở Pháp. Bỉ sẽ dỡ lệnh cấm người dân tự lắp đặt các thiết bị điện mặt trời.

"Điện mặt trời là ngành phát triển nhanh nhất, rẻ nhất trong lĩnh vực năng lượng suốt nhiều năm", Schemela nói, lưu ý điều cần làm bây giờ là nghiên cứu cải tiến tấm quang điện và tăng cường khả năng dung hợp của phong năng, quang năng và các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Vernetta cho rằng Tây Ban Nha đi sau trong việc phát triển điện mặt trời ban công nhưng tin rằng xu hướng này sẽ được đón nhận nhiệt liệt.

"Nếu 1,5 triệu người Đức đã bỏ tiền lắp đặt điện mặt trời ban công thì chắc chắn hệ thống điện này phải mang lại lợi ích nào đó", ông nói.

Link gốc


Theo vnexpress.net

Share

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


EVN ký kết hiệp định vay có tổng giá trị 65 triệu EURO cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

EVN ký kết hiệp định vay có tổng giá trị 65 triệu EURO cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

Ngày 24/6/2025, tại thành phố Frankfurt (CHLB Đức), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký hiệp định vay vốn trị giá 65 triệu EUR với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng. Đây là dự án đầu tiên mà KfW cho EVN vay theo hình thức vay trực tiếp, không có bảo lãnh của Chính phủ.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.