Cận cảnh căn hầm bí mật hơn 100 năm tuổi ở khu hồ Hoàn Kiếm

08:53, 02/04/2025

Phóng viên Lao Động đã ghi lại hình ảnh của căn hầm bí mật nằm bên trong tòa nhà của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, 20 Trần Nguyên Hãn, cạnh hồ Hoàn Kiếm.

Cận cảnh căn hầm bí mật hơn 100 năm tuổi ở khu hồ Hoàn Kiếm

Bên trong căn hầm bí mật ở 20 Trần Nguyên Hãn, gần hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo ghi nhận của phóng viên, trải qua hơn 100 năm tồn tại, căn hầm vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Hầm được ngăn thành 4 phần với 2 ngăn nhỏ và 2 phòng lớn hơn có diện tích khoảng 6-7m2.

Các phòng ngăn cách nhau bởi bức tường dày, kiên cố. Trong đó, 2 phòng giữa có chiều ngang khoảng 2m12, chiều dọc khoảng 3m.

Lối dẫn từ hầm lên mặt đất có 5 bậc thang với bề ngang khoảng 70cm.

Căn hầm này được phát hiện khi Tổng công ty Điện lực miền Bắc tiến hành tu sửa trụ sở vào năm 2019. Trước đó, toàn bộ căn hầm nằm sâu dưới đất, lại thuộc khu vực bịt kín lối ra vào, nên không ai biết.

Chỉ đến khi tu sửa trụ sở hướng tới kỷ niệm 49 năm thành lập Tổng công ty Điện lực miền Bắc, công nhân thi công khoan đào địa điểm này phát hiện ra lớp đất rất cứng, không thể đào tiếp. Sau đó, họ định hình, khoanh vùng đất cứng, mới phát hiện ra đó là một căn hầm bí mật.

Cận cảnh tường của căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Cận cảnh bức tường ngăn trong căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Hiện, căn hầm được giữ nguyên trạng, vệ sinh sạch sẽ, được lắp thêm hệ thống điện, một số bóng đèn để chiếu sáng. Trên tường hầm có treo thêm những bức ảnh về lịch sử ngành điện.

Trên tấm bảng đề trước cửa hầm có ghi chép, "hầm trú ẩn được xây dựng cùng thời gian với tòa nhà biệt thự của Pháp (khoảng hơn 125 năm) trong khuôn viên của Nhà máy đèn Bờ Hồ".

"Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là những trận ném bom rải thảm hủy diệt B-52 của Mỹ từ năm 1968 đến năm 1972, căn hầm này đã trở thành nơi trú ẩn của những thợ điện Bờ Hồ và là nơi chỉ đạo điều hành hệ thống điện Hà Nội.

Cũng chính căn hầm này là nơi chỉ huy những chiến sĩ công nhân ngành điện chiến đấu bảo vệ nhà máy trong những trận bom của kẻ thù".

Theo đề xuất của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến, khi quy hoạch lại khu vực "tứ giác" phía Đông hồ Hoàn Kiếm, căn hầm này nên chăng được giữ lại và đưa vào khai thác du lịch, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch văn hóa trong nhiều năm trở lại đây.

Căn hầm với hơn 100 năm tồn tại trải qua nhiều binh biến, chứng kiến thăng trầm lịch sử, là một dấu tích quý giá. Căn hầm sẽ kể câu chuyện của riêng mình về một thời kỳ đã đi qua của dân tộc.

Dưới đây là một số hình ảnh của căn hầm bí mật trong khuôn viên tòa nhà của Tổng công ty Điện lực miền Bắc do phóng viên Lao Động thực hiện:

Căn hầm nằm bên trong tòa nhà của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ảnh: Hải Nguyễn

Căn hầm nằm bên trong tòa nhà của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ảnh: Hải Nguyễn

Lối đi vào căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Lối đi vào căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Cửa vào của căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Cửa vào của căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Căn hầm được chia thành các phòng nhỏ. Hai phòng giữa có chiều rộng khoảng 2m12, chiều dọc 3m. Ảnh: Hải Nguyễn

Căn hầm được chia thành các phòng nhỏ. Hai phòng giữa có chiều rộng khoảng 2m12, chiều dọc 3m. Ảnh: Hải Nguyễn

Các căn phòng có cửa thông nhau. Ảnh: Hải Nguyễn

Các căn phòng có cửa thông nhau, tường ngăn cách được xây kiên cố. Ảnh: Hải Nguyễn

Hệ thống điện đã được lắp kể từ khi căn hầm được phát hiện khi Tổng công ty Điện lực Hà Nội tu sửa lại tòa nhà. Ảnh: Hải Nguyễn

Hệ thống điện đã được lắp kể từ khi căn hầm được phát hiện vào thời điểm Tổng công ty Điện lực miền Bắc tu sửa lại tòa nhà năm 2019. Ảnh: Hải Nguyễn

Lối ra của căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Lối ra của căn hầm. Ảnh: Hải Nguyễn

Lối ra nhỏ, với các bậc thang đi lên trong lối hẹp, bề ngang khoảng 70 phân. Ảnh: Hải Nguyễn

Lối ra nhỏ, với các bậc thang đi lên trong lối hẹp, bề ngang khoảng 70cm. Ảnh: Hải Nguyễn

Nguyên văn những dòng ghi chép trên tấm bảng đặt ngoài cửa căn hầm bí mật ở trụ sở Tổng công ty Điện lực miền Bắc:

"Hầm trú ẩn được xây dựng cùng thời gian với tòa nhà biệt thự của Pháp (khoảng hơn 125 năm) trong khuôn viên của Nhà máy đèn Bờ Hồ.

Chắc không ai trong chúng ta có thể quên được cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ trên miền Bắc, khi những công trình điện là một trong những trọng điểm thường xuyên bị địch đánh phá, ở đâu có ánh sáng điện đều trở thành mục tiêu của kẻ thù.

Hà Nội trở thành điểm nóng trong những trận oanh tạc của máy bay Mỹ. “Tất cả đều cần có điện, Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”, “Trái tim người thợ điện còn đập thì dòng điện không bao giờ tắt” Những lời kêu gọi hào hùng đó đã giúp cho các chiến sĩ - công nhân Nhà máy đèn Bờ Hồ không quản khó khăn, nguy hiểm, dũng cảm hy sinh, vượt qua bom rơi, đạn nổ để bảo vệ công trình điện, khắc phục nhanh hậu quả sau mỗi đợt địch đánh phá, để giữ cho dòng điện tiếp tục tỏa sáng, phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân của Thủ đô.

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là những trận ném bom rải thảm hủy diệt B-52 của Mỹ từ năm 1968 đến năm 1972, căn hầm này đã trở thành nơi trú ẩn của những thợ điện Bờ Hồ và là nơi chỉ đạo điều hành hệ thống điện Hà Nội.

Cũng chính căn hầm này là nơi chỉ huy những chiến sĩ công nhân ngành điện chiến đấu bảo vệ nhà máy trong những trận bom của kẻ thù.

Link gốc


Theo laodong.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trải qua một vụ mất điện đột ngột trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Sân bay cũng phải đóng cửa, còn hành khách mắc kẹt trong tàu điện ngầm.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.