Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

14:13, 11/03/2025

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý như thế nào để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng?

Phát triển năng lượng hydrogen đang trở thành trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 1/10/2021 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hydrogen được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nhằm thực hiện các mục tiêu giảm phát thải và phát triển bền vững.

Hành động cụ thể từ chiến lược quốc gia

Ngày 7/2/2024, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Chiến lược này đặt mục tiêu thực hiện 90 nghiên cứu công nghệ, triển khai các đề án thử nghiệm sản xuất và thúc đẩy sử dụng hydrogen, phù hợp với xu hướng toàn cầu.

Đặc biệt, công nghệ hydrogen đã được đưa vào danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30/12/2020, tạo cơ sở để các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hưởng chính sách ưu đãi đầu tư.

Đến ngày 21/2/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 366/QĐ-BCT về kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển năng lượng hydrogen. Kế hoạch này nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp, đồng thời làm căn cứ để các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương xây dựng, điều chỉnh chương trình hành động. Việc kiểm tra, giám sát, sơ kết và tổng kết thực hiện chiến lược cũng sẽ được triển khai chặt chẽ, đảm bảo tiến độ và hiệu quả, với các báo cáo định kỳ gửi lên Thủ tướng Chính phủ.

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý phù hợp để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng

Với những bước đi đồng bộ từ chính sách đến thực tiễn, Việt Nam đang khẳng định quyết tâm phát triển hydrogen như một nguồn năng lượng sạch, góp phần thực hiện cam kết giảm phát thải và thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Cần khung pháp lý hoàn thiện và nguồn lực đầu tư đồng bộ

Tham luận tại Diễn đàn "Phát triển năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra tại Hà Nội, Tiến sĩ Võ Thành Phong và và Tiến sĩ Ngô Đình Sáng đến từ Vụ Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho rằng, dù đã có một số cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy lĩnh vực năng lượng sạch, đặc biệt là hydro, nhưng quá trình triển khai vẫn gặp nhiều thách thức.

Một trong những rào cản lớn là khung pháp lý hỗ trợ phát triển hydro xanh vẫn chưa hoàn thiện, khiến việc tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng gặp khó khăn. Hiện nay, các quy định liên quan đến khử carbon trong sản xuất công nghiệp, lưu trữ và vận chuyển năng lượng, cũng như phát triển pin nhiên liệu chưa được xây dựng đầy đủ. Các nút thắt trong chuỗi cung ứng, điển hình như giá điện từ năng lượng tái tạo, cũng chưa có giải pháp tháo gỡ triệt để.

Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách năng lượng thời gian qua còn thiếu điều kiện và nguồn lực để nghiên cứu, đánh giá trên cơ sở khoa học khách quan. Điều này ảnh hưởng đến cả quá trình hoạch định và thực thi. Để đảm bảo hydro xanh có thể tham gia hiệu quả vào quá trình chuyển dịch năng lượng, hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) trong lĩnh vực này cần được thúc đẩy với các chính sách phù hợp và biện pháp triển khai hiệu quả.

Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng lưu trữ, vận chuyển khí đốt là yêu cầu cấp thiết. Cùng với đó, Việt Nam cần chuẩn bị khung pháp lý đầy đủ nhằm đáp ứng điều kiện xuất khẩu hydro xanh sang các thị trường tiềm năng như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, với xuất phát điểm còn thấp, ngành công nghiệp năng lượng hydro của Việt Nam đang đối diện với nhiều hạn chế về hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực. Do đó, chiến lược phát triển cần kết hợp giữa hợp tác quốc tế để tận dụng nguồn vốn, công nghệ với việc chủ động nâng cao năng lực trong nước. Mục tiêu đưa Việt Nam từ vị thế “đi theo” (follower) đến “dẫn dắt” (leader) trong lĩnh vực hydro xanh vẫn là thách thức không nhỏ.

Ngoài ra, nguồn lực đầu tư cho KH&CN trong ngành năng lượng nói chung và hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) về hydro nói riêng còn hạn chế. Mô hình quản lý vẫn thiếu sự liên kết giữa các cơ quan, doanh nghiệp và tổ chức khoa học. Đồng thời, tiêu chí lựa chọn các nhiệm vụ trọng điểm trong lĩnh vực này chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Theo các chuyên gia, để phát triển hydro xanh một cách bền vững, Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức KH&CN, đồng thời xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ đồng bộ nhằm thúc đẩy lĩnh vực này trong tương lai.

