Các hồ thủy điện xả hơn 5 tỷ m3 cho đổ ải vụ Đông Xuân

14:05, 01/03/2021

Các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang và Thác Bà thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xả 5,14 tỷ m3, cung cấp đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2020 - 2021 cho các tỉnh Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. So với kế hoạch ban đầu, tổng lượng nước xả tiết kiệm được khoảng 0,5 - 0,7 tỷ m3.

Theo Tổng cục Thủy lợi, để bảo đảm bổ sung nước cho hạ du theo kế hoạch, EVN đã tăng cường phát điện trước các đợt lấy nước 2-3 ngày để dâng mực nước hạ du sông Hồng theo đúng quy định. Thực tế, dòng chảy trong các đợt lấy nước được duy trì cơ bản bảo đảm như yêu cầu, tạo điều kiện cho các công trình thủy lợi vận hành lấy nước.

Nguồn nước từ các hồ chứa thủy điện đảm bảo cho các trạm bơm lấy nước đổ ải

Trong các đợt lấy nước, mực nước thực đo hạ du được theo dõi trực tuyến, diện tích có nước cập nhật 1 lần/ngày. Kết quả điều hành được công bố công khai trên website capnuocdongxuan.tongcucthuyloi.gov.vn.

“Đặc biệt, EVN đã tổ chức vận hành các nhà máy thủy điện tối đa khả năng cho phép để tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình thủy lợi vận hành lấy nước, đồng thời bảo đảm cung cấp điện cho các trạm bơm hoạt động. Thông tin điều hành xả nước của Tập đoàn được gửi hàng ngày đến Tổng cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan để phối hợp thực hiện”, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi cho biết.

Tổng lượng nước xả năm nay dù đã giảm so với kế hoạch, tuy nhiên vẫn cao hơn 2,46 tỷ m3 so với năm 2020 (năm có mưa lớn vào Tết Nguyên Đán); cao hơn 0,72 tỷ m3 so với năm 2019. Khó khăn trong công tác lấy nước đổ ải do tình trạng hạ thấp lòng dẫn sông Hồng tiếp tục diễn phức tạp. Thực tế, trong toàn bộ 8 ngày lấy nước đợt 2, các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang đã vận hành hết công suất phát điện, nhưng thời gian mực nước tại Trạm Thủy văn Hà Nội cao hơn 2m chỉ đạt 21,9%; cao hơn 2,2m đạt 1%. Mực nước sông thấp dẫn đến các công trình thủy lợi chưa được sửa chữa, nâng cấp không đủ khả năng hoạt động, một số trạm bơm dã chiến chưa bảo đảm chủ động hoạt động không phụ thuộc vào dòng chảy bổ sung từ các hồ chứa thủy điện. Cùng với đó do tập quán canh tác của một số địa phương, nên nhu cầu lấy nước khác nhau, khiến kéo dài thời gian lấy nước. 


Trần Hiếu

Share

Cảnh báo Fanpage "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" giả mạo thương hiệu, logo EVN và EVNPECC4

Cảnh báo Fanpage "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" giả mạo thương hiệu, logo EVN và EVNPECC4

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định trang Fanpage có tên "EVN Run - Thắp Sáng Niềm Tin" (như ảnh dưới) đang sử dụng trái phép thương hiệu EVN. Đồng thời, trang Fanpage này cũng sử dụng trái phép logo, banner Giải chạy bộ/đi bộ online năm 2025 do Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (EVNPECC4 - đơn vị trong EVN) phát động. Vì vậy, EVN cảnh báo người dân hãy cảnh giác trước những thông tin này để tránh bị trục lợi.


Sau điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, khách hàng sẽ trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?

Sau điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, khách hàng sẽ trả thêm bao nhiêu tiền điện mỗi tháng?

Mức điều chỉnh tương đương tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành đã được EVN tính toán kỹ lưỡng với tinh thần hạn chế thấp nhất tác động đến nền kinh tế và đời sống người dân, phù hợp với tình hình thực tiễn.


Điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ tiền điện

Điều chỉnh giá điện từ ngày 10/5, các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ tiền điện

Tại buổi trao đổi thông tin liên quan công tác điều hành đảm bảo điện, chiều 09/5, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã làm rõ các thông tin về mức điều chỉnh và tác động của việc điều chỉnh giá điện đến từng nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện.