Từ tấm năng lượng mặt trời, Nhật tạo ra nhà di động đặc biệt ứng phó thảm họa thiên tai

15:47, 04/03/2025

Với các tấm năng lượng mặt trời, các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã giới thiệu ngôi nhà di động đặc biệt để ứng phó sau mỗi lần thảm họa thiên tai xảy ra.

Một nhóm nghiên cứu do Đại học Nagoya (Nhật Bản) dẫn đầu, đã thực hiện nghiên cứu tính khả thi của các giải pháp nhà ở tạm thời chạy bằng năng lượng mặt trời (PV). Những ngôi nhà di động đặc biệt này được thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu và thiên tai đặc thù của Nhật Bản. 

"Tính mới của nghiên cứu này là ứng dụng vào Nhật Bản - quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi động đất, trong khi đó tiềm năng tự cung cấp năng lượng của nhà di động vẫn chưa được khai thác nhiều", tác giả chính Sihwan Lee chia sẻ với PV Magazine

Bằng cách tích hợp các tấm năng lượng mặt trời với hệ thống lưu trữ năng lượng, nghiên cứu cho thấy năng lượng tái tạo có thể nâng cao khả năng chống chịu của nhà tạm thời, giảm sự phụ thuộc vào nguồn điện bên ngoài. 

Nhà di động ứng phó sau thảm họa thiên tai

Mô hình thử nghiệm được xây dựng dựa trên một ngôi nhà di động thương mại, gồm 1 phòng ngủ và phòng khách tích hợp bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh và bồn rửa. Một máy điều hòa duy nhất đặt tại phòng ngủ để sưởi ấm và làm mát cho toàn bộ căn nhà. Các quạt thông gió được lắp đặt tại phòng khách, phòng tắm và nhà vệ sinh để đảm bảo lưu thông không khí. 

Trên căn nhà này, nhóm nghiên cứu đã lắp đặt 8 tấm năng lượng mặt trời công suất 300W, tạo ra tổng công suất đầu vào 2.400W. Một pin lithium-ion phosphate (LiFePO4) dung lượng 3kWh cũng được lắp đặt bên trong nhà để lưu trữ năng lượng. 

Hệ thống đã được thử nghiệm vào ngày 19/1 năm ngoái tại thành phố Nagano. Nhiệt độ không khí cao nhất đo được ghi nhận trong ngày đạt 7,4 độ C vào lúc 13h40, với nhiệt độ trung bình trong suốt thời gian đo là 3,8 độ C. Cường độ bức xạ mặt trời toàn cầu (GHI) đạt đỉnh vào lúc 12h12, với mức 744,0 W/m2. 

"Vào ngày đo lường, tổng lượng điện do các tấm năng lượng mặt trời tạo ra vào khoảng 4,2kWh, trong khi máy điều hòa tiêu thụ khoảng 8,3kWh", nhóm nghiên cứu cho hay. 

Mặc dù hiệu suất phát điện thay đổi theo nhiệt độ bề mặt của các tấm năng lượng, nhưng hiệu suất trung bình trong ngày khoảng 16%, thấp hơn so với giá trị 19,3% được công bố trong danh mục sản phẩm. 

Sau khi thu thập dữ liệu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành mô phỏng số mô hình nhà di động bằng nhiều phần mềm khác nhau. Họ chọn 6 thành phố để kiểm tra và phân tích tính khả thi vận hành nhà di động ở các vĩ độ, kinh độ và điều kiện thời tiết khác nhau gồm: Sapporo, Tokyo, Niigata, Nagano và Takamatsu. 

Ngoài ra, các mô hình cũng được yêu cầu tối ưu hóa góc lắp đặt tấm năng lượng mặt trời, tổng diện tích tấm năng lượng, dung lượng pin lưu trữ và chi phí tổng thể. 

Theo nhóm nghiên cứu, hệ thống nhà di động được trang bị 8 tấm năng lượng mặt trời thương mại có thể tạo ra hơn 3.000kWh điện mỗi năm tại bất kỳ khu vực nào ở Nhật Bản. Những ngôi nhà di động với 8 tấm năng lượng mặt trời và pin lưu trữ 3 kWh đạt mức tự cung cấp năng lượng cao ở các khu vực có nhu cầu làm mát thấp. 

Tuy nhiên, việc duy trì khả năng tự cung cấp năng lượng trong mùa sưởi ấm gặp nhiều thách thức ở hầu hết các khu vực, ngoại trừ Naha, do tải nhiệt lớn vào những giờ không thể sản xuất điện.

Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, việc tăng số lượng tấm năng lượng mặt trời và dung lượng pin lưu trữ có thể nâng tỷ lệ tự cung cấp năng lượng lên hơn 80% ở các khu vực có khí hậu ấm áp. 

Còn ở các vùng lạnh, dù có bổ sung thêm tấm năng lượng và dung lượng lưu trữ, mức cải thiện vẫn bị hạn chế. 

Do đó, ở các khu vực lạnh có nhu cầu sưởi ấm cao, góc lắp đặt tối ưu của tấm năng lượng mặt trời dao động từ 59-63 độ, giúp tối đa hóa sản lượng điện vào mùa đông. Ngược lại, tại các khu vực ấm áp với nhu cầu sưởi ấm thấp, góc lắp đặt cần giảm đáng kể. 

Từ kết quả trên, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, để đạt được khả năng tự cung cấp điện mà không cần kết nối lưới điện, nhà di động cần tối ưu hóa góc lắp đặt tấm năng lượng và dung lượng pin lưu trữ theo từng khu vực, dựa trên điều kiện khí hậu và nhu cầu năng lượng địa phương. 

Link gốc


Theo vietnamnet.vn

Share

Thành viên HĐTV EVN Đinh Thế Phúc và Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Thành viên HĐTV EVN Đinh Thế Phúc và Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương kiểm tra tiến độ thi công đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 16/5/2025, ông Đinh Thế Phúc – Thành viên Hội đồng thành viên EVN và ông Phạm Hồng Phương – Phó Tổng giám đốc EVN đã trực tiếp kiểm tra công trường thi công các gói thầu số 9HH và 10HH thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh kiểm tra công trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I

Ngày 16/5/2025, ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có buổi làm việc và kiểm tra tiến độ thi công tại công trường dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, tỉnh Quảng Bình.


EVNCPC tổng kết phong trào thi đua 2020 - 2024 và biểu dương điển hình tiên tiến lần thứ VI

EVNCPC tổng kết phong trào thi đua 2020 - 2024 và biểu dương điển hình tiên tiến lần thứ VI

Chiều 16/5 tại Đà Nẵng, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2024 và biểu dương điển hình tiên tiến lần thứ VI.


Đoàn Thanh niên EVN phát động cuộc thi “Ứng dụng AI trong công tác tuyên truyền an toàn điện và tiết kiệm điện”

Đoàn Thanh niên EVN phát động cuộc thi “Ứng dụng AI trong công tác tuyên truyền an toàn điện và tiết kiệm điện”

Ngày16/5, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức lễ phát động cuộc thi “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác tuyên truyền an toàn điện và tiết kiệm điện”. Đây là hoạt động thiết thực của tuổi trẻ EVN hướng tới kỷ niệm 135 Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5).


Hội nghị điển hình tiên tiến Tổng công ty Điện lực miền Nam giai đoạn 2020 - 2025

Hội nghị điển hình tiên tiến Tổng công ty Điện lực miền Nam giai đoạn 2020 - 2025

Sáng ngày 16/5, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến cấp Tổng công ty giai đoạn 2020-2025. Hội nghị là hoạt động có ý nghĩa và được tổ chức đúng vào dịp Kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển EVNSPC, nhằm động viên, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu.