Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020

09:18, 16/09/2016

Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 985a/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được ban hành nhằm mục tiêu tổng quát là tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và bảo đảm sức khỏe cộng đồng.

Mục tiêu cụ thể là kiểm soát tốt các nguồn khí thải, tập trung vào nguồn khí thải công nghiệp, năng lượng lớn và giao thông, đến năm 2020 đảm bảo 80% các cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học xử lý bụi và các khí thải SO2, NOx, CO đạt Quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 90% cơ sở sản xuất nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất ximăng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục với các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường; kiểm kê khí thải cho 90% cơ sở sản xuất nhiệt điện, 80% cơ sở sản xuất ximăng, 70% cơ sở sản xuất thép, hóa chất và phân bón hóa học…

Kế hoạch cũng xác định hiện trạng ô nhiễm bụi PM 10 và PM 2.5 tại các đô thị đặc biệt và đô thị trực thuộc trung ương; tăng cường năng lực quốc gia về kiểm soát khí nhà kính, góp phần thực hiện cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam. Tăng cường công tác giám sát chất lượng không khí xung quanh thông qua việc tăng số lượng trạm quan trắc không khí xung quanh tự động liên tục tại các đô thị so với năm 2015 theo đúng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; giám sát thường xuyên các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thông số VOCs, HC.

Quan điểm chỉ đạo là quản lý chất lượng không khí phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để đảm bảo tính hiệu quả, lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí xung quanh.

Quản lý chất lượng không khí phải dựa trên phân tích chi phí lợi ích, được tiến hành thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình quản lý phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Quản lý chất lượng không khí là trách nhiệm của chủ các nguồn phát thải và các cơ quan quản lý Nhà nước với sự giám sát của nhân dân.

Các nhiệm vụ và các giải pháp bao gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng không khí; kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực về quản lý chất lượng không khí; phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải; hoàn thiện cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực cho lĩnh vực quản lý chất lượng không khí; hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học, công nghệ về quản lý chất lượng không khí; thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng không khí.

Chi tiết Quyết định có file đính kèm


Lưu Hiền

Share

Lãnh đạo EVN kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại công trường đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại công trường đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 23/5, ông Đinh Thế Phúc – Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng giám đốc EVN đã trực tiếp đến hiện trường, kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.


Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 23/5, tại công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình), Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) cùng các đơn vị liên quan đã hạ đặt thành công bánh xe công tác (tổ máy 1) vào vị trí thi công. Đây là một trong những cột mốc kỹ thuật quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình lắp đặt thiết bị của dự án.


PC Bắc Kạn nỗ lực khôi phục lưới điện sau lũ quét

PC Bắc Kạn nỗ lực khôi phục lưới điện sau lũ quét

Trận mưa lớn kéo dài trong đêm 17, rạng sáng 18/5/2025 đã gây lũ quét và sạt lở nghiêm trọng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, gây mất điện diện rộng trên địa bàn và lưới điện trung hạ áp hư hỏng nặng. Công ty Điện lực (PC) Bắc Kạn đang dồn toàn lực khẩn trương khắc phục sự cố. Đến 7h sáng 23/5/2025, còn khoảng 500 khách hàng vẫn đang gián đoạn cung cấp điện. Chùm ảnh do PC Bắc Kạn cung cấp.


PC Bắc Kạn nỗ lực khôi phục lưới điện sau lũ quét

PC Bắc Kạn nỗ lực khôi phục lưới điện sau lũ quét

Trận mưa lớn kéo dài trong đêm 17, rạng sáng 18/5/2025 đã gây lũ quét và sạt lở nghiêm trọng tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, gây mất điện diện rộng trên địa bàn và lưới điện trung hạ áp hư hỏng nặng. Công ty Điện lực (PC) Bắc Kạn đang dồn toàn lực khẩn trương khắc phục sự cố. Đến 7h sáng 23/5/2025, còn khoảng 500 khách hàng vẫn đang gián đoạn cung cấp điện. Chùm ảnh do PC Bắc Kạn cung cấp.


Một số hình ảnh tư liệu quý về cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương với ngành Điện Việt Nam

Một số hình ảnh tư liệu quý về cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương với ngành Điện Việt Nam

Mỗi bước đi trong từng giai đoạn phát triển của ngành Điện Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong đó có cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh tư liệu quý về cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương với ngành Điện.