Gần 3.000 khách hàng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nhận được các cuộc gọi mạo danh điện lực

08:47, 11/12/2021

Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC), từ cuối tháng 4 đến nay (tháng 12/2021) đã có gần 3.000 khách hàng trên toàn quốc phản ánh đến Trung tăm Chăm sóc khách hàng tổng công ty về các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực, thông báo nợ tiền điện, dọa cắt điện nếu không thanh toán ngay. Đáng nói, thời gian gần đây, tình trạng này đang tiếp tục tái diễn, dù trước đó ngành Điện đã có nhiều cảnh báo về hiện tượng này.

Cụ thể, khi nhận cuộc gọi này, khách hàng sẽ được yêu cầu bấm số 9 để được gặp nhân viên điện lực tư vấn; người tự xưng là nhân viên điện lực sẽ bị yêu cầu đóng tiền điện qua tài khoản của cá nhân để không bị cắt điện.

Đặc biệt hơn, có không ít các cuộc gọi cho khách hàng ở TP.HCM nhưng thông báo nợ tiền điện ở các tỉnh thành khác. Đây đều là các cuộc gọi giả danh Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc Tổng công ty Điện lực TP.HCM.

Tình trạng các cuộc gọi mạo danh điện lực tiếp tục tái diễn - Ảnh minh họa

Dấu hiệu nhận biết các cuộc gọi này là: số điện thoại không phải là điện thoại định danh của Tổng công ty Điện lực TP.HCM (không có chữ EVNHCMC khi hiện số cuộc gọi); điện thoại gọi đến có số nước ngoài; không nói đúng tên đơn vị điện lực quản lý địa chỉ sử dụng điện của chính khách hàng; thông báo khách hàng nợ tiền điện, nhiều trường hợp báo nợ tiền điện ở các tỉnh thành khác dù khách hàng chỉ ở TP.HCM hoặc ngược lại cũng có những cuộc gọi cho người dân ở các tỉnh thành thông báo nợ tiền điện tại TP.HCM; thông báo nợ tiền điện, đe dọa cắt điện và yêu cầu thanh toán ngay; chuyển cuộc gọi cho nhân viên tư vấn hoặc công an (cũng là giả danh)… 

Theo ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, bên cạnh việc thông tin tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông để khách hàng cảnh giác, EVNHCMC đã gửi văn bản đề nghị Công an TP.HCM vào cuộc, điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật. Công an TPHCM cũng đã yêu cầu công an các quận/huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến đến nhân dân các hành vi giả mạo nhân viên điện lực để người dân biết, phòng tránh. 

Đại diện EVNHCMC cũng cho biết, để khách hàng dễ phân biệt và cảnh giác với các cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo hoặc khai thác thông tin cá nhân của khách hàng, tổng công ty đã phối hợp với các nhà mạng Viettel và Mobifone đưa vào sử dụng hệ thống định danh cuộc gọi (Voice Brandname) khi liên lạc với khách hàng. Tên định danh hiển thị trên điện thoại di động của khách hàng là “EVNHCMC” sẽ giúp cho khách hàng biết là đang giao dịch với nhân viên của Tổng công ty Điện lực TP. HCM. Đối với khách hàng sử dụng thuê bao điện thoại của các nhà mạng khác sẽ hiển thị số điện thoại đại diện là số 02822201155.

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể yêu cầu nhân viên của các công ty điện lực khu vực sử dụng ứng dụng danh thiếp điện tử (e-Namecard) để xác định chính xác nhân viên điện lực, chống giả mạo nhân viên ngành Điện. 

Đối với việc khách hàng còn nợ tiền điện, Tổng công ty Điện lực TP.HCM có thông báo qua SMS/ZML từ số điện thoại có tên thương hiệu EVNHCMC hoặc từ email cskh@hcmpc.com.vn, hoặc qua ứng dụng EVNHCMC CSKH, hoặc nhân viên điện lực sẽ gọi điện để thông báo khách hàng thanh toán đúng hạn và thông báo tạm ngưng cung cấp điện sau 15 ngày và 02 lần thông báo. 

Khi liên hệ khách hàng qua điện thoại, nhân viên điện lực đều sử dụng cuộc gọi định danh, chủ động giới thiệu họ tên, mã nhân viên và đơn vị công tác (là các công ty điện lực quận/huyện thuộc Tổng công ty Điện lực TP. HCM). Căn cứ thông tin khách hàng sẵn có, nhân viên điện lực sẽ hỏi khách hàng về địa chỉ sử dụng điện để xác nhận đúng đối tượng cần liên hệ. Trường hợp không đúng đối tượng liên hệ thì sẽ không tiếp tục cuộc gọi.

Để không bị rủi ro đối với các cuộc gọi mạo danh, EVNHCMC khuyến nghị khách hàng thanh toán tiền điện đúng hạn qua các kênh thanh toán điện tử tin cậy như: ứng dụng EVNHCMC CSKH, ví điện tử (Payoo, Airpay, ZaloPay, MoMo, ViettelPay, VNpay, VNPTPay, ViMo, Edong,…), Internet/SMS/Mobile Banking, website/ứng dụng của các ngân hàng (đặc biệt qua hình thức trích nợ tự động của ngân hàng). Ngoài ra, khách hàng có thể thanh toán tiền điện trực tiếp tại các điểm giao dịch ngân hàng, các điểm thu cửa hàng tiện lợi 24/7 (B’mart, Circle K, Family mart,…), siêu thị điện máy (Thế giới di động, Điện máy Chợ lớn, Viễn thông A, FPT,…), siêu thị Coopmart. 

EVNHCMC cũng khuyến nghị khách hàng  không nên cung cấp thông tin cá nhân. Đặc biệt, trong mọi trường hợp, ngành Điện khuyến cáo khách hàng không cung cấp thông tin số tài khoản, mật khẩu của mình; tuyệt đối không thanh toán tiền điện cho người lạ hoặc thực hiện các yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản cá nhân để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; khách hàng cần thông báo ngay cho Tổng công ty Điện lực TP.HCM qua Tổng đài 1900.545454 hoặc cơ quan công an các địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. 
 


Nguyễn Thủy

Share

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện EU cần hàng nghìn tỷ USD đầu tư, nâng cấp để tránh sự cố 'kiểu' Tây Ban Nha

Lưới điện châu Âu đang đối mặt với thách thức lớn trong kỷ nguyên chuyển đổi năng lượng. Hệ thống truyền tải già cỗi, thiếu khả năng lưu trữ và độ linh hoạt vận hành thấp đang làm gia tăng nguy cơ mất điện trên diện rộng – như sự cố nghiêm trọng vừa qua tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

“Bốc hơi” hàng tỷ đồng do cài đặt ứng dụng điện lực giả mạo

Thiếu cảnh giác khi cài đặt ứng dụng theo dõi tiền điện do các đối tượng lừa đảo giả danh nhân viên điện lực, rất nhiều người đã bị đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tài sản lớn. Đây là vấn nạn đã và đang xảy ra tại các tỉnh miền Trung nói riêng, cả nước nói chung, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự (ANTT).


EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

EVNSPC: Thí điểm giải thể Điện lực cấp huyện, thành lập Đội Quản lý điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thí điểm giải thể 18 Điện lực quận/huyện, thành lập 18 Đội Quản lý điện trực thuộc 18 Công ty Điện lực tỉnh/thành phố (trong đó có Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đồng Nai).