Giá điện tăng ảnh hưởng thế nào tới GDP?

14:05, 25/03/2015

Giá điện chính thức tăng thêm 7,5% từ ngày 16/3/2015. Điều này sẽ tác động tới CPI, GDP như thế nào là câu hỏi được đặt ra với TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

TS. Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp được cho là điều kiện thuận lợi để điều chỉnh giá điện và một số hàng hóa, dịch vụ khác do Nhà nước định giá để tiếp cận với giá thị trường. Tuy nhiên, việc tăng giá điện chắc chắn tác động tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, thưa ông?

Điện là sản phẩm vừa sử dụng trong sản xuất và cho tiêu dùng. Vì vậy, việc tăng giá điện không chỉ tác động trực tiếp đến hầu hết các ngành sản xuất - kinh doanh do các ngành đều sử dụng điện làm chi phí đầu vào, mà còn ảnh hưởng lớn đến các ngành còn lại và tác động đến tiêu dùng cuối cùng của dân cư.

Việc tăng giá điện làm tăng chi phí đầu vào của các ngành sản xuất, kinh doanh và tác động tới tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã cân nhắc kỹ và có giải pháp để việc tăng giá điện không ảnh hưởng tới thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2015. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tăng giá điện 7,5% sẽ làm tăng chỉ số CPI của năm 2015 khoảng 0,46%.

Hóa chất, xi măng, luyện thép là 3 lĩnh vực sử dụng điện vô cùng lớn. Vì vậy, giá điện tăng thêm 7,5% sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của 3 lĩnh vực này, đặc biệt là việc hạ giá thành để gia tăng xuất khẩu vì nguồn cung xi măng, sắt thép trong nước đã vượt cầu?

Theo tính toán của chúng tôi, việc tăng giá điện 7,5% làm tăng giá sản xuất của ngành hóa chất 0,85%, ngành luyện thép 0,53% và ngành xi măng 0,35%. Như vậy, các ngành này sẽ giảm bớt lợi thế chi phí đầu vào là điện ở mức thấp, mà phải chấp nhận cạnh tranh với các nước.

Muốn đẩy mạnh xuất khẩu, các ngành này cần phải đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động…, để giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm và như vậy mới cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Có ý kiến cho rằng, giá bán lẻ điện thấp khiến ngành Điện khó thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhưng tăng giá điện lại ảnh hưởng tới việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực khác. Ông bình luận về ý kiến này thế nào?

Đúng là có nghịch lý trên, tuy nhiên, không nên khuyến khích các ngành sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên quốc gia, vì về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng bền vững và cạn kiệt tài nguyên của đất nước. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này cần ưu tiên những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, mang lại giá trị giá tăng cao và có tác động lớn đến sản xuất - kinh doanh của các ngành khác, cũng như có tác động ít nhất đến môi trường.

Theo ông, tăng giá điện tác động thế nào tới việc bảo đảm tốc độ tăng trưởng GDP 6,2% và kiềm chế lạm phát trong năm nay?

Trước khi quyết định tăng giá điện, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ các tác động đến giá cả và tăng trưởng kinh tế của năm 2015.

Hoạt động sản xuất - kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2015 đang có xu hướng tăng trưởng tốt, thể hiện ở chỉ số sản xuất công nghiệp so với cùng kỳ năm trước của tháng 1 tăng 16,4%, tháng 2 tăng 7%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng có xu hướng tăng cao, tháng 1 tăng 11,9% (đã loại trừ yếu tố giá), tháng 2 tăng 11,6%. CPI trong 2 tháng đầu năm đều giảm lần lượt là 0,2% và 0,05%.

Với tình hình sản xuất - kinh doanh và lạm phát rất thuận lợi trong 2 tháng đầu năm, có thể nhận định, việc tăng giá điện có những tác động không thuận vào tăng trưởng kinh tế và lạm phát, song mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,2% sẽ vẫn đạt được và lạm phát vẫn được kiềm chế.

 


Theo Báo Đầu Tư

Share

Thành viên HĐTV EVN Đặng Huy Cường kiểm tra thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Thành viên HĐTV EVN Đặng Huy Cường kiểm tra thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng

Ngày 22/4, tại tỉnh Hòa Bình, Thành viên HĐTV EVN Đặng Huy Cường và đoàn công tác kiểm tra tiến độ thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Hiện nay, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu đang “dồn lực” tập trung thực hiện các công việc tháo dỡ đê quây, tăng tốc thi công lắp máy... với mục tiêu phát điện tổ máy 1 trong tháng 9/2025.


Đôn đốc tiến độ dự án truyền tải điện được chọn gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV

Đôn đốc tiến độ dự án truyền tải điện được chọn gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ EVN lần thứ IV

Ngày 22/4, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) - ông Phạm Lê Phú và đoàn công tác đã đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công dự án Trạm biến áp 500kV Vĩnh Yên và đấu nối. Đây là công trình được chọn gắn biển chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.


Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” lần thứ 3

Phát động cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” lần thứ 3

Lần thứ 3 liên tiếp được tổ chức, Ban tổ chức cuộc thi viết “Tiết kiệm điện thành thói quen” kỳ vọng những hành động an toàn, tiết kiệm điện tuy nhỏ nhưng có thể tạo nên hiệu ứng lớn nếu được lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng.


Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện ổn định dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025

Thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện ổn định dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên tại buổi làm việc với đại diện các đơn vị ngành năng lượng về tình hình cung ứng điện dịp 30/4 - 1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.


Truyền tải điện Đông Bắc 1 chủ động sửa chữa, củng cố đường dây 500kV trước cao điểm nắng nóng

Truyền tải điện Đông Bắc 1 chủ động sửa chữa, củng cố đường dây 500kV trước cao điểm nắng nóng

Để chủ động ứng phó với mùa nắng nóng 2025, cũng như đảm bảo vận hành an toàn và tin cậy lưới điện 500kV, Truyền tải điện Đông Bắc 1 (Công ty Truyền tải điện 1) đã chủ động triển khai đồng loạt các biện pháp sửa chữa, củng cố đường dây 500kV Thăng Long - Quảng Ninh.