Chuyển sang năng lượng xanh: Thách thức lớn của Indonesia

09:33, 19/07/2023

Theo báo cáo mới về Indonesia của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), những lựa chọn mà Indonesia 'đưa ra bây giờ và trong những thập niên tới sẽ có tác động đáng kể đến thị trường năng lượng toàn cầu và nỗ lực toàn cầu nhằm đáp ứng những mục tiêu chung về khí hậu'.

Lấy than làm “động lực” tăng trưởng

Indonesia đặt mục tiêu đạt trung hòa carbon “vào năm 2060 hoặc trước đó”, một mục tiêu rất tham vọng nếu xét theo tốc độ tăng trưởng dự kiến của quốc gia này và tỷ trọng của than trong cơ cấu năng lượng của nước này. Indonesia hiện là nền kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới và là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 12 trên hành tinh.

IEA cho biết, mức tiêu thụ năng lượng của Indonesia đã tăng gần 60% trong giai đoạn năm 2000-2021. Họ nhấn mạnh ảnh hưởng trọng tâm của than đá đối với sự tăng trưởng này: Lượng khí thải CO2 trên mỗi đơn vị năng lượng tiêu thụ đã tăng thêm 1/3 kể từ năm 2000, còn lượng khí thải từ ngành năng lượng đã tăng hơn gấp đôi trong 2 thập niên qua.

“Ngày không xe hơi” ở thủ đô Jakarta

Theo Đánh giá thống kê về Năng lượng Thế giới 2022 của BP, vào năm 2021, than chiếm 39,5% tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Indonesia và 61,4% sản lượng điện của quốc gia đó. Nước này cũng là nước xuất khẩu than lớn trên thế giới.

Tại Indonesia, lượng khí thải CO2 từ ngành năng lượng là gần 600 triệu tấn vào năm 2021, khiến quốc gia này trở thành nước phát thải lớn thứ 9 trên thế giới. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lượng khí thải CO2 bình quân đầu người của Indonesia đạt chưa đến 2 tấn/năm, tức là chưa đến 1/2 mức bình quân của thế giới.

Diễn biến mức tiêu thụ năng lượng tại Indonesia từ năm 2000

Một “lộ trình” để đạt được trung hòa carbon

IEA cảnh báo, để đạt được trung hòa carbon vào năm 2060, Indonesia phải có hành động mạnh mẽ và ngay lập tức. Thách thức lớn của Indonesia là làm sao để giảm phát thải trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế mạnh và dân số cao. Trên thực tế, nhiều dự báo của IEA đều minh họa bối cảnh tương lai của nước này: "Từ nay đến năm 2030", người Indonesia có thể trang bị thêm 22 triệu máy điều hòa không khí, số lượng xe ô tô đang lưu thông có thể tăng hơn gấp đôi, còn sản lượng thép toàn quốc có thể tăng thêm 5 triệu tấn.

Theo ước tính của IEA, trong giai đoạn từ nay cho đến năm 2030, tỷ lệ giảm phát thải của Indonesia có thể lên đến gần 80% nếu nước này cải thiện hiệu quả năng lượng, tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong ngành điện và điện khí hóa giao thông. Trong kịch bản APS (Announced Pledges Scenario), được cho là tương thích với mục tiêu đạt trung hòa carbon vào năm 2060, Indonesia cần phải lắp đặt hơn 25 GW công suất điện mặt trời và điện gió vào năm 2030. Còn hiện nay, tổng công suất của những lĩnh vực này chỉ là 0,4 GW.

Ngoài bộ ba "hiệu quả năng lượng - điện khí hóa - năng lượng tái tạo", IEA còn ước tính rằng Indonesia phải triển khai " bổ sung những công nghệ năng lượng sạch" để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060. Như vậy, vào thời điểm đó, gần 190 triệu tấn CO2 - tương ứng tới gần 1/3 lượng khí thải hiện tại của Indonesia, phải được thu giữ hàng năm bằng những công nghệ CCUS (thu giữ, lưu trữ và sử dụng CO2).

Dù vậy, Indonesia vẫn có những tài sản quan trọng để đạt được thành công trong quá trình chuyển dịch năng lượng: Quốc gia này là nước xuất khẩu than lớn trên thế giới, nhưng cũng sở hữu “những nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ” (mặt trời, gió, thủy điện, địa nhiệt và năng lượng sinh học). Indonesia cũng là một trong những nước sản xuất chính những khoáng sản quan trọng và cần thiết cho quá trình chuyển dịch năng lượng.

Link gốc


Theo petrotimes.vn

Share

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025, xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026

Sáng 24/6, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì họp về kế hoạch cung ứng điện 6 tháng cuối năm 2025 và xây dựng kế hoạch cung ứng điện năm 2026, thúc đẩy tiến độ các dự án nguồn, lưới điện trọng điểm.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với Emerson Automation Solutions

Ngày 23/6, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Emerson Automation Solutions – đơn vị trực thuộc Tập đoàn Emerson (Hoa Kỳ) tới trao đổi về các định hướng hợp tác và giải pháp công nghệ trong lĩnh vực năng lượng.


2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

2 máy biến áp siêu trọng dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng đã 'tập kết' tại công trường

Đến sáng 24/6, cả hai máy biến áp siêu trọng với khối lượng trên 200 tấn mỗi máy, đã được vận chuyển thành công đến công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình) để triển khai lắp đặt. Đây là một cột mốc quan trọng tiếp theo trong giai đoạn dự án tăng tốc để “về đích”.


EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

EVN quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, góp phần đảm bảo tiến độ các công trình giao thông trọng điểm quốc gia

Ban chỉ đạo cung cấp điện nguồn và di dời công trình điện phục vụ đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm và quan trọng quốc gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã họp phiên 1, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến vào ngày 24/6. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc EVN, Trưởng ban chỉ đạo, nhấn mạnh Tập đoàn sẽ nỗ lực cao nhất, quyết tâm làm tốt công tác di dời các công trình điện, đảm bảo mặt bằng thi công, góp phần đảm bảo tiến độ hoàn thành các công trình.


EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

EVNCPC chủ động đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng 2025

Trước tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài và phụ tải điện tăng cao, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động kinh tế - xã hội tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên.