Công nghệ Radar xuyên đất: Bước đột phá khảo sát của PECC 2

23:24, 30/08/2021

Thực hiện chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ mới trong các hoạt động sản xuất để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, thời gian vừa qua Công ty CP Tư vấn xây dựng điện 2 (PECC 2) đã áp dụng công nghệ Radar xuyên đất (Georadar) – một công nghệ khảo sát hiện đại còn ít phổ biến ở Việt Nam – trong công tác khảo sát dò tìm công trình ngầm phục vụ xây dựng các công trình ngầm hóa trong khu vực đô thị và lân cận.

Khảo sát hiện trường bằng công nghệ Georadar tại dự án Trạm biến áp 110kV và đường dây đấu nối Cảng Quy Nhơn

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, quá trình đô thị hóa diễn ra như một xu hướng tất yếu, công tác khảo sát phục vụ xây dựng các công trình ngầm để tạo vẻ mỹ quan, văn minh, hiện đại cho các khu vực đô thị và lân cận đang được chú trọng. Nắm bắt được nhu cầu đó, Chi nhánh Xí nghiệp khảo sát PECC 2 đã áp dụng công nghệ Radar xuyên đất (Georadar) trong công tác khảo sát dò tìm công trình ngầm cho các dự án trạm biến áp và đường dây đấu nối xây dựng theo phương pháp ngầm hóa, mới đây nhất là dự án Trạm biến áp 110kV và đường dây đấu nối Cảng Quy Nhơn.

Radar xuyên đất (Georadar) là một phương pháp địa vật lý hiện đại dựa trên cơ sở lý thuyết của trường sóng điện từ ở dải tần số từ 10 – 3000 MHz để nghiên cứu cấu trúc và đặc tính của kết cấu vật chất từ nông đến sâu với độ phân giải cao. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này dựa trên sự phản xạ của sóng điện từ để thu nhận các thông tin về thuộc tính: phân loại, độ sâu, vị trí… của đối tượng.

Dự án Trạm biến áp 110kV và đường dây đấu nối Cảng Quy Nhơn đã sử dụng công nghệ Georadar kết hợp với dữ liệu thu thập được để chính xác hóa thông tin về các công trình ngầm hiện hữu trong khu vực, đây là cơ sở để thiết kế điều chỉnh hướng tuyến giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu trong quá trình giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng sau này. Thiết bị khảo sát Georadar được Chi nhánh Xí nghiệp khảo sát PECC 2 sử dụng trong quá trình khảo sát dự án là Model RIS MF Hi-Mod #1 của hãng IDS GeoRadar (Italia) với cấu hình gồm 1 Ăngten tần số kép 200 MHz và 600MHz (có màn chắn) hoạt động đồng thời. Đặc biệt hơn, thiết bị này được thiết kế theo cấu trúc mô đun, có khả năng tháo lắp dễ dàng và nâng cấp lên cấu hình gồm nhiều ăngten hoạt động đồng thời, giúp tăng năng suất và chất lượng của công tác khảo sát.

So với các phương pháp khảo sát trước đây, Radar xuyên đất (Georadar) được đánh giá ưu việt hơn hẳn vì đây là công nghệ khảo sát không phá hủy, có thể nghiên cứu các cấu trúc và đặc tính của các đối tượng dưới lòng đất mà không cần đào bới. Bên cạnh đó, tần số sóng phát ra hoàn toàn không gây bất kỳ nguy hại nào đến lòng đất, môi trường, con người và đặc biệt là không gây tiếng ồn. Chính vì vậy, công nghệ Radar xuyên đất không chỉ để khảo sát các công trình ngầm mà còn được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác như: khảo cổ học, môi trường, an ninh quân sự….

Việc ứng dụng công nghệ mới trong các hoạt động sản xuất điển hình như Georadar đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của PECC 2 đó là phát triển phải đi đôi với công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh, đem lại các dịch vụ với chất lượng vượt trội cho khách hàng. Tại Chi nhánh Xí nghiệp khảo sát PECC 2, phương pháp Georadar được áp dụng vào công tác khảo sát các dự án không chỉ giúp tăng độ tin cậy của dữ liệu thu thập được mà còn rút ngắn thời gian khảo sát, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc.

Xem chi tiết tại đây.

 


Theo pecc2.com

Share

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Đoàn Thanh niên EVN ban hành kế hoạch hưởng ứng "Phong trào thi đua Lao động sáng tạo và Chương trình 10.000 sáng kiến giai đoạn 2025 - 2028"

Đoàn Thanh niên EVN ban hành kế hoạch hưởng ứng "Phong trào thi đua Lao động sáng tạo và Chương trình 10.000 sáng kiến giai đoạn 2025 - 2028"

Theo Kế hoạch số 49-KH/ĐTNEVN ngày 25/4/2025, Đoàn Thanh niên EVN sẽ có nhiều hoạt động cấp cơ sở để hưởng ứng Chỉ thị liên tịch số 155/CTLT-EVN-CĐ (Chỉ thị 155) ngày 15/4/2025 của Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Ban Thường vụ Công đoàn Điện lực Việt Nam.


Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.