Khi hạnh phúc quan trọng hơn lương thưởng

09:52, 03/04/2025

Môi trường làm việc lý tưởng không chỉ dừng lại ở lương thưởng mà còn phải mang lại hạnh phúc cho nhân viên. Khi người lao động cảm thấy gắn kết, được trân trọng và có động lực phát triển, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn và trung thành hơn. Việc xây dựng một môi trường làm việc hạnh phúc đang trở thành xu hướng tất yếu trong quản trị nhân sự hiện đại.

Giữ chân nhân tài bằng… hạnh phúc

Trong bối cảnh thị trường lao động liên tục biến động, việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự giỏi đã không còn đơn thuần là câu chuyện về lương thưởng. Những thay đổi trong tâm lý người lao động và sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp (DN) buộc các nhà quản trị phải nhìn nhận lại chiến lược nhân sự. Một môi trường làm việc lý tưởng giờ đây không chỉ dừng lại ở phúc lợi tài chính mà còn phải mang lại hạnh phúc, sự gắn kết và cơ hội phát triển lâu dài cho nhân viên.

Theo khảo sát xu hướng nhân sự của Anphabe, có đến 24,8% người lao động rời bỏ công việc vì không tìm thấy sự phù hợp trong văn hóa DN. Đáng lo ngại hơn, 45% nhân sự không cảm thấy gắn kết với công ty và 48% cho biết họ không được thể hiện bản thân khi đi làm. Những con số này cho thấy nếu DN không quan tâm đến yếu tố tinh thần của nhân viên, việc mất đi nhân tài là điều khó tránh khỏi.

Bà Thanh Nguyễn - Giám đốc Điều hành và Truyền cảm hứng Hạnh phúc tại Anphabe cho rằng, một môi trường làm việc lý tưởng không chỉ có chế độ đãi ngộ tốt mà còn phải tạo ra không gian để nhân viên được truyền cảm hứng, có động lực phát triển và cảm thấy bản thân có giá trị. Theo bà, thị trường lao động hiện nay đang thay đổi mạnh mẽ, người lao động không chỉ tìm kiếm một công việc có thu nhập tốt mà còn mong muốn một nơi làm việc giúp họ cảm thấy được tôn trọng, có ý nghĩa và gắn kết với tổ chức.

Môi trường làm việc hạnh phúc là yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân nhân tài

Không chỉ có lương thưởng

Các DN đang có sự chuyển dịch rõ rệt trong cách tiếp cận nhân sự. Cũng theo nghiên cứu của Anphabe, 59,3% DN tập trung vào việc nâng cao trải nghiệm làm việc, gắn kết và giữ chân nhân tài, thay vì chỉ quan tâm đến lương bổng. Ngoài ra, 45,8% chú trọng phát triển các chiến lược an sinh toàn diện, trong khi 45,4% đầu tư vào việc xây dựng văn hóa DN vững mạnh.

Lương thưởng không còn là yếu tố quyết định duy nhất trong việc giữ chân nhân sự. Người lao động ngày nay quan tâm nhiều hơn đến môi trường làm việc, sự gắn kết nội bộ và những giá trị mà DN mang lại.

Theo bà Thanh Nguyễn, một DN muốn thành công cần tạo ra một môi trường làm việc mà nhân viên cảm thấy hạnh phúc. Nếu nhân viên chỉ đi làm vì áp lực kinh tế, công ty sẽ khó có thể giữ chân họ lâu dài. Ngược lại, khi môi trường làm việc đem lại sự kết nối, cơ hội phát triển và sự ghi nhận từ đồng nghiệp, nhân viên sẽ cống hiến hết mình.

Cùng quan điểm này, bà Công Tằng Tôn Nữ Thùy Trang - Tổng giám đốc Công ty Ito Việt Nam, cho rằng việc tạo dựng một môi trường làm việc hạnh phúc là yếu tố then chốt để DN phát triển bền vững. Tại Công ty Ito Việt Nam, lãnh đạo DN đã áp dụng mô hình RBC - Responsibility Business Conduct (thực hành kinh doanh có trách nhiệm) nhằm đặt lợi ích của cộng đồng và nhân viên lên trên lợi ích của DN. Ngoài lương thưởng, phúc lợi theo quy định chung, công ty còn dành đến 30% lợi nhuận mỗi năm để chia cho nhân viên tùy theo vị trí, cấp bậc. Nhờ vậy, người lao động xem mình như chủ DN và hết mình cống hiến. Chính điều đó đã góp phần giúp Ito Việt Nam mở rộng thành công sang các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản từ năm 2017 đến nay.

