Ngành điện toàn cầu có thể giảm hơn 75% phát thải vào 2035

20:50, 17/12/2024

Ngành điện toàn cầu có thể giảm 76% phát thải trong 10 năm tới nếu hệ thống phát triển dựa trên tích hợp năng lượng tái tạo, pin lưu trữ và nhà máy điện linh hoạt.

Thông tin này được nêu trong báo cáo Giao lộ trên hành trình Net zero do Wärtsilä (tập đoàn của Phần Lan chuyên cung cấp giải pháp cho lĩnh vực hàng hải và năng lượng). Báo cáo đưa ra hai kịch bản tính toán giảm phát thải trong ngành điện toàn cầu với hệ thống phát triển dựa trên năng lượng tái tạo, pin lưu trữ và có hoặc không nhà máy điện linh hoạt (khí LNG kết hợp điện tái tạo).

Nhóm phân tích của Wärtsilä ước tính hệ thống điện tích hợp nhà máy điện linh hoạt sẽ giúp giảm lượng phát thải khoảng 76% vào 2035. Mức giảm phát thải này chủ yếu nhờ quy mô nguồn điện tái tạo và hệ thống pin tích trữ. Lượng phát thải còn lại sẽ giảm dần khi sử dụng các nhiên liệu bền vững.

Xét đến 2050, hệ thống tích hợp nhà máy LNG và năng lượng tái tạo giúp giảm 21% lượng phát thải (tương đương 19 tỷ tấn carbon) so với việc chỉ dựa vào điện tái tạo và pin tích trữ. "Lượng giảm này tương đương hơn 1,5 năm phát thải của ngành điện toàn cầu hiện nay", báo cáo nêu.

Bên cạnh đó, 42% chi phí được tiết kiệm (tương đương 65.000 tỷ euro), nhờ giảm tình trạng dư thừa, cắt giảm công suất từ các nguồn điện tái tạo. Trong khi đó, nhà máy điện linh hoạt giúp tăng khả năng cân bằng và tối ưu hóa hệ thống.

Dự án điện mặt trời Dầu Tiếng (Tây Ninh) nằm cạnh hồ Dầu Tiếng tháng 5/2019. Ảnh: Quỳnh Trần

​Cùng với các ngành khác trên toàn cầu, năng lượng đang chạy đua hướng tới mục tiêu phát thải ròng về 0 (Net Zero) vào 2050. Việc chuyển đổi sang điện tái tạo là cấp thiết. Trong đó, nhóm nghiên cứu khẳng định cần ứng dụng công nghệ cân bằng linh hoạt, tức tăng các nhà máy điện loại này vào hệ thống, nhằm đảm bảo tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

Công nghệ linh hoạt cũng giúp giảm 88% năng lượng tái tạo bị lãng phí do cắt giảm công suất vào năm 2050. Việc cắt giảm này do chênh lệch giữa năng lực sản xuất và hạn chế trong truyền tải điện, theo báo cáo.

Với kịch bản không sử dụng nhà máy điện khí LNG kết hợp năng lượng tái tạo, ngành điện sẽ giảm phát thải chậm hơn.

So sánh mức giảm phát thải của ngành điện giữa hai kịch bản khi hệ thống có hoặc không nhà máy điện khí LNG kết hợp năng lượng tái tạo. Nguồn: Wärtsilä

Năm 2023, California (Mỹ) - vốn được coi là 'đầu tàu' về tham vọng năng lượng tái tạo - buộc phải giảm hơn 2,6 triệu MWh do lưới điện không đủ linh hoạt để sử dụng nguồn điện này. "Lượng điện này đủ cung cấp cho 250.000 hộ gia đình", ông Risto Paldanius, Phó chủ tịch khu vực châu Mỹ của Wärtsilä nói.

Tại Việt Nam, nghiên cứu mô phỏng hồi năm 2022 cho thấy việc chuyển đổi sang hệ thống điện trung hòa carbon vào 2050 có thể giúp Việt Nam tiết kiệm khoảng 26 tỷ euro mỗi năm (tương đương gần 700.000 tỷ đồng). Với mỗi GW các nguồn năng lượng tái tạo, hệ thống cần khoảng 150 MW điện linh hoạt để đảm bảo ổn định.

Nguồn điện linh hoạt được ghi nhận trong cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII, dự kiến đạt 300 MW vào năm 2030 và tăng lên 46.200 MW 2050.

Năm ngoái, toàn cầu có thêm 565 GW năng lượng tái tạo được lắp đặt, tăng 60% so với năm 2022, nâng tổng công suất lên 4.000 GW, cung cấp gần 30% nhu cầu điện. Theo thống kê năm 2022, ngành điện chiếm khoảng 40% tổng lượng phát thải.

Nhóm nghiên cứu khuyến nghị để giảm phát thải theo Thỏa thuận Paris cần tiếp cận toàn diện ở cấp độ hệ thống khi lập quy hoạch và đầu tư, thay vì chỉ tập trung phát triển năng lượng tái tạo.

Ngành điện cần nâng cấp hệ thống truyền tải điện, tinh giản thủ tục cấp phép và đầu tư hạ tầng kết nối lưới điện liên vùng, đồng thời tăng các nhà máy điện khí để đảm bảo hệ thống lưới ổn định, giảm phụ thuộc vào điện than, qua đó đẩy nhanh quá trình giảm phát thải.

Link gốc


Theo Vnexpress

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.