Công nghệ tấm quang điện siêu nhẹ, siêu mỏng của NASA: Từ không gian đến cuộc sống thường nhật

10:52, 23/04/2025

Bạn từng ước có thể cuộn tấm quang điện lại bỏ vào balô mỗi khi đi đến nơi xa xôi, hẻo lánh? NASA sắp biến điều đó thành hiện thực với một công nghệ tấm quang điện bí mật – không chỉ dành cho tàu vũ trụ ngoài không gian mà còn có thể ứng dụng ngay trên Trái Đất.

Ảnh: Ascent Solar

Đằng sau công nghệ "bí mật" của NASA là ai?

Công nghệ này đến từ Ascent Solar Technologies, một công ty năng lượng mặt trời của Mỹ, chuyên sản xuất tấm quang điện màng mỏng linh hoạt (thin-film), dùng chất bán dẫn CIGS (Copper-Indium-Gallium-Selenide) trên nền nhựa. Thành lập từ năm 2005, Ascent tập trung phát triển các giải pháp năng lượng mặt trời dành cho những nơi không thể sử dụng được tấm quang điện truyền thống.

Công ty cho biết các mô-đun màng mỏng của họ sẽ được sử dụng trong sứ mệnh tàu vũ trụ cỡ nhỏ sắp tới của NASA, mang tên LISA-T (Lightweight Integrated Solar Array and Antenna). Đây là một phần trong nỗ lực đánh giá tiềm năng của tàu không gian nhỏ cũng như đưa các công nghệ năng lượng mặt trời chi phí thấp vào không gian.

Công nghệ này hoạt động ra sao?

Tấm quang điện trong dự án LISA-T có:

+ Khối lượng siêu nhẹ
+ Kích thước đóng gói cực nhỏ
+ Hiệu suất tạo điện gấp 3 lần các hệ thống quang điện truyền thống
Theo Ascent, tấm pin màng mỏng này sử dụng hỗn hợp CIGS có độ dày mỏng hơn sợi tóc người, bền, không dễ vỡ và giá thành tương đối thấp. Mỗi mô-đun chỉ nặng 10 gram và có diện tích khoảng 1 foot vuông (~0,09 m²) với hiệu suất chuyển đổi năng lượng đạt 17,55% – cao hơn mức phổ biến 15-20% của các tấm quang điện truyền thống.

Paul Warley – CEO của Ascent chia sẻ: “Việc được NASA chọn cho sứ mệnh LISA-T là thành quả của nhiều năm hợp tác nhằm tối ưu hóa tấm quang điện cho tàu vũ trụ có khối lượng và nhu cầu năng lượng đặc biệt. Sứ mệnh này chứng minh những yêu cầu trước đây từng được xem là không thể đạt tới giờ đây hoàn toàn khả thi.”

Công nghệ quang điện bí mật với nhiều ứng dụng mới

Không giống các tấm quang điện nặng và cứng, công nghệ của Ascent có nhiều ứng dụng cho các thiết bị di động, như:

+ Máy bay không người lái (drone)
+ Hệ thống điện di động có thể mang theo người (portable power)
+ Các giải pháp năng lượng linh hoạt trong quân đội, y tế hoặc thám hiểm
Ngoài ra, công nghệ này còn hữu ích trong ứng dụng nông nghiệp kết hợp điện mặt trời (agrivoltaics) – nơi đất đai được sử dụng đồng thời để trồng trọt và sản xuất điện. Tấm pin nhẹ, linh hoạt giúp tránh che khuất ánh sáng hoàn toàn, và vẫn cho phép máy móc canh tác hoạt động bình thường, từ đó giảm xung đột sử dụng đất giữa nông nghiệp và năng lượng tái tạo.

Ascent cũng đang mở rộng ứng dụng với dòng sản phẩm Titan – được thiết kế dựa trên công nghệ đã dùng cho NASA, nhưng có hiệu suất cao hơn và phù hợp cho nhiều sứ mệnh không gian khác.

Warley cho biết thêm: “Các mô-đun trong dự án LISA-T là nền tảng cho dòng Titan, giúp tạo ra năng lượng lớn hơn đáng kể theo tỷ lệ khối lượng, phù hợp với môi trường không gian trong thời gian dài”.


Mạnh Tiến (Lược dịch theo ecoportal.net)

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trải qua một vụ mất điện đột ngột trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Sân bay cũng phải đóng cửa, còn hành khách mắc kẹt trong tàu điện ngầm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.