Doanh nghiệp Saudi Arabia chuyển hướng sang điện mặt trời

10:52, 08/05/2025

Trong bối cảnh Chính phủ Saudi Arabia cắt giảm mạnh trợ cấp điện, các doanh nghiệp lớn tại quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới đang đổ xô đầu tư vào điện mặt trời như một giải pháp tiết kiệm chi phí và đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững.

Một nhà máy sản xuất tấm năng lượng mặt trời ở Uyayna, phía Bắc Riyadh, Saudi Arabia. Ảnh: AFP

Tờ Financial Times đưa tin, việc giá tấm năng lượng mặt trời ngày càng giảm, kết hợp với chiến lược “xanh hóa” nền kinh tế của chính phủ, đã thúc đẩy nhiều tập đoàn từ lĩnh vực logistics đến bán lẻ lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái trong những tháng gần đây.

Kế hoạch phát triển quốc gia, Saudi Arabia đặt mục tiêu đến năm 2030, một nửa lượng điện tiêu thụ trong nước sẽ đến từ nguồn năng lượng tái tạo và đến năm 2060 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, động lực thực sự khiến doanh nghiệp chuyển sang điện mặt trời lại đến từ quyết định cắt giảm trợ giá năng lượng được bắt đầu từ năm 2018, một phần trong gói cải cách kinh tế quy mô lớn của Thái tử Mohammed bin Salman. Trong đó, chính sách tăng giá dầu diesel thêm 44% trong năm ngoái đã tạo ra cú huých đáng kể khiến nhiều doanh nghiệp buộc phải tính lại bài toán chi phí năng lượng.

Tại thành phố Jeddah, Tập đoàn y tế Fakeeh Care Group đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái bãi đậu xe nhiều tầng gần cụm bệnh viện của mình. Chủ tịch tập đoàn, ông Mazen Fakeeh cho biết, khoản đầu tư này đã giúp tiết kiệm hơn 45.000 USD tiền điện trong năm 2024.

“Chúng tôi đầu tư vào điện mặt trời và thật sự thấy hiệu quả. Dù lợi nhuận còn khiêm tốn vì chi phí đầu tư ban đầu lớn, nhưng chúng tôi đã giảm được chi phí và phát thải carbon. Đây là khoản đầu tư dài hạn, phải vài thập kỷ mới hoàn vốn, nhưng kết quả bước đầu rất khích lệ” - ông chia sẻ.

Tương tự, Tập đoàn Tamer, một doanh nghiệp logistics có lịch sử từ năm 1922, cũng tiết kiệm được hơn 117.000 USD sau khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời tại các trung tâm phân phối ở Jeddah và Riyadh. Doanh nghiệp này đang lên kế hoạch mở rộng mô hình ra toàn bộ hệ thống phân phối trong vòng 2 năm tới.

Ngoài chi phí, một yếu tố nữa đang thúc đẩy xu hướng năng lượng sạch là áp lực từ các công ty mẹ và đối tác phương Tây, đặc biệt với các tập đoàn đa quốc gia như Ikea hay GSK có chi nhánh tại Saudi Arabia.

Ông Faris al-Sulayman cho biết, đồng sáng lập công ty Haala Energy chuyên cung cấp giải pháp điện mặt trời, mức độ quan tâm giữa các nhóm khách hàng cũng có sự khác biệt rõ rệt. Khách hàng thương mại như trung tâm mua sắm, nhà kho… đang trả giá điện cao nhất ở mức khoảng 0,08 USD/kWh nên rất quan tâm tới điện mặt trời. Trong khi đó, khách hàng công nghiệp chỉ trả khoảng 0,048 USD/kWh, nên ít hào hứng hơn.

Không thể không nhắc đến vai trò của Trung Quốc trong làn sóng năng lượng sạch tại Saudi Arabia.

Dữ liệu từ fDi Markets, trong giai đoạn từ 2021 đến tháng 10.2024, các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc vào vương quốc này đạt tổng cộng 21,6 tỉ USD, trong đó khoảng 1/3 đổ vào công nghệ sạch như pin, năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Ở một quốc gia được xem là “thánh địa” của dầu mỏ, việc các doanh nghiệp bắt đầu quay sang điện mặt trời cho thấy chính sách cải cách tài khóa của Chính phủ, đặc biệt là cắt trợ giá, là động lực lớn nhất khiến doanh nghiệp thực sự cân nhắc lựa chọn phi hóa thạch - theo ông Shigeto Kondo, chuyên gia tại Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản.

Link gốc


Theo Báo Lao Động

Share

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


EVN ký kết hiệp định vay có tổng giá trị 65 triệu EURO cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

EVN ký kết hiệp định vay có tổng giá trị 65 triệu EURO cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng

Ngày 24/6/2025, tại thành phố Frankfurt (CHLB Đức), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký hiệp định vay vốn trị giá 65 triệu EUR với Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) cho dự án Nhà máy Thủy điện Trị An mở rộng. Đây là dự án đầu tiên mà KfW cho EVN vay theo hình thức vay trực tiếp, không có bảo lãnh của Chính phủ.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.