Theo bà Thùy Trang, một DN muốn phát triển bền vững không chỉ cần sản phẩm tốt mà còn phải đảm bảo nhân viên hạnh phúc, có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty.

“Dù mức lương cao vẫn là yếu tố quan trọng, nhưng nếu môi trường làm việc có quá nhiều áp lực, thiếu sự quan tâm từ lãnh đạo và đồng nghiệp, nhân viên cũng khó có thể duy trì tinh thần làm việc lâu dài”, bà Trang chia sẻ.

Cũng theo bà Thùy Trang, việc tuyển dụng những nhân sự phù hợp ngay từ đầu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường làm việc tích cực. Tại Ito Việt Nam, công ty không chỉ đánh giá ứng viên qua chuyên môn mà còn xem xét thái độ sống và cách họ quan tâm đến gia đình. Bà cho rằng, những người biết trân trọng gia đình thường có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc.

Bên cạnh đó, Ito Việt Nam cũng tạo ra một không gian làm việc linh hoạt, nơi nhân viên có thể tự chủ công việc mà không bị kiểm soát quá chặt chẽ về mặt thời gian. Dù vẫn tuân thủ các quy định về chấm công theo luật lao động Việt Nam, công ty luôn đặt sự tin tưởng vào nhân viên và khuyến khích họ làm việc theo cách hiệu quả nhất.

Dù mức lương cao vẫn là yếu tố quan trọng, nhưng nếu môi trường làm việc có quá nhiều áp lực, thiếu sự quan tâm từ lãnh đạo và đồng nghiệp, nhân viên cũng khó có thể duy trì tinh thần làm việc lâu dài.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp để giữ chân nhân tài

Bà Thanh Nguyễn nhấn mạnh rằng một DN thành công không thể thiếu một nền văn hóa gắn kết, nơi mà nhân viên cảm thấy mình là một phần quan trọng của tổ chức. Một công ty có môi trường làm việc tích cực, tạo cơ hội cho nhân viên phát triển và giúp họ tự hào về công việc mình làm sẽ có khả năng giữ chân nhân tài tốt hơn so với những doanh nghiệp chỉ tập trung vào lương thưởng.

Ngoài ra, các công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm gắn kết nhân viên và gia đình của họ, như các chuyến du lịch hoặc chương trình giao lưu nội bộ. Những hoạt động này không chỉ giúp nhân viên xem công ty không chỉ là nơi làm việc mà còn là một phần quan trọng trong cuộc sống của họ.

Quản trị nhân sự trong thời đại mới đòi hỏi DN phải thay đổi tư duy. Lương thưởng vẫn là yếu tố quan trọng nhưng không còn là yếu tố duy nhất quyết định sự gắn bó của nhân viên. Một môi trường làm việc lý tưởng cần đảm bảo sự công bằng, mang lại động lực phát triển và quan tâm đến hạnh phúc của nhân viên.

Những số liệu từ Anphabe và câu chuyện thực tế từ Ito Việt Nam cho thấy, DN muốn giữ chân nhân tài cần phải đầu tư vào trải nghiệm nhân viên, xây dựng văn hóa DN gắn kết và tạo ra những giá trị tinh thần bên cạnh lợi ích tài chính. Khi nhân viên cảm thấy hạnh phúc, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn, trung thành hơn và góp phần xây dựng một DN phát triển bền vững.

Trong bối cảnh thị trường lao động liên tục thay đổi, DN nào hiểu được tầm quan trọng của yếu tố hạnh phúc trong công việc sẽ có lợi thế cạnh tranh bền vững, không chỉ trong việc giữ chân nhân tài mà còn trong hành trình phát triển lâu dài.

Link gốc


Theo doanhnhansaigon.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.