150 doanh nghiệp tham gia thị trường carbon Việt Nam

00:06, 14/04/2025

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khoảng 150 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, xi măng, nhiệt điện sẽ được đưa vào danh sách tham gia thị trường carbon giai đoạn thí điểm từ tháng Sáu tới.

Khoảng 150 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, xi măng, nhiệt điện sẽ tham gia thị trường carbon giai đoạn thí điểm từ tháng 6 tới. Ảnh minh họa: TL

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, cùng chung “làn sóng” chuyển dịch xanh của thế giới, Việt Nam đã chủ động thành lập thị trường carbon. Trong đó, từ tháng 6-2025 đến hết năm 2028 là giai đoạn vận hành thí điểm; từ năm 2029 sẽ vận hành chính thức trên toàn quốc, TTXVN đưa tin.

Để vận hành thị trường carbon đạt hiệu quả, khoảng 150 doanh nghiệp (là các cơ sở phát thải lớn thuộc các lĩnh vực sản xuất sắt, thép, xi măng, nhiệt điện) sẽ được đưa vào danh sách tham gia thị trường carbon giai đoạn thí điểm từ tháng Sáu tới.

Theo đại diện Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ sau Hội nghị COP26, “luật chơi” mới về thương mại đầu tư toàn cầu đã được xác lập. Theo đó, thị trường tín chỉ carbon được các quốc gia xây dựng và hoạt động, với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp.

Đến nay, trên thế giới đã có khoảng 90 quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng khoảng 110 công cụ định giá carbon. Tính riêng trong năm 2024, các công cụ định giá carbon này đã kiểm soát hơn 12,8 tỉ tấn CO2 tương đương. Riêng thị trường trao đổi hạn ngạch phát thải khí có 36 nơi áp dụng, chiếm 19% tổng phát thải khí nhà kính toàn cầu.

Tại Việt Nam, khối doanh nghiệp cũng đã sẵn sàng tham gia thị trường carbon. Theo thống kê, từ đầu những năm 2000 đến nay, Việt Nam đã duy trì việc tham gia lâu dài vào các tiêu chuẩn tín chỉ carbon. Tính đến tháng 3-2025, Việt Nam có 274 dự án được đăng ký theo Cơ chế Phát triển Sạch, 45 dự án theo tiêu chuẩn carbon đã được xác minh (VCS) và 58 dự án theo tiêu chuẩn Vàng (GS). Tổng cộng, các dự án này đã giúp giảm hơn 60 triệu tấn CO2 tương đương.

Mới đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Cục Biến đổi khí hậu cũng đã thực hiện một cuộc khảo sát để nhận diện mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường carbon tự nguyện, ở bốn ngành trọng điểm, gồm sản xuất lúa gạo, sản xuất thực phẩm và đồ uống, chăn nuôi và quản lý chất thải.

Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 80% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm đồ uống, 50% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực chăn nuôi, 40% doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý chất thải và 10% doanh nghiệp sản xuất lúa gạo đã kiểm kê khí nhà kính.

Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp giảm phát thải cao như tiết kiệm điện, sử dụng, năng lượng tái tạo, trồng cây và các biện pháp đặc thù ngành.

Link gốc


Theo sgtt.thesaigontimes.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.