Nhật Bản bắt buộc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời

16:02, 11/09/2024

Vào thời điểm của những năm 2030, một lượng lớn tấm pin năng lượng mặt trời tại Nhật Bản sẽ hết hạn và cần phải loại bỏ.

Một trong những vấn đề trên báo chí Nhật Bản đáng chú ý tuần qua đó là vào thời điểm của những năm 2030, một lượng lớn tấm pin năng lượng mặt trời tại Nhật Bản sẽ hết hạn và cần phải loại bỏ.

Trước tình hình này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định bắt buộc phải tái chế các tấm pin mặt trời này. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là ai sẽ chịu trách nhiệm tái chế và luật hóa sẽ như thế nào?

Để kịp trình dự luật về bắt buộc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời trong kỳ họp Quốc hội vào năm sau, ngay trong tháng 9 này, Bộ Kinh tế Công nghiệp Thương mại kết hợp với Bộ Môi trường Nhật Bản đã thành lập nhóm chuyên gia để đánh giá phương án tái chế cụ thể, cũng như các biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ.

Theo báo Yomiuri, Chính phủ Nhật Bản có ý định hỗ trợ nhằm phổ biến loại "pin mặt trời perovskite" có nguồn gốc từ Nhật Bản, do có nhiều nguyên liệu thô có ngay trong nước, nên hạn chế phụ thuộc nhập khẩu từ nước ngoài, đảm bảo được an ninh kinh tế. Hiện tại, việc tái chế các tấm pin mặt trời là không bắt buộc và hầu hết chúng đều được xử lý tại các bãi chôn lấp sau khi được loại bỏ. Các tấm pin mặt trời silicon thông thường sử dụng chì và một số loại còn chứa các chất độc hại như cadmium.

Báo Nikkei cho rằng, trách nhiệm chi phí tái chế tấm pin năng lượng mặt trời có thể giống với quy định tái chế ô tô hiện nay, tức là trách nhiệm chi phí tái chế sẽ chia sẻ giữa chủ sở hữu và nhà sản xuất, mỗi bên chịu một phần.

Nếu số lượng tấm pin năng lượng mặt trời cần tái chế tăng lên đáng kể thì có nguy cơ không đủ cơ sở để xử lý và Chính phủ phải đầu tư tăng số lượng cơ sở tiếp nhận tái chế. Cùng với đó là tiến hành nghiên cứu công nghệ tái chế nhằm giảm chi phí.

Theo báo Sankei, Bộ Môi trường Nhật Bản sẽ phân bổ 10 tỷ yên (70 triệu USD) trong năm tài khóa năm tới, bắt đầu từ tháng 4/2025 để thúc đẩy nỗ lực khử cacbon và kinh tế tuần hoàn. Đối với việc phải bắt buộc tái chế tấm pin năng lượng mặt trời, Bộ này cần 400 triệu yên vào năm sau để thiết lập một hệ thống quy định bắt buộc tái chế.

Ngoài ra, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp cũng sẽ phân bổ 2,5 tỷ yên cho các dự án hợp tác giữa bộ ngành - chính phủ và học viện nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, bao gồm các lĩnh vực tái chế mới.

Các nhà chuyên môn của Nhật Bản đang tập trung xem xét những loại tấm pin năng lượng mặt trời nào dễ dàng tái chế, để khuyến khích người dân và doanh nghiệp nước này sử dụng. Đối với những loại tấm pin năng lượng mặt trời khó tái chế, chứa nhiều chất độc hại hoặc có thành phần cấu tạo không rõ ràng, các cơ quan chức năng nước này sẽ xem xét, hạn chế nhập khẩu cũng như nâng mức thuế để phục vụ cho việc tái chế.

Link gốc


Theo vtv.vn

Share

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).