Hàn Quốc phát triển pin nước biển từ urê, gỗ thải

14:20, 11/03/2025

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển chất xúc tác pin nước biển từ urê và gỗ thải, giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất, mở ra hướng đi mới cho lưu trữ năng lượng.

Các nhà khoa học tại Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ulsan (UNIST), Hàn Quốc, vừa phát triển thành công chất xúc tác chi phí thấp cho pin nước biển, có hiệu suất tương đương với bạch kim - kim loại quý vốn được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực này.

Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Dong Woog Lee, Trường Năng lượng và Kỹ thuật Hóa học của UNIST, dẫn đầu đã kết hợp urê với lignin – một sản phẩm phụ từ ngành công nghiệp giấy và nhiên liệu sinh học – để tạo ra chất xúc tác hiệu quả cao. Kết quả thử nghiệm cho thấy, khi áp dụng chất xúc tác này vào điện cực pin nước biển, hiệu suất phóng điện đạt mức ngang bằng với bạch kim nhưng với chi phí thấp hơn đáng kể.

Giải pháp tối ưu hóa hiệu suất pin nước biển

Pin nước biển được đánh giá là công nghệ lưu trữ năng lượng tiềm năng nhờ khả năng khai thác nguồn nước biển dồi dào làm vật liệu cực âm. Tuy nhiên, tốc độ phản ứng điện hóa chậm và quá thế cao (overpotential) là những rào cản chính đối với tính ứng dụng thực tế. Do đó, việc phát triển chất xúc tác chi phí thấp nhưng hiệu quả cao đóng vai trò quan trọng trong tiến trình thương mại hóa.

Các nhà khoa học Hàn Quốc phát triển chất xúc tác pin nước biển từ urê và gỗ thải, giúp giảm chi phí, tăng hiệu suất, mở ra hướng đi mới cho lưu trữ năng lượng

Các kim loại quý như bạch kim từ lâu đã được sử dụng làm chất xúc tác trong pin nước biển, nhưng giá thành đắt đỏ khiến việc mở rộng quy mô gặp khó khăn. Giải pháp của nhóm nghiên cứu UNIST chính là sử dụng lignin và urê – những nguyên liệu giá rẻ, dễ tiếp cận. Lignin chiếm khoảng 15-35% thành phần gỗ, trong khi urê – giàu nitơ – có sẵn trong nước thải công nghiệp. Khi nung nóng hai hợp chất này đến 800°C, các nhà khoa học đã tạo ra một chất xúc tác có khả năng giảm đáng kể quá áp trong pin nước biển, giúp tăng tốc độ phóng điện.

Thử nghiệm cho thấy, mật độ công suất tối đa của pin nước biển sử dụng chất xúc tác này đạt 15,76 mW/cm², gần bằng mức 16,15 mW/cm² của bạch kim. Điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ năng lượng được sử dụng hiệu quả trong quá trình phóng điện được nâng cao, mở ra cơ hội thương mại hóa rộng rãi hơn.

Hướng đến công nghệ lưu trữ năng lượng bền vững

Giáo sư Lee nhấn mạnh, nghiên cứu này không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào các kim loại quý mà còn tối ưu hóa giá trị của sinh khối và chất thải công nghiệp. “Chúng tôi đã đề xuất một phương pháp trung hòa carbon, tạo ra chất xúc tác có thể ứng dụng trong nhiều hệ thống lưu trữ năng lượng, bao gồm cả pin kim loại-không khí,” ông nói.

Song song với những đột phá về pin nước biển, các nhà nghiên cứu cũng đang phát triển những phương pháp khai thác lithium bền vững từ nước biển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng tái tạo. Một trong số đó là công nghệ chiết xuất và lưu trữ Lithium chạy bằng hơi nước mặt trời (STLES). Hệ thống này sử dụng ánh sáng mặt trời để tách lithium từ nước mặn bằng các điện cực sắt phốt phát, sau đó thu giữ có chọn lọc các ion lithium vào nước ngọt.

Công nghệ này được xem là một giải pháp sạch hơn so với phương pháp khai thác lithium truyền thống, vốn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.

Bằng cách tận dụng nguồn tài nguyên nước biển, những sáng kiến này đang góp phần thúc đẩy một tương lai năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường.

Link gốc


Theo congthuong.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). www.evn.com.vn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.