Sử dụng năng lượng hiệu quả trong tòa nhà xanh

16:31, 16/01/2025

Tại Việt Nam, tính đến năm 2024 đã có hơn 500 dự án xanh được ghi nhận. Các dự án xanh không chỉ phục vụ mục tiêu chung của toàn cầu và Chính phủ về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường mà còn phục vụ nhu cầu thực tế của người dân.

Mặc dù chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cho các công trình xanh có thể cao hơn so với loại dự án truyền thống nhưng việc vận hành bền vững mang lại hiệu quả hoạt động tốt hơn và tiết kiệm hơn, đặc biệt trong việc giảm chi phí năng lượng tiêu thụ.

Ngành Năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Hướng tới mục tiêu sử dụng năng lượng hiệu quả

Theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), ngành Năng lượng Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hơn bao giờ hết, công tác sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng cần phải được thực hiện mạnh mẽ.

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26, Việt Nam cam kết đạt mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Ở Hội nghị Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28, Việt Nam đã công bố kế hoạch huy động nguồn lực triển khai tuyên bố chính trị về thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.

Trong kế hoạch này, nhóm nhiệm vụ, giải pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đóng vai trò quan trọng, hiệu quả nhất về chi phí để thúc đẩy quá trình chuyển dịch xanh, giảm phát thải khí nhà kính, phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nền kinh tế và là giải pháp có thể huy động nguồn lực và có cần có sự chung tay của toàn xã hội cho mục tiêu phát ròng bằng 0 vào năm 2050 của quốc gia.

Ngành Bất động sản Việt Nam đang hòa cùng làn sóng chuyển đổi xanh trên toàn cầu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm của cộng đồng về môi trường, sức khỏe tăng cao. Hiện nay, có bốn loại chứng nhận công trình xanh phổ biến, gồm LEED, EDGE, WELL Building Standard và LOTUS.

Những chứng chỉ này quy định các giải pháp vận hành thực tiễn những dự án xanh, tập trung vào hiệu quả năng lượng, bảo vệ nguồn nước, cải thiện chất lượng không khí và đảm bảo sức khỏe, sự an toàn cho người sử dụng. Chủ đầu tư cùng đơn vị quản lý tòa nhà xanh cũng đang nỗ lực xây dựng các phương án vận hành tiết kiệm năng lượng, theo sát các tiêu chí vận hành xanh dựa trên các tiểu chuẩn của những chứng nhận uy tín.

Lựa chọn những loại cây xanh phủ kín tòa nhà cũng giúp tiết kiệm năng lượng

Các phương pháp quản lý tối ưu năng lượng tòa nhà

Nhận định về các yếu tố tác động đến sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên trong tòa nhà xanh, ông Phạm Huy Tuấn, Giám đốc Kỹ thuật, Bộ phận Quản lý bất động sản, Savills Hà Nội cho biết: Có 7 yếu tố cần quan tâm trong khâu thiết kế và xây dựng dự án xanh. Hai yếu tố đầu tiên liên quan đến việc tận dụng các yếu tố tự nhiên, bao gồm, tối ưu hóa ánh sáng và trang bị hệ thống thông gió.

Các chủ đầu tư cũng cần chú trọng đến lựa chọn vật liệu bền vững, điển hình có vật liệu cách nhiệt, vật liệu tái chế. Đồng thời, các dự án nên có không gian xanh, được bố trí ở nhiều khu vực khác nhau như vườn trên mái, bức tường cây, thảm thực vật tại sân trong… giúp giảm nhiệt độ, cải thiện chất lượng không khí, tạo cảm giác dễ chịu cho cư dân.

Bên cạnh đó, dự án cần quan tâm 3 yếu tố về việc sử dụng hệ thống năng lượng tái tạo, áp dụng các phương pháp quản lý nước hiệu quả và giám sát tiêu thụ tài nguyên thông qua hệ thống quản lý năng lượng trung tâm để tối ưu hóa tài nguyên, đảm bảo hiệu quả bền vững.

Để hỗ trợ giảm thiểu tiêu thụ điện từ lưới điện quốc gia, ông Tuấn cho biết, hệ thống năng lượng mặt trời như các tấm pin quang điện trên mái hoặc mặt tiền tòa nhà xanh là giải pháp hiệu quả để giảm tiêu thụ điện từ lưới quốc gia, đặc biệt khi sử dụng các thiết bị có công suất lớn.

Với sự hỗ trợ của các giải pháp quản lý thông minh và lưu trữ năng lượng, hệ thống này không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng mà còn giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường. Đây là một bước tiến quan trọng hướng đến lối sống tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.

Ngoài ra, những loại cây trong tòa nhà cũng giúp tiết kiệm năng lượng như trồng cây bóng mát lớn để che ánh nắng trực tiếp, hoặc trồng cây trên vườn đứng giúp cách nhiệt cho tòa nhà, giảm tải cho hệ thống làm mát. Với văn phòng hoặc hành lang, các loại cây nhỏ gọn có tác dụng giảm hấp thụ nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ không gian.

Ông Trần Ngọc Duy, Phó Giám đốc Bộ phận Quản lý bất động sản, Savills Hà Nội phân tích thêm về việc tối ưu hóa điện năng và lượng nước tiêu thụ sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận hành, đảm bảo tính bền vững cho dự án. Theo kinh nghiệm quản lý và vận hành các dự án xanh của Savills, đèn hiệu suất thấp được thay thế bằng các loại đèn LED, bóng phản quang và halogen có tuổi thọ cao, đảm bảo mức tiêu thụ dưới 20 watt/m². Hệ thống điều hòa không khí cũng được tối ưu. Chỉ cần điều chỉnh tăng hoặc giảm 1°C tại khu vực chung có thể giúp tiết kiệm đến 10% năng lượng dùng cho việc làm mát hoặc sưởi ấm tòa nhà.

Quản lý nước được triển khai qua nhiều biện pháp tiết kiệm, như điều chỉnh lưu lượng nước tại các vòi xuống khoảng 3,5 lít/phút và tối ưu hóa mức xả bồn cầu ở 4,5 lít/lần, sử dụng hệ thống tái sử dụng nguồn nước thiên nhiên như nước mưa... Theo dữ liệu từ Savills, các giải pháp tối ưu nguồn nước đã giúp các dự án văn phòng tiết kiệm 17% lượng nước tiêu thụ trên mỗi mét vuông diện tích sử dụng. Đối với các dự án nhà ở, con số này đạt mức giảm 3%, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trong quản lý bất động sản.

Cùng với các yếu tố điện và nước, chất lượng không khí bên trong tòa nhà được đặc biệt chú trọng. Bên cạnh đó, công tác quản lý vận hành một dự án xanh còn cần chú trọng đến nhiều khía cạnh khác như, tối ưu hóa vận hành hệ thống kỹ thuật thông qua đánh giá và điều chỉnh thông số hoạt động, xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng hợp lý, áp dụng các hệ thống quản lý năng lượng, phần mềm, cải thiện cách nhiệt cách âm…

Có thể thấy rằng, việc quản lý vận hành dự án xanh cần tập trung một cách toàn diện vào nhiều yếu tố từ khâu thiết kế, xây dựng hướng tới hiệu quả sử dụng tối đa nguồn năng lượng điện, nước, chất lượng không khí và các phương pháp quản lý tối ưu.

Link gốc


Theo baoxaydung.com.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.