Cơ chế chính sách dẫn dắt và chiến lược đầu tư bài bản

Theo các chuyên gia, việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ hydro xanh cần kết hợp chặt chẽ giữa nguồn lực trong nước và hợp tác quốc tế. Quá trình này không chỉ đòi hỏi sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tiễn mà còn phải đảm bảo tính bền vững trong dài hạn.

Chuyển dịch năng lượng đang được thúc đẩy bởi hai yếu tố chính là chính sách và công nghệ, trong đó chính sách giữ vai trò then chốt. Trên cơ sở các nghiên cứu toàn diện, Việt Nam cần ưu tiên phát triển một số lĩnh vực trọng điểm nhằm cụ thể hóa mục tiêu tổng thể về hydro xanh. Theo đánh giá, các lĩnh vực cần tập trung trong giai đoạn ngắn và trung hạn gồm: Phát triển dự án hydro xanh từ quy mô thí điểm đến quy mô công nghiệp, mở rộng các loại hình năng lượng tái tạo với quy mô lớn nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, cũng như đẩy mạnh ứng dụng hydro xanh trong ngành điện, hóa chất và giao thông vận tải.

Việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến hydro xanh cũng cần cải thiện ở nhiều khía cạnh. Trước hết, các cơ quan quản lý cần đánh giá mức độ trưởng thành của công nghệ và chỉ số sẵn sàng thương mại để lựa chọn các dự án phù hợp, tránh đầu tư vào công nghệ chưa được kiểm chứng trên phạm vi quốc tế. Đồng thời, cần tăng cường sự phối hợp giữa các cấp quản lý để tránh trùng lặp nội dung nghiên cứu, cũng như gắn kết kết quả khoa học với hoạt động tiêu chuẩn hóa, sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo.

Nhiều ý kiến cho rằng, các nghiên cứu về hydro xanh phải bám sát định hướng của Quy hoạch Điện VIII và Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Quan trọng hơn, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà khoa học trong các cơ sở nghiên cứu với chuyên gia tại doanh nghiệp để đảm bảo tính ứng dụng thực tiễn, đưa hydro xanh trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong chiến lược chuyển dịch năng lượng của Việt Nam.

Link gốc


Theo congthuong.vn

Share

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Lãnh đạo EVN yêu cầu tăng tốc thi công dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Ngày 27/4/2025, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra thực tế thi công các gói thầu số 3, 5, 6, 7 thuộc dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Qua kiểm tra, lãnh đạo EVN ghi nhận những nỗ lực của các lực lượng tham gia dự án, đồng thời yêu cầu các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị, đẩy nhanh thi công để đảm bảo các mốc tiến độ đề ra.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Điện vươn khơi thắp sáng biển đảo Tổ quốc

50 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ánh điện đã chiếu sáng từ thành thị tới nông thôn, từ đất liền ra hải đảo. Đối với 5 huyện đảo phía Nam Tổ quốc, hiện nay Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giao Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thực hiện trọng trách đảm bảo điện.


Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những ngày tiếp quản đầu tiên đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về những ngày đầu tiếp quản đầy sôi động ở Nhà máy Thủy điện Đa Nhim của ông Vũ Hiền - nguyên Thứ trưởng Bộ Điện lực (cũ), khi đó là trưởng ban quân quản Nhà máy. Nội dung lược trích từ cuốn sách “Sáng mãi niềm tin”, tác giả Vũ Hiền, Nhà xuất bản Lao Động, năm 2007 và đã được ban biên tập biên soạn lại.


Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mất điện diện rộng, tê liệt toàn quốc

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã trải qua một vụ mất điện đột ngột trên diện rộng, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Sân bay cũng phải đóng cửa, còn hành khách mắc kẹt trong tàu điện ngầm.


Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nỗ lực thi công an toàn trước diễn biến bất thường của thời tiết

Ngày 29/4, tại tỉnh Hòa Bình, Phó Tổng giám đốc EVN Phạm Hồng Phương đã kiểm tra tình hình thi công dự án Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng. Lãnh đạo Tập đoàn nhấn mạnh, Ban Quản lý dự án Điện 1 (EVNPMB1) và nhà thầu phải sát sao theo dõi tình hình thời tiết, thủy văn, có biện pháp tổ chức thi công an toàn trước diễn biến thời tiết bất thường.