Bộ Công Thương đề xuất kéo dài áp dụng cơ chế giá điện gió cố định đến năm 2023

20:18, 12/04/2020

Tại văn bản số 2491/BCT-ĐL ngày 9/4/2020, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, kéo dài cơ chế giá điện gió cố định đến hết ngày 31/12/2023.

Theo Bộ Công Thương, để thúc đẩy phát triển điện gió, ngày 10/9/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Theo Quyết định 39, giá điện gió được điều chỉnh tăng lên. Cụ thể, đối với điện gió trong đất liền, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.927 đồng/kWh, tương đương 8,5 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT); với điện gió trên biển, giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 2.223 đồng/kWh, tương đương 9,8 Uscent/kWh (chưa bao gồm VAT). Mức giá này được áp dụng cho các dự án điện gió có một phần hoặc toàn bộ nhà máy có ngày vận hành thương mại trước 1/11/2021 và áp dụng trong 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại.

Quyết định 39 đã tạo động lực thúc đẩy thị trường điện gió tại Việt Nam phát triển. Hàng trăm dự án đã được đề xuất bổ sung quy hoạch; nhiều dự án đang được thi công xây dựng. Tuy nhiên, tính đến nay, mới có 11 dự án được đưa vào vận hành, với tổng công suất 377MW.

Nguyên nhân, ngay sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực thi hành (1/11/2018), hoạt động đăng ký đầu tư và bổ sung quy hoạch đối với các dự án nguồn điện gió mới và các dự án lưới điện truyền tải giải tỏa công suất bị ngừng trệ trong hơn một năm, do chưa có hướng dẫn thực hiện Luật Quy hoạch (hiệu lực từ ngày 1/1/2019). Hiện vẫn còn 45.000MW điện gió (250 dự án) do các tỉnh đề xuất chưa được thẩm định, bổ sung quy hoạch.

Cùng với đó, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến tiến độ cung cấp turbine, kéo dài thời gian thi công, lắp đặt và làm chậm tiến độ của các dự án điện gió; hoạt động sản xuất, cung cấp thiết bị chính, linh phụ kiện của các dự án bị thiếu hụt, đình trệ; việc nhập cảnh của công nhân kỹ thuật và chuyên gia nước ngoài bị gián đoạn...

Ngoài ra, các dự án điện gió trong quy hoạch tại các tỉnh Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ với công suất 1.600MW, sử dụng công nghệ và kỹ thuật, thi công khác so với turbine lắp đặt trên bờ, nên yêu cầu thời gian chuẩn bị dự án, thi công dài hơn (các dự án điện gió trên bờ thi công khoảng 2 năm; còn trên biển khoảng 3 - 3,5 năm). Đó là chưa kể, các quy định về xác định khu vực biển, cấp giấy phép sử dụng khu vực biển khá phức tạp nên kéo dài thời gian và gia tăng chi phí với các dự án này...

Theo Bộ Công Thương, từ nay đến hết tháng 10/2021 (thời điểm các dự án điện gió đi vào vận hành thương mại được áp dụng cơ chế giá mua điện cố định theo Quyết định 39) chỉ còn khoảng 18 tháng, không đủ để nhà đầu tư chuẩn bị và triển khai xây dựng dự án; nhất là các dự án điện gió trên biển và các dự án chưa được phê duyệt bổ sung quy hoạch...

Chính vì vậy, để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động đầu tư phát triển điện gió, góp phần đảm bảo cung ứng điện giai đoạn đến năm 2025, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện ổn định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 tới hết ngày 31/12/2023. Sau năm 2023, các dự án điện gió sẽ áp dụng cơ chế đấu thầu, đấu giá cạnh tranh. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương tính toán, đề xuất giá mua điện gió mới áp dụng cho các dự án điện gió có ngày vận hành trong giai đoạn từ 1/11/2021- 31/12/2023, báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.


M. Hương

Share

Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Hạ đặt thành công bánh xe công tác 110 tấn tại dự án Thuỷ điện Hoà Bình mở rộng

Vào lúc 11h30 ngày 23/5/2025, tại công trường dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng (tỉnh Hòa Bình), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) cùng các đơn vị liên quan đã hạ đặt thành công bánh xe công tác (tổ máy 1) vào vị trí thi công. Đây là một trong những cột mốc kỹ thuật quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình lắp đặt thiết bị của dự án.


Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về dự án cấp điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo

Phó Tổng giám đốc EVN Nguyễn Tài Anh làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về dự án cấp điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo

Ngày 23/5, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và đoàn công tác đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về dự án cấp điện lưới quốc gia cho huyện Côn Đảo.


Lần đầu tiên EVN tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”

Lần đầu tiên EVN tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”

Chiều 23/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ biểu dương “Người lao động ngành Điện tiêu biểu” năm 2025, Công đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”. Diễn đàn diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các đơn vị trong toàn Tập đoàn, tạo không gian sinh hoạt chính trị rộng khắp, dân chủ và cởi mở.


Lần đầu tiên EVN tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”

Lần đầu tiên EVN tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”

Chiều 23/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ biểu dương “Người lao động ngành Điện tiêu biểu” năm 2025, Công đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Diễn đàn “Đảng với công nhân – Công nhân với Đảng”. Diễn đàn diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến các đơn vị trong toàn Tập đoàn, tạo không gian sinh hoạt chính trị rộng khắp, dân chủ và cởi mở.


ĐOÀN ĐẠI BIỂU TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM KÍNH VIẾNG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

ĐOÀN ĐẠI BIỂU TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM KÍNH VIẾNG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Ngày 24/5, Đoàn đại biểu Tập đoàn Điện lực Việt Nam do Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐTV EVN Đặng Hoàng An dẫn đầu đã đến kính viếng Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.