Thủy điện tích năng: ‘Chìa khóa’ thúc đẩy chuyển dịch năng lượng

11:09, 26/12/2024

Công nghệ thủy điện tích năng đang giữ vai trò then chốt trong công cuộc chuyển dịch sang năng lượng xanh, là cầu nối thiết yếu giúp tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, nhưng không ổn định (như năng lượng gió, mặt trời). Đây là giải pháp công nghệ đã được kiểm chứng, đáng tin cậy và kinh tế nhất để giải bài toán lưu trữ năng lượng quy mô lớn.

Tính đến năm 2023, tổng công suất lắp máy của thủy điện tích năng trên toàn cầu đã đạt gần 180 GW và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ thủy điện tích năng

Lợi ích vượt trội của thủy điện tích năng

Độ tin cậy cao: Với bề dày lịch sử nghiên cứu và phát triển công nghệ, thủy điện tích năng là giải pháp lưu trữ năng lượng thành công nhất với tuổi thọ nhà máy rất cao.

Cân bằng lưới điện: Thủy điện tích năng hấp thu năng lượng dư thừa trong giai đoạn nhu cầu phụ tải thấp, sau đó cung cấp điện khi nhu cầu phụ tải điện tăng mạnh, hoặc trong trường hợp không huy động được các nguồn điện năng lượng tái tạo.

Thích ứng linh hoạt: Hệ thống có khả năng đáp ứng tức thời trước những biến động lưới điện, hoặc sự cố mất điện đột ngột, góp phần đảm bảo tính ổn định của lưới điện.

Tăng cường ổn định: Thủy điện tích năng cải thiện quán tính và hỗ trợ khởi động đen - một yếu tố quan trọng cho phép phục hồi hệ thống sau sự cố mất điện diện rộng.

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng sạch ngày càng gia tăng, việc kiểm soát độ ổn định lưới và đảm bảo nguồn cung điện không gián đoạn là vô cùng quan trọng. Công nghệ thủy điện tích năng không chỉ giải quyết những thách thức này, mà còn giảm thiểu phát thải khí carbon. Các nhà hoạch định chính sách cần khẩn trương khảo sát đánh giá các địa điểm tiềm năng để đặt nhà máy thủy điện tích năng và xây dựng các khung chính sách tài chính phù hợp tạo điều kiện thúc đẩy việc áp dụng rộng rãi công nghệ này.

Nhà máy Thủy điện Tích năng Kidston (250 MW), ở Bắc Queensland, Úc. Đây là nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên của Úc trong hơn 40 năm qua và là 1 trong những nhà máy thủy điện tích năng đầu tiên trên thế giới được tích hợp với điện mặt trời

Vai trò tiên phong của ANDRITZ trong phát triển công nghệ thủy điện tích năng

Trong suốt hơn một thế kỷ qua, ANDRITZ đã lắp đặt và nâng cấp hơn 460 tổ máy tích năng, với tổng công suất 40.000 MW. Từ nhà máy thủy điện tích năng thương mại đầu tiên trên thế giới, Niederwartha (CHLB Đức, năm 1929) đến các dự án mới đây là nhà máy Phong Ninh 2 và Chấn An (Trung Quốc), ANDRITZ luôn khẳng định vị thế là đối tác hàng đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ tích năng.

ANDRITZ không ngừng đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển, tiêu biểu là giàn thí nghiệm tua bin thủy lực quy mô nhất thế giới, đặc biệt dành cho các tua bin bơm cột nước cao được xây dựng và khánh thành vào cuối năm 2023 tại Linz, Cộng Hòa Áo. Đồng thời, ANDRITZ còn đặt ra các bộ tiêu chuẩn mới để đáp ứng hiệu quả nhu cầu ngày càng cao của thị trường và khách hàng.

Nhờ hiệu quả ổn định lưới điện, hỗ trợ tích hợp các nguồn điện năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu suất điện năng tổng thể, ANDRITZ đã và đang góp phần đặt những viên gạch đầu tiên trong “dự án” xây dựng một tương lai xanh hơn và bền vững hơn. Khi công cuộc chuyển dịch sang năng lượng sạch tiến xa hơn, thủy điện tích năng sẽ mãi là công nghệ không thể thiếu để đạt được những mục tiêu về khí hậu toàn cầu.

Link gốc


Theo nangluongvietnam.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trải qua một vụ mất điện đột ngột trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Sân bay cũng phải đóng cửa, còn hành khách mắc kẹt trong tàu điện ngầm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.