Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong quản lý kỹ thuật nhà máy điện

15:15, 20/07/2023

Là một trong những chỉ đạo của Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải khi làm việc với Công ty Phát triển Thủy điện Sê San và Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC) vào chiều 20/7 tại Gia Lai.

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San hiện quản lý vận hành Nhà máy Thủy điện Sê San 4 (công suất 3x360MW), là một trong những công trình trọng điểm quốc gia được xây dựng trên sông Sê San thuộc địa phận 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

6 tháng đầu năm 2023, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo sản xuất điện trong bối cảnh khó khăn về tình hình thủy văn, nỗ lực đảm bảo hệ số khả dụng, thực hiện nghiêm túc công tác quản lý kỹ thuật. NMTĐ Sê San 4 đã phát hơn 450 triệu kWh trong 6 tháng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã quản lý vận hành Nhà máy điện mặt trời Sê San 4 (công suất 49MWp), sản xuất hơn 36,2 triệu kWh trong 6 tháng qua.

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải  làm việc với Công ty Phát triển Thủy điện Sê San và Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN 

Trước mùa mưa bão năm 2023, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San đã sẵn sàng triển khai các giải pháp phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Theo đó, công ty đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN, trình UBND tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum phê duyệt Phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện Sê San 4 và hồ điều hòa Sê San 4A; thực hiện vận hành điều tiết hồ chứa theo quy trình liên hồ và quy trình hồ đơn, chủ động theo dõi, đánh giá tình hình lưu lượng nước về hồ để báo cáo cơ quan thẩm quyền trong việc vận hành hồ chứa; tuyên truyền phòng chống lụt bão vùng hạ du Nhà máy Thủy điện Sê San 4...

Về công tác sửa chữa lớn năm 2023, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San cần thực hiện 12 danh mục sửa chữa lớn thiết bị, công trình. Cụ thể, theo ông Nguyễn Đăng Hà – Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN (EVNPSC), đối với danh mục thiết bị chính, EVNPSC đã phối hợp cùng với công ty thực hiện phân tích RCM. Tại 2 nhà máy của Công ty Phát Thủy điện Sê San, trong 6 tháng đầu năm 2023, EVNPSC đã thực hiện xử lý hơn 90% các khiếm khuyết phát sinh. Công tác sửa chữa thường xuyên được thực hiện theo kế hoạch, các khiếm khuyết thiết bị phát sinh trong quá trình vận hành luôn cập nhật trên hệ thống PMIS, xử lý kịp thời trong quá trình vận hành.

Lãnh đạo Công ty Phát triển Thủy điện Sê San (ảnh trái) và EVNPSC (ảnh phải) thông tin về tình hình quản lý kỹ thuật, kế hoạch sửa chữa lớn

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải biểu dương Công ty Phát triển Thủy điện Sê San là một trong những đơn vị làm tốt công tác quản lý kỹ thuật. NMTĐ Sê San 4 trong những năm gần đây cơ bản không có sự cố dừng máy. Nhà máy cần tiếp tục phát huy, tuyệt đối không để xảy ra các sự cố trong vận hành. Đồng thời, tiếp tục phấn đấu hoàn thành kế hoạch năm với các chỉ tiêu về tỷ lệ điện tự dùng, tỷ lệ dừng máy sửa chữa.

Với công tác bảo dưỡng theo phương pháp RCM (Reliability Centered Maintenance), lãnh đạo EVN ghi nhận Công ty Phát triển Thủy điện Sê San và EVNPSC đã phối hợp triển khai tốt trong thời gian qua. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị tiếp tục có đánh giá chính xác về kết quả thực hiện RCM, triển khai các chương trình đào tạo cho nội dung này, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công tác sửa chữa, bảo dưỡng.

Phó Tổng giám đốc EVN Ngô Sơn Hải chỉ đạo, Công ty Phát triển Thủy điện Sê San cần nghiên cứu hệ thống DCS (Distributed Control System) của nhà máy thủy điện; tiếp tục các giải pháp duy trì độ ổn định của đập thủy điện Sê San 4; phối hợp cùng các đơn vị nâng cao độ tin cậy vận hành của NMĐ mặt trời Sê San 4; nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong công tác quản lý kỹ thuật nhà máy điện...

Nhấn mạnh bối cảnh chung hệ thống điện hiện nay nhiều khó khăn, lãnh đạo EVN yêu cầu Công ty Phát triển Thủy điện Sê San cũng như các đơn vị phát điện nói chung cần ý thức rõ về trách nhiệm và phải nỗ lực thực hiện tốt vai trò sản xuất, cung ứng điện.


P.Ngọc

Share

Sau điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, khách hàng sẽ trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?

Sau điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, khách hàng sẽ trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?

Mức điều chỉnh tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành đã được EVN tính toán kỹ lưỡng với tinh thần hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, phù hợp với tình hình thực tiễn.


Cảnh báo Fanpage "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" giả mạo thương hiệu, logo EVN và EVNPECC4

Cảnh báo Fanpage "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" giả mạo thương hiệu, logo EVN và EVNPECC4

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định trang Fanpage có tên "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" (như ảnh dưới) đang sử dụng trái phép thương hiệu EVN. Đồng thời, trang Fanpage này cũng sử dụng trái phép logo, banner Giải chạy bộ/đi bộ online năm 2025 do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4 - đơn vị trong EVN) phát động. Vì vậy, EVN cảnh báo người dân hãy cảnh giác trước những thông tin này để tránh bị trục lợi.


Điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ tiền điện

Điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ tiền điện

Tại buổi trao đổi thông tin liên quan công tác điều hành đảm bảo điện, chiều 09/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm rõ các thông tin về mức điều chỉnh và tác động của việc điều chỉnh giá điện đến từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện.